Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020

Bài chứng phế thận âm hư

 Phế thận âm hư thuộc chứng âm hư trong hư lao.

Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh do tà nhiệt phạm phế, buồn thương quá độ, phòng lao buông thả, tiên thiên bất túc không nuôi dưỡng được phế âm. Phế âm khuy tổn lâu liên lụy tới thận, xuất hiện phần âm và tân dịch của hai tạng hư lao làm phế lạc suy yếu, thủy suy hỏa vượng.

Người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, ho ít đờm, có khi đờm lẫn máu, khàn tiếng, mất tiếng, lưng gối đau mỏi, di tinh, đau nhức trong xương, mồ hôi trộm, có khi sốt hâm hấp từng cơn, gò má ửng hồng, chất lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế, sác. Phương pháp chữa là chữa phế âm hư và các triệu chứng thận âm hư.


Bài trị viêm bờ mi theo đông y

 Viêm bờ mi là bệnh về mắt thường gặp do môi trường ô nhiễm, các rối loạn nội tiết, dùng thuốc và mỹ phẩm…

Viêm bờ mi là bệnh về mắt thường gặp do môi trường ô nhiễm, các rối loạn nội tiết, dùng thuốc và mỹ phẩm… với biểu hiện đỏ mắt, cảm giác có sạn hoặc rát mắt, ngứa mắt, mi mắt sưng và đỏ, bong da xung quanh mi mắt, có vảy ở lông mi lúc ngủ dậy, nhạy cảm với ánh sáng, rụng lông mi… Bệnh dễ tái phát và có thể dẫn tới nhiều biến chứng. Đôi khi gây ra tổn thương giác mạc do kích thích liên tục từ bờ mi bị viêm hoặc lông mi xiên gây xước, loét giác mạc.

Theo y học cổ truyền, viêm bờ mi chủ yếu do trong cơ thể vốn có thấp nhiệt ứ đọng ở 2 kinh tỳ, vị hoặc do tạng tâm quá nóng lại bị cảm nhiễm phong tà xâm nhập vào gây nên bệnh. Tùy theo từng chứng trạng cụ thể mà dùng bài thuốc phù hợp như sau:

Nếu bờ mi bị sung huyết, lở ngứa, bong nhiều vảy, chân mi trắng xám:

Phương pháp điều trị viêm bờ mi: 

Trừ phong thắng thấp.

Nếu bờ mi đỏ tấy, lở loét, ngứa, có mủ, nhức mắt:

Phương pháp điều trị: Thanh hóa thấp nhiệt, tả hỏa giải độc.

Nếu bờ mi đỏ ửng, ẩm, ngứa dai dẳng:

Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt hóa thấp.

Nếu bờ mi đỏ ửng, đau nhấm nhói, ngứa:

Phương pháp điều trị: Thanh tâm tả hỏa, hóa thấp.

Bài trị chứng thận khí hư trong đông y

 Chứng thận khí hư là do nguyên khí trong thận hư suy, xuất hiện các chứng trạng về công năng của thận bị giảm sút.

Bệnh phần nhiều do tiên thiên bất túc, do mắc chứng hư lao làm tổn thương quá mức hoặc do ốm đau lâu  ngày, do tuổi cao thận khí suy yếu hoặc do tình dục quá độ làm tinh khí hư suy liên lụy đến thận mà sinh ra bệnh. Chứng thận khí hư thường gặp trong các bệnh như: tai điếc, tai ù, hư lao, đau lưng, hai chân lạnh, liệt dương, di tinh, có trường hợp rối loạn cường dương, nam giới dẫn đến vô sinh...

Biểu hiện: thính lực giảm, tai ù, choáng váng, lưng gối yếu mỏi, ban đêm tiểu tiện nhiều lần, hoạt tinh, tảo tiết, lưỡi nhợt rêu lưỡi trắng, mạch tế nhược.

Theo Đông y, thận chứa tinh, tinh hợp với chí, thận khí hư thì hay chuột rút. Chứng thận khí hư thì khí trong thận khí không bền, khi giao hợp xuất tinh sớm, do dương không khống chế được âm nên đêm đi tiểu nhiều lần. Do thận khí hư, thận không đủ tủy để nuôi dưỡng não cho nên bệnh nhân hay choáng váng, ù tai, tai điếc.

