Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Hen suyễn


Hen suyễn thể phong nhiệt

Ở thể phong nhiệt, người bệnh bị ho, khó thở, có tiếng khò khè, ngực đầy tức, đờm vàng dính đặc khó khạc, miệng đắng, khát nước, người nóng, ra mồ hôi, chất lưỡi màu đỏ, rêu lưỡi vàng dày.

Hen suyễn thể phong hàn
Ở thể phong hàn, người bệnh thấy khó thở, tức ngực, ho có đờm màu trắng, cơn phát lúc trời trở lạnh, về đêm. Đau đầu, sợ lạnh, người mát, không ra mồ hôi, không khát nước, nước tiểu trong, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt.

Hen suyễn thể phong đàm
Ở thể phong đàm, người bệnh thấy tức ngực, khó thở, ho ra nhiều đàm nhớt, khò khè liên tục, miệng nhạt, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi dày, nhờn. 


Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Sỏi thận tiết niệu



Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.

Sỏi tiết niệu




Bàng quang thấp nhiệt: Nguyên nhân do ăn nhiều thức ăn cay, nóng, béo, ngọt, hoặc nghiện rượu lâu ngày gây thấp nhiệt, thấp nhiệt lâu ngày làm cho cặn trong nước tiểu tụ thành sỏi. Người bệnh có biểu hiện tiểu tiện ra máu, kèm theo đau quặn bụng, tiểu tiện nhiều lần, đái buốt, miệng đắng họng khô, bụng dưới tức trướng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt, mạch huyền hoạt.


Thể khí trệ huyết ứ: Người bệnh có biểu hiện đau thắt lưng, bụng dữ dội, đau lan xuống vùng hạ vị, đến vùng bẹn và cơ quan sinh dục; tiểu buốt, dắt, nước tiểu vàng, đôi khi tiểu máu, chất lưỡi đỏ thẫm, có điểm ứ huyết; mạch huyền hoặc huyền sác.


Thể thận khí bất túc: Nguyên nhân do sỏi lâu ngày không khỏi, thấp nhiệt gây hao thương chính khí, hoặc tuổi già, bệnh lâu ngày cơ thể bị hư nhược, hoặc tiên thiên bất túc, lao lực quá độ, dẫn tới thận khí hư suy, không khí hóa được bàng quang gây ra.


Người bệnh có biểu hiện tiểu ít, tiểu dắt, nhiều lần, không thông, bụng dưới trướng đầy, lưng gối mềm yếu, lưng lúc đau, lúc không; chất lưỡi đạm, rêu trắng mỏng, mạch tế vô lực. Pháp điều trị: bổ thận ích khí, thông lâm bài thạch.

Thể thận âm hư suy: Nguyên nhân do sỏi lâu ngày không khỏi, thấp nhiệt gây hao thương chính khí, hoặc tuổi già, bệnh lâu ngày cơ thể bị hư nhược, hoặc tiên thiên bất túc, lao lực quá độ, dẫn tới thận âm suy hư, âm hư hỏa vượng, hư hỏa bức huyết vong hành gây nên tiểu tiện ra máu. 
Người bệnh có tiểu tiện ra máu, bụng dưới trướng đầy, lưng gối mềm yếu, đầu váng tai ù, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, rêu ít, mạch tế sác. Pháp điều trị: Tư âm giáng hỏa, thông lâm bài thạch.

