Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

Bài trị bệnh phát sinh từ chứng thủy ẩm theo đông y

 Chứng thủy ẩm

 thường do sự vận hành và phân bố của thủy dịch trong cơ thể mất bình thường, nước ứ đọng lại mà thành chứng ẩm.

Thủy ẩm thường tích tụ ở ngực, bụng, vị (dạ dày), trường (ruột), tay chân và trong các bộ vị khác nhau của cơ thể. 

Nguyên nhân gây ra chứng thủy ẩm 

là do dương khí hư, âm khí bế tắc không vận chuyển được thủy dịch. Sự khí hóa không đầy đủ, đàm ẩm ứ đọng lại mà sinh bệnh. Biểu hiện trong vị có tiếng nước óc ách, suyễn thở đoản hơi, nôn hoặc buồn nôn. Sau lưng có vùng lạnh bằng bàn tay, hay chóng mặt, hoa mắt, có khi mặt hơi phù, ngủ nhiều, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch trầm huyền.

Một số phép trị  dưới đây giúp trị các chứng bệnh phát sinh từ chứng thủy ẩm :

Chứng đàm ẩm

Triệu chứng: Người bệnh vốn béo mập, bỗng nhiên sút cân, bụng trướng đầy mà đau, trong vị tràng có tiếng nước ọc ạch khó chịu, miệng khô, lưỡi ráo, mặt và mắt phù nhẹ, đại tiện táo kết, tiểu tiện vàng sẻn, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác.

Điều trị Chứng đàm ẩm: 

Tiêu thủy ẩm lợi tiểu.

Chứng huyền ẩm

Triệu chứng: Bệnh nhân ho, đau hai bên mạn sườn, mỗi khi thở, ho, hoặc cử động thì đau tăng lên, đoản hơi, thở gấp, rêu lưỡi trắng, mạch trầm huyền.

 Điều trị Chứng huyền ẩm

Công trục thủy ẩm.

Chứng chí ẩm

Triệu chứng: Bệnh nhân ho nhiều khí nghịch lên, phải ngồi tựa mà thở, đờm nhiều bọt trắng, người phù nhẹ, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch huyền khẩn.

Điều trị Chứng chí ẩm: 

Ôn phế hóa đờm ẩm.

Chứng ẩm tà ứ đọng dưới tâm (nước ngoài màng tim)

Triệu chứng: Bệnh nhân hoa mắt chóng mặt buồn nôn, ho khan khí nghịch, dưới tâm có thủy dịch, ngực sườn đau tắc nghẹn và đầy, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch huyền hoạt.

Điều trị Chứng ẩm tà ứ đọng dưới tâm (nước ngoài màng tim): 

Kiện tỳ hóa ẩm làm hưng phấn trung dương.

Chứng dật ẩm

Triệu chứng: Bệnh nhân tay chân phù nhẹ, mồ hôi không ra được, toàn thân đau nhức nặng nề khi ẩm tà đang ở biểu. Nếu hàn tà vào lý ẩm thịnh thì bệnh nhân sốt cao mà sợ lạnh, ho suyễn đờm nhiều có bọt trắng.

Điều trị Chứng dật ẩm

Phát hãn giải biểu.


Bài viêm đường dẫn mật theo đông y

 Viêm đường dẫn mật :

là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường dẫn mật trong gan hoặc ngoài gan. Bệnh nhân đau ở vùng hạ sườn phải, đau lan đến vùng thượng vị, đau tức khó chịu, có khi đau dữ dội, đau lan ra phía sau, đau lan lên vai phải.

Bệnh nhân thường sốt từ 39-400C, sốt kéo dài và âm ỉ, miệng đắng, ăn ít hoặc bỏ ăn, tiêu hóa rất kém, mỏi mệt sút cân nhanh. Kèm theo da và mắt vàng do dịch mật bị ứ lại, người bệnh bị ngứa ngoài da, nước tiểu cũng vàng.

Nguyên nhân gây bệnh Viêm đường dẫn mật

là do sỏi, do vi khuẩn, do can khí uất kết hoặc do thấp nhiệt. 

