Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

Bài trị chứng thống kinh theo đông y

 Đông y cho rằng: “Người phụ nữ khi kỳ kinh đến trước, sau, hoặc đang hành kinh mà đau bụng dưới, khi đau âm ỉ, khi đau nhiều, có khi đau dữ dội không chịu nổi, hai bầu vú căng cứng, gọi là đau bụng khi hành kinh, hay chứng “thống kinh”.

Thống kinh do can uất khí trệ, huyết ra không thông

Trước khi hành kinh hoặc khi đang hành kinh bụng dưới nặng trệ, đau, lượng kinh có thể nhiều, có thể ít, màu kinh tía tối, có hòn cục, hai mạng sườn đau, hai bầu vú căng trướng, mạch huyền.

Điều trị thống kinh do can uất khí trệ, huyết ra không thông: 

lý khí hoạt huyết, giải uất chỉ thống.

Trường hợp bụng đau nhiều, huyết ra có nhiều hòn cục

Điều trị: sơ can lý khí, hành huyết chỉ thống.

Thống kinh do khí trệ huyết ứ lâu ngày 

Triệu chứng thống kinh do khí trệ huyết ứ lâu ngày: 

Khi hành kinh huyết ra nhiều có huyết cục màu đen, bụng đau dữ dội.

 Điều trị thống kinh do khí trệ huyết ứ lâu ngày:

hành khí phá huyết thông kinh chỉ thống.

Thống kinh có kiêm chứng âm hư huyết nhiệt

Điều trị:điều lý can (gan) khí, hoạt huyết hóa ứ, dục âm lương huyết.

Do hàn ngưng tụ sinh chứng đau bụng khi hành kinh

Triệu chứng: bụng dưới lạnh đau dữ dội kinh ra hòn cục màu đen. 
Điều trị: hoạt huyết hóa ứ hành khí giảm đau.

Thống kinh do dương hư âm thịnh khí huyết ngưng tụ 

Triệu chứng thống kinh do dương hư âm thịnh khí huyết ngưng tụ 

Kỳ kinh đến muộn, lượng kinh ra ít, bụng đau dữ dội, tay chân lạnh, sắc mặt không tươi, có trường hợp nôn mửa, tự ra mồ hôi, mạch trầm khẩn.

Điều trị thống kinh do dương hư âm thịnh khí huyết ngưng tụ 

Ôn dương khu hàn hoạt huyết hóa ứ điều kinh chỉ thống.

Thống kinh do trung tiêu hư hàn, làm khí ngưng huyết trệ 

Triệu chứng thống kinh do trung tiêu hư hàn, làm khí ngưng huyết trệ : 

Khi hành kinh bụng đau, trướng đầy, mỏi lưng, ăn kém, nôn mửa, lượng kinh ra ít, mạch huyền tế.

Điều trị thống kinh do trung tiêu hư hàn, làm khí ngưng huyết trệ : 

Ôn trung điều lý hoạt huyết thông khí, giảm đau thông kinh.

Bài trị nhiệt miệng theo đông y

 Nhiệt miệng là những vết loét ở đầu lưỡi hoặc niêm mạc trong khoang miệng, hoặc ngay trên nướu, không xảy ra trên bề mặt môi và không lây lan.

Theo Đông y, nguyên nhân chính là do tâm hỏa cang thịnh và tỳ vị bị tích nhiệt.

Người bệnh có những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, người nóng, mất ngủ, tâm phiền, có những cơn bốc hỏa toát mồ hôi, ăn uống kém,  táo bón kéo dài, căng thẳng thần kinh. 

Nhiệt miệng do tâm hỏa cang thịnh: 

Người bệnh có những nốt loét ở đầu hoặc thân lưỡi, gây đau rát, xót, không ăn uống được vì đau, uống nước nguội thấy dễ chịu. Kèm theo đau đầu, người nóng, hay toát mồ hôi, đại tiện thường táo, tiểu tiện đỏ lượng ít, mất ngủ, nếu là nam giới dễ bị di hoạt tinh, cơ thể suy nhược. 

Phép trị nhiệt miệng do tâm hỏa cang thịnh:

 tả tâm hỏa, bổ thận thủy kèm chống viêm thanh nhiệt.

Nhiệt miệng do tỳ vị bị tích nhiệt: 

Người bệnh có biểu hiện lợi sưng đau, dễ chảy máu, lưỡi đỏ, có những nốt loét trong khoang miệng, đau đớn không ăn uống được kèm theo đại tiện táo kết, bụng đầy trướng, hơi thở nóng, tâm rạo rực, thích uống đồ mát... 

Phép trị nhiệt miệng do tỳ vị bị tích nhiệt: 

thanh nhiệt lương huyết, chống viêm kết hợp dưỡng tâm tỳ.

Bài trị vảy nến theo y học cổ truyền

  Vẩy nến là chứng bệnh rất hay gặp, với biểu hiện vùng da nổi đỏ sần sùi có nhiều vảy trắng hay ngứa gãi, có khi sưng đau phát nóng sốt rất khó chịu.

