Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

Trị vẹo cổ theo đông y

  Vẹo cổ Đông y còn gọi là trúng phong kinh lạc.

 Bệnh xuất hiện rất đột ngột: sáng sớm khi ngủ dậy đã thấy mình bị vẹo cổ, không quay đầu được, vùng cổ gáy không sưng, ấn vào thấy đau, cảm giác tê bì co cứng, toàn thân mệt mỏi, ngại vận động, tinh thần uể oải không được nhanh nhẹn như trước.

Nguyên nhân vẹo cổ : 

do bị nhiễm cảm phong hàn, tà khí thừa cơ xâm nhập làm cho khí huyết trở trệ, kinh lạc ách tắc mà gây ra bệnh.

Nguyên tắc điều trị vẹo cổ : 

Trừ phong tán hàn, điều hòa khí huyết.

Bài chữa trúng phong kinh lạc theo y học cổ truyền

 Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây trúng phong là do gió độc từ ngoài vào cơ thể, nhân người khí hư, huyết suy, doanh, vệ mất sự điều hòa, tấu lý không được kín đáo mà gây bệnh.

Người bị trúng phong kinh lạc có các triệu chứng: 

liệt mặt, lưỡi lệch về một bên, liệt nửa người, thoáng mất ý thức, hoa mắt, chóng mặt, mạch huyền tế sác thuộc chứng âm hư hỏa vượng; hay gặp ở người tăng huyết áp, xơ cứng động mạch thể can thận âm hư.

Nếu người bệnh chân tay co quắp, miệng sùi bọt, cử động lưỡi khó khăn, rêu lưỡi trắng dày, mạch phù hoạt hoặc huyền hoạt, thuộc chứng phong đàm; hay gặp ở người cao huyết áp tạng béo có cholesterol máu cao. Chứng liệt nửa người này không có hôn mê như tai biến mạch máu não (trúng phong tạng phủ). 

Phương pháp chữa trúng phong kinh lạc: 

Tư âm tiềm dương (nếu do âm hư hỏa vượng). Trừ đàm thông lạc (nếu do phong đàm).

Bài trị chứng đại tràng kết nhiệt theo đông y

 Chứng đại tràng kết nhiệt là do táo nhiệt thực hỏa kết lại ở đại tràng, làm cho đại tràng bế tắc.

Chứng đại tràng kết nhiệt là do táo nhiệt thực hỏa kết lại ở đại tràng, làm cho đại tràng bế tắc. Nguyên nhân do thể chất của bệnh nhân vốn dương thịnh, hỏa vượng hoặc do ăn nhiều chất cay nóng, béo ngọt hoặc do phế nhiệt giáng xuống đại tràng mà gây nên bệnh.

Biểu hiện đại tiện táo, bí kết, giang môn nóng rát miệng khô phiền khát, nước tiểu đỏ, bụng đầy trướng, đau cự án, bệnh nhân sốt, mặt đỏ, rêu lưỡi vàng khô, có trường hợp lưỡi đen nổi gai, mạch hồng sác có lực. 

Do đại tràng kết nhiệt sinh ra chứng đại tiện bí kết:

Triệu chứng đại tràng kết nhiệt sinh ra chứng đại tiện bí kết: 

Bệnh nhân miệng khô phiền khát, thích uống nước, giang môn nóng rát, tiểu tiện vàng đỏ, lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng khô, mạch hồng sác có lực.

Phép trị đại tràng kết nhiệt sinh ra chứng đại tiện bí kết:

 Thanh tả kết nhiệt.

Do đại tràng kết nhiệt sinh ra chứng phúc thống:

Triệu chứng đại tràng kết nhiệt sinh ra chứng phúc thống: 

Bệnh nhân bụng rắn đầy, đau có khi đau dữ dội, có sốt, cũng có trường hợp nóng toàn thân, miệng khát, buồn nôn, tiểu tiện đỏ mà rít.

Phép trị đại tràng kết nhiệt sinh ra chứng phúc thống: 

Tả nhiệt thông phủ.

Chứng đại tràng kết nhiệt Do thương hàn dương minh bệnh

Triệu chứng Chứng đại tràng kết nhiệt Do thương hàn dương minh bệnh:

 Người nóng, bụng đau, đại tiện bí kết.

