Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

Bài điều trị vô sinh theo đông y

 Có lẽ không nhiều người trong chúng ta hiểu biết đầy đủ và đặt niềm tin tưởng vào khả năng trị liệu vô sinh của y học cổ truyền. Bởi vậy khi thông tin về phương pháp dùng đông dược chữa trị vô sinh nhiều người đã không khỏi nghi ngờ và ngạc nhiên. Vậy, nên hiểu chuyện đông y trị liệu vô sinh như thế nào cho đủ và đúng?

Trong y học cổ truyền, vô sinh cũng được chia làm hai loại: Vô sinh nam và vô sinh nữ. Vô sinh nam thuộc phạm vi các chứng bệnh như: Bất dục, vô tử, tuyệt dục, nam tử nán tự, vô tinh, thiểu tinh, lãnh tinh… Vô sinh nữ thuộc phạm vi các chứng bệnh như: Bất dựng, toàn vô tử, đoạn tự, chủng tử, tử tự, tự dục, cầu tự…

Nguyên nhân nào dẫn đến vô sinh ?

Với vô sinh nam: Có 7 nguyên nhân chính bao gồm bẩm thụ tiên thiên bất túc, tinh khí suy nhược (yếu tố di truyền, dị tật bẩm sinh); mệnh môn hỏa suy, tinh khí hư lãnh (rối loạn nội tiết tố nam, tinh dịch lỏng loãng và lạnh, chất lượng và số lượng tinh trùng suy giảm); đàm trọc ứ huyết, trở tắc tinh đạo (các bệnh gây rối loạn chuyển hóa và nội tiết, những yếu tố gây hẹp tắc đường dẫn tinh); tửu thực bất điều, thấp nhiệt hạ chú (ăn uống không điều độ, nghiện rượu, viêm nhiễm đường tiết niệu sinh dục do nguyên nhân nội sinh); tình chí bất toại, can kinh uất trệ (yếu tố gây sang chấn tâm lý, tinh thần); cửu bệnh lao quyện, khí huyết khuy hư (mắc các bệnh mạn tính lâu ngày gây suy nhược cơ thể, suy giảm tính dục, suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng); di trọc nội tích, dâm độc thâm nhiễm (viêm nhiễm bộ phận sinh dục, đặc biệt là phần dưới, do nguyên nhân cảm nhiễm bên ngoài).

Với vô sinh nữ: Có 6 nguyên nhân chính gồm thận hư (thận dương hư và thận âm hư,  “Thận” ở đây với ý nghĩa là một cơ quan chủ về thủy dịch, chủ về đại tiểu tiện, nội tiết và sinh dục theo quan điểm của y học cổ truyền. Nguyên nhân “thận hư” bao gồm các yếu tố gây rối loạn nội tiết và sinh dục dẫn đến vô sinh); huyết hư (huyết là cơ sở vật chất của kinh nguyệt, huyết hư là những yếu tố gây nên tình trạng thiếu máu và rối loạn kinh nguyệt như mắc các bệnh mạn tính, mất máu kéo dài…); can uất (là những yếu tố gây sang chấn tâm lý, căng thẳng tinh thần kéo dài); đàm thấp (là những nguyên nhân gây nên bệnh lý rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, gây trở tắc vòi trứng, ứ trệ trong tử cung…); thấp nhiệt (là những yếu tố gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục); huyết ứ (là những nguyên nhân gây ứ trệ huyết dịch, làm cản trở công năng của bào cung, khiến cho quá trình thụ thai bị trở ngại).

Đông y điều trị vô sinh như thế nào ?

Để trị liệu vô sinh, cũng như đối với các chứng bệnh khác, nguyên tắc chung của đông y là phải đảm bảo tính toàn diện, nghĩa là ngoài việc dùng thuốc, cần chú ý đồng thời sử dụng nhiều biện pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, tập luyện khí công dưỡng sinh, tâm lý liệu pháp, dược thiện (món ăn - bài thuốc), điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho phù hợp… Đương nhiên, việc dùng thuốc vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng và thường được tiến hành theo hai hướng: Biện chứng thi trị và biện bệnh thi trị.

