Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015
100 lời khuyên lúc lâm chung của vị Thầy thuốc Trung y 112 tuổi (Tiếp theo) - Phần 2.
100 lời khuyên lúc lâm chung của vị Thầy thuốc Trung y 112 tuổi (phần 1)
Biên tập: Tuệ Minh
Nguồn: NTDTV1. Hãy nhớ kỹ: Ngủ là yếu tố quan trọng nhất của dưỡng sinh. Thời gian ngủ nên từ 21h đến 3h sáng. Vì thời gian này là mùa đông trong ngày, mùa đông chủ yếu là ẩn náu, mùa đông mà không ẩn náu thì mùa xuân, hạ sẽ không thể sinh trưởng, sang ngày hôm sau sẽ không có tinh thần.
2. Hết thảy các vị thuốc dùng để trị bệnh cho dù là Trung y hay là Tây y đều chỉ là trị phần ngọn, không trị tận gốc. Tại vì hết thảy bệnh tật đều bắt nguồn từ những nguyên nhân sai lầm mà sản sinh ra hậu quả sai lầm. Nguyên nhân sai lầm mà không trừ dứt, thì hậu quả sẽ không thể bỏ tận gốc. Nguồn gốc căn bản của sức khỏe là tại tâm. Hết thảy pháp từ tâm sinh ra. Tâm tịnh thân sẽ tịnh. Vì thế khi bị bệnh rồi, không được hướng ngoại cầu, phải dựa vào hệ thống phục hồi của bản thân để chữa trị bệnh của chính mình. Kỳ thực con người và động vật là giống nhau, bệnh của động vật đều là tự dựa vào bản thân mà tự hồi phục, và con người cũng có khả năng đó.
3. Quan niệm đúng đắn có tác dụng giúp người bệnh tiêu trừ bệnh tật tốt hơn nhiều so với sử dụng biệt dược đắt đỏ và phẫu thuật. Có được quan niệm đúng đắn, bạn sẽ có quyết định đúng đắn, bạn sẽ có hành vi đúng đắn, và bạn sẽ có thể phòng ngừa rất nhiều bệnh tật phát sinh.
4. Con người vốn hội tụ hết thảy trí huệ, tuyệt đối không phải là học từ trong sách vở, mà là từ tâm chân thành, tâm thanh tịnh của bản thân, từ trong [thiền] định mà sinh ra.
5. Trong giới sinh vật con người là linh thể có cấu tạo hoàn mỹ nhất, khi con người được sinh ra là đã có một cơ thể khỏe mạnh; sự điều chỉnh trạng thái khỏe mạnh của con người là dựa vào chính hệ thống điều tiết phục hồi của bản thân để hoàn thành, chứ không phải dựa vào nhân tố bên ngoài, các nhân tố bên ngoài chỉ có tác dụng phụ trợ.
6. Đại đa số hiện tượng bệnh tật của con người là hiện tượng biểu hiện khi cơ thể đang điều tiết, thanh lọc những thứ không tốt trong thân thể, là trạng thái biểu hiện ra khi cơ thể tự động điều tiết trở lại trạng thái cân bằng, vì thế chúng ta nên coi đó là hiện tượng sinh lý bình thường, chứ không nên coi đó là căn bệnh để tiêu diệt. Vì vậy khi con người bị bệnh, nhất định không nên có tâm thái oán trách và giận giữ, tâm lý phải ổn định, tâm định thì khí sẽ thuận, khí thuận thì máu sẽ thông, khi thuận huyết thông thì trăm bệnh đều sẽ tiêu tán.
7. Sức khỏe của con người không thể xa rời hai nhân tố: 1) Khí huyết đầy đủ; 2) Kinh mạch thông suốt ( bao gồm huyết quản và đường thông bài tiết những thứ cặn bã).
8. Khí huyết đầy đủ dựa vào: sự đầy đủ về thức ăn + dịch mật + bắt buộc trong khoảng thời gian (sau khi trời tối đến 1h40 sáng) có thể ngủ ngon giấc (thời gian này đại não hoàn toàn không làm việc, đều do thần kinh thực vật làm chủ đạo) + có thói quen sinh hoạt lành mạnh.
9. Kinh mạch thông suốt cần: Tâm thanh tịnh. Hết thảy thất tình lục dục đều có thể phá hoại tâm thanh tịnh, từ đó phá hoại sự lưu thông bình thường của kinh mạch.