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Bài thuốc bổ thận sinh tinh

Theo y học cổ truyền, Thận là một trong những tạng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trạng thái con người như thế nào phần lớn đều do thận quyết định. Thận có ý nghĩa nhiều về sự phát dục, trưởng thành, thọ yểu của con người.
Thận tàng tinh
Ngoài chức năng chủ về thủy dịch tức là phụ trách về việc điều hòa duy trì sự thay cũ đổi mới của phần nước trong cơ thể, chủ về hỏa với vai trò của mệnh môn hỏa hay còn gọi là thận dương (mệnh môn tướng hỏa là một điểm vô hình dưới đốt sống thứ 14), chủ về xương và tóc, thận còn có một chức năng hết sức quan trọng là tàng chứa tinh.
Tinh ở đây được hiểu theo nghĩa là vật chất cơ bản của hoạt động sống, bao gồm hai loại: tinh sinh dục để duy trì nòi giống hay còn gọi là tinh tiên thiên và tinh được tạo nên từ đồ ăn thức uống hay còn gọi là tinh hậu thiên. Hai thứ tinh này có quan hệ mật thiết với nhau và gọi chung là thận tinh. Tác dụng của thận tinh được gọi là thận khí.
Y học cổ truyền đánh giá rất cao vai trò của thận khí, coi đây là nhân tố quyết định sự sinh trưởng phát dục cho đến sự sinh nòi đẻ giống sau này của cơ thể. Thận khí thịnh và đầy đủ thì răng bền, tóc tốt, gân xương cứng vững chắc, kinh nguyệt đầy đủ, tinh khí dồi dào...
Thận khí suy kiệt thì răng rụng, tóc khô, thân thể hao mòn, kinh nguyệt không còn, tinh khí cạn kiệt...
Bởi thế, Hải Thượng Lãn Ông trong cuốn “Châu ngọc cách ngôn” đã viết: “Thận là cội nguồn của tạng phủ, là gốc rễ của 12 kinh mạch, là cơ sở của sinh mệnh, là bể chứa tinh huyết”. Chức năng này của tạng thận đã được chứng minh là bao hàm cả vai trò của các tuyến nội tiết trong sinh lý học hiện đại, trong đó có tuyến sinh dục.
Bởi vậy, khi tạng Thận hư suy, ngoài các chứng trạng của bệnh lý toàn thân còn có những biểu hiện như suy giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương (bất lực, liệt dương, yếu sinh lý), rối loạn xuất tinh (xuất tinh sớm, không xuất tinh, di mộng tinh), vô sinh, rối loạn kinh nguyệt... Theo Đông y, khi đàn ông mất khả năng hoặc khả năng sinh tinh yếu, thiếu là do tạng Thận hư yếu, bởi thận tàng tinh và sinh tinh. Do vậy, bài thuốc phải giúp bổ thận, tráng dương, sinh tinh. Danh y Hải Thượng Lãn Ông có nói: “Người thầy thuốc giỏi chữa bệnh không có con, về phía con trai thì nói là ở chủ tinh, về phía gái nói chủ ở huyết. Bàn luận lập phương thuốc: phía trai thì lấy bổ thận làm cốt, phía gái điều kinh làm đầu, lại tham khảo thêm những thuyết bổ khí, hành khí, xét lại thật thấu suốt có thể thụ thai được”.