Phép điều trị bệnh Viêm đường dẫn mật

là chống viêm thanh nhiệt, lợi mật hóa thấp. Nếu có sỏi thì cần phải bài thạch…

Bài zona theo y học cổ truyền

 Theo Y học cổ truyền, zona thuộc loại “ôn bệnh”, 

Nguyên nhân mắc zona: 

do thấp nhiệt, do uất kết làm cho kinh lạc bị trở trệ mà sinh ra bệnh. zona nằm trong phạm trù bệnh ngoại khoa. Đối với mỗi giai đoạn của zona, Đông y sẽ có những cách chữa tương ứng với nhiều biện pháp khác nhau.

Zona là bệnh do virút Vacirella Zosterirus gây nên được dân gian quen gọi là bệnh giời leo. Virút Vacirella Zosterirus xâm nhập vào dây thần kinh, hạch giao cảm, chúng nhân lên ở hạch rễ sau và gây viêm cấp tính. Virút lan dọc theo rễ dây thần kinh cảm giác ngoại vi làm tổn thương bao Myelin gây tăng nhạy cảm ngoại vi, đau đớn, bỏng rát. Cơn đau, bỏng rát theo đường đi của dây thần kinh cảm giác đó chi phối. Tuy zona là bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị kịp thời, để bệnh nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng, bệnh quá nặng thì vi rút sẽ tiêu hủy tế bào thần kinh tủy sống và làm rối loạn chức năng dẫn truyền tín hiệu từ ngoài da.

Theo Y học cổ truyền, zona thuộc loại “ôn bệnh”, nguyên nhân: do thấp nhiệt, do uất kết làm cho kinh lạc bị trở trệ mà sinh ra bệnh. Zona nằm trong phạm trù bệnh ngoại khoa. Trong các y văn cổ có ghi lại, zona có rất nhiều tên gọi khác nhau như: hỏa đái sang, triền yên hỏa đơn, tri thù sang hay xà xuyên sang… Những tên gọi này được đặt theo vị trí, đặc điểm và hình thái của bệnh zona.

Bệnh zona gây nên bởi các nguyên nhân:

- Nội thương tình chí, can uất hóa hỏa dẫn đến can đởm hỏa thịnh, can khí uất kết và chạy đến bàng quang quấn lấy mạch đới.

- Do thấp nhiệt ứ trệ ở kinh tỳ, chức năng vận hóa của tỳ bị suy giảm và tích lại bì phu sinh nên bệnh.

- Do ngoại cảm độc tà hình thành thấp nhiệt hỏa độc dẫn tới bệnh càng trầm trọng hơn.

- Do hỏa độc tích tụ tại huyết sinh ban đỏ, thấp nhiệt độc gây tắc kinh mạch làm khí huyết không thông.

Triệu chứng của bệnh zona thần kinh

- Xuất hiện nốt mụn nước: khi bị zona thần kinh, da sẽ bị đỏ, dần dần xuất hiện những đám mụn nước căng bóng, khó vỡ.

- Bị một bên cơ thể: do bệnh có biểu hiện dọc theo dây thần kinh mà virút cu trú nên thường bệnh nhân chỉ bị một bên cơ thể. Nếu bị 2 bên cơ thể thì bệnh rất nặng, sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

- Đau nhức: đau nhức dọc theo dây thần kinh có virút khu trú, đau mình, đau mắt, đau tai, đau ngực... Đau nhức kèm cảm giác kim châm, kèm cảm giác ngứa ngáy, nóng rát.

Người khỏe mạnh cũng bị zona tấn công nhưng thường gặp hơn ở người cao tuổi, càng nhiều tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Người đang mắc một số bệnh có thể là yếu tố thuận lợi mắc zona như: bệnh về máu (lympho mạn, hodgkin...), đái tháo đường, ung thư, viêm não - màng não, suy giảm miễn dịch, các sang chấn tinh thần, suy nhược cơ thể, xạ trị, thủy đậu...