Có thể thấy rõ chứng thận khí hư với các chứng trạng ở hạ tiêu khá đột xuất và khá nặng như: hạ tiêu hư hàn không đủ sức ấm để khống chế thủy dịch cho nên tiểu tiện không tự chủ được. Chứng thận khí hư bệnh chủ yếu ở hạ tiêu. Cơ chế của chứng thận khí hư giới hạn ở nguyên khí của tạng thận hư yếu gây nên. 

Chứng thận khí hư gây đau lưng

Lưng là phủ của thận, nếu xoay chuyển khó khăn là thận sắp suy bại. Bệnh phần nhiều do những nhân tố như: ốm lâu ngày, tuổi cao, phòng dục quá độ làm cho thận bị hư tổn mà sinh bệnh.

Triệu chứng: Lưng đau mỏi dai dẳng không dứt, khi mệt nhọc thì bệnh tăng lên, khi nằm thì đỡ đau.

Điều trị chứng thận khí hư gây đau lưng: 

Bổ thận, khi thận mạnh thì hết đau lưng.

Chứng thận khí hư gây chứng tai ù tai, chóng mặt

Thận chủ về tai, thận khai khiếu ra tai. Thận hư thì tinh không dâng lên, cho nên thính lực giảm. Thận hư thì thủy suy mà mộc chao đảo.

Triệu chứng: Bệnh nhân tai ù, tai điếc, hoa mắt, chóng mặt, tinh thần ủy mỵ, lưng yếu mỏi.

Điều trị chứng thận hư gây chứng ù tai , chóng mặt : 

Bổ thận, tráng dương sinh tinh khí.

Cách dùng: ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 2 viên với nước đun sôi để ấm.

Thận khí hư gây nên chứng dương nuy, di tinh

Do buông thả tình dục, phòng lao quá độ tổn hại thận khí mà sinh bệnh.

Triệu chứng: Liệt dương, di tinh, tảo tiết, sinh lý giảm sút, tinh thần mệt mỏi, choáng váng, tay chân lạnh mà yếu.

Điều trị thận khí hư gây nên chứng dương nuy , di tinh :

 Bổ thận tráng dương, cố tinh.

Do thận khí hư xuất hiện chứng hư lao

Do lao động mệt nhọc, ốm lâu ngày, do già yếu mà sinh bệnh.

Triệu chứng: Đầu choáng váng, tai ù, thính lực giảm sút, lưng gối mỏi, hay tiểu tiện về ban đêm...

Điều trị thận khí hư gây chứng hư lao: 

Đại bổ nguyên khí.


Cánh trị bệnh trĩ theo đông y

 Bệnh trĩ xuất phát từ chứng đại tràng tích nhiệt. Do ăn uống nhiều thức ăn cay nóng, uống nhiều rượu bia, nghiện thuốc lá, café...Nhiệt tích lại mà sinh bệnh.

Bệnh trĩ thường chia làm ba loại. Thể đại tràng thực nhiệt thường sinh ra chứng trĩ ngoại. Thể đại tràng thấp nhiệt thường sinh ra chứng trĩ nội. Nếu có cả chứng thực nhiệt và thấp nhiệt thì sinh ra chứng trĩ hỗn hợp vừa có trĩ nội và trĩ ngoại.

Trĩ nội: 

Do loét trực tràng ở phần gần hậu môn thường có triệu chứng đại tiện táo bón, mỗi lần đi đaị tiện thường chảy máu tươi, có khi máu chỉ dính phân, có khi vài giọt, nhưng nếu viêm loét nhiều thì chảy máu ồ ạt. Có trường hợp để lâu ngày không điều trị loét sâu dẫn đến mắc chứng dò hậu môn.

Điều trị bệnh trĩ theo đông y: 

Thanh nhiệt giáng hỏa trừ thấp nhuận tràng thu liễm sinh cơ cầm máu.

