Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

Chứng bốc hỏa thời kỳ tiền mãn kinh theo đông y

 Thời kỳ tiền mãn kinh,

 cơn bốc hỏa thường xuyên xảy ra kèm theo những triệu chứng khó chịu như: Toát mồ hôi từng cơn, đau đầu, giấc ngủ không sâu, giật mình, hồi hộp, nóng tính, hay cáu gắt... Đông y phân loại chứng bốc hỏa thời kỳ tiền mãn kinh tùy theo thể trạng của từng người .

Chứng bốc hỏa thời kỳ tiền mãn kinh do Thể thận tinh hư tổn do thận âm hư:

Kinh nguyệt thường đến trước kỳ, lượng ít, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ...

Chứng bốc hỏa thời kỳ tiền mãn kinh do Thể thận tinh hư tổn do âm hư dương vượng:

Kinh nguyệt rối loạn, chóng mặt, nhức đầu, tính tình nóng nảy, dễ cáu gắt, giận dữ, người bứt rứt, khó ngủ...

Chứng bốc hỏa thời kỳ tiền mãn kinh do Thể thận dương hư:

Kinh nguyệt ra nhiều hoặc đến sớm, người lạnh, tay chân lạnh, sợ lạnh, mệt mỏi, tiểu nhiều, nước tiểu trong...

Chứng bốc hỏa thời kỳ tiền mãn kinh do Thể can kinh uất nhiệt:

Kinh nguyệt tới sớm, sắc mặt xanh vàng, người mệt mỏi, tinh thần căng thẳng, bứt rứt, chóng mặt...

Chứng bốc hỏa thời kỳ tiền mãn kinh do Thể tâm tỳ lưỡng hư: 

Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, tinh thần sa sút, người uể oải, mệt mỏi, ăn uống kém...

Quan niệm Đông y về bệnh “Yếu” của quý ông

 Trong tác phẩm “Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh” có viết về vấn đề liệt dương như sau: Dương sự khỏe hay yếu là do chấn hỏa thịnh hay suy, vì hỏa tác dụng nhưng căn bản là do tinh sự.

Hải Thượng Lãn Ông

Hải thương Lãn Ông cho rằng “Thận là cội nguồn của tạng phủ, là gốc của 13 kinh mạch, là cơ sở của sinh mệnh, là bể chứa của tinh huyết”. Từ đó, quan niệm của Hải Thượng Lãn Ông là: Người ta dùng chất cay nóng cường dương như vậy là lầm to. Chỉ nên bổ đều năm tạng, khiến tinh ba của năm tạng chuyển về thận, vì thận là nơi tăng chứa tinh, uống nhiều vị thuốc bổ tinh huyết uống để bồi bổ thận.

Do đó, các bài chữa liệt dương xuất tinh sớm, di tinh,… của Đông y đều nhằm tác động đến tạng này. Tức là bổ đều 5 tạng, khiến tinh huyết của 5 tạng ngày một cần làm cho cường dương mà dương vẫn tự cường.

Ngoài ra, Hải thương Lãn Ông cũng để lại kinh nghiệm quý báu về đẩy lùi liệt dương, trong đó nhấn mạnh vai trò của việc bồi bổ đường tiêu hóa. Ông quan niệm: “Luận rằng vị khỏe thì ăn uống tăng tiến, tinh ba hàng ngày sản sinh không ngớt mới có thể chuyển vận về thận. Sách nói vị mạnh thì thận khỏe và tinh khí dồi dào, vị hư thì tinh bị thương tổn mà dương sự cũng bị suy kém chính là như thế”. Một quan niệm nữa của đại danh y, là việc loại bỏ những trục trặc sinh lý nam giới phải được xem xét trong một tổng thể chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Sinh thời, Hải Thượng Lãn Ông đã từng nói: “Biết được điều cốt yếu, chỉ một lời là rõ hết, không biết được điều cốt yếu thì lan man vô cùng”. Do đó phải tìm ra nguyên nhân cơ bản, cốt yếu của các bệnh nam khoa, bệnh yếu sinh lý, trong đó có liệt dương, sẽ tìm thấy hướng loại bỏ tình trạng này. Khi có những biểu hiện của rối loạn cương dương (xuất tính sớm, liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục,..), nam giới nên lưu tâm một số nhóm nguyên nhân để tự có hướng đẩy lùi:

- Tổn thương thực thể trên mạch máu ở dương vật hay tổn thương thần kinh thực vật, tủy sống, khiếm khuyết trong cấu trúc dương vật..., việc điều trị phải dựa vào khoa giải phẫu để phục hồi lại các chức năng bị mất.

- Do bệnh tật như: bị bệnh tim, cao huyết áp, đái tháo đường, cường tuyến giáp, suy gan, suy thận, phì đại tuyến tiền liệt...thì vấn đề là triệt các bệnh gây ra tình trạng suy yếu sinh lý là chính.

