Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

Chữa rong kinh

 Rong kinh là một trong những rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở chị em. Nếu kinh kéo dài trên 7 ngày gọi là “rong kinh”, có người kinh ra hết rồi lại có, một tháng có hai ba lần.

Rong kinh là một trong những rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở chị em. Nếu kinh  kéo dài trên 7 ngày gọi là “rong kinh”,  có người  kinh ra hết rồi lại có,  một tháng có hai ba lần. Rong kinh kéo dài không chỉ gây hoang mang lo lắng, gây khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hằng ngày mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chị em.

Theo Đông y, nguyên nhân do nội thương phần nhiều là ăn uống thất thường, lo nghĩ quá độ; do ngoại thương phần nhiều là nhiễm phong hàn, thấp, sang thương hoặc viêm nhiễm... 

Nếu rong kinh mà ăn ngủ kém, da xanh do tỳ hư không thống nhiếp huyết. Phép trị: bổ khí kiện tỳ cầm huyết. 

Nếu rong kinh mà người nóng nhiệt mặt đỏ do can huyết nhiệt. Phép trị: thanh nhiệt cầm huyết, mát can. 

Nếu rong kinh hay bị viêm nhiễm hoặc sang thương, đau bụng do huyết ứ. Phép trị: hoạt huyết, hành ứ, chỉ huyết.

Bài chữa ù tai

 Y học cổ truyền cho rằng “Thận khai khiếu ra tai, thận chủ tủy”. Nguyên nhân phần nhiều do thận âm thận dương hư tổn, không điều hòa;

có khi do can đởm hỏa bốc lên gây suy giảm não tủy mà gây ù tai điếc tai, tai nghễnh ngãng”. Sau đây, xin giới thiệu một số bài thuốc cổ phương gia giảm hỗ trợ phòng trị ù tai.

Nếu ù tai gặp người có tuổi, thể chất gầy nóng trong bệnh phát từ từ, khi mệt mỏi bệnh tăng do “thận âm hư”

Nếu ù tai kèm đau lưng mỏi gối mệt mỏi chân không ấm do “thận dương hư”: Dùng bài “Thận khí hoàn”: ôn bổ thận dương. Trị ù tai, nặng tai, đau lưng mỏi gối, tiểu không tự chủ do thận dương hư.

Nếu tự nhiên bị ù tai, điếc tai bệnh phát nhanh, khi tức giận bệnh tăng do “can đởm hỏa”:

dưỡng huyết thanh hỏa, sơ can tán kết, sinh tân, tán nhiệt. Trị ù tai điếc tai do can đởm hỏa thượng xung.

Nếu ù tai, điếc tai đột ngột, người nóng nhiệt, miệng đắng, mặt đỏ, huyết áp cao do “can đởm thực hỏa”. Dùng bài “Long đởm tả can thang”


Bài xơ gan

 Xơ gan là tổn thương gan trong đó các tế bào gan bị chết đi và thay vào đó là các tổ chức xơ. Bệnh xơ gan do nhiều nguyên nhân như: nghiện rượu...

Xơ gan là tổn thương gan trong đó các tế bào gan bị chết đi và thay vào đó là các tổ chức xơ. Bệnh xơ gan do nhiều nguyên nhân như: nghiện rượu; viêm gan mạn do virut; dùng thuốc corticoid liều cao kéo dài hoặc methotrexat... Giai đoạn đầu của bệnh xơ gan từ vài tuần, vài tháng hoặc vài năm, ít triệu chứng nên người bệnh vẫn lao động, học tập bình thường. Giai đoạn sau có nhiều triệu chứng, chủ yếu là tình trạng suy gan.

Giai đoạn đầu xơ gan

Biểu hiện: Bụng trướng nhẹ, hơi đau hạ sườn phải, da vàng, gan bàn tay nóng, ăn uống kém, đầy hơi, buồn nôn, lưỡi nhờn, mạch huyền hoạt.