Biến chứng của bệnh zona thần kinh

Nếu không được điều trị kịp thời zona sẽ có thể bị biến chứng, thường gặp nhất là đau dây thần kinh sau khi bệnh đã được chữa khỏi, đặc biệt là ở người cao tuổi. Đau sau zona hay gặp và được đánh giá là “đáng sợ”. Các biến chứng khác ít gặp hơn là bội nhiễm da, tạo mụn mủ loét sâu, sưng bỏng và đau, viêm màng não, viêm tụy cắt ngang hoặc xuất huyết giảm tiểu cầu, Nếu tổn thương vào dây thần kinh thị giác sẽ gây mù mắt, hoặc vào tai sẽ bị giảm thị lực.

Điều trị zona

Một trong những điều cần lưu ý là giữ vùng tổn thương do zona được khô ráo sạch sẽ, không tắm, tránh đổ mồ hôi hay sát trùng bằng các dung dịch lỏng thành dòng chảy trên da vì bệnh sẽ dễ lan từ vùng da bệnh sang vùng da lành nếu bị ướt. Nên mặc quần áo rộng, tránh cọ phải vết thương.


Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

Điều trị bệnh đái tháo đường theo đông y

 Bệnh đái tháo đường thuộc phạm trù “Tiêu khát” của Y học cổ truyền.

Đái tháo đường là gì?

Bệnh đái tháo đường thuộc phạm trù “Tiêu khát” của Y học cổ truyền. Tiêu khát là sự đốt cháy tân dịch ở bên trong cơ thể (tiêu) từ đó mà nhu cầu cơ thể đòi hỏi phải ăn nhiều, uống nhiều để bù đắp tân dịch. Tiêu khát có nhiều hình thức đốt cháy, tiêu hao tân dịch, có thể chủ yếu bằng đường niệu, bằng đường sốt, ra mồ hôi hoặc nung đốt phần âm dịch làm cơ thể luôn luôn nống hơn bình thường… Cuối cùng gây ra 3 chứng trạng chủ yếu: Ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhanh trong nước tiểu có nhiều đường nên thấy ruồi và kiến bâu.

Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh đái tháo đường

Bệnh này chủ yếu do cơ thể vốn âm hư, ngũ tạng nhu nhược lại do ăn uống không điều độ, nhiều chất béo, ngọt. Nguyện vọng tình cảm mất điều hoà, lao động, tình dục quá độ mà dẫn tới thận âm suy hư, phế vị táo nhiệt. Có âm hư là gốc, táo nhiệt là ngọn. Bệnh kéo dài lâu ngày, âm tổn tới dương, dương hư hàn ngưng có thể dẫn tới ứ huyết ở bên trong.

Biến chứng của bệnh đái đường

a. Biến chứng nhiễm trùng

Có thể từ những mụn nhọt rất thường, những vết thương bề ngoài không đáng kể đến nhiễm trùng quan trọng hơn như hoại thư và lao phổi.

b. Biến chứng về thoái hoá

Tình trạng thoái hoá thường xảy ra ở các động mạch hoặc các bộ phận khác, nhất là mắt.

c. Biến chứng về thần kinh

Có thể từ viêm dây thần kinh đơn thuần đến những biến chứng quan trọng hơn như hôn mê do đái đường.

d. Hôn mê do đái đường (Toan – Xeton máu)

Xảy ra vào dịp:

- Nhiễm trùng hoặc nhiễm đôc nặng.

- Chấn thương tinh thần.

- Áp dụng chế độ giảm gluxit quá khắt khe

- Có khi không có nguyên nhân gì cả.

Điều trị đái tháo đường theo y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền tiêu khát gồm nhiều thể bệnh và có pháp điều trị cho từng thể bệnh như sau:

Đái tháo đường Thể phế táo vị nhiệt (Thiên về thượng tiêu)

* Chứng trạng Đái tháo đường Thể phế táo vị nhiệt (Thiên về thượng tiêu)

Phiền khát uống nhiều, hay đói, hình dáng gầy còm, miệng khô lưỡi ráo, mép lưỡi nhọn đỏ, mạch hoạt sác.