Theo Y học cổ truyền, vảy nến phần nhiều do huyết nhiệt ứ kết bì phu, bệnh liên quan đến tạng can tạng phế “phế chủ bì phu” và “gan chủ về huyết dịch”.

Người bệnh da khô sần do phế nhiệt táo; ngoài da mụn nhọt, lở ngứa sưng đỏ đau thường do huyết nhiệt. Phép trị nên thanh huyết, mát gan, nhuận phế, trừ phong, thông kinh mạch tăng cường khí huyết nuôi dưỡng tới bì phu.

Vẩy nến hể do phong nhiệt:

 thường vùng da vảy nến sắc hồng đỏ có vảy khô, mùa hè bệnh tăng… 

 Phép trị vẩy nến thể do phong nhiệt:

 lương huyết, thanh nhiệt. 

Vẩy nến thể do huyết hư táo: 

vùng da vảy nến khô hồng nhợt, vết ngứa lõm, bệnh kéo dài, bệnh tăng mùa khô hanh. 

 Phép trị vẩy nến thể do huyết hư táo: 

dưỡng huyết, trừ phong, nhuận táo. 

Vẩy nến thể do nhiệt độc thịnh: 

vùng da vảy nến đỏ thâm, có khi sưng phù, cảm giác nóng rát đau phát sốt.

 Phép trị vẩy nến thể do nhiệt độc thịnh:

lương huyết, thanh nhiệt, tiêu độc. 

Vẩy nến thể do huyết ứ thấp nhiệt: 

vảy nến da dày cộm, có khi mụn mủ ngứa gãi chảy nước… 

 Phép trị vẩy nến thể do huyết ứ thấp nhiệt: 

 hoạt huyết hóa ứ, thanh thấp nhiệt.


Bệnh niệu huyết theo đông y

 Bệnh niệu huyết (tiểu ra máu) do nhiều nguyên nhân ở đường tiết niệu gây ra như viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, u bàng quang, u thận, lao thân...

Tiểu ra máu do thể tâm hỏa vọng động:

viêm nhiễm cấp tính đường tiết niệu, viêm cầu thận cấp, viêm bàng quang cấp 

Người bệnh tiểu ra máu, miệng khát, sốt, mặt đỏ, ngủ ít hay mơ; mạch hồng sác.

Phép chữa tiểu ra máu do thể tâm hỏa vọng động:

 thanh tâm hỏa, thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ huyết. 

Tiểu ra máu do thể âm hư hỏa động :

viêm nhiễm mạn tính đường tiết niệu, viêm bàng quang mạn, lao thận 

Người bệnh đi tiểu ít, nước tiểu đỏ, khát nước, họng khô; chất lưỡi đỏ, ít rêu; mạch tế sác.

 Phép chữa Tiểu ra máu do thể âm hư hỏa động 

tư âm thanh nhiệt chỉ huyết.

Tiểu ra máu do thể huyết ứ:

 sỏi đường tiết niệu, sang chấn 

Người bệnh tiểu ra máu và có triệu chứng cơn đau quặn thận do sỏi.

 Phép chữa tiểu ra máu do thể huyết ứ:

 hoạt huyết chỉ huyết.

Tiểu ra máu kéo dài do tỳ hư không thống huyết

Người bệnh đi tiểu nhiều lần có lẫn máu, ăn không ngon, mệt mỏi, sắc mặt vàng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi bẩn; mạch hư nhược. 

Phép trị tiểu ra máu kéo dài do tỳ hư không thống huyết:

 kiện tỳ chỉ huyết. 

Bài trị chứng thấp ôn trong Ðông y

 Thấp ôn là một loại bệnh thấp nhiệt hay gặp vào mùa hạ đầu thu, mùa mưa nhiều, ẩm thấp. Đặc điểm của bệnh phát ra chậm chạp, thể bệnh dây dưa, kéo dài.

Người bệnh sốt nhẹ, sợ lạnh, đau người, nặng đầu, bĩ tức vùng ngực và thượng vị... Nguyên nhân do cảm nhiễm thấp tà xâm nhập cơ thể. Mặt khác, do tỳ hư hiệp với ngoại tà mà gây nên bệnh. Cơ chế sinh bệnh khá phức tạp, mới đầu ở phần vệ, rồi chuyển vào phần khí. Nếu đuổi được tà khí ra khỏi phần khí thì bệnh sẽ sớm bình phục. Nếu không, thấp theo nhiệt chuyển thành nhiệt thì sẽ vào dinh huyết.

Thấp át phần vệ, phần khí

Biểu hiện: Nhức đầu, sợ lạnh, người nặng nề, đau nhức, sốt nhẹ, hơi tăng về buổi chiều, vùng ngực và thượng vị đầy tức, không đói, không khát, da mặt hơi vàng nhợt, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch nhu hoãn.

Phương pháp điều trị thấp át phần vệ, phần khí :

Tuyên hóa thấp tà.