Phép trị Chứng đại tràng kết nhiệt Do thương hàn dương minh bệnh

Tả hỏa thông tiện.

Do ôn tà phạm phế, phế nhiệt chuyển xuống đại tràng mà sinh ra bệnh:

Triệu chứng Do ôn tà phạm phế, phế nhiệt chuyển xuống đại tràng: 

Sốt cao, ố hàn nhẹ, đau họng ho, có trường hợp suyễn thở, sau đó là đại tiện bí kết, sốt không ố hàn, vùng bụng ấn vào đau, có trường hợp nhiệt quấy rối thần minh mà bệnh nhân hôn mê nói sảng.

Phép trị Do ôn tà phạm phế, phế nhiệt chuyển xuống đại tràng: 

Thanh tả thực nhiệt ở đại tràng, kiêm thanh phế hỏa.

Do thương thực tích nhiệt, táo nhiệt kết ở đại tràng:

Triệu chứng Do thương thực tích nhiệt, táo nhiệt kết ở đại tràng: 

bệnh nhân đại tiện bí kết, nôn mửa ra chất có mùi chua hăng, bụng trướng đau, cự án.

Phép trị Do thương thực tích nhiệt, táo nhiệt kết ở đại tràng

thanh nhiệt, đạo trệ.

Bài trị bệnh tâm cam theo y học cổ truyền

 Theo y học cổ truyền, bệnh tâm cam (tâm yếu) phần nhiều do ăn uống không phù hợp, có khi tạng tâm uất nhiệt. Nếu để lâu, bệnh khó điều trị.

Bệnh mới phát nhiệt thịnh, bứt rứt, miệng lở, nước tiểu đỏ..., 

Tạng tâm hư nhiệt lâu… 

Phép trị: thanh tâm định kinh tiêu cam.

Tâm khí hư hay giật mình hoảng hốt

 Phép trị: bổ tâm dưỡng huyết.

Bệnh tâm cam lâu ngày, tinh thần hoảng hốt đêm ngủ không yên.

Bệnh mày đay theo y học cổ truyền

 Mày đay là một bệnh da liễu có tính quá mẫn thường gặp. Lâm sàng biểu hiện bằng: nổi mày đay to nhỏ không đều, có thể cục bộ nhưng cũng có thể lan ra toàn thân.

Bệnh phát đột ngột, tiến triển nhanh, biến mất cũng rất nhanh và không để lại sẹo. Bệnh này thuộc về phạm vi chứng ẩn chẩn của y học cổ truyền.

Nguyên nhân gây bệnh:

- Hít phải phấn hoa, bụi xác động vật, khói thuốc, bào tử nấm, một số chất bay hơi.

- Thực phẩm: cá, tôm, trứng, sữa...

- Thuốc: vắcxin, huyết thanh....

- Nhiễm trùng, vi khuẩn, nấm, virus...

- Các yếu tố vật lý: ánh nắng mặt trời, nhiệt độ thấp, thời tiết nóng ẩm.

- Yếu tố tinh thần: mày đay nổi khi lo lắng, hưng phấn quá mức.

- Nguyên nhân khác: côn trùng đốt, bệnh toàn thân, bạch cầu, bệnh nội tiết...

Cơ chế bệnh sinh có liên quan đến phản ứng quá mẫn týp I, do tương bào giải phóng ra histamin, làm giãn mao mạch, tăng tính thấm thành mạch, huyết tương thấm qua thành mạch vào vùng chân bì gây nổi mày đay. Có một số loại nổi mày đay liên quan đến phản ứng quá mẫn týp III. Phức hợp kháng nguyên kháng thể kích thích bổ thể, khởi động cho quá trình sản sinh ra các chất trung gian hóa học, làm cho tương bào giải phóng ra histamin rồi gây nên nổi mày đay.  Ngoài những cơ chế trên các yếu tố lý hóa trực tiếp làm tổn thương tổ chức, kích thích trực tiếp các tương bào gây nổi mày đay. Ngoài ra nổi mày đay còn liên quan tới yếu tố di truyền.