Trĩ ngoại: 

Do táo bón lâu ngày, khi đi đại tiện rặn nhiều, các tĩnh mạch ở hậu môn phình ra huyết ứ lại mà thành búi trĩ, để lâu ngày búi trĩ càng to dần, khi đi đại tiện khó chịu, thường ngồi cũng khó khăn. Có trường hợp vỡ ra chảy máu, nhất là vùng nông thôn ít quan tâm đến bệnh, nên khi búi trĩ lớn vỡ ra chảy máu đi khám bệnh mới phát hiện mắc chứng trĩ ngoại. Nếu búi trĩ còn bé có thể điều trị bằng nội khoa, nếu búi trĩ lớn phải dùng phương pháp ngoại khoa để điều trị.

 Điều trị bệnh trĩ theo nội khoa: 

Thanh nhiệt giáng hỏa lương huyết, cầm huyết, nhuận tràng thu liễm tiêu viêm.

Trĩ hỗn hợp:

 Nếu bệnh nhân mắc chứng trĩ hỗn hợp, vừa có trĩ nội vừa có trị ngoại trước hết phải điều trị trĩ nội; điều trị trĩ ngoại sau. 

Cách dùng: Ngày uống 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn.

Nếu trĩ nội đã dò hậu môn điều trị trĩ ổn định sau đó dùng phương pháp ngoại khoa điều trị dò hậu môn.

Bài trị nhiệt miệng

 Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với biểu hiện viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, sưng nề, dễ chảy máu, gây đau đớn, khó chịu, sốt, mất ngủ, tâm phiền,… Phương pháp chữa trị nhiệt miệng theo Đông y là thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm, chống viêm, lương huyết.

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với biểu hiện viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, sưng nề, dễ chảy máu, gây đau đớn, khó chịu, sốt, mất ngủ, tâm phiền,… Phương pháp chữa trị nhiệt miệng theo Đông y là thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm, chống viêm, lương huyết.

Bài viêm quanh khớp vai

 Viêm quanh khớp vai là bệnh viêm khớp có tỉ lệ mắc ngày càng gia tăng, nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ dẫn đến tình trạng đau dai dẳng và hạn chế vận động khớp vai, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Viêm quanh khớp vai

Viêm quanh khớp vai là thuật ngữ dùng chung cho các bệnh lý viêm các cấu trúc phần mềm quanh khớp vai: gân, túi thanh dịch, bao khớp; không bao gồm các bệnh lý có tổn thương đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch như viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp... Ở Mỹ và Anh khoảng 5 - 10% người trưởng thành mắc bệnh viêm quanh khớp vai. Bệnh thường xảy ra ở người trên 50 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam, vai phải thường gặp hơn vai trái.

Theo y học cổ truyền, viêm quanh khớp vai còn được gọi là Kiên tý, Kiên ngưng, Ngũ thập kiên… Bệnh phần nhiều là do khí huyết suy hư, cảm thụ phong hàn thấp tà hoặc tổn thương lâu ngày dẫn đến kinh lạc bế tắc, khí huyết vận hành không thông khiến các tổ chức xung quanh co rút dính lại với nhau, gây tình trạng đau nhức và hạn chế vận động vùng vai. Mục tiêu điều trị của y học cổ truyền là nhằm giúp khí huyết vận hành thông suốt, “thông tắc bất thống”.

Bài liệt dây thần kinh mặt

 Liệt dây thần kinh mặt là liệt dây thần kinh số VII, gây ra các dấu hiệu liệt mặt tùy thuộc nguyên nhân. Dây thần kinh VII là dây hỗn hợp, có đầy đủ chức năng của một dây thần kinh ngoại vi: Vận động, cảm giác, thực vật, dinh dưỡng và phản xạ... nên khi liệt sẽ mất cả vận động, cảm giác và phản xạ.

Nguyên nhân gây liệt mặt

Liệt mặt nguyên phát (liệt mặt do lạnh hay liệt Bell): 

Do mạch nuôi của dây thần kinh bị co thắt gây ra thiếu máu cục bộ, phù và chẹn dây thần kinh trong ống Fallope. Các trường hợp liệt tự phát thường tiến triển cấp tính có liên quan tới gió lùa, lạnh, hay xảy ra vào ban đêm, nhất là vào mùa lạnh.

