Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm thị lực và sớm lão hóa mắt là do can thận âm hư, can khí uất kết, huyết hư không nuôi dưỡng được đầy đủ. Y học cổ truyền thường sử dụng phương pháp xoa bóp bấm huyệt kết hợp luyện tập dưỡng sinh để cải thiện thị lực và làm chậm tiến trình lão hóa mắt.
Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020
Trị bí tiểu
Bí tiểu thuộc phạm vi chứng lung bế của Đông y. Người bệnh có triệu chứng tiểu rắt, nước tiểu nhỏ giọt ngắn ít, buồn tiểu mà không ra. Theo Đông y, nguyên nhân do hư chứng và thực chứng.
Thực chứng là do thấp nhiệt (viêm đường tiết niệu), ứ huyết (sỏi đường tiết niệu, sang chấn). Hư chứng là do công năng của thận bị giảm sút, không khí hóa được bàng quang hoặc do thân dịch giảm, thận âm hư, nước không xuống bàng quang để bài tiết ra ngoài.
Bí tiểu do nhiễm khuẩn đường tiết niệu (thấp nhiệt ở hạ tiêu):
Người bệnh tiểu ít tiểu buốt rắt, khát nước, sốt, miệng đắng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch sác. Phép chữa là thanh nhiệt lợi thấp.
Bí tiểu do sỏi đường tiết niệu, sang chấn:
Người bệnh đau vùng hạ vị dữ dội, tiểu ra máu, có khi bí tiểu. Phép chữa là hoạt huyết lợi niệu.
Bí tiểu do thận hư không khí hóa được bàng quang:
Người bệnh đi tiểu từng giọt không hết, rặn kém, nặng hơn thì bí tiểu, sắc mặt trắng nhợt, toàn thân yếu, lưng lạnh, lưng gối mỏi, sợ lạnh, mạch trầm tế. Phép chữa là ôn bổ thận dương (bổ thận ôn dương lợi khiếu).
Dưỡng can, sáng mắt
Theo y học cổ truyền, can khai khiếu lên mắt, đường kinh can liên hệ mật thiết với mắt, thị lực của mắt tốt hay kém là dựa vào công năng sơ tiết của can khí và sự thịnh suy của can huyết.
Dân gian có câu : “Giàu hai con mắt”, do vậy vào việc giữ gìn sức khỏe và thị lực bằng cách xoa bóp dưỡng can sáng mắt là hết sức cần thiết, nhất là vào thời hiện đại khi con người phải làm việc bằng trí óc và đôi mắt trong trạng thái hết sức khẩn trương và căng thẳng.
trị thấp tim
Thấp tim là một bệnh viêm nhiễm toàn thân, biểu hiện ở nhiều cơ quan mà chủ yếu là ở khớp và tim. Theo y học hiện đại, bệnh thấp tim do liên cầu khuẩn tan máu nhóm A ở các ổ nhiễm khuẩn ở tai, mũi, họng, răng gây ra; cơ chế bệnh sinh chưa rõ.
Bệnh phổ biến ở tuổi thiếu niên (7-15 tuổi), còn ở người lớn ít gặp hơn. Có đến 50% các bệnh về tim mạch, đặc biệt bệnh về van tim là do biến chứng của thấp tim.
Theo y học cổ truyền, bệnh thấp tim thuộc phạm vi các chứng nhiệt tý, chính xung, thủy thũng... Tạng phủ người bệnh vốn nhiệt, lại gặp phải ngoại tà xâm phạm vào kinh lạc và lưu ở đó không bài tiết ra được. Âm gặp dương phát sinh chứng hầm hập khó chịu, ngoài cơ nhục nóng như đốt, gọi là nhiệt tý. Nếu để lâu không chữa, hỏa càng thịnh, phát sinh chứng thũng, đau nhức như có lửa đốt; nếu những nơi sưng đỏ lặn vào bụng gây nốt dưới da, ban vòng, lại làm cho tâm thần hôn mê (múa giật), thường có nôn ọe, đó là khí độc công tâm (viêm tim), bệnh thể rất nguy. Tùy theo các triệu chứng lâm sàng, bệnh thấp tim được phân loại như sau:
Thể viêm khớp cấp
Người bệnh có triệu chứng: sốt cao, nhiệt độ lên xuống thất thường, có khi sợ lạnh, các khớp sưng nóng đỏ đau, cử động rất đau; di chuyển từ khớp này đến khớp khác, miệng khát, môi khô, nước tiểu đỏ, rêu lưỡi trắng dày hay vàng, chất lưỡi đỏ, mạch phù sác. Phương pháp chữa: khu phong thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, lợi niệu trừ thấp.