10. Duy trì một cơ thể khỏe mạnh khỏe mạnh không chỉ cần “tăng thu” (gia tăng khí huyết), mà còn cần “tiết chi” (giảm thiểu sự hao tổn khí huyết).
11. Ăn uống quá độ không những không thể gia tăng khí huyết, mà còn trở thành những thứ cặn bã mang gánh nặng cho cơ thể, hơn nữa còn bị tiêu hao khí huyết để thanh lọc chúng đi. Lục phủ ngũ tạng là một xưởng gia công khí huyết, thức ăn là nguyên vật liệu, năng lực gia công là hữu hạn, còn thức ăn là vô hạn, cho nên số lượng thức ăn nhất thiết phải được khống chế.
12. Vận động thích hợp có thể giúp cho khí huyết lưu thông, nhưng đồng thời cũng tiêu hao đi khí huyết. Sự tuần hoàn của cơ thể tại vi mô chủ yếu dựa vào trạng thái lỏng và tĩnh mà đạt được, đây cũng là điều không thể thiếu cho một cơ thể khỏe mạnh.
13. Chất cặn bã trong cơ thể càng nhiều sẽ cần càng nhiều khí huyết để thanh lọc chúng, nhưng khi chất cặn bã nhiều lên và làm tắc huyết mạch sẽ làm giảm thiểu khí huyết, cái đó sẽ dẫn đến sự tuần hoàn ác tính, cũng chính là cơ lý khiến con người già yếu đi. Vì vậy nếu con người muốn khỏe mạnh không già yếu thì phải: 1) Giảm thiểu chất cặn bã trong cơ thể; 2) Tăng cường sự thông suốt của các đường kinh mạch; 3) Tăng cường khí huyết trong cơ thể.
14. Tin tưởng vào thuốc, tin tưởng vào số liệu kiểm tra, không bằng tin tưởng vào cảm giác của bản thân, tin tưởng rằng chính mình có đầy đủ năng lực để điều tiết. Nhưng trước hết bạn cần phải là người đắc đạo (trí huệ đã khai mở), mới có thể phân biệt được hết thảy những điều này.
15. Sự khỏe mạnh, khởi đầu từ việc điều hòa tâm tính. Vì sức khỏe của bạn, bạn hãy tu Phật. Tu Phật đạt được sự vui vẻ đó là sự hưởng thụ tối cao của đời người.
16. Đối với người có bệnh cũ mà nói, chỉ khi có khí huyết đầy đủ (một là thông qua phương pháp bổ sung khí huyết như đã giới thiệu ở đây, hai là thông qua việc đi tản bộ để đánh thông khí cơ), bệnh tình mới có thể hiển hiện ra. Vì thế người luyện công sau khi công phu đã đạt đến một trình độ nhất định đều xuất hiện một vài hiện tượng “bệnh”. Đến lúc đó phải vững vàng kiên định, tâm thần phải tĩnh lại và luyện nhiều tĩnh công hơn để gia tăng khí huyết của bản thân, để mau chóng vượt qua giai đoạn này.
17. Con người làm trái với quy luật dưỡng sinh, mặc dù không nhất định sẽ bị bệnh ngay lập tức, nhưng một khi đã hình thành thói quen, liền gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Điều này giống với luật lệ giao thông, bạn vi phạm luật lệ giao thông, không nhất định sẽ xảy ra sự cố, nhưng tình trạng nguy hiểm là có thể thấy rất rõ ràng.
18. Tại sao con người nhất thiết phải duy trì trạng thái đói khát nhất định thì mới có lợi cho dưỡng sinh? Kỳ thực đây chính là sự vận dụng tuyệt diệu của chữ “Hư”. Đạo gia giảng, hư thì linh. Chính cái đó cùng với sự khiêm tốn khiến cho con người tiến bộ, giống như tự mãn khiến con người lạc hậu, vì thế con người nhất thiết phải thường xuyên duy trì trạng thái “hư linh”, mới có thể luôn luôn duy trì sự thanh tỉnh, duy trì sự khỏe mạnh.
19. Con người muốn khỏe mạnh, thì nhất thiết phải làm cho bên trong cơ thể có đầy đủ “khí” để “khí hóa” những thức ăn đi vào. Chỉ có như thế, thì bên trong thân thể bạn mới không tích tụ chất cặn bã, sẽ không có thức ăn thừa bị phóng thích và phân tán “hư hỏa” gây tổn hại các cơ quan nội tạng trong cơ thể bạn. Cái “hư hỏa” còn làm tổn hại “khí” của bạn. Vì thế, từ trên ý nghĩa đó có thể thấy, con người hiện đại bị bệnh, đại đa số là do ăn uống không điều độ mà thành.