- Do lão hóa vì dùng dược phẩm, rượu, thuốc lá, chất kích thích đẩy nhanh quá trình lão hóa các bộ phận trên cơ thể, giảm khả năng sản sinh nội tiết tố nam testosterrone, dẫn tới tình trạng suy nhược, mệt mỏi cơ thể kéo dài, nam giới cần phải thay thế, hạn chế hay dứt bỏ những thói quen gây hại này, mới mong tái lập lại tình trạng cường dương.

- Do thể trạng, tâm lý: Đôi khi tự bản thân nam giới chỉ cần giải tỏa tâm lý căng thẳng, vướng mắc trong đời sống vợ chồng, đổi nếp sống, nếp sinh hoạt, môi trường sống hoặc làm việc là có thể cải thiện tình hình.

Xông lá phương pháp chữa cảm dân gian

 Thường ngày trong nhân dân nhất là những người ở vùng nông thôn, miền núi có thói quen mỗi khi cơ thể mệt mỏi, cảm cúm thường lấy lá nấu nồi nước xông.

Xông lá 

là phương pháp chữa cảm dân gian và được Đông y xem như một phương pháp điều trị bệnh hữu hiệu. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng được biện pháp xông lá, việc xông lá không đúng cách, có thể gây ra những nguy hại đối với sức khoẻ.

Tác dụng dược lý của phương pháp xông lá

Nồi xông giải cảm kết hợp tác dụng vật lý của hơi nước nóng và tác dụng dược lý của các chất bay hơi chứa trong dược thảo kéo theo hơi nước. Hơi nước nóng làm giãn mạch ngoại biên, lượng máu được tăng cường. Kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài. Tinh dầu và các chất bay hơi chứa trong thảo dược được kéo theo hơi nước. Chúng qua niêm mạc mắt, mũi, tai, da, làm thông các ống dẫn mắt, mũi, tai và các xoang, làm giảm stress, kích thích thần kinh, giảm mệt mỏi, ù tai, ngạt mũi, nhức đầu rất hiệu quả. Trong tất cả các loại cảm như cảm lạnh, ... Theo quan điểm của y học cổ truyền gọi là ngoại cảm phong nhiệt và ngoại cảm phong hàn, dân gian gọi là cảm lạnh hoặc cảm tà thì điều trị bằng phương pháp xông lá rất hiệu quả.

Xông lá khi nào?

Xông lá có tác dụng làm người bệnh nhanh khỏi, nhưng không phải lúc nào cũng xông được. Chỉ nên điều trị xông lá trong khoảng từ 1- 2 ngày đầu khi nhiễm lạnh.  Vì khi người bệnh bị nhiễm khí độc, gió độc đang nằm dưới da nên phương pháp xông sẽ có tác dụng mở lối cho khí độc thoát ra ngoài. Khoảng từ ngày thứ 3 trở lên người cảm lạnh đã bị nhiễm tà khí sâu vào trong  lúc đó không nên xông mà phải dùng các phương pháp khác.

Dược liệu xông lá

Theo quan niệm y học cổ truyền những vị thuốc có sẵn trong thiên nhiên có tác dụng chữa bệnh cảm cúm, chữa cảm mạo giảm đau... Lá tre khoảng 40-50g; kinh giới 40-50g (nếu là hoa thì dùng 10-15g); hoắc hương, tía tô, lá chanh, lá long não, cây cứt lợn mỗi loại 30-40g, tỏi 2-3 củ, địa liền tươi 20-30g, lá xả (hoặc cả cây). Cho dược liệu vào nồi, đổ nước, đun sôi kỹ đến khi có mùi thơm.

Lưu ý khi sử dụng nồi nước xôngNồi nước xông có tác dụng giảm mệt mỏi, ù tai, ngạt mũi, nhức đầu...

Phương pháp xông lá

Khi đã nấu dược liệu sôi có mùi thơm thì mang vào nhà tắm, dùng vải trùm kín người hoặc đầu, mở hé dần vung nồi dược liệu để bay hơi vào người. Thời gian xông 5-15 phút, khi nào mồ hôi ra đều toàn thân thì dừng xông. Sau xông hơi thì lau khô bằng khăn ấm, ẩm, rồi lau bằng khăn khô, thay quần áo sạch; sau đó nên ăn 1 bát cháo hành hoặc uống nước ấm hoặc thuốc, nghỉ ngơi, đảm bảo thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông...

Đặc biệt, trong lúc xông phải lưu ý tránh nhiệt độ tăng đột ngột. Cần mở nồi xông he hé, từ từ và kiểm soát lượng mồ hôi để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước. Khi cơ thể bị mất nước sẽ dẫn đến một loạt những triệu chứng sốc khác mà cơ thể không thể kiểm soát được như trụy tim mạch, tụt huyết áp...

