Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Kiểm soát tăng huyết áp

Trong y văn của YHCT không có bệnh danh tăng huyết áp (THA), nhưng căn cứ vào những triệu chứng lâm sàng cho thấy bệnh này thuộc phạm vi chứng huyễn vựng trong YHCT.

Theo quan niệm của YHCT, nguyên nhân của chứng huyễn vững là do:
- Yếu tố tinh thần (rối loạn thất tình): do tinh thần căng thẳng kéo dài, hay lo nghĩ, tức giận khiến can khí uất kết, dẫn đến can thận âm hư, can dương vượng.
-  Yếu tố ăn uống không điều độ: ăn quá nhiều các chất béo, ngọt, uống rượu bia nhiều, hút thuốc lá... dẫn đến đàm thấp nội sinh mà phát bệnh.
-  Nội thương hư tổn: thường gặp ở những người do lao lực quá độ hay ở người cao tuổi, thận yếu, can không được nuôi dưỡng dẫn đến can phong nội động sinh ra chứng huyễn vựng.
Thầy thuốc YHCT xưa đã quy nạp chứng huyễn vựng thành 4 thể lâm sàng chính: can dương vượng, can thận âm hư, đàm thấp, tâm tỳ hư và tùy thuộc vào tính chất bệnh lý của mỗi thể bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau. 
Trong 4 thể lâm sàng này thì có 3 thể tương đồng với bệnh tăng huyết áp của YHHĐ, đó là:
Thể can dương vượng
-  Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh thường đau đầu, hoa mắt hay có cơn bốc hỏa, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, mạch huyền.
-  Pháp điều trị: Bình can tiềm dương.

Thể can thận âm hư
-  Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh thường chóng mặt, đau đầu, gò má đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng, hay ra mồ hôi trộm, lưỡi đỏ, khô, mạch huyền tế.
-  Pháp điều trị: Dưỡng thận tư âm.

Thể đàm thấp

-  Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh thường hoa mắt, chóng mặt, đầu thường có cảm giác nặng, người thường béo phì, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch nhu hoạt.

-  Pháp điều trị: Trừ đàm, hóa thấp.

-  Bài thuốc cổ phương: Bán hạ bạch truật thiên ma thang.

Người xưa, trong điều kiện chưa có YHHĐ, để điều trị chứng huyễn vựng người ta thường sử dụng thuốc YHCT tùy theo từng thể lâm sàng. Ngoài ra người ta còn có thể sử dụng châm cứu để điều trị các triệu chứng của chứng huyễn vựng như: đau đầu, cơn bốc hỏa, mất ngủ… 

Ngày nay, kết hợp YHCT với YHHĐ thì vai trò của YHCT trong kiểm soát THA nên như thế nào để vừa đảm bảo phát huy được vai trò của dược thảo, cùng với kinh nghiệm và lý luận trị bệnh độc đáo của YHCT vừa đảm bảo an toàn cho người bệnh trong quá trình kiểm soát huyết áp, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra?

Trước hết trong điều trị THA của YHHĐ bước đầu ngay ở bệnh nhân THA độ I, không có biến chứng bệnh tim mạch và tổn thương cơ quan đích đã đề cập tới sự điều chỉnh lối sống ở ngay 4 - 6 tháng đầu và vấn đề này vẫn tiếp tục với việc dùng thuốc ở bệnh nhân THA nặng.

Thay đổi lối sống làm giảm huyết áp: giảm cân nặng; hạn chế muối ăn; tăng cường vận động thân thể; tăng cường ăn rau và hoa quả; giảm chất béo toàn phần và loại bão hòa.

Các biện pháp làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch: ngừng hút thuốc; thay chất béo bão hòa bằng chất béo đơn không bão hòa; tăng ăn cá.

Theo PGS.TS Nguyễn Nhược Kim - Sức khỏe và Đời sống




NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ


Gọi cho chúng tôi 0902233317

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Hen suyễn


Hen suyễn thể phong nhiệt

Ở thể phong nhiệt, người bệnh bị ho, khó thở, có tiếng khò khè, ngực đầy tức, đờm vàng dính đặc khó khạc, miệng đắng, khát nước, người nóng, ra mồ hôi, chất lưỡi màu đỏ, rêu lưỡi vàng dày.

Hen suyễn thể phong hàn
Ở thể phong hàn, người bệnh thấy khó thở, tức ngực, ho có đờm màu trắng, cơn phát lúc trời trở lạnh, về đêm. Đau đầu, sợ lạnh, người mát, không ra mồ hôi, không khát nước, nước tiểu trong, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt.

Hen suyễn thể phong đàm
Ở thể phong đàm, người bệnh thấy tức ngực, khó thở, ho ra nhiều đàm nhớt, khò khè liên tục, miệng nhạt, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi dày, nhờn. 


Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Sỏi thận tiết niệu



Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.

Sỏi tiết niệu




Bàng quang thấp nhiệt: Nguyên nhân do ăn nhiều thức ăn cay, nóng, béo, ngọt, hoặc nghiện rượu lâu ngày gây thấp nhiệt, thấp nhiệt lâu ngày làm cho cặn trong nước tiểu tụ thành sỏi. Người bệnh có biểu hiện tiểu tiện ra máu, kèm theo đau quặn bụng, tiểu tiện nhiều lần, đái buốt, miệng đắng họng khô, bụng dưới tức trướng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt, mạch huyền hoạt.


Thể khí trệ huyết ứ: Người bệnh có biểu hiện đau thắt lưng, bụng dữ dội, đau lan xuống vùng hạ vị, đến vùng bẹn và cơ quan sinh dục; tiểu buốt, dắt, nước tiểu vàng, đôi khi tiểu máu, chất lưỡi đỏ thẫm, có điểm ứ huyết; mạch huyền hoặc huyền sác.


Thể thận khí bất túc: Nguyên nhân do sỏi lâu ngày không khỏi, thấp nhiệt gây hao thương chính khí, hoặc tuổi già, bệnh lâu ngày cơ thể bị hư nhược, hoặc tiên thiên bất túc, lao lực quá độ, dẫn tới thận khí hư suy, không khí hóa được bàng quang gây ra.


Người bệnh có biểu hiện tiểu ít, tiểu dắt, nhiều lần, không thông, bụng dưới trướng đầy, lưng gối mềm yếu, lưng lúc đau, lúc không; chất lưỡi đạm, rêu trắng mỏng, mạch tế vô lực. Pháp điều trị: bổ thận ích khí, thông lâm bài thạch.

Thể thận âm hư suy: Nguyên nhân do sỏi lâu ngày không khỏi, thấp nhiệt gây hao thương chính khí, hoặc tuổi già, bệnh lâu ngày cơ thể bị hư nhược, hoặc tiên thiên bất túc, lao lực quá độ, dẫn tới thận âm suy hư, âm hư hỏa vượng, hư hỏa bức huyết vong hành gây nên tiểu tiện ra máu. 
Người bệnh có tiểu tiện ra máu, bụng dưới trướng đầy, lưng gối mềm yếu, đầu váng tai ù, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, rêu ít, mạch tế sác. Pháp điều trị: Tư âm giáng hỏa, thông lâm bài thạch.