20. “Nằm lâu hại khí”, “Ngồi lâu hại thịt”, “Nhàn hạ ắt khí ứ đọng”, lại dưỡng tĩnh quá độ, sẽ khiến công năng tiêu hóa của tì vị bị hạ thấp, chức năng của tạng phủ ì trệ, khí huyết lưu chuyển ứ tắc không thông thuận, lực đề kháng giảm, khả năng miễn dịch bị tổn hại, lượng đường, mỡ, axit uric, huyết áp tăng cao, dần dần lâu ngày, con người sẽ sinh bệnh, hơn nữa đa phần đều là thân thể yếu nhiều bệnh, ví dụ như cảm mạo thường xuyên, không muốn ăn, thần trí mỏi mệt, sốt ruột căng thẳng v.v…
(Còn tiếp)
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
|
Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015
Uống thuốc đông y như thế nào là đúng cách?
Trong Đông y, sắc thuốc đã là một công việc khá phức tạp và công phu, nhưng khi sắc xong rồi, uống như thế nào cho đúng cũng là một vấn đề rất quan trọng.
Siêu sắc thuốc: Tốt nhất vẫn là dùng siêu bằng đất. Siêu đất hiện nay được làm từ hỗn hợp đất sét, cao-lanh... Không nên dùng các loại siêu, nồi làm từ kim loại như sắt, đồng..., vì chất Tanin có trong hầu hết các dược liệu sẽ kết tủa khi gặp kim loại (tạo thành chất không tan).
Nước để sắc thuốc: Nước gì cũng được, miễn là phải sạch. Thường người ta dùng nước máy, nước giếng, nước mưa đã để lắng. Đối với các loại nước ngầm (nước giếng đóng hoặc giếng khoan), nhất thiết phải đạt các tiêu chuẩn vệ sinh tối thiểu.
Không cần thiết phải dùng đến nước cất hoặc nước tinh khiết vì vừa lãng phí mà hiệu quả vẫn không thay đổi.
Cách sắc thuốc: Tùy từng loại dược liệu mà có những cách sắc riêng biệt. Thông thường, nên ngâm dược liệu với nước sạch khoảng 30 phút trước khi sắc để làm mềm dược liệu, giúp hoạt chất trong dược liệu dễ hòa tan hơn.
Nên tham khảo ý kiến thầy thuốc về lượng nước để sắc, không nhất thiết lúc nào cũng "3 chén còn 1 phân", cũng không tùy tiện cho nước quá nhiều hoặc quá ít. Thường mặt nước nên ngập mặt dược liệu. Gặp những dược liệu có nhiều cành, nhánh nhỏ nên cố gắng xếp cho chúng nằm xuống dưới mặt nước.
Số lần sắc thuốc: Thường sắc từ 2 - 3 lần để chiết được hết hoạt chất. Các nước sắc được nên gộp chung lại rồi chia đều cho 2-3 lần uống trong ngày.
Uống thuốc lúc nóng hay lạnh?
Thường thì khi sắc thuốc xong, chắt nước thuốc ra bát, đợi một lát để thuốc nguội đến độ vừa phải, không nóng không lạnh rồi uống như vậy gọi là uống ấm. Cách uống này hay được sử dụng hơn cả vì rất hợp sinh lý.
Nhưng với những bệnh nhân bị chứng hàn như cảm mạo phong hàn, đau bụng đi ngoài do lạnh... muốn nâng cao tác dụng tán hàn của thuốc thì phải uống nóng.
Ngược lại, với những bệnh nhân bị chứng nhiệt như sốt sao, môi khô họng khát, miệng lưỡi lở loét, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ... thì phải đợi cho thuốc thật nguội mới uống nhằm mục đích tăng cường hiệu quả thanh nhiệt của dược liệu.
Các vị thuốc cần phải uống ấm thường có dược tính tương đối ôn hòa lấy công dụng tư bổ điều lý làm trọng, khi sắc hay dùng lửa nhỏ (văn hỏa). Các vị thuốc cần phải uống nóng thường có dược tính ôn nhiệt, khi sắc phải dùng lửa to (vũ hỏa), sắc nhanh. Các vị thuốc cần phải uống lạnh thường có dược tính hàn lương, khi sắc thời gian kéo dài hơn một chút.