Khuyến cáo biện pháp xông lá của Đông y

Những người bị một số bệnh tuyệt đối không được áp dụng các biện pháp xông như: bệnh huyết áp, tim mạch, mắc bệnh ngoài da, phụ nữ mang thai, những người hay ra mồ hôi, mất máu nhiều, mới ốm dậy thể trạng còn yếu, người cao tuổi, trẻ em, người có biểu hiện tâm thần...

Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ tình trạng sức khỏe cũng như tác dụng của việc xông lá, người bệnh có thể phạm một số sai lầm, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Không hiếm người phải đi cấp cứu, thậm chí tử vong vì xông lá, xông hơi trong khi cơ thể quá suy nhược, hoặc sau khi uống rượu...

Việc tự điều trị xông tại nhà rất dễ gặp nguy hiểm nếu người bệnh không biết rõ tình trạng sức khỏe của mình. Trước khi xông chúng ta phải kiểm tra huyết áp, nhịp tim để điều chỉnh nhiệt độ và thời gian xông cho phù hợp với thể trạng từng người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ phương tiện đánh giá và kiểm soát tình trạng sức khoẻ của mình mà đều bỏ qua các bước quan trọng này nên người xông có thể gặp rủi ro.

Các chuyên gia Đông y khuyến cáo "Nếu cảm cúm, đau mỏi nên đến các cơ sở uy tín để trị liệu xông hơi bằng lá thuốc và có sự kiểm tra, tư vấn của bác sĩ. Cần làm sạch cơ thể trước khi vào phòng xông, không nên tắm ngay sau khi xông vì lỗ chân lông đang hở nếu gặp lạnh sẽ bít lại không thoát được nước dẫn đến dễ bị cảm, máu huyết lưu thông chậm. Chỉ nên để nhiệt độ xông cao hơn nhiệt độ cơ thể từ 7 - 8oC và không được quá 30 phút. Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn... cần ngừng ngay, trường hợp nguy cấp phải đưa tới bệnh viện để cấp cứu".

Chườm ấm vùng ngực bụng theo y học cổ truyền

 Giữ ấm bằng túi chườm thảo dược là một cách làm cho khí huyết khu vực tam tiêu (vùng ngực bụng) được lưu thông, là một cách để thúc đẩy sự khí hóa, chống lại sự sinh bệnh do khí hóa bế tắc, phòng và chữa các rối loạn của tam tiêu. Làm ấm vùng ngực bụng có tác dụng trên tuần hoàn là giãn mạch, tăng lưu thông máu; làm tăng chuyển hóa; đối với mô liên kết: giảm co cứng, tăng khả năng đàn hồi; giảm đau...

Vài nét lý luận về tam tiêu

Vùng ngực bụng theo y học cổ truyền tương ứng với tam tiêu trong cơ thể.Tam tiêu là 1 phủ trong 6 phủ: Vị, Đởm, Đại trường, Tiểu trường, Tam tiêu và Bàng quang. Chữ Tiêu ở đây nghĩa là đứng đầu, là to lớn. Tam tiêu là ba khoang rỗng trong cơ thể con người gồm có: thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu, các khoang rỗng này chứa đựng bên trong là các tạng phủ. Mỗi tiêu có một đường khí đạo cũng như Tam nguyên là Thiên, Nhân, Địa mỗi ngôi có 1 nguyên khí. Vai trò của Tam tiêu: “Tam tiêu là nguồn nước, thủy đạo xuất ra từ đây”. Tam tiêu chủ về thủy đạo, ví như vị quan trông coi điều khiển việc khởi xẻ đường thủy đạo cho lưu thông. Tam tiêu là con đường đưa khí huyết tân dịch đi chu lưu khắp phủ tạng. Theo Đông y, Tam tiêu được phân ra:

- Thượng tiêu: từ miệng trên của Vị (Bí môn) đến dưỡi lưỡi, bao gồm cả bộ phận lồng ngực và hai tạng Tâm, Phế.

- Trung tiêu: từ miệng trên của Vị (Bí môn) đến miệng dưới của Vị (U môn) bao gồm cả bộ phận bụng trên và Tỳ Vị.

- Hạ tiêu: từ miệng dưới của Vị xuống đến Tiền âm, Hậu âm, bao gồm cả bộ phận bụng dưới, Can, Thận, Đại trường, Tiểu trường, Bàng quang.

