Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020

Đau vùng thượng vị trong đông y

 Đau vùng thượng vị, Đông y còn gọi là vị quản thống, tâm vị thống.

Phần nhiều do ăn uống không điều độ, nóng lạnh thất thường hoặc lo nghĩ, lao lực khiến tỳ vị tổn thương. Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh nên ăn các món sau:

Đau lâm râm vùng thượng vị, ăn lạnh đau tăng, ăn ấm dễ chịu: 

nguyên nhân do tỳ vị hư hàn. Phép trị ôn bổ tỳ vị. 

Đau vùng thượng vị do tỳ vị nhiệt:   

người bênh cảm giác nóng rát

Đau vùng thượng vị do tâm tỳ hư

 Biểu hiện mỗi khi người bệnh suy nghĩ căng thẳng đau tăng, ăn ngủ kém 

Say nắng trong y học cổ truyền

 Trong y học cổ truyền, say nắng say nóng được gọi là chứng Trúng thử với cơ chế sinh bệnh là do: trên cơ sở chính khí hư suy (giảm sức đề kháng), hai nhân tố gây bệnh là thử nhiệt hoặc thử thấp xâm nhập vào cơ thể, uất lại và nung đốt làm hao tổn âm dịch mà tạo thành bệnh.

Nếu nặng thì thanh khiếu bị che phủ, kinh khí bế tắc gây nên hôn mê, nếu tân dịch bị hao tổn quá nhiều thì phát sinh chứng hư thoát.

Say nắng, say nóng thường thể hiện ở hai mức độ: Nhẹ thì đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tức ngực, lợm giọng, buồn nôn, khát nước, da nóng, không có mồ hôi, toàn thân mệt mỏi rã rời hoặc có biểu hiện bồn chồn, vật vã; Nặng thì ngoài các triệu chứng trên còn có thêm sắc mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, chân lạnh, thậm chí xuất hiện hôn mê bất tỉnh, co giật tứ chi.

H-uyết áp thấp trong đông y

 Theo Đông y, huyết áp thấp thuộc chứng huyễn vựng (huyễn là hoa mắt, vựng là chóng mặt). Nguyên nhân phổ biến của bệnh này là do khí huyết hư làm cho não thiếu sự nuôi dưỡng gây nên chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, váng đầu, sắc mặt nhợt nhạt, tay chân yếu run, mạch vô lực...

Theo Tổ chức Y tế thế giới, huyết áp thấp là biểu hiện của sự rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch. Bệnh nhân được coi là huyết áp thấp khi trị số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) dưới 90mmHg (milimét thuỷ ngân) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) dưới 60mmHg. Có hai loại: huyết áp thấp tiên phát (do thể trạng) và huyết áp thấp thứ phát (do các bệnh lý khác). Những người huyết áp thấp thường có biểu hiện: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, giảm tập trung trí lực, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, thoáng ngất hoặc ngất.

Chứng ôn độc trong Đông y

 Chứng ôn độc trong Đông y biểu hiện sốt hoặc sốt nhẹ, sợ lạnh, sưng cứng dưới tai và vùng dưới hàm, ấn vào đau, thường sưng một bên, dần dần sưng cả hai bên.Y học hiện đại gọi là bệnh quai bị.

 Nguyên nhân gây chứng ôn độc 

 Do ôn dịch xâm nhập phế vệ qua đường mũi họng phạm tới hai kinh thiếu dương đởm và dương minh vị. Kinh thiếu dương phụ trách khí phong mộc, kinh dương minh phụ trách táo kim. Tà phong nhiệt xâm phạm vào hai kinh này gây uất kết ở vùng dưới tai, dưới hàm và má. Hai là do can và đởm có mối liên quan biểu lý, khi kinh đởm bị tổn thương làm kinh can cũng bị ảnh hưởng mà gây ra. 

Trường hợp ôn độc nhẹ
Phép điều trị chứng ôn độc nhẹ : 

Sơ tán phong tà hoạt huyết.

Trường hợp ôn độc nặng
Phép điều trị chứng ôn độc năng : 

Thanh hỏa giải độc tuyên tiết phong nhiệt.

Chứng phế âm hư trong đông y

 Phế âm hư gặp ở người suy nhược do lao phổi, hen phế quản, viêm khí phế quản mạn,… Phế âm hư làm tân dịch bị suy giảm gây ho không có đờm, đờm ít vàng và dính, ngứa họng, tiếng nói khàn, mạch tế sác, chất lưỡi đỏ, ít rêu.

Nếu âm hư nhiều, hư hỏa bốc lên, người bệnh sốt về chiều, hai gò má đỏ, khát nước, đờm có máu, chất lưỡi đỏ, rêu ít, mạch tế sác (lao). 

