Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

Chữa viêm xoang mũi mạn tính

 Viêm xoang mũi mạn tính trẻ em hay gặp ở trẻ trên 5 tuổi, thường viêm xoang hàm hoặc viêm xoang hàm - sàng.

Viêm xoang mũi mạn tính trẻ em hay gặp ở trẻ trên 5 tuổi, thường viêm xoang hàm hoặc viêm xoang hàm - sàng. Bệnh diễn biến mạn tính ngay từ đầu, rất khó chữa, cả hai bên xoang đều bị viêm.

Trẻ thường ngạt mũi, mũi chảy dịch nhày - mủ (nước mũi đặc hơi xanh) kéo dài, hay tái phát. Nếu nuốt chất dịch này xuống đường tiêu hóa hoặc hít phải sẽ gây viêm phế quản tái diễn, viêm dạ dày ruột non, ho từng cơn…, chảy mũi ra ngoài lỗ mũi thành vệt viêm.

YHCT gọi viêm xoang mũi mạn tính ở trẻ em là cam mũi hoặc tỵ cam. Nguyên nhân do thấp nhiệt hiệp với phong tà nhập vào tỳ phế làm ảnh hưởng trực tiếp đến phế lạc và tỵ khổng gây ra. Trẻ chảy nước mũi đặc liên tục, màu xanh vàng, hơi tanh, hai lỗ mũi đỏ, kèm theo mắt nhíp, người gày yếu, ăn uống kém tiêu hoặc đại tiện lỏng, phân sống, người nóng, hay ra mồ hôi trộm, mạch tế sác. Phương pháp trị là bổ tỳ phế, thông lạc, thanh hư nhiệt, trừ thấp.

Trị vẹo cổ

 Vẹo cổ là triệu chứng rất nhiều người gặp phải. Buổi sáng khi thức dậy, người bệnh đột ngột thấy cổ bị căng cứng, có cảm giác đau nhức, khó chịu đặc biệt khi quay cổ.

Cơn đau có thể lan xuống bả vai, cánh tay, thậm chí khiến đầu bị nghiêng về một bên, không thể giữ thẳng được, người mệt mỏi ngại vận động, tinh thần uể oải không được nhanh nhẹn.

Y học cổ truyền gọi vẹo cổ là thất chẩm hay lạc chẩm. Nguyên nhân do bị cảm nhiễm phong hàn tà khí thừa cơ xâm nhập làm cho khí huyết trở trệ, kinh lạc ách tắc mà gây bệnh. Nguyên tắc điều trị là trừ phong tán hàn, điều hòa khí huyết.

Vẹo cổ thường xảy ra đột ngột vào buổi sáng khi thức dậy.

Chữa phù khi mang thai

 Nhiều phụ nữ khi mang thai thường bị phù vào tháng thứ ba, tư và sáu, bảy. Khi bị phù, chị em cần được theo dõi huyết áp, protein niệu... để đề phòng chứng sản giật.

phòng ngừa tiền sản giật khi mang thai

 

Theo Đông y, đa số trường hợp nguyên nhân là do tỳ hư không vận hóa được thủy thấp, chị em thường có biểu hiện da trắng, ấn lõm; một số trường hợp là do khí trệ với biểu hiện da dày, màu sắc da không đổi, ấn xuống thấy nổi ngay. 

Phù do tỳ hư

Nguyên nhân do tỳ hư, khí ở trung tiêu không vận hóa được thủy cốc, nước ứ lại ở da thịt gây phù thũng. Chị em có biểu hiện mặt và tay chân phù thũng, sắc mặt vàng úa, mệt mỏi, sức kém, chân tay lạnh, miệng nhạt, ngực tức không muốn ăn, đại tiện lỏng, tiểu tiện ít, rêu lưỡi mỏng, mạch hư hoạt. Phép chữa là kiện tỳ hành thủy. 