Biện chứng thi trị hay còn gọi là biện chứng luận trị, là phương thức trị liệu dựa trên cơ sở chứng trạng và thể bệnh cụ thể mà tiến hành lựa chọn các vị thuốc và bài thuốc cho phù hợp. Biện bệnh thi trị là phương thức dựa trên cơ chế bệnh sinh chủ yếu của bệnh mà xây dựng một bài thuốc hoặc một phác đồ điều trị chung cho nhiều thể bệnh. Phương pháp trị liệu vô sinh nam và vô sinh nữ không giống nhau.

Với vô sinh nam

Thường tiến hành biện chứng luận trị theo tám thể bệnh:

vô sinh nam thể Thận âm khuy hư 

phép trị vô sinh nam thể Thận âm khuy hư

 tư âm bổ thận, điền tinh chủng tử

Vô sinh nam thể Thận dương bất túc

phép trị Vô sinh nam thể Thận dương bất túc

 phải ích thận ôn dương, bổ tinh, 

Vô sinh nam thể Khí huyết khuy hư 

phép trị Vô sinh nam thể Khí huyết khuy hư 

phải ích khí kiện tỳ, dưỡng huyết sinh tinh

Vô sinh nam thể Tỳ thận lưỡng hư 

phép trị Vô sinh nam thể Tỳ thận lưỡng hư 

phải ôn bổ tỳ thận, ích khí sinh tinh

Vô sinh nam thể Thấp nhiệt hạ chú 

phép trị Vô sinh nam thể Thấp nhiệt hạ chú 

phải thanh nhiệt lợi thấp, tiêu thũng giải độc.

Vô sinh nam thể Đàm trọc ngưng trệ 

phép trị Vô sinh nam thể Đàm trọc ngưng trệ 

phải hóa đàm lý khí, hóa kết thông lạc

Vô sinh nam thể Huyết ứ trở trệ 

phép trị Vô sinh nam thể Huyết ứ trở trệ 

phải hoạt huyết hóa ứ thông tinh

Vô sinh nam thể Hàn trệ can mạch 

phép trị Vô sinh nam thể Hàn trệ can mạch

phải noãn can tán hàn, ôn kinh hành khí

Với vô sinh nữ

Thường tiến hành biện chứng luận trị theo mười thể bệnh:

Vô sinh nữ thể Thận dương hư 

Phép trị Vô sinh nữ thể Thận dương hư 

phải ôn thận noãn cung, ích xung chủng tử

 Vô sinh nữ thể Thận âm hư 

Phép trị Vô sinh nữ thể Thận âm hư 

phải tư thận ích tinh, dưỡng xung chủng tử

 Vô sinh nữ thể Khí huyết hư nhược 

Phép trị  Vô sinh nữ thể Khí huyết hư nhược 

phải ích khí dưỡng huyết, điều kinh chủng tử

Vô sinh nữ thể Can khí uất kết

Phép trị Vô sinh nữ thể Can khí uất kết

 phải sơ can giải uất, điều kinh chủng tử

Vô sinh nữ thể Khí trệ huyết ứ 

Phép trị Vô sinh nữ thể Khí trệ huyết ứ 

phải lý khí hoạt huyết, hóa ứ chủng tử

Vô sinh nữ thể Hàn ngưng huyết ứ

Phép trị Vô sinh nữ thể Hàn ngưng huyết ứ

 phải ôn thông tán hàn, hóa ứ chủng tử

Vô sinh nữ thể Nhiệt ứ hỗ kết

Phép trị Vô sinh nữ thể Nhiệt ứ hỗ kết

phải hoạt huyết hóa ứ

Vô sinh nữ thể Khí hư huyết ứ 

Phép trị Vô sinh nữ thể Khí hư huyết ứ 

phải bổ ích khí huyết hóa ứ chủng tử

Vô sinh nữ thể Thấp nhiệt uẩn kết

Phép trị Vô sinh nữ thể Thấp nhiệt uẩn kết

 phải hóa thấp giải độc, thanh xung chủng tử

Vô sinh nữ thể Đàm thấp 

Phép trị Vô sinh nữ thể Đàm thấp 

phải kiện tỳ hóa thấp, hóa đàm chủng tử

Bài chữa ốm nghén theo đông y

 Ốm nghén rất thường gặp trong giai đoạn đầu mang thai, khiến các mẹ bầu rất khổ sở.

Chị em thấy sợ cơm, ăn vào nôn mửa, thèm chua muốn uống nước, mệt mỏi muốn nằm. Nôn ói kéo dài ăn kém có thể mất nước giảm cân làm thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Theo Đông y, nguyên nhân do 

vị hư can khí nghịch lên ngoài ra còn do ngoại tà.