Trầm cảm trong đông y

  Trầm cảm thuộc hội chứng bệnh tâm thần kinh bệnh về tâm năng.

Người bệnh biểu hiện vui buồn bất thường, nói năng khó kiểm soát, có người thờ ơ lạnh nhạt không cảm xúc. Bệnh này có rối loạn về chức năng của tâm và não, gây ra những thay đổi về suy nghĩ, nhận biết, tâm trạng, tính tình. Đây là căn bệnh khá phổ biến hiện nay.

Nguyên nhân gây trầm cảm theo YHCT phần nhiều do khí uất kết lâu ngày làm tổn thương âm huyết, dẫn đến âm hư dương xung động gây hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu... Ngoài ra “Can mộc khắc Tỳ thổ” đã làm Tỳ mất vận hóa khiến khí trệ, huyết ứ gây tổn thương đến tâm não.

YHCT còn cho rằng nguyên nhân gây bệnh tâm não “nội thương” do “Khủng thương Thận” - sợ sệt quá làm tổn thương tạng thận; “Nộ thương Can” - hay tức giận tổn thương đến tạng can; “Ưu thương Phế” - hay lo lắng quá tổn tạng phế...

Ra huyết ở thai phụ trong đông y

 Khi đã có thai ra máu kiểu hành kinh hoặc ra một ít máu đen thẫm... gọi là nhâm thần lậu thai hạ huyết. Nguyên nhân do xung nhâm khí hư không chế cái được tâm, tiểu tràng.

Khi đã có thai ra máu kiểu hành kinh hoặc ra một ít máu đen thẫm... gọi là nhâm thần lậu thai hạ huyết. Nguyên nhân do xung nhâm khí hư không chế cái được tâm, tiểu tràng. Bình thường hai kinh mạch tâm và tiểu tràng có liên quan biểu lý với nhau. Khi thụ thai thì xung nhâm tập trung khí huyết để nuôi dưỡng thai và chuẩn bị các công đoạn để tạo sữa khi thai nhi ra ngoài là có đủ sữa để nuôi dưỡng hài nhi. Khi xung nhâm bị phong nhiệt hoặc do can hoả vượng hoặc do tỳ vị hư nhược... làm cho xung nhâm bất cố không thực hiện đúng quy trình, khí huyết không tập trung dưỡng thai ra huyết như kinh thủy mà thành lậu thai hạ huyết. Ngoài ra còn do các nguyên nhân như chấn thương hoặc bệnh lý tại bào cung hoặc cơ quan, bộ phận bên cạnh mà gây lậu huyết.

Đông y chia 4 thể, tùy thể mà dùng bài thuốc thích hợp.

Ra huyết ở thai phụ do tỳ khí hư

Triệu chứng: Phụ nữ khi tắt kinh có thai một vài tháng, tự nhiên thấy ra một ít máu như kinh nguyệt, ăn uống kém, cơ thể mệt mỏi, da nhợt, môi nhợt, da xanh. Mạch tế sác.

Ra huyết ở thai phụ do can hỏa vượng 

Triệu chứng: Phụ nữ khi tắt kinh có thai một vài tháng, tự nhiên thấy ra một ít máu như kinh nguyệt, hay cáu gắt, ngực sườn đầy tức hoặc giận dữ nhiều gây ra các triệu chứng người lúc nóng, lúc lạnh thất thường. Mạch sác.

Ra huyết ở thai phụ do can khắc tỳ 

Triệu chứng: Phụ nữ khi tắt kinh có thai một vài tháng, tự nhiên thấy ra  một ít máu như kinh nguyệt, khát nước, ăn kém, người gầy yếu, chân tay mỏi, ngũ tâm phiền nhiệt, hai mạng sườn đầy tức; Rêu lưỡi vàng dày. Mạch sác.

Ra huyết ở thai phụ do huyết nhiệt 

Triệu chứng: Phụ nữ khi tắt kinh có thai một vài tháng, tự nhiên thấy   ra  một ít máu như kinh nguyệt, đầu thông, huyễn vựng, phiền táo, khẩu khát. Mạch trầm sác.

Phòng bệnh ra huyết ở thai phụ:

Trong khi có thai cần giữ cho tinh thần thanh thản, thoải mái, vui tươi, tránh mọi cảm xúc quá mức; Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, kiêng không ăn các chất cay nóng, sống, lạnh, nên ăn cháo bồ câu; Chỗ ở thoáng, đủ ánh sáng, đủ ấm, tránh gió lạnh, nghỉ ngơi điều độ; Giữ gìn vệ sinh sản môn.