Giai đoạn sau xơ (phúc thủy - bụng có nước):

Biểu hiện: Bụng càng ngày càng to hơn, mệt mỏi, chán ăn, ăn không tiêu, sợ mỡ, rối loạn đại tiện. Dễ bị chảy máu dưới da và niêm mạc, như chảy máu cam, chảy máu chân răng. Một số trường hợp da sạm đen do lắng đọng sắc tố; tiểu tiện sẻn, lưỡi đỏ hoặc có rêu vàng, mạch nhu hoãn hoặc trầm tế huyền sác.


Bệnh tim mạch theo đông y

 Đông y cho rằng tất cả tinh thần, ý thức, tư tưởng đều do công năng của tim (tâm) làm chủ cho nên tâm là đại chủ của lục phủ ngũ tạng, là nơi cư trú của thần minh, là nguồn gốc của sinh mệnh, là nơi biến hóa của thần. Tùy theo từng chứng bệnh cụ thể của tâm mà có cách trị liệu phù hợp.

Theo đông y bệnh tim (tâm) mạch trừ các chứng bẩm sinh tim phải dùng phương pháp ngoại khoa để điều trị có 16 loại chứng bệnh sinh ra từ tâm: Chứng tâm âm hư, tâm can huyết hư, tâm dương đột ngột hư thoát, tâm đởm bất ninh, tâm hỏa cang thịnh, tâm huyết hư suy, tâm khí hư suy, tâm mạch tắc nghẽn (nhồi máu cơ tim), tâm thận dương hư…

Đông y cho rằng: Tâm (tim) là chủ tễ hoạt động của cơ thể con người. Tâm ngừng đập thì người chết. Tâm chủ huyết mạch vinh nhuận ra mặt và các mạch máu làm cho cơ thể đỏ da thắm thịt, cường tráng. Tâm tàng thần. Tất cả tinh thần, ý thức, tư tưởng đều do công năng của tâm làm chủ cho nên đông y xem tâm là đại chủ của lục phủ ngũ tạng, là nơi cư trú của thần minh, là nguồn gốc của sinh mệnh, là nơi biến hóa của thần.

Khi tâm bị bệnh thì không chỉ biểu hiện ra ở huyết mạch mà nó còn phản ánh ra màu sắc và chất lưỡi giúp cho việc chẩn đoán trên lâm sàng được chính xác. Khi lưỡi có màu đỏ sẫm là biểu hiện tâm huyết có nhiệt, khi chất lưỡi đỏ nhợt là biểu hiện huyết hư. Khi mắc chứng tâm thần thì lưỡi rụt lại, không nói được cho nên nói: “Khiếu của tâm là lưỡi”. Đó là quan hệ biểu lý giữa tâm và lưỡi. Sau đây là một số chứng bệnh sinh ra từ tâm thường gặp:

Tâm âm hư

Do lao động quá sức mệt nhọc làm tổn thương âm dịch và huyết. Tâm thần không được nuôi dưỡng. Thần không có nơi nương tựa mà sinh bệnh.

Triệu chứng: Bệnh nhân tim hồi hộp, phiền nhiệt, ra mồ hôi trộm, lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Điều trị: Bổ huyết, dưỡng tâm an thần định chí.

Tâm âm hư sinh chứng bất mị (mất ngủ)

Từ thận âm hư, thủy không chế được hỏa, làm tâm hỏa mạnh, dẫn đến tâm thận bất giao.

Triệu chứng: Tâm hồi hộp, ngũ tâm phiền nhiệt (lòng bàn tay, lòng bàn chân nóng) đêm trằn trọc khó ngủ, chất lưỡi đỏ, mạch sác.

Điều trị: “Tư âm thanh nhiệt”, 

Tâm dương đột ngột hư thoát

Tâm là đại chủ của lục phủ ngũ tạng, là nơi ở của thần minh. Khi các tạng phủ kiên cố thì tà khí khó xâm nhập vào, nếu tà khí xâm nhập vào thì hại tâm. Tâm bị hại thì thần ra đi, thần mất thì người chết, trường hợp này thuộc chứng thoát dương.