Liệt mặt thứ phát:

 Do tổn thương cầu não bởi các bệnh u thần kinh đệm, u lao, di căn ung thư hoặc đột quỵ vùng cầu não.

Liệt mặt có thể là dấu hiệu đầu tiên của viêm tủy xám, nhất là ở trẻ em; bệnh xơ não tủy rải rác; do tổn thương ở góc cầu tiểu não (do u dây thần kinh số VIII, u màng não, viêm màng nhện vùng góc cầu - tiểu não); tổn thương ở nền sọ (do u di căn ở nền sọ liệt mặt trong hội chứng Guillain - Garcin gây liệt các dây thần kinh sọ não một bên); chấn thương vỡ nền sọ; tổn thương trong xương đá (như zona hạch gối, chấn thương vỡ xương đá, ổ máu tụ ở hõm nhĩ, viêm tai xương chũm); tổn thương dây thần kinh số VII ngoài sọ (do chấn thương, u ở tuyến mang tai, bệnh hủi, bệnh uốn ván, hội chứng Guillain - Barré: Chiếm 69% trường hợp liệt mặt hai bên, viêm nhiều dây thần kinh sọ não, viêm nút quanh động mạch, bệnh Kahler, đái tháo đường tiềm tàng, liệt dây thần kinh số VII do thai nghén, liệt mặt di truyền).

Các biểu hiện liệt mặt

Theo nguyên nhân gây tổn thương, người ta phân biệt liệt mặt ngoại vi, liệt mặt trung ương và các định khu tổn thương dây thần kinh số VII như sau:

Dấu hiệu liệt mặt ngoại vi

Khi bệnh nhân không cử động: Hai bên mặt không cân đối, các cơ mặt bị kéo về bên lành, nửa mặt bên bệnh bất động và nhẽo do bị giảm trương lực cơ, trán mắt nếp nhăn, lông mày hơi sụp xuống, má hơi xệ, rãnh mũi - má mờ, góc mép miệng bị xệ xuống, tai hình như thấp xuống. Nếu ở giai đoạn muộn có nhiều trường hợp mặt bệnh nhân khi không cử động nhìn thấy mặt cân đối, chỉ khi cử động mới thấy mất cân đối.

Liệt dây thần kinh mặt Vị trí các huyệt vùng mặt điều trị liệt dây thần kinh số VII.

Khi cử động: Bên bệnh không nhăn trán được, mắt không nhắm kín (dấu hiệu hở mi  lagophthalmus), không làm được động tác nhe răng, phồng má, mím môi, huýt sáo...

Các dấu hiệu đặc trưng của liệt mặt gồm:

Dấu hiệu Charles - Bell dương tính, là khi bệnh nhân nhắm mắt chủ động, mắt bên liệt nhắm không kín, nhãn cầu vận động lên trên và ra ngoài.

Dấu hiệu Negro: Khi bệnh nhân ngước mắt nhìn lên trên, đồng tử bên tổn thương ở vị trí cao hơn bên lành.

Dấu hiệu Souques: Trong khi nhắm hai mắt thì mắt bên bệnh nhắm không được chặt, lông mi của bên bệnh còn thò ra ngoài dài hơn bên lành.

Dấu hiệu Pierre Marie - Foix:  Giúp phát hiện liệt mặt nếu bệnh nhân hôn mê. Bác sĩ ấn mạnh vào hai góc hàm hoặc giật tóc mai của bệnh nhân, bệnh nhân sẽ nhăn mặt, khi đó nửa mặt bên lành sẽ co, còn bên liệt không có phản ứng gì.

Ngoài ra, liệt dây thần kinh VII ngoại vi có thể đi kèm theo liệt nửa người kiểu  trung ương bên đối diện như trong hội chứng Millard - Gubler hay hội chứng Foville cầu não dưới.