Thấp ôn do tà ở phần khí

1. Cơ năng thăng giáng của tam tiêu bị trở trệ

Biều hiện: Thượng vị đầy trướng, đại tiện lỏng hoặc thất thường, người nặng nề đau mỏi, rêu lưỡi trắng trơn hoặc rêu vàng. Mạch nhu hoãn.

Phương pháp điều trị: Tuyên hóa thấp trọc trung tiêu.

2. Uế trọc làm chướng ngại mô nguyên

Biểu hiện: sợ lạnh, sốt ít, đau mình, có mồ hôi, tay chân nặng nề, nôn mửa đầy trướng, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch hoãn.

Phương pháp điều trị: Sơ lợi thấu đạt thấp trọc.

3. Thấp nhiệt uất phát:

Biểu hiện: Sốt, đau mình, ra mồ hôi, bĩ tức vùng thượng vị, ậm ọe muốn nôn, ngực bụng mọc bạch bồi, rêu lưỡi vàng tươi nhớt.

Phương pháp điều trị: Thanh tiết thấp nhiệt thấu tà đạt ngoại.

4. Thấp nhiệt sinh đàm che lấp tâm bào

Biểu hiện: Sốt nhẹ, có lúc mê man, nói nhảm, rêu lưỡi vàng, cáu, nhợt. Mạch nhu, hoạt, sác.

Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt hóa thấp trừ đàm khai khiếu.

Bài trị mụn nhọt mùa nóng theo y học cổ truyền

 Mụn nhọt rất hay gặp và mùa hè và gây nhiều phiền toái. Chúng có thể mọc ở khắp mọi nơi trên cơ thể, thậm chí cả những vùng nhạy cảm nhất.

Nếu không được chữa trị kịp thời, những  mụn nhọt này rất có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Mụn nhọt là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở các lỗ chân lông hay tuyến bã nhờn. Nguyên nhân theo y học cổ truyền là do hỏa độc gây ra, nếu kèm theo huyết nhiệt thì bệnh hay tái phát dai dẳng. Người bệnh có biểu hiện tại chỗ nhiễm khuẩn có sưng, nóng, đỏ, đau; kèm theo toàn thân có thể sốt, mạch nhanh, rêu lưỡi trắng dày. Mụn nhọt nếu không chữa kịp thời hoặc chữa không khỏi sẽ thành ổ mủ, dần dần vỡ mủ, rồi liền da thành sẹo. 

Giai đoạn đầu trị mụn nhọt:

 mụn mới phát, sưng đau, nóng đỏ, đại tiện táo, tiểu tiện vàng mạch sác có thể kèm theo biểu chứng như phát sốt, mạch phù sác... 

Phép trị giai đoạn đầu trị mụn nhọt

Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu viêm.

Giai đoạn hóa mủ: 

mụn từ màu đỏ, rắn sưng nóng đỏ đau dần dần đầu mụn mềm dần. Nếu mụn sắc nhạt, khó làm mủ thì nên dùng thuốc uống hỗ trợ rút ngắn quá trình nung mủ. 

Phép trị giai đoạn hóa mủ :

thác độc bài nùng.

Giai đoạn huyết nhiệt:

 Mụn nhọt thường tái phát (cơ địa dị ứng dễ nhiễm trùng). 

Phép trị là thanh nhiệt lương huyết giải độc, đề phòng tái phát.

Rối loạn nhịp tim theo đông y

  Theo Đông y: “Tâm tàng thần, là đại chủ của lục phủ ngũ tạng, là nguồn gốc của sinh mạng, tâm là nơi biến hóa của thần”.

Lại nói:  “ Tâm chủ huyết mạch, khi huyết đầy đủ thì cơ thể khỏe mạnh, sức sống dồi dào. Khi tâm huyết kém thì cơ thể gầy yếu, nhịp tim chậm, có khi loạn nhịp, người mệt mỏi và sinh ra nhiều chứng bệnh khác nhau”.

Biểu hiện cơ thể gầy yếu, người mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ kém, tiểu đêm nhiều lần, huyết áp thấp thường 100/60 có khi 90/60. Nhịp tim thường 45 lần/phút, khi mệt quá có thể xuống 40 hoặc 35 lần/phút.

Chẩn đoán rối loạn nhịp tim: 

Do tỳ vị hư hấp thụ thức ăn kém, dẫn đến khí huyết suy, huyết dịch không đủ để cung cấp cho tim hoạt động.

Triệu chứng rối loạn nhịp tim theo đông y

Thể trạng gầy yếu, ăn uống kém, người mệt mỏi,  đại tiên khi táo khi lỏng, tiểu tiện nhiều lần trong ngày, nhưng có khi đi tiểu ít cả về số lần và số lượng nước tiểu, đau lưng, lưỡi khô ráp, mạch trầm tế vô lực...

Điều trị rối loạn nhịp tim theo đông y:

 Kiện bổ tỳ vị, bổ thận ích tinh, bồi bổ khí huyết.