Triệu chứng: Đau xiên từ ngực ra sau lưng, hồi hộp, đoản hơi, mắt trắng bợt, suyễn thở, không nằm được, mồ hôi ra đầm đìa, tay chân lạnh toát, thần thức lơ mơ, chất lưỡi tía tối, mạch vi muốn tuyệt.

Điều trị: Hồi dương cứu nghịch

Tâm dương đột ngột hư thoát do ôn bệnh (nhiễm trùng máu)

Do nhiệt tà xâm phạm khí phận, làm cả khí và huyết đều bị nhiệt hóa. Do không được điều trị kịp thời, hoặc điều trị sai, làm tân dịch đột ngột bị hao tổn, khí bị tổn thương tân dịch bị hao tán, tân dương tiết ra đột ngột mà bệnh trầm trọng thêm dễ tử vong.

Triệu chứng: Bệnh nhân sốt cao, tay chân giá lạnh, mồ hôi đầm đìa, nằm co, tinh thần suy sụp, sắc mặt trắng bợt, mạch tán đại hoặc vi muốn tuyệt. Đó là hiện tượng dương khí thoát đột ngột, bệnh tình hết sức trầm trọng.

Điều trị: Ích khí để thu liễm tân dịch, sinh mạch, cứu thoát.

Tâm đởm bất ninh

Bệnh nhân thường tổn thương về tinh thần làm phủ tạng bị tổn thương, khí huyết không đầy đủ. Phong tà bên ngoài xâm nhập vào kinh lạc, nếu làm tâm hư thì kinh hãi nhiều, đởm hư thì sợ nhiều, thần trí bị khủng hoảng mà sinh bệnh.

Triệu chứng: Bệnh nhân thường hay sợ hãi, đêm ngủ hay mê hoảng, trong ngực khó chịu, tự ra mồ hôi, nếu để lâu ngày không điều trị nhẹ thì co giật, nặng thì động kinh không rõ nguyên nhân, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế huyền vô lực.

Điều trị: Dưỡng tâm ích khí, mạnh đởm trấn kinh.

Tâm hỏa thịnh

Chứng tâm hỏa thịnh là do ngũ chí quá uất, hoặc do khí lục dâm vào tâm hóa hỏa, hoặc do ăn nhiều thức ăn cay nóng uống nhiều rượu bia làm dương nhiệt thịnh ở tâm hóa hỏa.

Triệu chứng: Tâm hồi hộp, phiền táo, tâm thần không yên, miệng khô đại tiện táo bón, chất lưỡi đỏ, mạch sác.

Điều trị:Thanh tâm giáng hỏa.

Tâm huyết hư suy

Tâm là quân chủ trong lục phủ ngũ tạng, huyết nuôi dưỡng tâm, khi tâm huyết bị hư suy không giữ được thần khí, khi thần thoát ra khỏi tâm thì như nhà bị trống không. Lúc đó huyết không lưu thông mà ứ đọng uất lại ở tâm, huyết không đủ nuôi dưỡng các tạng phủ, làm cho các tạng phủ sinh bệnh.

Triệu chứng: Tâm hồi hộp từng cơn, có khi loạn nhịp, hay hoảng sợ, ngủ kém có khi mất ngủ kéo dài, hoặc ngủ lơ mơ, phiền táo mệt mỏi, chất lưỡi đỏ, mạch huyền sác.

Điều trị: Bổ huyết dưỡng tâm trấn kinh an thần.

Viêm mũi mạn tính

 Đông y gọi là “tị cả” (mũi khô) là một loại bệnh viêm mũi mạn tính. Biểu hiện của bệnh là niêm mạc mũi bị teo lại...