* Pháp điều trị Đái tháo đường Thể phế táo vị nhiệt (Thiên về thượng tiêu): 

Nhuận táo dưỡng âm thanh nhiệt

Đái tháo đường Thể thận âm suy (thiên về hạ tiêu)

* Chứng trạng Đái tháo đường Thể thận âm suy (thiên về hạ tiêu): 

Tiểu nhiều lần lượng nhiều, nước tiểu ngầu đục như nước đường, eo lưng mỏi mất sức, miệng khô lưỡi đỏ, hoặc lưỡi nhẵn đỏ không rêu, mạch tế sác.

* Pháp điều trị Đái tháo đường Thể thận âm suy (thiên về hạ tiêu)

Tư dưỡng thận âm

Đái tháo đường Thể trường vị hoả uất (Thiên về trung tiêu)

* Chứng trạng Đái tháo đường Thể trường vị hoả uất (Thiên về trung tiêu)

Ăn nhiều, chóng đói, cồn ruột, gầy sút nhanh.

* Điều trị Đái tháo đường Thể trường vị hoả uất (Thiên về trung tiêu)

Dưỡng vị sinh tân

Đái tháo đường Thể âm dương đều hư:

* Chứng trạng Đái tháo đường Thể âm dương đều hư

Tiểu nhiều lần, nước tiểu vẩn đục như nước đường, sắc mặt xám đen hoặc trắng bệch, hoặc có phù, hoặc đi ngoài nát loãng, nặng thì đi lỏng, sợ rét sợ lạnh, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch trầm tế vô lực.

* Pháp điều trị Đái tháo đường Thể âm dương đều hư

Tư dưỡng thận âm, ôn bổ thận dương.

Đái tháo đường Thể ứ huyết

* Chứng trạng Đái tháo đường Thể ứ huyết: 

Quá trình bệnh lâu ngày, hoặc bệnh này phối hợp với biến đổi bệnh huyết quản tim mạch não, chất lưỡi tối hoặc có ban ứ, chấm ứ, mạch tế sáp.

* Pháp điều trị Đái tháo đường Thể ứ huyết

Hoạt huyết hoá ứ



Bài xơ vữa động mạch não theo đông y

  Vữa xơ động mạch não là một trong những bệnh đáng chú ý nhất hiện nay, đặc biệt ở người có tuổi, với tình trạng tổn thương nội mạc động mạch vừa và lớn ở não dưới hình thái mảng vữa và tổ chức xơ.

Vữa xơ động mạch não 

có thể dẫn đến những hậu quả rất nặng nề như thiểu năng tuần hoàn não, tai biến mạch máu não, teo não..., thậm chí có thể gây tử vong.

Trong y học cổ truyền, vữa xơ động mạch não 

thuộc phạm vi nhiều chứng bệnh tùy theo biểu hiện của bệnh như “huyễn vựng”, “đầu thống”, “kiện vong”, “trúng phong”... 

Xơ vữa động mạch não Thể Can dương thượng cang

Chứng trạng: Đầu choáng, mắt hoa, đau đầu, buồn phiền, bức bối, dễ cáu giận, ù tai, mất ngủ, sắc mặt đỏ, ngực sườn đầy tức, miệng khô, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.

Trị liệu Xơ vữa động mạch não Thể Can dương thượng cang

Cần bình can tiềm dương

Xơ vữa động mạch não Thể Âm hư hỏa vượng

Chứng trạng: Lòng bàn tay bàn chân nóng, bức bối, phiền muộn, hay có cơn bốc hỏa, ngủ kém hay mê mộng, dễ hồi hộp, đầu choáng, tai ù, hay quên, vã mồ hôi ban đêm, lưng đau, gối mỏi, môi khô, miệng khát, chất lưỡi đỏ ít rêu, mạch nhanh nhỏ.

Trị liệu Xơ vữa động mạch não Thể Âm hư hỏa vượng: 

Cần tư âm giáng hỏa, dưỡng tâm an thần

Xơ vữa động mạch não Thể Đàm trọc trở lạc

Chứng trạng: Thể trạng béo trệ, đầu đau và nặng như đeo đá, hoa mắt chóng mặt, ngực bụng đầy chướng, hay quên, chất lưỡi bè bệu có vết hằn răng, rêu lưỡi trắng dầy dính, mạch hoạt hoặc huyền hoạt.