Phù do thận dương hư

Nguyên nhân do mệnh môn tướng hỏa suy (thận dương hư, không ôn vận tỳ dương gây phù thũng). Chị em có biểu hiện: mang thai vài tháng, mặt và chân tay phù thũng, sắc mặt xám, tim hồi hộp, hơi thở ngắn, sợ lạnh, tay chân lạnh, đầy bụng, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trì. Phép chữa là ôn thận hành thủy (ôn dương hòa khí hành thủy).

Phù do thủy thấp

Chị em có biểu hiện tay chân và mình phù thũng, da đỏ sang bong, mặt trắng nhợt, đầu căng, hoa mắt, tim hồi hộp, ngực tức, lưng gối mỏi, bí tiểu tiện, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch trầm hoãn. Nếu nước đọng bào thai (đa ối) thì bụng to nhiều, ngực bụng đầy tức, khí nghịch không yên. Phép chữa là thông khí hành thủy. 

Phù do khí trệ

Chị em có thai khoảng 3 tháng thấy chân phù thũng, lan lên đùi, màu da không thay đổi, đi đứng khó khăn. Nếu nặng thì ngón tay, ngón chân chảy nước vàng, tinh thần uất ức, đầu choáng căng đau, ngực bụng đầy trướng, ăn ít, rêu lưỡi nhờn dày, mạch trầm huyền hoạt. Phép chữa là lý khí hành trệ. 




Chữa viêm nha chu

 Nha chu viêm là tình trạng viêm nhiễm mạn tính ở mô lợi, xương ổ răng và mô nha chu nâng đỡ của răng.

Nha chu viêm là tình trạng viêm nhiễm mạn tính ở mô lợi, xương ổ răng và mô nha chu nâng đỡ của răng. Phần lớn các trường hợp mất răng ở người trưởng thành là do bệnh nha chu gây nên. Người bệnh có triệu chứng sưng đau răng lợi, chân răng bị sưng làm mủ, miệng hôi, bản thân răng cũng bị hủy hoại hoặc bị ăn mòn, đen xám, dễ mẻ vỡ tự nhiên làm cho lợi và răng không bám vào nhau làm lung lay nghiêng ngả. Kèm theo người bệnh có thể đau lưng, mỏi gối, di, mộng tinh...

Nguyên nhân theo Y học cổ truyền lúc đầu do vị hỏa tích kết hợp với phong nhiệt gây nên bệnh cấp tính (thực chứng). Bệnh lâu ngày làm vị âm hư và thận âm hư, tân dịch suy giảm gây hư hỏa bốc lên thành bệnh mạn tính (hư chứng). 

Thể cấp tính: Chân răng đỏ sưng đau, ấn mạnh có thể ra mủ; nếu đau nặng có thể gây sốt, ăn kém, táo bón, có hạch ở dưới hàm. Phương pháp chữa là sơ phong thanh nhiệt, tiêu thũng. 

Thể mạn tính: Chân răng đỏ, viêm ít, có mủ ở chân răng, đau ít, răng lung lay, miệng hôi, họng khô, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác. Phép chữa là dưỡng âm thanh nhiệt. 


Trị cam nhiệt ở trẻ

 Theo y học cổ truyền, nguyên nhân sinh bệnh cam nhiệt phần nhiều do trẻ vốn nội tạng nhiệt, lại cho ăn nhiều chất bổ béo, ngọt quá sinh bệnh.

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân sinh bệnh cam nhiệt phần nhiều do trẻ vốn nội tạng nhiệt, lại cho ăn nhiều chất bổ béo, ngọt quá sinh bệnh. Trẻ biểu hiện phát sốt, người gầy gò, ăn uống được vẫn gầy sút, miệng khát.

Bệnh lâu ngày, trẻ nóng sốt mãi không khỏi, chính khí ngày càng bị thương, nhiệt thế càng thịnh, chiều đến sốt ấm, thân thể gầy gò, ăn uống không thiết, ra nhiều mồ hôi dẫn đến phế, tỳ đều hư.

