Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020

Trị đái tháo đường

 Đái tháo đường là một bệnh về chuyển hóa; biểu hiện chủ yếu là đường máu cao, do thiếu hụt insulin về số lượng hoặc chất lượng hoặc do cả hai.

Bệnh gây suy giảm chức năng các cơ quan tạng phủ, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu, mụn nhọt, lở loét ngọn chi, ngoài da... Đái tháo đường không chỉ đe dọa sức khỏe, nó còn là gánh nặng kinh tế cho xã hội, gia đình và bệnh nhân.

Theo Y học cổ truyền, đái tháo đường thuộc phạm vi chứng “tiêu khát”. Nguyên nhân chủ yếu tiên thiên bẩm tố bất túc, bẩm tố cơ thể âm hư lại thêm ẩm thực bất tiết, tích nhiệt thương tân: ăn uống nhiều đồ cay, rượu, các thức ăn kích thích, ăn quá nhiều đồ ngọt béo làm tổn thương tỳ vị. Ngoài ra, do tình chí thất điều, uất hỏa thương tân; phòng lao quá độ dẫn đến thận tinh hư tổn; hư hỏa nội sinh, âm hư hỏa vượng dẫn đến phế táo vị nhiệt thận hư mà thành tiêu khát. Bệnh gây tổn thương chủ yếu tại phế, tỳ, thận, trong đó thận là mấu chốt.

Người bệnh có triệu chứng điển hình là ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều, gầy sút cân. Để phòng ngừa và điều trị, cần kết hợp chặt chẽ chế độ ăn uống, luyện tập và dùng thuốc. Nguyên tắc điều trị chủ yếu là dưỡng âm sinh tân, thanh nhiệt nhuận táo. Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng thể bệnh:

Thể tân thương táo nhiệt

Người bệnh phiền khát, hay uống, miệng khô, lưỡi táo, tiểu nhiều, ăn nhiều mau đói, người gầy kèm theo đại tiện táo, tứ chi vô lực, bì phu khô ráp; chất lưỡi đỏ, khô, rêu lưỡi mỏng, vàng hoặc ít rêu; mạch hoạt sác hoặc huyền tế hoặc tế sác. Phép điều trị là thanh nhiệt sinh tân. 

Thể âm tinh hư tổn

Người bệnh tiểu nhiều, nhiều lần, nước tiểu đục như sáp; miệng khô muốn uống, người gầy khô kèm theo ngũ tâm phiền nhiệt, cốt chưng triều nhiệt; váng đầu, ù tai; đau lưng mỏi gối; vô lực, di tinh, mất ngủ, đạo hãn; bì phu khô ráp, ngứa. Chất lưỡi đỏ, khô, rêu lưỡi mỏng, trắng hoặc ít rêu; mạch tế hoặc tế sác. Phép điều trị là tư bổ thận âm, ích tinh, dưỡng huyết. 

Thể khí âm lưỡng hư

Người bệnh miệng khát muốn uống, ăn nhiều chóng đói, tiểu nhiều, nhiều lần; người mệt mỏi vô lực kèm theo sắc mặt không nhuận hoặc miệng khô không muốn uống; hoặc váng đầu, ngủ hay mê, ngũ tâm phiền nhiệt; hoặc ăn ít, trướng bụng, đại tiện lỏng; hoặc đau lưng mỏi gối, chân tay tê bì; hoặc tự hãn, đạo hãn. Chất lưỡi đỏ hoặc đạm nhạt, rêu lưỡi trắng; mạch trầm tế. Phép điều trị là ích khí dưỡng âm. 

Thể âm dương lưỡng hư

Người bệnh uống nhiều, tiểu nhiều, nước tiểu đục như sáp; sợ lạnh, tứ chi lạnh, sắc mặt tối, vành tai khô héo kèm theo vô lực, tự hãn hoặc ngũ canh tả hoặc thủy thũng, tiểu ít; hoặc liệt dương, xuất tinh sớm; chất lưỡi đạm, rêu lưỡi trắng khô; mạch tế vô lực. Phép điều trị là tư âm ôn dương ích thận. 

Thể ứ huyết trở trệ

Người bệnh miệng khô, tiểu nhiều, sắc mặt ảm đạm kèm theo chân tay tê bì hay như có gai đâm, kiến bò, càng về đêm càng nặng; bì phu khô ráp, nứt nẻ; môi tím không nhuận; chất lưỡi tối, có điểm ứ huyết hoặc dưới lưỡi nổi gân xanh, to, ngoằn ngoèo hoặc tím đen, rêu lưỡi mỏng, trắng hoặc ít rêu; mạch huyền hoặc trầm sáp. Phép điều trị là hoạt huyết hóa ứ. 