Trị liệu Xơ vữa động mạch não Thể Đàm trọc trở lạc: 

Cần kiện tỳ táo thấp, hóa đàm khai khiếu

Xơ vữa động mạch não Thể Đàm nhiệt thượng nhiễu

Chứng trạng: Đầu đau, căng chướng, chóng mặt, ợ chua, ợ hơi, mất ngủ, miệng đắng và khô, đại tiện bí kết, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi đỏ dính, mạch huyền sác.

Trị liệu Xơ vữa động mạch não Thể Đàm nhiệt thượng nhiễu: 

Cần thanh nhiệt hóa đàm, khai khiếu

Xơ vữa động mạch não Thể Khí huyết lưỡng hư, phong tà nhập trung

Chứng trạng: Mệt mỏi vô lực, tinh thần uể oải, hoa mắt chóng mặt, khó thở, đầu đau có cảm giác trống rỗng, tư duy trì trệ, trí nhớ suy giảm, tứ chi tê dại, chán ăn, chậm tiêu, sợ lạnh, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù nhược.

Trị liệu Xơ vữa động mạch não Thể Khí huyết lưỡng hư, phong tà nhập trung: 

Cần bổ khí dưỡng huyết, khứ phong thông lạc

Xơ vữa động mạch não Thể Khí huyết lưỡng hư, đàm ứ trở lạc

Chứng trạng: Chóng mặt, đau đầu có cảm giác trống rỗng, mệt mỏi, khó thở, ngủ kém hay mê mộng, trí nhớ suy giảm, toàn thân nặng nề, chất lưỡi xám tối, có điểm ứ huyết, rêu lưỡi dầy dính, mạch hoạt.

Trị liệu Xơ vữa động mạch não Thể Khí huyết lưỡng hư, đàm ứ trở lạc: 

Cần phải ích khí bổ huyết, kiện tỳ hóa đàm, khứ ứ thông lạc

Giác hơi theo quan niệm của Đông y

 Theo quan niệm của Đông y, giác hơi dùng lửa cũng có nghĩa là nhiệt nên được sử dụng chủ yếu để chữa các chứng bệnh do hàn (lạnh) gây ra.

Giác hơi là phương pháp phòng và chữa một số chứng bệnh thông qua dụng cụ là ống giác thường được làm bằng các chất liệu như: trúc, sành sứ, thủy tinh. Nguyên lý chữa bệnh  giác hơi là dùng lửa đốt vào lòng ống giác cho cháy hết không khí, sau đó úp nhanh vào các bộ phận, huyệt vị trên cơ thể. Tác dụng của nhiệt, sức hút chân không sẽ tạo nên phản ứng sung huyết tại chỗ, có tác dụng phòng và chữa bệnh.

Tác dụng của giác hơi

Theo quan niệm của Đông y, giác hơi dùng lửa cũng có nghĩa là nhiệt nên được sử dụng chủ yếu để chữa các chứng bệnh do hàn (lạnh) gây ra. Nếu dùng giác hơi để chữa các chứng bệnh do nhiệt gây ra thì bệnh chỉ nặng thêm. Thông thường, giác hơi chữa các chứng đau do hàn như: đau bụng, đau lưng, đau vai, đau gáy, đau cổ…

Môi trường chân không trong ống giác kéo da lên trên bên trong của ống giác có tác dụng mở các lỗ chân lông của da, giúp kích thích dòng chảy của máu, cân bằng và điều chỉnh dòng chảy của khí, phá vỡ các chướng ngại vật, và tạo ra một cánh cửa cho độc tố được rút ra khỏi cơ thể.

Giác hơi được sử dụng chủ yếu để điều trị một số bệnh hô hấp như: viêm phế quản, hen suyễn, viêm khớp, rối loạn tiêu hóa, và một số loại đau. Người ta cũng sử dụng giác để điều trị trầm cảm và làm giảm sưng.

giac hoiGiác khô

Ngoài các hình thức truyền thống của giác hơi mô tả ở trên, được gọi là giác hơi “khô”, một số người cũng sử dụng phương pháp được gọi là “ướt” hoặc giác “khí”.