Đông y gọi là “tị cả” (mũi khô) là một loại bệnh viêm mũi mạn tính. Biểu hiện của bệnh là niêm mạc mũi bị teo lại, phần dưới xương lá mía bị thu hẹp, hốc mũi nở rộng, đóng nhiều vẩy xanh. Các loại vi khuẩn và vi sinh vật sinh sôi phát triển dưới những lớp vẩy, gây ra triệu chứng tắc bên trong mũi, cảm thấy mũi khô nóng, mất khứu giác. 

Bài chứng tâm phế khí hư

 Chứng tâm phế khí hư thường gặp ở người cao tuổi, nhất là những người ho suyễn lâu ngày. Khi khí cơ của tâm và phế không đủ...

Chứng tâm phế khí hư thường gặp ở người cao tuổi, nhất là những người ho suyễn lâu ngày. Khi khí cơ của tâm và phế không đủ, công năng bảo vệ bên ngoài sút kém, người bệnh dễ cảm mạo, khi gặp thời tiết lạnh bệnh tình càng nặng thêm.

Tâm phế khí hư ảnh hưởng đến công năng tuyên phát và phân bố của phế, làm cho tân dịch ngưng tụ lại mà thành đàm ẩm. Khi tâm khí hư ảnh hưởng đến tâm dương, làm tâm dương hư yếu, không ôn hóa được thủy dịch mà sinh ra chứng phù thũng. Chứng tâm phế khí hư còn làm cho sự vận hành của huyết yếu ớt, dẫn đến chứng ứ huyết... 

Do hư lao dẫn đến tâm phế khí hư:

 Do tâm phế khí hư dẫn đến tông khí (khí của thức ăn đồ uống kết hợp với khí trời để sinh ra khí và huyết) không đủ, khí không thúc đẩy được huyết vận chuyển làm tim mạch vô lực mà sinh bệnh.

Biểu hiện: Bệnh nhân đoản hơi, hồi hộp, tiếng nói nhỏ, mặt nhợt nhạt, tự ra mồ hôi, đêm ngủ không yên, hay mỏi mệt, sức yếu, ho thở gấp.

Do tâm phế khí hư sinh ra chứng tự hãn (tự ra mồ hôi).

 Mồ hôi là dịch của tâm, phế hợp với bì mao, khi tâm phế khí hư, bì mao đóng không kín, dịch của tâm tiết ra ngoài sinh ra chứng tự hãn.

Biểu hiện: Bệnh nhân ra mồ hôi, sợ gió, hoặc ra mồ hôi mà tâm hồi hộp, ngủ không yên, hay cảm mạo, rêu lưỡi trắng, mạch tế nhược.

Do tâm phế khí hư sinh quyết chứng (run tay chân). 

Bệnh nhân thể trạng hư yếu, hay mệt mỏi, trí tuệ không minh mẫn, thường do khí của tâm phế thoát ra ngoài hoặc hãm xuống dưới.

Biểu hiện: Bệnh nhân đoản hơi, thở ngắt quãng, ra mồ hôi, tay chân lạnh, sắc mặt trắng nhợt, có khi bị ngất xỉu.

Bài trị nhức đầu do ngoại cảm phong nhiệt

 Theo YHCT, nếu đau đầu đột ngột và kéo dài vài ngày là do ngoại cảm; nếu lúc đau lúc không và đau âm ỉ là nội thương. Đau đầu do ngoại cảm phần lớn là thực chứng.

Chứng đau nhức đầu là một triệu chứng thường gặp nhất trong các bệnh lý của nhiều bệnh. Theo YHCT, nếu đau đầu đột ngột và kéo dài vài ngày là do ngoại cảm; nếu lúc đau lúc không và đau âm ỉ là nội thương. Đau đầu do ngoại cảm phần lớn là thực chứng.

Người bệnh bị nhức đầu do ngoại cảm phong nhiệt có các triệu chứng: đau đầu, sợ gió, khát nước, đau cổ họng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác. Phép chữa là sơ phong, thanh nhiệt.