Chữa bệnh hen suyễn

 Hen và suyễn là hai chứng bệnh cùng phát sinh chủ yếu từ tạng phế và hai tạng liên quan là tỳ và thận có những đặc điểm riêng biệt nhưng đều có thể sử dụng bài thuốc và châm cứu để điều trị.

Nguyên nhân mắc bệnh

Do cảm nhiễm ngoại tà, ăn uống thực phẩm lạ, khí hậu thay đổi thất thường, tiếp xúc với các chất lạ, lao động quá mức hoặc do sự biến động mối quan hệ tạng phủ, đặc biệt là hai tạng phế và thận làm cho phế khí không tuyên phát, không túc giáng được nên thận không nạp được khí gây hen suyễn. Ngoài hai tạng chủ yếu là phế và thận, tạng tỳ có liên quan mật thiết tới hen suyễn. Nếu tỳ hư không vận hóa được thủy thấp, thận dương hư không ôn ấm được tỳ dương để vận hóa thủy thấp và không khí hóa được tân dịch mà sinh ra đàm làm cho phế khí không túc giáng, không thông điều thủy đạo, đàm đọng nhiều gây hen suyễn. Mặt khác tâm khí hư cũng có thể làm cho phế khí suy mà sinh ra hen suyễn. Trên lâm sàng thường chia làm hai loại: Hen và suyễn. Hen có hen hàn và hen nhiệt. Suyễn có suyễn thực và suyễn hư.

Điều trị

Đối với hen

Hen hàn (lãnh háo): Do cảm nhiễm ngoại cảm phong hàn hoặc gặp phải các chất lạ do ăn uống, tiếp xúc hoặc do gió lạnh... gây ra khó thở khò khè, nằm ngồi không yên, ngực tức, đờm ít, trắng hoặc không có đờm, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm trì. Phương pháp điều trị thường là giải biểu tán hàn, thông lợi phế khí. 

Hen nhiệt (nhiệt háo): Do nhiệt uất tích ở trong lại cảm phải phong tà gây ra khó thở khò khè, bứt rứt khó chịu, tức ngực, đờm vàng, rêu lưỡi vàng đục, chất lưỡi đỏ, mạch sác. Thường dùng thông lợi phế khí hóa đàm để điều trị. 

Đối với suyễn

Suyễn thực: Do phòng hàn uất ở trong phế, khí nghịch lên gây suyễn, thở gấp có tiếng rít, há miệng, không nằm được, tức ngực, phải ngồi phục mới thở được. Người mệt mỏi, đờm trắng, suyễn thực bệnh chủ yếu ở phế. Phương pháp điều trị bao gồm lợi phế, giáng khí, định suyễn 

Suyễn hư: Cơn suyễn ngắn yếu, người rất mệt, hụt hơi, nói phều phào, tinh thần yếu đuối, vận động mạnh cơn suyễn tăng. Bệnh nặng thì hai mu chân sưng, người ớn lạnh, mạch vi tế. Suyễn hư bệnh chủ yếu ở thận và phế. Nếu thiên về phế hư thì cần bổ khí sinh tân 

Trị liệt mặt

  Liệt mặt trong Đông y là chứng bệnh của nhiều nguyên nhân tại chỗ, toàn thân hoặc do di chứng của các bệnh ở phủ kỳ hằng (não), được quy thành 3 chứng trạng chủ yếu là: phong hàn, phong nhiệt và ứ huyết làm bế tắc sự vận hành của kinh mạch gây ra méo miệng, mắt nhắm không kín, nhân trung lệch sang bên lành, cơ bên liệt co cứng hay teo nhẽo, ăn uống rơi vãi…

Bên cạnh một số phương pháp điều trị khu phong, tán hàn, thông kinh, hoạt lạc, bài thuốc, châm cứu, vật lý trị liệu, cấy chỉ…,  người bệnh có thể tự xoa bóp bấm huyệt, vận động thích hợp để nâng cao hiệu quả điều trị.

Trị tắc tia sữa

 Tắc tia sữa, dân gian thường gọi “cái vú” chỉ chứng nhọt độc ở đầu vú. Y học hiện đại gọi là bệnh áp-xe tuyến vú, Đông y gọi là chứng nhũ ung, nhũ nham.