Trong giác hơi “khí”,

 thay vì sử dụng một ngọn lửa để đốt ống giác, ống giác “khí” được áp lên da, và một bơm hút được gắn vào đuôi tròn của ống giác. Bơm này sau đó được sử dụng để tạo ra chân không.

Trong giác hơi “ướt”, 

da bị chích trước khi đặt ống giác. Khi ống giác được áp vào da và da được hút lên, một lượng nhỏ máu có thể chảy từ vùng lấy máu, được cho là để giúp loại bỏ các chất độc hại và các chất độc khỏi cơ thể.

Ai không được giác hơi?

Đó là những bệnh nhân có da bị viêm, các trường hợp sốt cao hoặc co giật. Không giác hơi cho người có bệnh tim, bệnh thận, phổi, bệnh ưa chảy máu, người dễ bị xuất huyết dưới da, suy giảm tiểu cầu, bệnh máu trắng, phù toàn thân, bệnh tâm thần giai đoạn tiến triển, suy nhược thần kinh và suy nhược cơ thể quá mức, mắc bệnh da toàn thân, giãn tĩnh mạch nơi giác, co giật hoặc bị chuột rút, động kinh, phụ nữ đang hành kinh, người đang trong tình trạng say rượu, quá mệt mỏi, quá no hoặc quá đói...

Liệu pháp giác chỉ nên thực hiện ở những vị trí có cơ bắp đầy đặn và lớp mỡ dưới da vừa phải. Không giác ở nơi có mạch máu nông, vùng tim đập, vùng da quá non và có sẹo, vùng mắt, mũi, môi, đầu vú, vùng da nhão có nhiều nếp nhăn. Chỗ giác lần trước nếu vẫn còn dấu vết thì không giác lại nơi đó nữa. Vùng thắt lưng cùng, vùng bụng dưới và vùng vú của thai phụ, vùng da mất tính đàn hồi...

giac hoiGiác ở vùng gối chữa đau khớp gối

Ngoài ra, không nên giác ở ngoài trời, ở những nơi quá nóng hoặc quá lạnh để phòng ngừa cảm nhiễm phong hàn, phong nhiệt. Tuyệt đối không nên giác ngoài bãi biển, hoặc trong phòng có máy lạnh đang để ở nhiệt độ thấp. Nên tiến hành thủ thuật trong phòng có nhiệt độ vừa phải và không có gió lùa.

Trong khi giác, cần chú ý hỏi cảm giác của người bệnh và chú ý quan sát phản ứng tại chỗ và toàn thân của bệnh nhân. Người bệnh có thể cảm thấy chỗ giác nóng, căng, buồn, ấm áp dễ chịu và buồn ngủ, đó là hiện tượng bình thường, Đông y gọi là đắc khí. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như: choáng váng, hoa mắt, đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh, vã mồ hôi nhiều... cần báo cho kỹ thuật viên ngừng ngay để xử trí kịp thời.

Kỹ thuật giác hơi

Phương pháp dùng ống giác để giác hơi :

Cách dán bông: dùng miếng bông thấm nước hình vuông nặng khoảng 1g, nhúng cồn 900 (không nên ướt quá), dán vào giữa thành trong ống, đánh diêm châm cháy, lập tức úp lên trên chỗ phải giác.

Cách giật lửa: dùng panh giữ chặt cục bông thấm cồn đã đốt cháy khua vào trong ống, để cho cồn cháy ở trong ống; rồi giật ra mau, úp lên trên chỗ phải giác.

Thứ tự dùng ống giác:

Chuẩn bị: ống giác, panh, bông gòn, diêm (quẹt), dầu cù là, cao dán, kiểm tra chỗ giác trước khi giác. Trước hết đem ống giác to hoặc nhỏ, so với chỗ phải giác xem có thích hợp hay không.

Ống mới nên xoa một ít vaselin lên miệng ống để tránh khỏi hút mạnh làm da bị thương.

Thời gian nhấc ống: từ 5 - 10 phút, bệnh nhân cảm thấy đau nhiều nên nhấc ống ra sớm.