Bài thuốc có các vị bổ thận nên bào chế viên hoàn mềm (tễ) để có tác dụng tốt.
Bài thuốc có các vị bổ thận nên bào chế viên hoàn mềm (tễ) để có tác dụng tốt.
Bài thuốc bổ thận, sinh tinh
Cụ thể bài Thất vị bổ tinh: thục địa 320g, hoài sơn 240g, sơn thù 200g, đơn bì 120g, trạch tả 120g, bạch linh 160g nhục quế 40g. Tại sao lại bỏ vị phụ tử trong bài Bát vị hoàn? Đây là tính toán của người bào chế, vì phụ tử có tính nóng, hơi độc không thích hợp với người bị cao huyết áp, người trẻ tuổi. Tuy nhiên, bài thuốc vẫn giữ lại vị nhục quế, thay vì bỏ đi như trong bài Lục vị hoàn. Bởi vì, nhục quế có vị cay ngọt, tính nhiệt; quy vào các kinh Thận, Tỳ, Tâm, Can. Nhục quế có tác dụng bổ mệnh môn hỏa, tán hàn, ôn Tỳ, chỉ thống, làm ấm khí huyết.
Tuy nhiên để tăng tác dụng của bài thuốc, tôi gia các vị: nhục thung dung, thục địa, câu kỷ tử, đỗ trọng, lộc giác giao, liên nhục…
Trong đó: thục địa, nhục thung dung, kỷ tử: bổ thận sinh tinh; lộc nhung, lộc giác giao: bổ mạnh tinh huyết; liên nhục: bổ tâm, an thần, ích Tỳ, sáp trường, cố tinh...
Một vài vị thuốc đáng lưu ý nhất: nhục thung dung và thục địa. Đây là 2 vị hầu như không thể thiếu trong thuốc chữa vô sinh nam. Nhục thung dung là vị thuốc đã được sử dụng trong Đông y từ 2.000 năm trước và đã được đưa vào trong sách Thần Nông bản thảo, bộ sách thuốc cổ nhất của Đông y học. Vị thuốc còn có những tên khác, như: địa tinh (nghĩa là tinh chất của đất), kim duẩn (cây măng vàng), đại vân, hắc tư lệnh (vì có tác dụng bổ thận mạnh).
Theo Đông y, nhục thung dung có vị ngọt, mặn, tính ấm; vào 2 kinh thận, đại tràng; có tác dụng bổ thận, ích tinh, nhuận táo, hoạt tràng. Chủ trị: nam giới liệt dương (dương nuy); nữ giới không có thai, đới hạ (nhiều khí hư), băng lậu, lưng gối lạnh đau, cơ bắp không có sức, huyết khô tiện bí (táo bón do huyết khô).
Các kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, hàm lượng hoạt chất sinh học trong nhục thung dung rất phong phú, có tác dụng như một loại hoóc-mônsinh dục, có khả năng kích thích và điều tiết hoạt động của tuyến thượng thận.
Trong khi đó, thục địa bổ thận, điều tinh, sinh huyết, là “thuốc thánh”, để bổ âm là đầu vị.
Bài thuốc trên được làm viên hoàn mềm (tễ) mới có tác dụng.
Bài thuốc “Thất vị bổ tinh” giúp bổ thận, bồi dưỡng ngũ tạng, sinh tinh, làm cho tinh khí mạnh mẽ, rất dễ thụ thai. Quan niệm Đông y: “Tinh sinh khí, khí sinh thần”, người uống bài thuốc này thường xuyên thì tinh huyết dồi dào, da mặt hồng hào, sức khỏe dẻo dai, cơ xương rắn chắc.
BS. Nguyễn Phú Lâm
(Chủ tịch Hội Đông y huyện Mang Thít, Vĩnh Long)