Bệnh thường gặp ở các sản phụ thời kỳ đang cho con bú  nhất là khi nhũ nhi mới chừng 1-2 tháng tuổi. Tuyến vú bị tắc nghẽn, sữa ứ đọng cộng thêm điều kiện vệ sinh thiếu sạch sẽ hoặc do trẻ bú làm tổn thương đầu vú dẫn đến viêm tuyến vú. Bệnh tiến triển nhanh kèm theo phát nóng, phát sốt, bầu vú sưng to, sờ nắn thấy có cục kết rắn, sưng, nóng, đỏ,  đau và sau có thể mưng mủ. Nguyên nhân do can khí uất kết, vị khí ủng trệ, nhiệt độc tích đọng lại hoặc do cảm nhiễm ngoại tà...

Để phòng bệnh, trước hết sản phụ cần chú ý giữ gìn bầu vú sạch sẽ; cần lau, rửa vệ sinh trước và sau khi cho con bú, loại bỏ phần sữa thừa khi trẻ nhỏ bú không hết tránh ứ đọng lại. Bên cạnh việc quan tâm tới ăn uống, chế độ dinh dưỡng hằng ngày phải luôn tạo sự thoải mái trong sinh hoạt, cuộc sống. Nơi ăn ở phải thoáng mát, tránh ẩm ướt, nóng bức về mùa hè hoặc thiếu ấm áp về mùa đông.

Trị tiểu dầm, tiểu đêm

 Tiểu dầm rất hay gặp ở trẻ em, thuộc chứng dạ niệu, niệu sàng trong y học cổ truyền và do nhiều nguyên nhân: tiên thiên bất túc do thận khí hư, hạ tiêu hư hàn mất chức năng bế tàng.

Tỳ phế khí hư không ức chế được thủy dịch gây nên hoặc do thấp nhiệt ở bàng quang khiến làm mất chức năng khí hóa cũng sinh bệnh.

Trẻ có biểu hiện khi ngủ mơ màng, hoảng sợ tiểu ra quần do tâm thận bất túc.  Phép trị chủ yếu bổ thận, kiện tỳ dưỡng tâm... 


Trị sa sút trí tuệ

 Sa sút trí tuệ (trí nhớ giảm sút, hay quên) y học cổ truyền xếp vào chứng “Kiện vong”, phần nhiều gặp ở người cao tuổi do quy luật tuổi tác gây nên.

Còn sa sút trí tuệ do nguyên nhân bệnh gây nên như sau tai biến chấn thương sọ não... không đề cập trong bài này. Sa sút trí tuệ hay quên có liên quan chặt chẽ với 3 tạng tâm, tỳ và thận liên quan mật thiết với nhau.

Tâm chủ về huyết mạch, tâm huyết bất túc làm huyết mạch khó lưu thông, gây hồi hộp hay quên hay giận. Tâm lại chủ về thần minh, huyết đầy đủ thần minh sáng suốt. Tâm lại dựa vào thận mà thận chứa tinh thông lên não, não là bể của tinh tủy, chỗ dựa của sự ghi nhớ. Tỳ chủ sinh huyết nhiếp huyết. Tỳ suy thần mất nuôi dưỡng do khí huyết bất túc, thận tinh hư hao dẫn đến tâm thận bất giao. Do vậy, để điều trị chứng sa sút trí tuệ trong tâm phải “Dưỡng tâm an thần, bổ ích tỳ vị”. 

Sa sút trí tuệ do thận tinh suy hư và tâm thận bất giao

Nếu do thận tinh suy hư: thận chủ tinh, chủ xương sinh ra tủy, thông lên não. Khi thận tinh bất túc tủy hải rỗng không, biểu hiện chủ yếu là hay quên và tinh thần trì trệ, răng lung lay, tóc rụng, râu tóc bạc, xương mềm yếu, đi đứng khó khăn, mạch hư yếu... Phép điều trị  là trọng tâm bổ tinh tủy. 