Sự hoạt động của tam tiêu biểu hiện ở sự khí hóa đồ ăn, khí hóa tức là làm cho vật chất trong cơ thể hóa thành khí, Đông y nói: thượng tiêu như mây mù, trung tiêu như bọt nước sủi, hạ tiêu như nước chảy. Tam Tiêu có chức năng duy trì thân nhiệt, làm nhừ Thủy Cốc, thải bỏ cặn bã thực ra khỏi cơ thể. Tam Tiêu là đường đi của Khí và Thủy đạo, Tam tiêu bị ách tắc ở đâu thì sinh phù ở đấy. Trong đó:

- Thượng tiêu chủ về “khí”, ví như mây mù bao phủ ở trên.

- Trung tiêu chủ về “ẩm thực” ví như vũng nước nấu chín ở giữa.

- Hạ tiêu chủ về “đại tiểu tiện” ví như ngòi rạch chảy ra.

Thượng tiêu chứa tâm phế thì có cả chức năng như tâm phế, trung tiêu có chức năng tỳ vị và hạ tiêu có chức năng của can thận. Cụ thể:

Ở thượng tiêu thì Phế chủ hô hấp, phân bố khí và chất dinh dưỡng vào huyết mạch và được Tâm khí đưa đi toàn thân.

Ở trung tiêu, Tỳ vị vận hóa, hấp thu tinh hoa của đồ ăn và nước đưa lên phế.

Ở hạ tiêu có sự phân thanh trọc, các chất tinh hoa được tàng trừ lại thận, các chất cặn bã được thải ra ngoài bằng đại tiểu tiện. Khí của hạ tiêu chủ về đi xuống chứ không nhận vào thêm.

Ngoài ra tam tiêu còn có chức năng bảo vệ các tạng phủ trong cơ thể. Nguyên khí của mệnh môn là khí căn bản của tam tiêu, nó đi ở tam tiêu để phân bố đi toàn thân nhằm thúc đẩy hoạt động sinh lý của các tổ chức cơ quan. Nhờ tác dụng của phế, khí trời hít vào phế, khí của thức ăn sau khi được tiêu hóa lên giao nhau thành tông khí tụ ở đản trung và phân đi các nơi. Khí ở phế, khí của thức ăn cũng mượn đường của tam tiêu để đi toàn thân.Tam tiêu tức là cái khí của tam nguyên, chủ về việc dẫn khí đi lên, đi xuống, đi ra, đi vào, tống lãnh tất cả các đường khí trên dưới, trước sau của các kinh lạc và vinh vệ trong ngũ tạng lục phủ.Tam tiêu có thông, trong ngoài trên dưới mới thông mà tưới khắp châu thân. Nếu cái khí của tam tiêu mà không thông thì mọi khiếu huyệt điều hành trong thân thể đều bế tắc.

Khí hóa bế tắc cơ thể sinh bệnh: khí hóa là làm cho vật chất nào đó của cơ thể biến thành khí và khí biến thành vật chất, là quá trình chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng, hấp thụ chúng để nuôi dưỡng, thúc đẩy hoạt động của cơ thể và bài tiết các chất cặn bã trong cơ thể ra ngoài.Thức ăn uống vào trung tiêu được tiêu hóa, hấp thụ, chuyển hóa thành dinh huyết lên thượng tiêu để phân bố đi nuôi dưỡng toàn thân, xuống hạ tiêu để tiếp tục được phân thành thanh trọc, chất thanh lại được hấp thụ, chất trọc trở thành cặn bã và được tiết ra ngoài. Như vậy, quá trình tiêu hóa của thức ăn và nước uống đều tiến hành tại tam tiêu. Bệnh của tam tiêu chủ yếu là về mặt thủy khí vận chuyển phát sinh chướng ngại.

- Nếu thượng tiêu không thông thì có các rối loạn: khó thở, ói mửa; dễ cảm, sợ gió, sợ lạnh; da lông khô, kém nhuận

- Trung tiêu không thông lợi thì có các rối loạn: đầy bụng, chậm tiêu, trướng hơi.

- Hạ tiêu không thông lợi thì có các rối loạn: tiểu dầm, tiểu không tự chủ, tiểu són, tiểu lắt nhắt; tiêu chảy, táo bón.

Mặt khác, do mỗi bộ phận của tam tiêu đều bao bọc một số tạng khí nên chứng trạng của nó cũng biểu hiện ở đó. Chẳng hạn, bệnh thượng tiêu biểu hiện ở tâm, phế; Trung tiêu ở tỳ, vị; Hạ tiêu ở can thận, đại tiểu trường…

Chườm ấm vùng ngực bụng

Giữ ấm bằng túi chườm thảo dược là một cách làm cho khí huyết khu vực tam tiêu (vùng ngực bụng) được lưu thông, là một cách để thúc đẩy sự khí hóa, chống lại sự sinh bệnh do khí hóa bế tắc, phòng và chữa các rối loạn của tam tiêu. Làm ấm vùng ngực bụng có tác dụng trên tuần hoàn là giãn mạch, tăng lưu thông máu; làm tăng chuyển hóa; đối với mô liên kết: giảm co cứng, tăng khả năng đàn hồi; giảm đau...