 Phép trị Ốm nghén

 kiện tỳ vị, dưỡng can huyết. 

1. Có thai ốm nghén do vị hư can khí nghịch: 

ba tháng đầu thai nghén, chị em mệt mỏi, ăn vào ói mửa không muốn ăn

Phép trị  ốm nghén do vị hư can khí nghịch:

Kiện tỳ vị, dưỡng can huyết giáng nghịch, hòa tỳ vị...,

2. Có thai ốm nghén do khí hư dọa sẩy thai: 

chị em thần sắc kém hay mệt, bụng đầy, nôn ói, 

Phép trị ốm nghén do khí hư dọa sẩy thai: 

 Ích khí, kiện tỳ, hóa trệ, cố thai... 

3. Có thai ốm nghén do vị hư đờm ẩm:

 Nếu biểu hiện sắc mặt nhợt, nôn ra nhiều đờm dãi

Phép trị ốm nghén do vị hư đờm ẩm:

Bổ khí kiện tỳ, hóa trệ hòa vị..


hội chứng mãn kinh

 Biểu hiện của hội chứng mãn kinh 

hay còn gọi là hội chứng tuổi vãn niên là tinh thần dễ căng thẳng hoặc u uất, hay có cơn bốc hỏa, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ăn uống kém, trí nhớ giảm sút, hay quên, mất ngủ, đau lưng, mỏi gối, suy giảm khả năng tình dục...

Nguyên nhân chủ yếu của hội chứng mãn kinh

do công năng của hệ thống nội tiết, trong đó chủ yếu là buồng trứng lâm vào tình trạng  suy thoái.

Bài chữa viêm amidan mạn tính theo đông y

 Đông y gọi viêm amidan mạn tính là hư hỏa nhũ nga. 

Bệnh kéo dài dai dẳng. Biểu hiện thường thấy là chỗ viêm sưng to, lỗ rỗ, miệng khô họng đau, hơi thở hôi, sốt nhẹ, ho khan, người mệt mỏi, tay chân đau mỏi, tiểu tiện vàng ít, mạch hư nhược.

Theo đông y, nguyên nhân viêm amidan mạn tính 

do phế vị âm hư, tân dịch không đầy đủ, hư hỏa viêm lên trên gây bệnh. 

Phép trị viêm amidan mạn tính :

 dưỡng âm, thanh phế, hoạt huyết, tiêu viêm.

Bài chữa kinh nguyệt ít theo đông y

 Chứng kinh nguyệt ra quá ít là vấn đề bất thường khiến chị em lo lắng. Chị em tự nhiên kinh thấy ít hơn, thời gian hành kinh ngắn hơn mức bình, chu kỳ kinh như thường còn gọi chứng “kinh ít” “nguyệt kinh quá thiểu”.

Theo Đông y, “kinh ít phần nhiều do âm huyết hư, huyết hải thiếu, xung, nhâm trở ngại mà chủ yếu do huyết hư, huyết ứ, đàm trệ”.

Nguyên nhân gây kinh nguyệt quá ít 

liên quan đến ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi không hợp lý hoặc có xáo trộn, kiêng cữ giảm cân không hợp lý, có thể dẫn đến kinh quá ít. Phép trị nên dưỡng huyết hòa huyết, điều khí, nếu huyết ứ trục ứ, nếu đàm trở hóa đàm. Ngoài ra, nên ăn vị bổ huyết tránh vị khô cay nóng quá. Bệnh để lâu không điều trị liên quan rất nhiều đến vấn đề sinh lý, sức khỏe sinh sản, phụ nữ.

Chứng kinh nguyệt quá ít thể huyết hư: 

chị em da xanh, mệt mỏi dễ nóng dễ lạnh. 

Phép trị Chứng kinh nguyệt quá ít thể huyết hư: 

Bổ huyết, bổ tỳ hòa huyết, ích khí…

Chứng kinh nguyệt quá ít thể huyết ứ: 

sắc mặt chị em xanh tối, hoặc xạm mét, đại tiện táo. 