Theo y học cổ truyền: do bẩm sinh tiên thiên không đầy đủ, lại ăn phải những thức ăn tanh dễ gây động phong như tôm, cá... Hoặc vì ăn uống không điều độ, khiến cho vị tràng thực nhiệt, hoặc vì thể chất suy nhược, vệ khí không kiên cố, khiến cho cơ thể dễ cảm phải phong nhiệt, phong hàn tà, tà khí uất ở khoảng tấu lý mà gây nên bệnh.

Phân loại và điều trị mày đay theo y học cổ truyền

Bệnh mày đay Thể phong nhiệt:

 bệnh phát rất nhanh; mày đay màu đỏ, ngứa dữ dội, kèm theo phát sốt, buồn nôn, họng sưng đau, đau bụng; khi gặp nóng, bệnh nặng lên. Rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sắc. Chứng này thuộc phong nhiệt thúc biểu, phế vệ không tuyên phát.

Pháp trị Bệnh mày đay Thể phong nhiệt:

tân lương thấu biểu, tuyên phế thanh nhiệt.

 Bệnh mày đay Thể phong hàn: 

màu mày đay như màu da bình thường. Gặp gió hoặc lạnh tình trạng nặng thêm, miệng không khát, chất lưỡi bệu nhạt, rêu trắng, mạch khẩn. Chứng này thuộc về phong hàn thúc biểu, phế vệ mất tuyên thông.

Pháp trị Bệnh mày đay Thể phong hàn

tân ôn giải biểu, tuyên phế phát hàn

 Bệnh mày đay Thể âm huyết bất túc:

 mày đay hay tái phát, kéo dài không khỏi, bệnh hay phát về chiều và đêm, tâm phiền, hồi hộp, hay cáu, miệng khô, lưỡi đỏ khô, mạch trầm tế, chứng này thuộc về âm huyết bất túc, phong tà thúc biểu.

Pháp trị Bệnh mày đay Thể âm huyết bất túc

tư âm, nhuận huyết, sơ tán phong tà



Thứ Ba, 25 tháng 8, 2020

Bài trị chứng tỳ hư thấp trệ trong đông y

 Chứng tỳ hư thấp trệ thường bắt nguồn từ chứng thận dương hư. Bệnh phần nhiều do tà khí hàn thấp từ phủ tạng sinh ra, hoặc do cảm nhiễm từ bên ngoài, làm tổn thương cả ba tạng: phế, tỳ, thận.

Chứng tỳ hư thấp trệ thường bắt nguồn từ chứng thận dương hư. Bệnh phần nhiều do tà khí hàn thấp từ phủ tạng sinh ra, hoặc do cảm nhiễm từ bên ngoài, làm tổn thương cả ba tạng: phế, tỳ, thận. Nhưng bệnh thường tích tụ ở tạng tỳ. Biểu hiện bụng đầy khó chịu, đau âm ỉ, ăn uống kém, hoặc chán ăn, miệng đầy nhớt, hay buồn nôn, tay chân rã rời, người luôn mệt mỏi, sắc mặt vàng bủng, bệnh lâu ngày tay chân phù. Lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng trơn hoặc trắng nhớt. Mạch  nhu hoãn.

Do ăn uống nhiều thức ăn sống lạnh, làm tỳ vị bất hòa

tỳ khí hư suy mất chức năng kiện vận, thủy thấp không hóa được, tụ lại thành đờm, ẩm truyền vào phế mà sinh bệnh.

Biểu hiện tỳ vị bất hòa

Ho, đờm nhiều có màu trắng, loảng, ăn kém bụng đầy khó chịu, người mệt mỏi, đại tiện phân nhão, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch hoạt hoặc nhu.

Phép trị tỳ vị bất hòa

Kiện tỳ táo thấp tiêu đờm.

Do tỳ dương hư hàn thấp tích tụ lại ở tỳ.

Biểu hiện Do tỳ dương hư hàn thấp tích tụ lại ở tỳ

Ho kéo dài có kèm theo suyễn thở, nhiều đờm ẩm, trong đờm khạc ra có bọt, đau tức vùng ngực, cơ thể ớn lạnh, tay chân lạnh, mặt và hai mi mắt phù.