Đối với từng vùng thì chườm ấm có tác dụng như sau:

Chườm ấm vùng thượng tiêu (vùng ngực): 

giúp dễ thở do nhiệt ấm làm giãn các cơ hô hấp, giãn khí - phế quản, làm ra mồ hôi, giảm các triệu chứng khó chịu trong cảm cúm.Làm giảm cảm giác muốn nôn, buồn nôn…

Chườm ấm vùng trung tiêu (vùng bụng): 

kích thích tiêu hóa, hấp thu tốt thức ăn, cải thiện sự khó chịu của đầy hơi, chậm tiêu…

Chườm ấm vùng hạ tiêu (vùng bụng dưới): 

cải thiện triệu chứng tiêu chảy, táo bón, làm thông đại tiểu tiện.

Nâng cao khả năng tình dục: cải thiện lãnh cảm, liệt dưng, xuất tinh sớm…

Phương pháp chườm ấm được mô tả trong các tác phẩm Đông y kinh điển, như: Nội Kinh Tố Vấn - Điều kinh luận có chép: “Bệnh trong xương thì hơ nóng kim châm hoặc dùng thuốc sao nóng chườm vào”; Linh Khu - Thọ yểu cương nhu cũng có chép bài thuốc sao nóng để chườm trên da chữa chứng hàn tý. Các tác phẩm y học nổi tiếng như: Trửu hậu phương, Thiên kim phương, Ngoại đài bí yếu, Gia hựu bản thảo, Bản thảo cương mục, Vệ sinh bửu giám... đều có chép về phương pháp chườm ấm bằng thảo dược. Như vậy, có thể nói chườm ấm bằng thảo dược là phương pháp chữa bệnh có lịch sử lâu đời, có giá trị phòng bệnh tốt và phạm vi ứng dụng cải thiện và điều trị rộng rãi. Phương pháp này đơn giản dễ làm, có tính an toàn cao mà hiệu quả lại nhanh chóng, mang lại cảm giác dễ chịu, rất được nhiều người yêu thích.

Phép chườm ấm thích ứng với các chứng bệnh do lạnh bên ngoài xâm nhập vào kinh lạc tạng phủ, hoặc người suy yếu dương hư, khí huyết không điều hòa dẫn đến các chứng bệnh khác: đau dạ dày, đau bụng do lạnh, ngực bụng đầy trướng, đại tiểu tiện không thông...

Nên kết hợp liệu pháp chườm ấm bằng thảo dược tự nhiên vùng ngực bụng kết hợp tác dụng các huyệt vùng thí dụ vùng ngực có huyệt Đản trung, vùng bụng trên có huyệt Thần khuyết (rốn), Trung quản, Thiên xu; vùng bụng dưới: Khí hải, Quan nguyên. Trung cực sẽ có tác động trực tiếp vào các huyệt trên cơ thể, giúp đả thông khí huyết, nâng cao chính khí.

Như vậy, chườm ấm bằng thảo dược hay túi chườm thảo dược vùng ngực bụng có thể nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ, phòng ngừa và cải thiện được nhiều bệnh vùng ngực bụng cũng như tác dụng toàn cơ thể..

Như vậy, chườm ấm bằng thảo dược hay túi chườm thảo dược vùng ngực bụng có thể nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ, phòng ngừa và cải thiện được nhiều bệnh vùng ngực bụng cũng như tác dụng toàn cơ thể.

Bài Phì đại tiền liệt tuyến theo y học cổ truyền

 Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp của nam giới ở độ tuổi trung niên trở đi. Phì đại tuyến tiền liệt là một bệnh lành tính, theo y học cổ truyền bệnh được chia làm 3 dạng là bàng quang tích nhiệt, bàng quang ứ trở, thận dương hư suy.

Phì đại tuyến tiền liệt là gì?

Tuyến tiền liệt

 là bộ phận sinh dục của nam giới vị trí dưới cổ bàng quang và bao quanh niệu đạo, ống dẫn tiểu. Theo y học cổ truyền, tuyến tiền liệt là cơ quản sản xuất các chất lỏng trong tinh dịch, chất dịch màu trắng sữa nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng ra dương vật trong quá trình xuất tinh (cực khoái).