Thể viêm khớp cấp có kèm theo tổn thương ở tim (viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc): tương đương nhiệt tý và tâm tỳ hư
Người bệnh có triệu chứng: sốt, các khớp sưng nóng đỏ đau, lưỡi đỏ, khát nước, hồi hộp trống ngực, thở gấp, rêu lưỡi vàng, mạch tế sác vô lực hoặc mạch kết đại (loạn nhịp). Phương pháp chữa: bổ ích tâm tỳ, khu phong thanh nhiệt, hoạt huyết, lợi niệu trừ thấp.
Trị đái tháo đường
Đái tháo đường là một bệnh về chuyển hóa; biểu hiện chủ yếu là đường máu cao, do thiếu hụt insulin về số lượng hoặc chất lượng hoặc do cả hai.
Bệnh gây suy giảm chức năng các cơ quan tạng phủ, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu, mụn nhọt, lở loét ngọn chi, ngoài da... Đái tháo đường không chỉ đe dọa sức khỏe, nó còn là gánh nặng kinh tế cho xã hội, gia đình và bệnh nhân.
Theo Y học cổ truyền, đái tháo đường thuộc phạm vi chứng “tiêu khát”. Nguyên nhân chủ yếu tiên thiên bẩm tố bất túc, bẩm tố cơ thể âm hư lại thêm ẩm thực bất tiết, tích nhiệt thương tân: ăn uống nhiều đồ cay, rượu, các thức ăn kích thích, ăn quá nhiều đồ ngọt béo làm tổn thương tỳ vị. Ngoài ra, do tình chí thất điều, uất hỏa thương tân; phòng lao quá độ dẫn đến thận tinh hư tổn; hư hỏa nội sinh, âm hư hỏa vượng dẫn đến phế táo vị nhiệt thận hư mà thành tiêu khát. Bệnh gây tổn thương chủ yếu tại phế, tỳ, thận, trong đó thận là mấu chốt.
Người bệnh có triệu chứng điển hình là ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều, gầy sút cân. Để phòng ngừa và điều trị, cần kết hợp chặt chẽ chế độ ăn uống, luyện tập và dùng thuốc. Nguyên tắc điều trị chủ yếu là dưỡng âm sinh tân, thanh nhiệt nhuận táo. Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng thể bệnh:
Thể tân thương táo nhiệt
Người bệnh phiền khát, hay uống, miệng khô, lưỡi táo, tiểu nhiều, ăn nhiều mau đói, người gầy kèm theo đại tiện táo, tứ chi vô lực, bì phu khô ráp; chất lưỡi đỏ, khô, rêu lưỡi mỏng, vàng hoặc ít rêu; mạch hoạt sác hoặc huyền tế hoặc tế sác. Phép điều trị là thanh nhiệt sinh tân.
Thể âm tinh hư tổn
Người bệnh tiểu nhiều, nhiều lần, nước tiểu đục như sáp; miệng khô muốn uống, người gầy khô kèm theo ngũ tâm phiền nhiệt, cốt chưng triều nhiệt; váng đầu, ù tai; đau lưng mỏi gối; vô lực, di tinh, mất ngủ, đạo hãn; bì phu khô ráp, ngứa. Chất lưỡi đỏ, khô, rêu lưỡi mỏng, trắng hoặc ít rêu; mạch tế hoặc tế sác. Phép điều trị là tư bổ thận âm, ích tinh, dưỡng huyết.
Thể khí âm lưỡng hư
Người bệnh miệng khát muốn uống, ăn nhiều chóng đói, tiểu nhiều, nhiều lần; người mệt mỏi vô lực kèm theo sắc mặt không nhuận hoặc miệng khô không muốn uống; hoặc váng đầu, ngủ hay mê, ngũ tâm phiền nhiệt; hoặc ăn ít, trướng bụng, đại tiện lỏng; hoặc đau lưng mỏi gối, chân tay tê bì; hoặc tự hãn, đạo hãn. Chất lưỡi đỏ hoặc đạm nhạt, rêu lưỡi trắng; mạch trầm tế. Phép điều trị là ích khí dưỡng âm.
Thể âm dương lưỡng hư
Người bệnh uống nhiều, tiểu nhiều, nước tiểu đục như sáp; sợ lạnh, tứ chi lạnh, sắc mặt tối, vành tai khô héo kèm theo vô lực, tự hãn hoặc ngũ canh tả hoặc thủy thũng, tiểu ít; hoặc liệt dương, xuất tinh sớm; chất lưỡi đạm, rêu lưỡi trắng khô; mạch tế vô lực. Phép điều trị là tư âm ôn dương ích thận.