Chữa chứng đái dầm ở trẻ em

(SKDS) - Đái dầm là tình trạng trẻ em từ 3 tuổi trở lên khi đi ngủ tự đái mà không biết. Thống kê cho thấy tỷ lệ đái dầm chiếm khoảng 3% trẻ em. Tuy nhiên bệnh cũng có thể gặp ở người lớn. Đái dầm tuy không nguy hiểm, nhưng gây phiền toái trong cuộc sống và làm mất tự tin (nhất là ở người lớn).
Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây chứng đái dầm do thận khí hư hàn không khế ước được bàng quang; do cơ thể suy nhược, tỳ, phế khí hư hoặc do can kinh uất nhiệt, thói quen xấu của trẻ em.
Do thận chủ sinh dục tiết niệu, chủ nhị tiện, chủ tiền âm và hậu âm, thận hư không thể thu nhiếp, cố sáp nước tiểu được gây nên đái dầm.
Cần chú ý phân biệt tình trạng đái dầm dề, không tự chủ trong các bệnh lý thần kinh: tai biến mạch máu não, tổn thương tuỷ sống, u não… gây rối loạn cõ vòng gây nên với chứng đái dầm.
Đái dầm theo y học cổ truyền có những thể bệnh và chứng trạng khác nhau  tương ứng với mỗi thể bệnh như sau:

Thể thận dương hư
Chứng trạng:
Tiểu tiện trong, nhiều, nhỏ giọt không dứt, sắc mặt trắng bệch, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối mỏi yếu, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch trầm tế vô lực.
Pháp điều trị: Ôn bổ thận dương
Thể phế tỳ khí hư
Chứng trạng:
Luôn muốn đi tiểu, sắc mặt tối xám, hụt hơi mất sức, kém ăn, bụng dưới chướng, phân nát, chất lưỡi nhạt, rêu mỏng, mạch tế vô lực.
Pháp điều trị: Bổ tỳ ích khí
Thể can kinh uất nhiệt
Chứng trạng:
Tiểu tiện nhiều lần, nhỏ giọt, sắc vàng đỏ, bứt rứt dễ cáu, lòng bàn tay chân nóng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt mỏng, mạch huyền.
Pháp điều trị: Tả can thanh nhiệt