Thông thường kích thước tuyến tiền liệt nặng từ 15 – 20g, chỉ phát triển thật sự từ lúc dậy thì cho đến 25 tuổi. Ngoài tuổi 40 tuyến tiền liệt bị phình to ra về kích thước gây ra các vấn đề về đường tiết niệu thì được coi là bị phì đại tuyến tiền liệt. Ngoài 50 tuổi nam giới thường bị mắc chứng bệnh này. Theo thống kê có đến trên 90% nam giới độ tuổi 80 mắc bệnh

Đông y xếp phì đại tuyến tiền liệt vào loại ‘Lâm Chứng’, ‘Bạch Trọc’, ‘Huyết Lâm’, ‘Bạch Dâm’, ‘Niệu Tinh’, ‘Tinh Trọc’, ‘Lâm Trọc’, ‘Lao Lâm’, ‘Khí Lâm’.

Nguyên nhân gây phì đại tuyến tiền liệt

Theo y học cổ truyền phì đại tuyến tiền liệt là do:

Phì đại tuyến tiền liệt do Thấp nhiệt ứ trệ ở vùng hạ tiêu:

 ngoại cảm thấp nhiệt độc tà hoặc cảm hàn tà hóa thành nhiệt, nhiệt và thấp tương tranh, thấp nhiệt dồn xuống phía dưới, rót vào tinh cung, uẩn kết không tan làm cho khí trệ, huyết ngưng, kinh lạc bị ngăn cách. Thấp nhiệt dồn xuống vào bàng quang khiến cho khí ở bàng quang không hóa được, hoặc do ăn uống thất thường, ăn nhiều thức ăn cay nóng, thích ăn thức ăn béo, ngọt làm cho Tỳ Vị vận hóa không đều, thấp nhiệt sinh ở bên trong, thấm xuống bàng quang, chuyển vào kết ở tinh cung, ứ huyết, trọc tinh kết ngưng lại không hóa được gây nên bệnh.

Phì đại tuyến tiền liệt do Âm Hư Hỏa Vượng: 

Sinh hoạt tình dục quá mức làm cho tinh khí hao tổn, thận tinh bị tổn hại, âm hư hỏa vượng, tướng hỏa vọng động làm cho tinh bị tổn hại, bị ngăn trở, rót vào tinh cung, thấp trệ hóa thành nhiệt khiến cho bại tinh hợp với hỏa tiết ra.

Phì đại tuyến tiền liệt do Khí Hạ Hãm: 

Lao nhọc quá sức, ngồi lâu, tương tư hoặc ăn uống thất thường làm cho Tỳ Vị bị tổn thương, Tỳ không hóa được thấp, trở trệ ở tinh cung, tỳ hư, trung khí hạ hãm, cốc khí không chuyển được xuống dưới, tinh và trọc tương bác nhau khiến cho tiểu ra chất đục.

Phì đại tuyến tiền liệt do Thận Nguyên Hư Suy: 

Người lớn tuổi, thân thể suy yếu hoặc phòng lao làm cho tinh bị hao tổn, âm tổn khiến cho dương và thận nguyên bị suy yếu, mệnh môn hỏa suy, không cố nhiếp được, tinh quan không vững, tinh không bế tàng được thì phải tiết ra.

Phì đại tuyến tiền liệt do Tinh Cung Bị Ứ Trở:

Thấp nhiệt lâu ngày không được thanh đi, tướng hỏa lâu ngày không tiết ra được, tinh bị ứ lại thành trọc, tinh ứ lâu ngày, tinh đạo, tinh cung, khí huyết bị ngưng kết gây nên.

Do Phế nhiệt, khí uất, không thông điều được thủy đạo, nhiệt tà rót xuống bàng quang.

U xơ tuyến tiền liệt có triệu chứng gì?

U xơ tuyến tiền liệt gây ra khá nhiều triệu chứng khó chịu. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của chứng bệnh này:

– U xơ tuyến tiền liệt gây Khó tiểu (bí tiểu tiện): 

Người bệnh có muốn đi tiểu nhưng cảm giác rất khó khăn, đứng một lúc mới đi tiểu được, cảm giác tiểu tiện không có lực, có lúc tiểu rắt.

– U xơ tuyến tiền liệt gây Tiểu són

Hiện tượng nước tiểu tự bài tiết và không kiềm chế được khi ngủ. Có khi hiện tượng này xuất hiện cả ban ngày.

Các biểu hiện của u xơ tuyến tiền liệt

– U xơ tuyến tiền liệt gây Tiểu ngắt quãng:

 Bệnh thường đi kèm với hình thành sỏi bàng quang làm cho nước tiểu ngắt quãng đột ngột. Khi gặp lạnh hoặc uống rượu bia nhiều…triệu chứng này càng nặng hơn.

– U xơ tuyến tiền liệt gây tiểu nhiều lần

Số lần đi tiểu trong ngày tăng lên 3 – 4 lần so với mức trung bình. Khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu ngắn, lúc nào cũng có cảm giác buồn đi tiểu.