Phép trị Do tỳ dương hư hàn thấp tích tụ lại ở tỳ

Kiện tỳ ôn phế hóa ẩm tiêu đờm.

Do tỳ dương hư, không hóa được thủy ẩm, tích lại trong vị (dạ dày).

Biểu hiện Do tỳ dương hư, không hóa được thủy ẩm, tích lại trong vị (dạ dày): 

Trong dạ dày có tiếng nước óc ách, vùng thượng vị đau khó chịu, ngực sườn đầy tức, sau lưng có vùng lạnh bằng bàn tay, hồi hộp đoản hơi, chóng mặt hoa mắt, hay buồn nôn, nôn ra dịch có màu trong có khi kèm cả thức ăn (chứng trào ngược). Rêu lưỡi trắng trơn, mạch huyền hoạt.

Phép trị Do tỳ dương hư, không hóa được thủy ẩm, tích lại trong vị (dạ dày)

Ôn tỳ vị hóa ẩm.

Do tỳ dương suy yếu hàn thấp tụ lại

thanh dương không thăng, trọc âm nghịch lên, làm tỳ hư thấp trệ, sinh chứng ẩu thổ (nôn mửa).

Biểu hiện Do tỳ dương suy yếu hàn thấp tụ lại:

 Bệnh nhân luôn ứa nước bọt, nôn ra đờm dãi, bụng đầy ăn kém hoặc chán ăn, chóng mặt, ù tai, hồi hộp, ngủ kém hoặc ngủ không ngon giấc, rêu lưỡi trắng, mạch hoạt.

Phép trị Do tỳ dương suy yếu hàn thấp tụ lại:

Ôn trung hóa thấp, giáng nghịch chỉ nôn.

Do ăn nhiều thức ăn sống lạnh, hoặc hàn thấp từ ngoài xâm nhập vào tỳ

 mất sự vận chuyển, thăng giáng không điều hòa thức ăn đồ uống không tiêu hóa hết, sinh ra chứng tiết tả.

Biểu hiện hàn thấp từ ngoài xâm nhập vào tỳ: 

Bệnh nhân đau bụng, sôi bụng, đại tiện phân lỏng, có khi đi như nước, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch nhu hoãn.

Phép trị hàn thấp từ ngoài xâm nhập vào tỳ

Ôn bổ tỳ dương, trừ thấp.

Nếu bệnh nhẹ

Điều trị: Ôn tỳ táo thấp.

Chảy máu mũi, chảy máu chân răng theo đông y

 Chảy máu mũi, chảy máu chân răng Đông y gọi là chứng nục huyết. Nguyên nhân phần nhiều do phế nhiệt, hoặc bị cảm phong nhiệt...

Chảy máu mũi, chảy máu chân răng Đông y gọi là chứng nục huyết. Nguyên nhân phần nhiều do phế nhiệt, hoặc bị cảm phong nhiệt, nhiệt bức bách làm tổn thương các mao mạch mà chảy máu mũi; do kinh dương minh nhiệt thịnh thúc huyết hoặc do người thận thủy suy kém, can (gan) dương vượng, thận thủy không nuôi dưỡng được can mộc, huyết theo hỏa bốc gây nên bệnh.

Chảy máu mũi, chảy máu chân răng do phong nhiệt phạm phế: 

mũi khô, miệng ráo, có ho, sau một cơn ho nhẹ thì chảy máu mũi.

 Chảy máu mũi, chảy máu chân răng do nhiệt thịnh ở kinh dương minh: 

miệng khô, khát nước, mũi ráo, đại tiện bí kết, lưỡi vàng, mạch phù sác.

Chảy máu mũi, chảy máu chân răng do do can dương hỏa thịnh: 

nhức đầu, choáng váng, miệng khô, tính tình thất thường hay tức giận, mạch huyền sác.

Chảy máu mũi, chảy máu chân răng do thận thủy suy kém: 

miệng hôi, lợi và chân răng sưng đỏ, đau nhức, đại tiện bí kết, huyết ra đỏ tươi, lưỡi vàng, mạch sác,