Thể ứ huyết trở trệ
Người bệnh miệng khô, tiểu nhiều, sắc mặt ảm đạm kèm theo chân tay tê bì hay như có gai đâm, kiến bò, càng về đêm càng nặng; bì phu khô ráp, nứt nẻ; môi tím không nhuận; chất lưỡi tối, có điểm ứ huyết hoặc dưới lưỡi nổi gân xanh, to, ngoằn ngoèo hoặc tím đen, rêu lưỡi mỏng, trắng hoặc ít rêu; mạch huyền hoặc trầm sáp. Phép điều trị là hoạt huyết hóa ứ.
Chữa bệnh hen suyễn
Hen và suyễn là hai chứng bệnh cùng phát sinh chủ yếu từ tạng phế và hai tạng liên quan là tỳ và thận có những đặc điểm riêng biệt nhưng đều có thể sử dụng bài thuốc và châm cứu để điều trị.
Nguyên nhân mắc bệnh
Do cảm nhiễm ngoại tà, ăn uống thực phẩm lạ, khí hậu thay đổi thất thường, tiếp xúc với các chất lạ, lao động quá mức hoặc do sự biến động mối quan hệ tạng phủ, đặc biệt là hai tạng phế và thận làm cho phế khí không tuyên phát, không túc giáng được nên thận không nạp được khí gây hen suyễn. Ngoài hai tạng chủ yếu là phế và thận, tạng tỳ có liên quan mật thiết tới hen suyễn. Nếu tỳ hư không vận hóa được thủy thấp, thận dương hư không ôn ấm được tỳ dương để vận hóa thủy thấp và không khí hóa được tân dịch mà sinh ra đàm làm cho phế khí không túc giáng, không thông điều thủy đạo, đàm đọng nhiều gây hen suyễn. Mặt khác tâm khí hư cũng có thể làm cho phế khí suy mà sinh ra hen suyễn. Trên lâm sàng thường chia làm hai loại: Hen và suyễn. Hen có hen hàn và hen nhiệt. Suyễn có suyễn thực và suyễn hư.
Điều trị
Đối với hen
Hen hàn (lãnh háo): Do cảm nhiễm ngoại cảm phong hàn hoặc gặp phải các chất lạ do ăn uống, tiếp xúc hoặc do gió lạnh... gây ra khó thở khò khè, nằm ngồi không yên, ngực tức, đờm ít, trắng hoặc không có đờm, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm trì. Phương pháp điều trị thường là giải biểu tán hàn, thông lợi phế khí.
Hen nhiệt (nhiệt háo): Do nhiệt uất tích ở trong lại cảm phải phong tà gây ra khó thở khò khè, bứt rứt khó chịu, tức ngực, đờm vàng, rêu lưỡi vàng đục, chất lưỡi đỏ, mạch sác. Thường dùng thông lợi phế khí hóa đàm để điều trị.
Đối với suyễn
Suyễn thực: Do phòng hàn uất ở trong phế, khí nghịch lên gây suyễn, thở gấp có tiếng rít, há miệng, không nằm được, tức ngực, phải ngồi phục mới thở được. Người mệt mỏi, đờm trắng, suyễn thực bệnh chủ yếu ở phế. Phương pháp điều trị bao gồm lợi phế, giáng khí, định suyễn
Suyễn hư: Cơn suyễn ngắn yếu, người rất mệt, hụt hơi, nói phều phào, tinh thần yếu đuối, vận động mạnh cơn suyễn tăng. Bệnh nặng thì hai mu chân sưng, người ớn lạnh, mạch vi tế. Suyễn hư bệnh chủ yếu ở thận và phế. Nếu thiên về phế hư thì cần bổ khí sinh tân
Trị liệt mặt
Liệt mặt trong Đông y là chứng bệnh của nhiều nguyên nhân tại chỗ, toàn thân hoặc do di chứng của các bệnh ở phủ kỳ hằng (não), được quy thành 3 chứng trạng chủ yếu là: phong hàn, phong nhiệt và ứ huyết làm bế tắc sự vận hành của kinh mạch gây ra méo miệng, mắt nhắm không kín, nhân trung lệch sang bên lành, cơ bên liệt co cứng hay teo nhẽo, ăn uống rơi vãi…
Bên cạnh một số phương pháp điều trị khu phong, tán hàn, thông kinh, hoạt lạc, bài thuốc, châm cứu, vật lý trị liệu, cấy chỉ…, người bệnh có thể tự xoa bóp bấm huyệt, vận động thích hợp để nâng cao hiệu quả điều trị.