Bài trị bệnh vẩy nến theo y học cổ truyền

 Khái niệm bệnh vẩy nến được y học cổ truyền  mô tả rất sớm

 cùng ra đời với những bệnh danh: Ngân Tiêu Bệnh, Tùng Bì Tiễn, Bạch Chủy, Chủy Phong, Bạch Xác Sang, Tùng Hoa Tiễn. Nghĩa là chứng ngứa, sần ở da. Theo y lý cổ truyền là bệnh mạn tính, tái phát liên tục, đa phần phát sinh ở tứ chi, mặt bên đùi, đầu gối, cẳng chân, mặt ngoài tay, hông và vùng đầu. Tổn thương chủ yếu là những sần cộm kiểu đốm, đám hoặc mảng, đỏ hoặc trắng mốc như sáp nến và ngứa

Do ngoại tà khách ở bì phu: lục dâm (phong, hàn, nhiệt, thấp, thử, táo) xâm nhập vào phần cơ, phu làm cho khí của Phế vệ không được tuyên thông, làm cho kinh lạc bị ngăn trở, ứ đọng lại ở da (phu tấu), không nuôi dưỡng được da gây nên. Sách Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận viết: “Tấu lý hư yếu, phong và khí xâm nhập vào, huyết ứ lại không nuôi dưỡng được cơ nhục gây nên bệnh”.

Do tình chín nội thương: thất tình bị ức chế, uất kết lâu ngày hóa thành hoả, hoả nhiệt hoá thành độc tà vào phần doanh huyết, bên ngoài ảnh hưởng đến phu tấu (da), lỗ chân lông bị bít lại không thông, khí trệ huyết ứ gây nên bệnh.

Do trúng độc: ăn nhiều thức ăn cay, nóng, tanh, tươi sống, trứng … khiến cho phong bị động, Tỳ Vị không điều hòa, khí trệ không thông, thấp nhiều cùng kết lại, thấm vào tấu lý, gặp phải hàn thấp, khí huyết tương bác nhau gây nên bệnh.

Do mạch Xung và Nhâm không điều hòa: mạch Xung và Nhâm liên hệ với tạng Can và Thận, vì vậy kinh nguyệt và sinh dục là yếu tố làm cho mạch Xung và Nhâm không điều hòa, khiến cho âm dương của Can Thận thiên lệch gây nên, biểu hiện bằng âm hư nội nhiệt hoặc do dương hư ngoại hàn, lâu ngày làm cho âm dương đều hư hoặc chân hàn giả nhiệt hoặc chân nhiệt giả hàn.

Điều trị vẩy nến theo y học cổ truyền

Điều trị vẩy nến tại chỗ:

- Giai đoạn phát triển: bôi ngoài nhũ cao lưu hoàng 5%.

- Giai đoạn ổn định: bôi ngoài cao mềm lưu hoàng 10%, cao mềm hùng hoàng ngày 2 - 3 lần.

- Thuốc ngâm rửa: khô phàn 120g, cúc hoa dại 240g, xuyên tiêu 120g, mang tiêu 500g, sắc nước tắm mỗi ngày hoặc cách nhật, dùng cho trường hợp bệnh tổn thương rộng.

Điều trị vẩy nến toàn thân:

Bệnh vẩy nến Thể phong hàn:

- Nhiều vết chấm xuất hiện giống như đồng tiền hoặc từng mảng mầu hồng, trên mặt mụn có thể thối nát.

- Phát bệnh quanh năm. Từ mùa đông đến mùa hè thường tự bớt hoặc giảm ẩn đi.

- Lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch phù khẩn.

Phép trị Bệnh vẩy nến Thể phong hàn

sơ phong, tán hàn, hoạt huyết, điều doanh.

Bệnh vẩy nến Thể huyết ứ:

Vết ban màu đỏ tối hoặc tím, to nhỏ không đều, bề mặt hơi lõm, khô trắng đục, không bong da.

Có một ít vết ban nhỏ mới xuất hiện kèm theo ngứa hoặc không ngứa, miệng khô, không muốn uống.

Lưỡi đỏ tối hoặc có điểm ứ huyết.

Rêu lưỡi trắng nhạt hoặc hơi vàng.

Mạch huyền sáp hoặc trầm sáp.

Điều trị Bệnh vẩy nến Thể huyết ứ:

hoạt huyết hóa ứ, thông lạc.


Học thuyết thủy hỏa của Hải Thượng Lãn Ông

 Với Hải Thượng Lãn Ông, y lý của Đông phương với các học thuyết triết học duy vật cổ như âm dương, ngũ hành... được vận dụng vào lĩnh vực y học đã được khai thác một cách sâu sắc và sáng tạo.

Tại sao lại gọi là “Học thuyết Thủy hỏa”?