Liệt mặt trung ương do tổn thương đường vỏ nhân

Biểu hiện bệnh nhân chỉ liệt 1/4 dưới của mặt, không có dấu hiệu Charles - Bell. Dây thần kinh số VII rất dễ bị tổn thương, khi có các quá trình bệnh lý khu trú ở bán cầu đại não. Do nhân vận động dây thần kinh số VII có hai phần: Phần trên (phân bố vận động cho 1/4 trên của mặt cùng bên) được chi phối bởi cả hai bên bán cầu, còn phần dưới (phân bố vận động cho 1/4 dưới của mặt cùng bên) chỉ được chi phối bởi một bán cầu bên đối diện, cho nên khi có một bán cầu não bị tổn thương thì nửa dưới nhân vận động dây thần kinh số VII bên đối diện mất phân bố thần kinh, biểu hiện bằng liệt 1/4 dưới của mặt bên đối diện.

Như vậy, liệt dây thần kinh số VII là liệt 1/4 dưới của mặt, còn liệt dây VII ngoại vi là liệt nửa mặt (phải hoặc trái).

Các định khu tổn thương dây VII khác

- Liệt dây VII do tổn thương bán cầu não: Do vỏ não và đường vỏ - nhân dây VII bị tổn thương gây liệt dây VII trung ương cùng bên với liệt nửa người. Bệnh nhân bị liệt 1/4 dưới mặt bên đối diện với ổ tổn thương và liệt nửa người kiểu trung ương bên đối diện với ổ tổn thương.

- Tổn thương nhân dây VII ở cầu não: Gây liệt mặt ngoại vi. Hội chứng Millard - Gubler: Liệt dây VII ngoại vi bên tổn thương, liệt nửa người trung ương bên đối diện. Hội chứng Foville cầu não dưới: Bệnh nhân có dấu hiệu hai mắt nhìn sang bên đối diện với tổn thương. Liệt mặt ngoại vi bên tổn thương. Liệt nửa người bên đối diện (trừ mặt)...

Phương pháp điều trị liệt mặt 

Điều trị nội khoa liệt mặt 


Tùy theo nguyên nhân mà chọn dùng thuốc thích hợp. Các thuốc thường dùng như corticoide, axid acetyl salicylic, thuốc kháng sinh (khi có nhiễm khuẩn), các thuốc giãn mạch, thuốc kích thích tăng dẫn truyền (nivalin, methylcoban), thuốc tái tạo bao myelin (nucléo - CMP forte), sử dụng vitamin nhóm B liều cao, thuốc chống gốc tự do (vitamin E, eckhart Q10)...

Điện châm các huyệt: Bế phong, Dương bạch, Toản trúc, Tình minh, Ty trúc không, Đồng tử liêu, Thừa khớp, Nghinh hương, Giáp xa, Địa thương, Nhân trung, Thừa tương cùng bên liệt...

Toàn thân châm huyệt Hợp cốc, Phong bì bên đối diện. Cần tránh kích thích quá mức để gây co cứng cơ mặt. Khi mắt đã gần bình thường thì dừng điều trị kích thích. Khi thấy các dấu hiệu co cứng cần ngừng ngay liệu pháp điện châm, châm cứu, xoa bóp. Nếu bị liệt mặt co cứng dai dẳng điều trị không kết quả có thể tiêm cồn hủy dây thần kinh.

Điều trị ngoại khoa liệt mặt

Phẫu thuật để giải phóng dây thần kinh trong ống dây thần kinh mặt do viêm tai. Phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp liệt dây VII do viêm tai cấp hoặc mạn tính khi đã điều trị bảo tồn trong 4 - 5 tuần mà không có dấu hiệu phục hồi.

Cách phòng bệnh liệt mặt

Để phòng bệnh, cần điều trị dứt điểm các bệnh là nguyên nhân gây liệt mặt. Tránh gió lùa hay quạt lạnh trực tiếp vào vùng đầu mặt, nhất là ban đêm và mùa lạnh. Khi trời lạnh cần mặc ấm, đeo khẩu trang để tránh gió và lây nhiễm các bệnh do virus; tránh tiếp xúc đột ngột với nước lạnh...