Phép trị Chứng kinh nguyệt quá ít thể huyết ứ: 

 Bổ huyết trục ứ, điều kinh…

Chứng kinh nguyệt quá ít thể thấp đàm: 

Phép trị Chứng kinh nguyệt quá ít thể thấp đàm:

Bổ huyết, hóa đàm, thông trệ điều kinh…

Bài chữa đau tức hông sườn ở thai phụ theo đông y

 Đau tức ngực sườn, khó thở (Đông y gọi tử huyền) rất thường gặp ở người mang thai, nhất là người hay lo lắng, căng thẳng thái quá.

Chị em có biểu hiện phần hông ngực sườn đầy trướng khó thở, bụng như no đầy căng tức, khi căng thẳng, xúc động, bệnh tăng. 

Nguyên nhân Đau tức ngực sườn, khó thở :

phần lớn do can khí uất nghịch, liên quan đến huyết hư, can uất tỳ hư, can uất đàm nghịch...

Phép trị Đau tức ngực sườn, khó thở:

 chủ yếu bình can khai uất, dưỡng can ích thận kiện tỳ hóa đàm, thông trệ... Ngoài ra, nên ăn uống vị bổ mát, tránh vị khô, cay nóng, thức ăn có dầu mỡ khó tiêu, tránh căng thẳng. Tử huyền không được điều trị kịp thời không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ mà rủi ro đến thai nhi.

Dưới đây là 3 phương trị tử huyền rất hiệu quả :

Có thai đau tức ngực sườn do can uất huyết hư:

 Chị em tinh thần không thoải mái, mệt mỏi chóng mặt. 

Phép trị Có thai đau tức ngực sườn do can uất huyết hư : 

Giải uất, kiện tỳ, dưỡng huyết, bình can...

Có thai đau tức ngực sườn do can uất tỳ hư: 

Chị em thần sắc thất thường, hay đau tức hông sườn, ợ chua, ợ hơi.

Phép trị Có thai đau tức ngực sườn do can uất tỳ hư: 

Kiện tỳ hòa trung, hóa trệ, an thai...

Có thai đau tức ngực sườn do can uất đờm trệ:

 Chị em bụng hông sườn đầy tức, nằm xuống thì khó thở. 

Phép trị Có thai đau tức ngực sườn do can uất đờm trệ:

Hành khí khai uất, dưỡng huyết điều hòa can tỳ... 

Phương pháp ức chế cơn giận theo y học cổ truyền

 Cuộc sống có những khó khăn, có những bất đồng trong vô vàn các mối quan hệ khiến con người không thể tránh khỏi có những lúc giận dữ. điều quan trọng là giải tỏa cơn giận như thế nào.

Giận là gì?

Theo Michael Kent, giận có thể được xem như là “một hình thức phản ứng và đối phó được sinh khởi để giúp con người có thể ứng phó trước những sự đe dọa”.

Theo Từ điển bách khoa về Tâm lý học của Gale: “Tức giận là một trong những xúc cảm chính của con người. Tức giận thường phát sinh bởi sự thất vọng về những cố gắng để đạt được một múc đích nào đó, hay bởi những hành động đạt được một mục đích nào đó, hay bởi những hành động chống đối hoặc gây phiền phức, chẳng hạn như những lời sỉ nhục, những sự tổn thương hay những sự đe dọa không xuất phát từ một nguồn đáng sợ. Những nguyên nhân gây ra tức giận đối với mỗi người vào những thời điểm khác nhau là không giống nhau trong cuộc sống của họ”.

Trong y học cổ truyền, giận (hay “nộ”) là một trong bảy loại tình chí gây ra bệnh tật cho con người, phát sinh từ chính bản thân người bệnh. Đó là nguyên nhân xuất phát từ tâm lý gây ra các triệu chứng khó chịu lên cơ thể.

Tác hại của giận lên sức khỏe

Giận là tình chí của tạng Can, 

khi giận dữ quá mức sẽ làm hại đến công năng của Can. Ngược lại khi chức năng Can bị rối loạn thì cũng dễ làm con người hay giận, dễ cáu gắt.

Can có chức năng chủ sơ tiết, điều này có liên hệ chính đến trạng thái tâm lý của cơ thể, nếu Can bình thường thì tâm trạng sẽ sảng khoái, thoải mái.