Học thuyết thủy hỏa hay còn gọi là học thuyết tâm thận, 

được Hải Thượng Lãn Ông xây dựng dựa trên cơ sở của các học thuyết âm dương, ngũ hành, tạng tượng của YHCT Đông phương. Với thuyết âm, dương, thủy thuộc nước thuộc âm, hỏa thuộc lửa thuộc dương, với thuyết ngũ hành, thủy hỏa lại là hai hành tương khắc với nhau, với thuyết tạng tượng, hai tạng tâm,  thận lại nằm trong phạm vi “ngũ tạng”. Tuy nhiên chúng lại thường xuyên có sự giao nhau trong cuộc sống, hai thứ đó luôn có mối quan hệ hữu cơ, ví như ánh sáng của mặt trời là nguồn gốc tạo ra sức sống của muôn vật, nước thì nuôi sống muôn loài. Cuộc sống không thể thiếu một trong hai thứ đó. Trên cơ sở như vậy, Hải Thượng Lãn Ông lấy sự cân bằng của hai tạng tâm thận trong cơ thể làm gốc với nguyên tắc “Giáng tâm hỏa và ích thận thủy”. Ông cho rằng “Con người cũng như vũ trụ, muốn tồn tại, phải có hỏa”, cái hỏa trong con người trước hết thuộc tạng tâm (quân hỏa), tiếp theo là cái hỏa của thận (tướng hỏa). Hai thứ hỏa này luôn được cân bằng với phần “thủy” của tâm huyết: Phần âm của tâm và thận thủy: thận âm. Hải Thượng cho rằng, bệnh tật phát sinh trong con người  là do sự thiên lệch của thủy và hỏa, tức có sự mất cân bằng của hai tạng tâm và thận. Ông cho rằng  “chữa bệnh nặng không biết đến thủy, hỏa; chữa bệnh nhẹ không biết đến khí huyết thì chẳng khác chi trèo cây tìm cá”.

 Vận dụng của thuyết Thủy hỏa!

Hải Thượng Lãn Ông cho rằng, đối với người mà chân dương thịnh thì phải bổ âm, người chân âm thịnh thì phải bổ dương; tuy vậy khi bổ âm phải kèm theo vị bổ dương để không ảnh hưởng đến tỳ vị. Thông thường để bổ âm, Hải Thượng khuyên dùng phương lục vị; còn khi bổ nguyên khí củng cố chân hoả của thận thì dùng phương bát vị. Còn người âm dương đều hư thì ông khuyên dùng phương thập toàn đại bổ.

Ngoài ra, Hải Thượng đã vận dụng phép biến phương vào hai phương lục vị và bát vị để tạo ra tới hơn 50 phương thuốc khác nhau để trị rất nhiều loại bệnh tật trong cơ thể. Chẳng hạn từ phương “lục vị”, một cổ phương do Trương Trọng Cảnh danh y đời nhà Hán xây dựng, gồm thục địa 8 lạng, phục linh, đan bì, trạch tả, mỗi vị 3 lạng,  sơn thù du, hoài sơn, mỗi vị  4 lạng. Các vị luyện mật ong làm hoàn ngày uống 12 -16g, dùng để chữa thận âm hư,  tinh khô, huyết kiệt, đau lưng, mỏi gối, hoa mắt ù tai, tiêu khát. Hải Thượng đã gia thêm cúc hoa, kỷ tử mỗi thứ 3 lạng vào phương “lục vị” tạo ra phương Kỷ cúc địa hoàng hoàn, trị thận âm hư gây hoa mắt, thị lực giảm. Cũng với cách làm tương tự, ông gia đương quy, bạch thược, kỷ tử, cúc hoa, thạch quyết minh, bạch tật lê vào Lục vị để có phương Minh mục địa hoàng hoàn, trị mắt khô, quáng gà, giảm thị lực.

Đối với  cổ phương bát vị hoàn: thục địa 8 lạng, sơn thù du, hoài sơn, mỗi vị 4 lạng,  đan bì, trạch tả, phục linh, mỗi vị 3 lạng, phụ tử, nhục quế, mỗi vị 1 lạng. Các vị luyện mật ong làm hoàn ngày uống 12-16g,  dùng để bổ thận dương, trị chứng mệnh môn suy,  người gầy, lưng gối đau lạnh tiểu không lợi hoặc không kiềm chế được. Tiểu đêm nhiều lần, Hải Thượng đã dùng  quế chi thay quế nhục để có phương Kim quỹ thận khí hoàn, trị phù do thận, khí huyết bị ứ trệ. Bát vị hoàn gia ngưu tất, xa tiền thành Tế sinh thận khí hoàn, trị thuỷ thũng, phù nề, bụng đầy trướng.

Học thuyết Thủy hỏa của Hải Thượng Lãn Ông không những vừa mang tính sáng tạo, tính thực tiễn mà còn mang tính khoa học của thời đại.