Nếu bệnh mới mắc phần nhiều là thực

Phép trị tư âm lương huyết thanh nhiệt, sinh tân. 

Nếu bệnh lâu ngày, ra mồ hôi hoặc ngủ ra mồ hôi trộm

Phép trị tư âm, thanh nhiệt, ích khí, kiện tỳ, chỉ khát, hóa đờm... Trị hư lao, phiền nhiệt, chân tay mệt mỏi, ho họng khô đờm ít, ra mồ hôi hoặc sốt về chiều.

Nếu trẻ bệnh lâu phế tỳ âm hư

Phép trị trừ nhiệt, bổ khí bổ, chỉ khát.

Chữa đau dây thần kinh hông

 Đau dây thần kinh hông (thần kinh tọa) biểu hiện bởi các cơn đau dọc theo đường đi của dây thần kinh hông.

Đây là chứng bệnh thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau như thoát vị đĩa đệm, sang chấn cân, cơ, lao cột sống, viêm nhiễm, chèn ép, một số bệnh nghề nghiệp phải thao tác nhiều ở vùng thắt lưng... Theo y học cổ truyền, đau dây thần kinh hông thường do lạnh (trúng phong kinh lạc) hoặc do thoái hóa cột sống gây chèn ép (phong hàn thấp tý). 

Đau dây thần kinh hông do lạnh

Người bệnh đau vùng thắt lưng, đau lan xuống mông, mặt sau đùi, cẳng chân, đi lại và ngồi khó khăn (chưa teo cơ), toàn thân sợ lạnh, rêu lưỡi trắng... Phép chữa là khu phong, hành khí, hoạt huyết.

Đau dây thần kinh hông do thoái hóa cột sống gây chèn ép (phong hàn thấp tý)

Người bệnh đau vùng thắt lưng cùng, đau lan xuống chân dọc theo đường đi của dây thần kinh hông, có teo cơ, bệnh kéo dài, dễ tái phát; kèm theo toàn thân mệt mỏi, ăn kém ít ngủ. Phép chữa là khu phong tán hàn, trừ thấp hoạt huyết, bổ can thận khí huyết. 

Đau dây thần kinh hông (thần kinh tọa) theo Đông y thường do lạnh (trúng phong kinh lạc) hoặc do thoái hóa cột sống gây chèn ép.

Đau dây thần kinh hông (thần kinh tọa) theo Đông y thường do lạnh (trúng phong kinh lạc) hoặc do thoái hóa cột sống gây chèn ép.


Trị sỏi thận, tiết niệu

 Sỏi thận tiết niệu, tiểu buốt gắt, tiểu đục, tiểu ra máu thuộc phạm vi hội chứng “ngũ lâm” và thuộc chứng thấp nhiệt hạ tiêu.

Nguyên nhân phần nhiều hay ăn đồ cay nóng, uống ít nước hoặc do phòng sự quá độ thận âm hư hỏa động, khí hóa của bàng quang suy yếu, nhiệt uất kết, viêm nhiễm. Phòng trị sỏi thận nên thanh thấp nhiệt, bài thạch, tư dưỡng thận âm. 

"Ngũ lâm” đi tiểu có cặn lắng, hoặc siêu âm thấy có sỏi đều gọi là thạch lâm

“Ngũ lâm” đi tiểu buốt nóng, tiểu ra máu còn gọi huyết lâm. 

Phép trị: thanh thấp nhiệt chỉ huyết.

“Ngũ lâm” đi tiểu đục ở cuối bãi, đau lưng còn gọi cao lâm.

 Phép trị: thanh thấp nhiệt kiện tỳ.

“Ngũ lâm” đi tiểu buốt rít, tiểu khó còn gọi khí lâm

Phép trị: thăng thanh giáng trọc.

“Ngũ lâm” đi tiểu khó khăn, có khi đau xốc lên bụng, gọi là lao lâm.