Để hấp thu tốt và phát huy tác dụng cao nhất, các thuốc tư bổ nên uống vào sáng sớm khi chưa ăn sáng; các thuốc có công dụng kiện tỳ, tả hạ (tẩy xổ), khu trùng (trừ giun) nên uống khi bụng đói, trước khi ăn.
Các thuốc tiêu thực và có phản ứng kích thích dạ dày, ruột nên uống sau bữa ăn; các thuốc thăng đề (đưa lên trên) và ôn lương bổ khí nên uống vào khoảng thời gian từ sáng sớm đến trước giữa trưa; các thuốc tư âm dương huyết, thuốc thanh tả phục hỏa ở âm phận nên uống vào buổi tối; các thuốc trừ tà ở khí phận và dương phận nên uống vào sáng sớm...
Kiêng kỵ khi uống thuốc : Kiêng cữ về ăn uống khi dùng thuốc đông y là một điều rất cần thiết. Bởi lẽ, theo quan niệm của y học cổ truyền, thức ăn cũng là những vị thuốc, cho nên nếu ăn uống không hợp lý thì có thể làm ảnh hưởng đến hiệu lực của đơn thuốc và sức khỏe của người bệnh.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức, nhiều thầy thuốc bắt bệnh nhân kiêng quá nhiều thứ, kể cả những thức rất cần thiết cho cơ thể hoặc giả tạo nên thói quen cứ khi dùng thuốc Đông y là phải kiêng tôm, cua, ốc, thịt gà, rau muống... một cách cứng nhắc.
Tuy nhiên, thực tế việc kiêng cữ về ăn uống phải tùy thuộc vào 2 yếu tố: một là các món ăn kị với các vị thuốc đang dùng, ví dụ bạch linh kị giấm, miết giáp kị thịt gà...; hai là các thức ăn chống lại tác dụng của thuốc, ví dụ đang uống thuốc trị chứng hàn thì phải kiêng các thức ăn mát lạnh...
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015
Cơn đau quặn thận
Cơn đau quặn thận Đông y gọi là “Thận giảo thống”. Là hiện tượng sỏi nhỏ di chuyển xuống niệu quản làm cho co thắt thận và niệu quản mà sinh ra cơn đau.
Nguyên nhân do bàng quang và tiểu trường bị thấp nhiệt uất kết lâu ngày mà thành sỏi, khiến làm cho rối loạn chức năng khí hóa, tiểu không thông gây ra cơn đau bụng dữ dội, hướng đau xuyên ra sau lưng, xuyên xuống vùng sinh dục đùi.
Triệu chứng: Đột nhiên đau quặn bụng vùng sườn lưng dữ dội, đau như cắt, đau lan tỏa ra sau lưng và lan tỏa xuống mé trong đùi, đường tiểu đau, tức, muốn tiểu không đi được, mặt tái, vã mồ hôi, buồn nôn hoặc nôn mửa. Đau dữ dội có thể bị ngất xỉu. Tuy nhiên cũng còn tùy thuộc vào vị trí và tính chất của từng loại sỏi mà cơn đau xảy ra cũng biểu hiện khác nhau.
- Đau do sỏi tại bể thận: Ít đau nếu như vị trí sỏi nằm trong nhu mô thận. Khi sỏi lại nằm ở đài hay bể thận sẽ gây ứ nước tiểu tại bể thận, đài thận hoặc gây ra viêm nhiễm thứ phát hoặc gây đau âm ỉ tại một vùng ở bên hông, cũng có khi đau cả hai bên. Khiến cho nước tiểu bị sẫm màu hoặc đái ra máu.
- Sỏi nằm trên đường niệu quản: Đau từng cơn dữ dội mỗi khi sỏi di chuyển làm cho người bệnh có khi đứng ngồi không yên, mồ hôi vã ra. Tính chất đau cũng khá dữ dội, đau như xé, như dao đâm, lan xuống bàng quang và vùng bẹn, đùi, có thể kèm đái máu.
- Sỏi bàng quang thường thấy đau ở vùng bụng dưới kèm theo tiểu gắt, tiểu buốt, cũng có khi đang tiểu đột ngột bị tắc và làm đau buốt, nhưng khi thay đổi vị trí tư thế lại tiểu được.