Nếu do tâm thận bất giao: do thận âm tổn thương hay gặp lão suy ốm lâu, ảnh hưởng thận âm suy hư không dâng thủy lên giúp đỡ tâm (tủy của thận không giúp hỏa ở tâm) nên tâm hỏa uất mà bốc lên hun đốt, hỏa bốc càng cướp đoạt thận âm ở dưới, sự điều hòa tâm thận mất nên gây ra tâm thận bất giao. Tùy theo mức độ của bệnh mà có triệu chứng: thường xuyên hay quên, hư phiền mất ngủ, hồi hộp sợ sệt, đầu choáng tai ù, lưng gối mỏi, triều nhiệt (nóng hâm hấp về chiều), tiểu nhiều, mồ hôi trộm  lưỡi có khi đỏ nứt... Hoặc nặng hơn tâm hỏa quá thịnh mà thận âm càng suy dẫn đến trên nhiệt dưới hàn mà có các phép trị và bài thuốc phù hợp:

Nếu thiên về tâm thận âm hư: phép điều trị là tư âm giáng hỏa, dưỡng tâm an thần. 

Nếu thiên về tâm hỏa quá thịnh làm thận thủy quá suy: tâm hỏa quá thịnh dẫn đến trên nhiệt dưới hư hàn nên gây phiền khát, miệng lở loét, tiểu vàng mặt đỏ, đại tiện khô táo... Phép điều trị  là thanh tâm tả hỏa, tư bổ thận âm. 

Sa sút trí tuệ do tâm tỳ suy hư

Tỳ hư không lấy gì để hóa sinh huyết làm huyết hư, tâm không đủ huyết để dưỡng tâm hỏa đã bất túc lại không sưởi ấm được tỳ vị để hóa sinh dẫn tâm tỳ đều hư. Bệnh nhân có sắc mặt bạc nhược, hồi hộp hay quên, đoản hơi, tinh thần khiếp nhược, mệt mỏi, kém ăn, kém ngủ, lưỡi nhợt, mạch nhược. Phép điều trị là bổ dưỡng tâm tỳ.

Sa sút trí tuệ do đàm trọc huyết ứ

Do dàm trọc quấy tâm tình chí không thỏa mái, can khí uất kết, tỳ không kiện vận, thủy thấp không được hóa, ứ trọc nội sinh nghịch lên quấy tâm. Hay do khí trệ dẫn đến huyết ứ, khí huyết không thông, tâm không được dưỡng đầy đủ hay ứ nghẽn, ủng tắc dẫn đến thần thức bị quấy rối nên hay quên. Biểu hiện hoa mắt chóng mặt, hung cách bí tắc, đau đầu nôn mửa, xuyễn thở, nằm ngồi không yên. Phép điều trị là hóa đàm ninh tâm. 

Nếu đàm uất lâu hóa nhiệt, hay tình chí bị kích thích (vui, giận dữ, lo lắng, bi quan, hoảng sợ) hóa hỏa làm đầu choáng váng, mặt đỏ, họng khô, thở gấp, ho khạc đờm vàng, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác, tâm phiền mất ngủ, miệng đắng... Phép điều trị là thanh nhiệt hóa đàm.

Mụn trứng cá đông y gọi thanh xuân đậu

 Mụn trứng cá đông y gọi thanh xuân đậu, phần nhiều gây ra do lỗ chân lông bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra tuyến bã nhờn phân tiết quá thịnh cũng là một trong những nguyên nhân gây mụn…Nguyên nhân gây mụn trứng cá, mụn cám là do phế nhiệt mà phải phong, cộng thêm khí huyết không hòa mà gây ra. Tuy không phải đại bệnh nhưng những nam sinh, kiều nữ nếu bị bệnh này sẽ ảnh hưởng lớn về phong thái( mất tự tin trong giao tiếp).

Mụn trứng cá thông thường có 2 dạng, tùy dạng bệnh mà dùng bài thuốc thích hợp.

.Dạng tỳ vị ẩm nhiệt: mụn mẩn màu đỏ hoặc hơi đỏ, lúc ban đầu mụn nổi ít, dần dần tăng nhiều, mụn nổi đầu đen, có thể lặn ra chất như bã phấn, thường gặp ở người có cơ địa da nhờn. Đây là loại hình thường gặp nhất, thường có hiện tượng khô miệng, táo bón , lưỡi đỏ,nên cách chữa là thanh tiết tchs dịch vị trong trường vị.

.Dạng khí huyết uất trệ: mụn mẩn màu đỏ hoặc đỏ sạm. Nữ giới bị chứng trạng này khi có kinh nguyệt bệnh sẽ nặng thêm, sau kinh nguyệt bệnh tình lại giảm nhẹ. Nam giới bị chứng này sắc mặt sạm đen hoặc đỏ tím. Loại hình này thường gặp ở thanh niên nữ nên cách chữa trị là lương huyết thanh phế, hóa ứ lý khí.