Khi nhấc ống, tay phải giữ lấy ống, ngón tay trỏ tay trái ấn nhẹ vào da thịt ở bên miệng ống, thì ống rời ra.

Sau khi nhấc ống ra, nên kiểm tra da thịt nơi giác có bị tổn thương.

Khi giác hơi xong, người bệnh cần được nghỉ ngơi trong một thời gian nhất định, tùy theo tình trạng bệnh lý, tránh hoạt động mạnh, không nên tắm rửa ngay, không uống rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích khác ngay sau giác. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường thì cần kịp thời báo cho nhân viên y tế để có biện pháp xử lý thích hợp.

Hội chứng vận mạch tuổi mãn kinh

 Sự thay đổi hormon liên quan đến mãn kinh gây ra một số triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, đau đầu chóng mặt và co thắt cơ các chi…

Những điều nêu trên được gọi là các triệu chứng vận mạch tuổi mãn kinh hay hội chứng vasomotor.

Hội chứng vận mạch tuổi mãn kinh là gì?

Các bác sĩ không biết nguyên nhân gây ra các triệu chứng vận mạch một cách chính xác, mặc dù chúng là một trong những trường hợp xảy ra phổ biến nhất thời kì mãn kinh. Theo Harvard Health Publications, một phụ nữ mãn kinh có thể mắc các triệu chứng vasomotor trong vòng 5 - 7 năm. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, triệu chứng này có thể kéo dài đến 11 năm hoặc thậm chí cả đời.

Các triệu chứng thời kỳ mãn kinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ và phần lớn phụ nữ bị các triệu chứng vận mạch. Khi họ trải qua thời kỳ mãn kinh, chẳng hạn như cơn bốc hỏa khiến họ có cảm giác nóng phừng phừng đột ngột vùng ngực, cổ và mặt. Hay một người phụ nữ có thể thức dậy giữa đêm và người ướt đẫm mồ hôi. Hội chứng rối loạn vận mạch có thể gây cảm giác lo lắng và tim đập nhanh…

Nguyên nhân của rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh?

Các bác sĩ cho rằng không có nguyên nhân rõ rệt của các triệu chứng vận mạch trong giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên, họ tin rằng việc thiếu một số hormon có thể có tác động. Họ tin rằng việc thiếu hụt hormon làm cho vùng dưới đồi, hoặc một phần của bộ não chịu trách nhiệm về điều chỉnh nhiệt độ và nhạy cảm hơn với sự thay đổi nhiệt độ cơ thể của người phụ nữ.

Các nhà nghiên cứu không rõ tại sao một số phụ nữ lại mắc bệnh này, còn một số khác thì không, hoặc tại sao những cơn nóng giận lại có mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Theo thời gian, triệu chứng này bắt đầu giảm đi và cuối cùng biến mất hoàn toàn. Chỉ có một vài phụ nữ gặp phải những cơn bốc hỏa trong suốt quãng đời còn lại.

Biến chứng của rối loạn vận mạch

Các triệu chứng rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh có thể dẫn đến chứng mất ngủ kéo dài. Một số phụ nữ trải qua các triệu chứng rối loạn vận mạch mãn kinh có triệu chứng mất ngủ mãn tính, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn. Phụ nữ có triệu chứng rối loạn vận mạch cũng có nguy cơ cao hơn với bệnh tim, loãng xương. Xơ vữa động mạch sớm sẽ làm cứng các động mạch có thể  tăng nguy cơ đau tim.

Các yếu tố nguy cơ

Mặc dù không phải tất cả phụ nữ mãn kinh đều có các triệu chứng vận mạch, nhưng đa phần phụ nữ phải chịu đựng nó. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

Hút thuốc: Những phụ nữ hút thuốc có nguy cơ cao phải chịu đựng nhiều hơn những cơn bốc hỏa so với những phụ nữ không hút thuốc.

Béo phì: Những phụ nữ thừa cân thường có nguy cơ cao mắc và kéo dài cơn bốc hỏa tuổi mãn kinh.