- Sỏi niệu đạo thường gây ra bí tiểu, tiểu buốt ra đầu dương vật và đau như xé làm bệnh nhân phải kêu la.
Căn cứ vào nguyên nhân bệnh sinh mà biện chứng luận trị cần thanh lợi thấp nhiệt, tuyên khí, trấn thống.
BS. Hoàng Xuân Đại
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015
Chứng hay quên
Trong Đông y, chứng hay quên còn gọi là chứng kiến vọng. Có nhiều nguyên nhân, nhưng có hai nguyên nhân chủ yếu: do tâm và thận kém, tâm tàng thần, thận tàng chí.
Chứng hay quên còn do tuổi già tạng thận suy kém không sinh ra được tinh tủy để nuôi dưỡng não. Vì vậy tùy cơ địa và bệnh chứng mà dùng bài thuốc thích hợp.
Do tạng tâm và tạng thận kém, thủy hỏa không giao nhau, dẫn đến mắc chứng tâm thận bất giao, ngủ kém, hư phiền, váng đầu ù tai, lưng đau hai chân yếu mỏi.
Do tâm hư huyết trệ: thường hồi hộp, hay quên, mất ngủ, đầu choáng váng mà đau, môi lưỡi tím tái, ngực khó chịu.
Do tinh huyết của can thận hư tổn: tinh thần hốt hoảng, hay quên, nhức đầu, choáng váng, trì trệ, có khi suyễn thở, đại tiện khó.
Theo TTND.BS Nguyễn Xuân Hướng - Sức khỏe và Đời sống
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015
Bệnh do vị khí hư
Chứng vị khí hư Đông y thường gọi là chứng vị khí (dịch vị) bất túc. Công năng thu nạp và làm ngấu nhừ thức ăn đồ uống bị sút kém, dẫn đến vị mất đi sự hòa giáng. Bệnh sinh ra do ăn uống không điều độ, hoặc do mệt nhọc làm hư tổn, hoặc do tiêu chảy lâu ngày làm tổn thương vị khí mà sinh bệnh.
Biểu hiện: Người vị khí hư thường môi trắng nhợt, mạch hữu quan nhuyễn nhược, vùng thượng vị đau âm ỉ, khi ấn tay vào thì đỡ đau, không muốn ăn uống, khi ăn vào thì không tiêu hóa được, hoặc ăn vào thì nôn ra, hụt hơi, lười nói, tiếng nói nhỏ, sắc mặt vàng bủng, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch hư nhược.
Tùy cơ địa và bệnh chứng mà dùng bài thuốc thích hợp với từng thể:
Chứng vị quản thống (đau vùng thượng vị)
Biểu hiện: Vị quản đau âm ỉ, khi đói thì đau tăng, ăn vào thì giảm đau, ấn tay vào thì dễ chịu, lưỡi nhạt, mạch nhược.
Điều trị: Bổ ích vị khí.
Chứng tào tạp (cồn cào trong dạ dày)
Biểu hiện: Bệnh nhân thấy trong vị cồn cào không yên, khó mô tả, có cảm giác như đói mà không phải đói, giống như đau mà không phải đau, miệng nhạt, hay lợm lòng buồn nôn, có khi nôn mửa.
Điều trị: Kiện tỳ hòa vị.
Chứng ách nghịch (nấc): Do vị khí không đủ khí mất đi sự hòa giáng nghịch lên mà sinh ra nấc.
Điều trị: Bổ vị hòa trung trừ nấc.
Chứng ái khí (ợ hơ i).
Biểu hiện: Bệnh nhân ợ hơi liên tục nhưng không có mùi nồng của thức ăn, vùng dưới tâm vị đầy, thích xoa bóp liên tục.
Điều trị: Bổ hư giáng nghịch.
Chứng ẩu thổ (nôn mửa).
Biểu hiện: Bệnh nhân nôn mửa ra nước trong, hoặc sau khi ăn cũng nôn mửa, thường ăn uống kém, đại tiện phân lỏng.
Điều trị: Kiện bổ tỳ vị.
Chứng hư lao
Biểu hiện: Cơ thể gầy còm, sắc mặt vàng bủng, ăn kém, người mệt mỏi, hụt hơi, tiếng nói nhỏ, lười nói.
Điều trị: Bổ tỳ ích vị.
TTND.BS. Nguyễn Xuân hướng
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)