Khi công năng của Can rối loạn sẽ dẫn đến các biểu hiện sau: khó dỗ giấc ngủ, ngủ không yên, hay giật mình trong giấc ngủ do Can có chức năng tàng huyết, điều huyết. Hay mỏi mắt, đau mắt, giảm thị lực do Can khai khiếu ra mắt. Khi giận, chúng ta cũng khó tập trung suy nghĩ, phán đoán thiếu chính xác, như ông bà ta hay nói “giận quá mất khôn”, điều này là do Can chủ mưu lự, giúp chúng ta suy nghĩ chính chắn, khả năng phán đoán sự việc tinh tế. Có đôi khi sau cơn giận cực điểm, một số người rơi vào trạng thái trầm cảm, ấy là vì chức năng Can tàng hồn bị rối loạn, gây ra rối loạn cảm xúc, bi quan.

Ngoài ra, tạng Can còn quan hệ biểu lý với phủ Đởm (Đởm chứa đựng Mật do Can tạo ra) nên khi giận thì miệng đắng, ăn không ngon. Theo ngũ hành sinh khắc, Can Tỳ tương khắc gây nên tình trạng ăn uống khó tiêu, đầy bụng.

Phương pháp thư giãn ức chế cơn giận

Giận là một trạng thái của cảm xúc thì nên được chữa bằng cảm xúc. Phương pháp đơn giản nhất để chăm sóc cảm xúc có lẽ là “thở”. Tập trung vào hơi thở không chỉ khiến cơn giận biến mất mà còn giúp điều hòa khí huyết trong cơ thể, giúp cơ thể lấy lại trạng thái cân bằng âm dương. Kế thừa chủ trương “Nam dược trị Nam nhân” của Tuệ Tĩnh, bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng - nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã kết hợp các phương pháp lý luận và thực tiễn, sáng tạo ra bài dưỡng sinh riêng. Trong lúc cơn giận lên đến cực đỉnh, chúng ta có thể dùng bài tập 1 - thư giãn để làm giảm cơn giận. Bài tập như sau:

Tư thê: nằm che mắt, nơi yên tĩnh.

Bước 1: ức chế ngũ quan.

Bước 2: tự nhủ cho cơ mềm ra, giãn ra; từng nhóm cơ, từ trên mặt xuống dần đến ngón chân, một cách từ từ chắc chắn. Toàn thân nặng xuống ấm lên.

Bước 3: theo dõi hơi thở 10 lần, thở thật êm, nhẹ, đều, nông.

Khi cơn giận giảm xuống, chúng ta áp dụng bài tập 2. Thở bốn thời có kê mông và giơ chân để lấy lại quân bình hưng phấn và ức chế của thần kinh. Bài tập như sau:

Tư thê: nằm ngửa thẳng, kê một gối ở mông, cao khoảng 5 - 8cm vừa sức, tay trái để trên bụng, tay phải để trên ngực; nhắm mắt, chú ý vào việc tập thở.

Thời 1: hít vào tối đa, ngực nở bụng phình và căng (3”- 6”).

Thời 2: giữ hơi, mở thanh quản bằng cách cố gắng hít thêm, lồng ngực vẫn giữ nguyên ở tình trạng nở tối đa, bụng vẫn phình căng cứng, đồng thời giơ một chân giao động qua lại 4 cái, rồi hạ chân (3”- 6”).

Thời 3: thở ra thoải mái tự nhiên, để lồng ngực và bụng tự nhiên hạ xuống, không kềm không thúc (3” - 6”).

Thời 4: thư giãn chân tay mềm giãn. (3”- 6”); chuẩn bị trở lại thời một, hít vào.

Hai bài tập trên cũng có thể áp dụng tập mỗi ngày, rất tốt cho sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Ngoài ra chúng ta cũng nên tạo ra những thói quen tốt để không còn thời gian dành cho cơn giận nữa như: tập thể dục, đọc sách, trồng cây...

Có nên nổi giận?

Cuộc sống không phải luôn trải thảm hoa nên giận dữ là một phần của cuộc sống, biết giận đúng người, đúng lúc cũng giúp giải quyết những rắc rối. Tuy nhiên, “dĩ hòa vi quý” vẫn là lẽ hơn. Bởi có âm nên có dương, vì có giận nên có “nhẫn”, nhẫn để tạo hòa khí, ấy là “lấy nhu thắng cương”.

Không chỉ giận dữ mà bất cứ điều gì thái quá cũng không tốt. Giữ được cân bằng cho cuộc sống thật sự là một điều cần thiết.