Yếu tố sắc tộc: Phụ nữ Mỹ gốc Phi có tỷ lệ bốc hỏa cao hơn phụ nữ châu Âu. Tuy nhiên, phụ nữ Trung Quốc và châu Á có ít triệu chứng vận mạch hơn so với các đối tác châu Âu.

Theo một bài báo đăng trên tạp chí Menopause, những phụ nữ tiền sử mang thai có tăng huyết áp, chứng tiền sản giật, có nhiều khả năng gặp các triệu chứng vận mạch trong thời kỳ mãn kinh.

Điều trị Hội chứng vận mạch tuổi mãn kinh như thế nào?

Các bác sĩ có thể kê toa bổ sung estrogen cho phụ nữ có các triệu chứng vận mạch liên quan đến mãn kinh. Tuy nhiên, việc dùng estrogen nhân tạo có liên quan đến các nguy cơ khác, bao gồm cả nguy cơ phát triển ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung. Đôi khi rủi ro còn lớn hơn lợi ích nếu một người phụ nữ dùng estrogen trong suốt 10 năm sau kì kinh cuối cùng của mình.

Phụ nữ dùng estrogen trước 60 tuổi có thể đạt được kết quả tốt hơn và ít rủi ro hơn phụ nữ trên 60 tuổi. Nếu một phụ nữ chọn dùng phương pháp bổ sung hormon thì nên dùng liều thấp nhất và hiệu quả nhất trong thời gian ngắn nhất có thể.

Một số phụ nữ không muốn dùng estrogen hoặc không thể dung nạp nó, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc khác như: paroxetine, venlafaxine hoặc fluoxetine (chống trầm cảm) hay gabapentin (thuốc chống động kinh), clonidin, (thuốc dùng trị tăng huyết áp). Tuy nhiên, những loại thuốc này không được cho là có hiệu quả như dùng liệu pháp estrogen.

Cách kiểm soát hội chứng vận mạch

Thay đổi lối sống là một trong những cách thức tốt nhất phụ nữ nên làm.

Tránh uống rượu và các yếu tố kích hoạt khác gây ra những cơn bốc hỏa có thể giúp làm giảm các triệu chứng mãn kinh.

Ngoài thuốc theo toa, có nhiều cách thay đổi lối sống mà phụ nữ có thể thực hiện để giảm các triệu chứng mãn kinh của mình như: Tránh các loại thực phẩm có thể gây ra những chứng bốc hỏa, đau đầu chẳng hạn như thực phẩm nhiều gia vị, rượu và những món ăn nóng cho cơ thể, bao gồm cả cà phê hoặc trà. Bỏ thuốc lá vì hút thuốc lá có liên quan đến hoạt động tiêu giảm estrogen, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của người mãn kinh.

Mặc quần áo mát mẻ, dễ chịu tạo cảm giác thư thái.

Mang theo chai nước mát giúp làm dịu cơ thể khi có triệu chứng bốc hỏa.

Tránh tập thể dục ngay trước khi đi ngủ có thể gây tăng nhiệt độ cơ thể dẫn đến khó ngủ. Tập thể dục bui sớm cho kết quả tốt hơn.

Tập thở theo nhịp chậm, sâu khi cảm thấy có triệu chứng vận mạch tuổi mãn kinh. Theo các chuyên gia, điều quan trọng là phụ nữ ở tuổi trung niên phải duy trì sức khỏe tốt từ sớm để ngăn ngừa các triệu chứng vận mạch.

Có rất nhiều phương pháp điều trị không cần đơn thuốc để làm giảm tác động của các triệu chứng vận mạch tuổi mãn kinh, như bổ sung hoặc ăn các thực phẩm giàu chất isoflavone sinh học. Những chất này có chứa các thành phần có cấu trúc tương tự như estrogens và được cho là có tác dụng thay thế estrogen cho cơ thể. Đậu nành và hàu sữa được đánh giá là thực phẩm giàu isoflavone.

Tuy nhiên, ngủ nhiều hơn và không lo lắng, tránh áp lực công việc, giảm stress có thể giúp phụ nữ có cuộc sống đầy đủ hơn, thú vị hơn sau khi mãn kinh.