Chữa chứng đái dầm ở trẻ em
Đào nhân
Thể hạ tiêu ứ trệ
Chứng trạng:
Tiểu tiện nhỏ giọt không thông, bụng dưới chướng đầy ngâm ngẩm đau, có thể sờ thấy cục báng, chất lưỡi tím tối hoặc có ban ứ, rêu lưỡi mỏng, mạch sáp.
Pháp điều trị: Hoạt huyết hoá ứ

Phòng bệnh:
- Buổi tối không nên uống nhiều nước, cơm tối ăn nhiều thức ăn khô, ít uống canh.
- Nếu thuộc trường hợp đái dầm ở trẻ em, chú ý buổi tối tránh hưng phấn quá độ, ban đêm định giờ gọi trẻ dậy đi tiểu, để hình thành được phản xạ đi tiểu theo thời gian nhất định.
Lương y Vũ Quốc Trung

Bài thuốc chữa chứng tân dịch hư tổn ở người cao tuổi

Chứng tân dịch hư tổn ở người cao tuổi do tuổi cao công năng của tạng phủ bị suy thoái làm cho sự sinh trưởng, phân bố, bài tiết của tân dịch không bình thường như: Khi tạng phế tân dịch kém thì phế mất chức năng tuyên giáng thường sinh các chứng: ho khan, suyễn thở, da khô, nước tiểu ít có màu đỏ.
Trường hợp tân dịch của tỳ bị hao tổn thì tỳ mất chức năng kiện vận sinh chứng bụng hay trướng đầy mà đau, chân tay rã rời có khi bị tê liệt. Đại tiện táo, lưỡi khô, khát nước. Nếu do thận khí không đủ để sưởi ấm phế và tỳ, làm tân dịch bốc hơi, dẫn đến sự khí hóa trong cơ thể không bình thường mà sinh ra chứng hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, lưng gối mềm yếu. Do tân dịch của người cao tuổi bị hư tổn, việc khai thông của tam tiêu bị yếu kém, làm cho sự lưu thông của khí huyết bị bế tắc, sự bài tiết không thuận lợi mà sinh ra chứng tự ra mồ hôi, miệng khô, tiểu tiện lượng ít mà đỏ. Còn một nguyên nhân nữa là người cao tuổi là khi tân dịch bị hao tổn thì sinh ra chứng huyết hư làm tim hồi hộp, hoa mắt, tai ù. Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc điều trị tùy thể để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần.
Bài thuốc chữa chứng tân dịch hư tổn ở người cao tuổi
Vị thuốc hậu phác kiện tỳ vị.
Tân dịch hư tổn làm dương minh nhiệt kết
Triệu chứng: Sốt từng cơn, hai mắt kém con ngươi khó chịu, bụng trướng đầy, ra nhiều mồ hôi, đại tiện phân rắn, mạch trầm thực.
Bài thuốc: Đại thừa khí thang: Đại hoàng 12g, chỉ thực 8g, mang tiêu 8g, hậu phác 8g.
Cách dùng: Sắc uống. Chú ý: Uống một thang mà bệnh hết thì không uống thang thứ hai.
Tân dịch hư tổn làm nguyên khí tổn thương
Triệu chứng: Bệnh nhân phiền khát, buồn nôn. Phép trị: Ích tâm khí, thanh huyết nhiệt
Bài thuốc: Trúc diệp thạch cao thang. Trúc diệp 12g, thạch cao 16g, nhân sâm 8g, cánh mễ (lúa để lâu năm) 12g, bán hạ (chế) 12g, mạch môn 8g, cam thảo 4g.
Cách dùng: Ngày uống 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.
Tân dịch hư tổn ôn tà phạm phế
Triệu chứng: Sốt cao, mũi khô, họng ráo, ho khan, khát nước. Phép trị: Nhuận phế chỉ ho tiêu khát.
Bài thuốc: Tang hạnh thang gia giảm: Tang diệp 12g, hạnh nhân 8g, xuyên bối mấu 6g, lê bì 8g, hạnh nhân 8g, đạm đậu xị 8g, chi tử 6g.
Cách dùng: Sắc uống. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần trước khi ăn.
Do mắc chứng táo tà nặng làm tân dịch của phế hư tổn
Triệu chứng: Sốt cao, ho khan không có đờm, suyễn thở miệng mũi khô ráo, khát nước.
Bài thuốc: Thanh táo cứu phế thang: Thanh cao 12g, tang diệp 12g, nhân sâm 6g, hạnh nhân 6g, cam thảo 4g, hỏa ma nhân (hạt đay)12g, a giao 8g, mạch môn 8g, tỳ bà diệp 1 lá. Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trước khi ăn.
Do táo nhiệt lưu luyến ở phế làm tân dịch của phế hư tổn mà sinh bệnh
Triệu chứng: Sốt cao, miệng khát, họng khô, ho khan không có đờm, chất lưỡi đỏ ít rêu.
Bài thuốc: Sa sâm mạch đông thang.  Sâm 12g, mạch môn 12g, ngọc trúc 8g, cam thảo 4g, thiên hoa phấn 8g, bạch biển đậu 8g, tang diệp 6g.
Cách dùng: Sắc uống  ngày 1 thang chia 3 lần trong ngày uống trước khi ăn.
Tỳ vị nhiệt làm tổn hư tân dịch
Triệu chứng: Sốt cao nhưng không rét, ra mồ hôi, mặt và mắt đỏ, nước tiểu vàng đỏ, đại tiện bí kết, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi khô, mạch hồng sác
Bài thuốc: Điều vị thừa khí thang. Đại hoàng 16g, cam thảo 8g, mang tiêu 20g.
Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc một lần lấy 150ml. Uống lần thứ nhất đại tiện được thì không uống lần thứ hai, nếu chưa đại tiện được thì uống lần thứ hai, hoặc lần thứ 3 cho đến khi đại tiện được thì không được uống nữa.
Tân dịch hư tổn sinh chứng huyết nhiệt
Triệu chứng: Sốt cao, hôn mê nói sảng, miệng mũi xuất huyết, họng khô, tai điếc, phát ban, lưỡi khô chất lưỡi đỏ.
Bài thuốc: Thanh doanh thang gia đan bì bạch thược: Sinh địa 12g, huyền sâm 12g, hoàng liên 6g, liên kiều 8g, trúc diệp tâm (đọt tre non) 6g, mạch môn 12g, đan sâm 12g, kim ngân hoa 12g, đan bì 8g, bạch thược 12g.
Cách dùng: Sắc uống. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

BS. Nguyễn Xuân Hướng

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Tìm hiểu về tạng can

Đông y có thuyết tạng phủ, gọi tắt là tạng tượng. Tạng là chỉ các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Tượng là các hiện tượng do các tạng hoạt động biểu hiện ra bên ngoài lúc bình thường cũng như khi bị bệnh mà thầy thuốc có thể biết được.
6 tạng: tâm, can, tỳ, phế, thận, tâm bào.Các cơ quan nội tạng của cơ thể được chia ra 6 tạng, 6 phủ và phủ kỳ hằng.
6 phủ: tiểu tràng, đại tràng, vị, đại trường, bàng quang, tam tiêu.
Phủ kỳ hằng là các cơ quan còn lại như: não, tủy, tử cung...
Trong phạm vi bài này xin phép trình bày về tạng can.
Chức năng của tạng can
Can chủ sơ tiết: Phân bố dương khí toàn thân, sách Tố vấn ghi: "Can giữ chức tướng quân". Nếu can khí thiếu làm người ta yếu đuối dễ sợ. Nếu can khí sơ tiết quá độ, can dương thịnh dễ sinh choáng váng, đau đầu, mắt đỏ, chảy máu mũi. Can khí bị dồn nén uất ức dễ sinh ngực đầy tức, đau mạng sườn.
Can tàng huyết: Tàng là giữ, chứa và điều hòa lượng huyết trong cơ thể. Khi hoạt động lượng huyết cung cấp cho cơ quan nhiều. Khi nghỉ lượng huyết cho các cơ quan ít. Khi ngủ thì huyết về can.
Can chủ cân: Cơ khớp co duỗi vận động được điều hòa là nhờ can dinh dưỡng cân tốt.
Khi bị trúng phong, tổn thương can, cơ thể có thể liệt từng phần như liệt mặt hoặc liệt nửa người. Can vinh nhuận ra móng tay móng chân, xem móng để biết can khỏe hay yếu "móng là phần dư của can". Can liên quan với tâm theo quan hệ tương sinh là hỗ trợ giúp đỡ nhau hoạt động. Can liên quan với tỳ theo quan hệ tương khắc, nghĩa là can ức chế kìm hãm tỳ không cho tỳ hoạt động quá mức.
Tạng thận quan hệ với can theo quan hệ tương sinh, tạng phế quan hệ với can theo quan hệ tương khắc.
Như vậy bệnh ở tạng can có thể do bị dồn nén uất ức cũng có thể do quá trình tương sinh không đủ. Thận yếu sinh can yếu.
Cũng có thể do khắc phạt quá mức: phế khắc can. Can quan hệ với đởm là quan hệ âm dương, quan hệ tạng phủ. Đởm và can cùng ở hành mộc trong ngũ hành.
Phòng bệnh cho tạng can chính là có chế độ sinh hoạt điều hòa, tránh căng thẳng, bực tức, uất ức. Người bị trù úm, dồn nén, oan ức nhiều, hoặc cuộc sống quá căng thẳng thường làm can suy yếu.
Thuốc để chữa bệnh can có nhiều, tùy thể bệnh mà thầy thuốc sẽ chọn để phối hợp với nhau.
Thí dụ: Các vị thuốc nhuận can như rau má, nhân trần, dành dành...; Thuốc điều hòa chức năng can như: sài hồ, hoàng cầm, bạch thược, thiên ma, câu đằng; Thuốc hỗ trợ can như sơn thù, ngũ vị...

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Bệnh huyết tinh

Huyết tinh là hiện tượng tinh dịch có nhiều hồng cầu, thậm chí mang màu đỏ hoặc hồng và trong tinh dịch có thể có huyết dịch.

Nguyên nhân có thể do sinh hoạt tình dục quá độ, làm cho dương vật bị cọ xát mạnh gây thương tổn đến mao mạch của đường sinh dục, xuất hiện hiện tượng huyết tinh; do hậu quả của những chứng bệnh như: viêm tinh nang, viêm tuyến tiền liệt bị lao hoặc đóng sỏi, tạo u... gây ra hiện tượng huyết tinh.

Theo Đông y, bệnh huyết tinh có 2 loại hư chứng và thực chứng. Thực chứng thường do hạ tiêu thấp nhiệt hay do những tác động của vết thương nơi hạ bộ gây ra

Thể âm hư hỏa vượng: tinh dịch màu hồng tươi, bộ phận dương vật có cảm giác nhẽo chảy hoặc đau đớn. Người bệnh gầy gò, đau lưng, nhũn gối, cảm giác mệt mỏi, tinh thần rệu rã, miệng khô khan, lưỡi ít tưa, màu đỏ, mạch chậm và yếu. 

Thể hạ tiêu thấp nhiệt: tinh dịch có màu đỏ hoặc thẫm, đau eo lưng, ngứa hoặc đau dương vật, hạ bộ đau âm ỉ, nước tiểu đỏ, đái dắt, lưỡi vàng, mạch nhanh, không rõ nhịp.

Thể tụ huyết nội trở: tinh dịch có màu hồng hoặc có huyết đông, bụng dưới đau nhói, bên lưỡi có các điểm tụ máu màu tím thẫm, mạch tắc không rõ ràng

Theo Lương y Vũ Quốc Trung