Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2020

Bài chữa đau cổ tay theo đông y

 Đau cổ tay

 là tình trạng viêm bao gân vùng chỏm xương quay (thuộc viêm khớp dạng thấp). 

Người bệnh có biểu hiện Đau cổ tay

sưng nề, ấn thấy đau ở cổ tay, ngay đầu xương quay, đau tăng khi xoay cổ tay và khi cử động ngón cái... 

Nguyên tắc điều trị Đau cổ tay theo Đông y 

là chống viêm, giảm đau, trừ thấp, tán hàn. 

Bài chứng ngoại cảm âm hư theo đông y

 Ngoại cảm (cảm mạo) mà âm hư 

thường gặp cả người lớn và trẻ em. Y học cổ truyền gọi chứng ngoại cảm phong hàn âm huyết hư. Người bệnh biểu hiện cảm nóng hâm hấp sợ lạnh, đau đầu nhức mỏi, đau họng, sổ mũi nghẹt mũi, miệng khô, không ra mồ hôi hoặc có mồ hôi nhiều, dễ nóng dễ lạnh có khi nóng bứt rứt, tâm phiền.

Nguyên nhân Ngoại cảm (cảm mạo) mà âm hư

chủ yếu do âm huyết hư, hay ăn cay nóng khiến âm hư nội nhiệt mà bị ngoại hàn tà xâm nhiễm sinh bệnh. Sách cho rằng “vong huyết kỵ hãn”, nghĩa là người âm huyết hư cấm phát hãn, nếu giải biểu cho ra mồ hôi nhiều làm mất chân âm, tân dịch. 

Vì vậy, trường hợp này vừa giải biểu nhẹ vừa dưỡng huyết. 

Bài trị chứng thiếu dương theo đông y

 Chứng thiếu dương 

chỉ những cơn rét, cơn sốt xen kẽ nhau, mỗi ngày có một cơn hoặc hai ba cơn, bệnh phát ra có giờ giấc nhất định, thường phát về ban ngày. Chứng này thường gặp trong bệnh ngược tật (sốt rét) hoặc âm dương cùng hư, ở người cao tuổi.

Chứng thiếu dương Nếu sốt rét lâu ngày, cơn sốt ngày càng nặng:

Triệu chứng Chứng thiếu dương Nếu sốt rét lâu ngày, cơn sốt ngày càng nặng:

 Cơ thể gầy còm, lên cơn sốt rét dữ dội không có giờ nhất định, hơi thở yếu, lòng trắng của mắt xanh biếc, da khô tróc vảy, lưỡi đỏ tía, không nhuận, gốc lưỡi và giữa lưỡi có màu đen, bệnh biến chứng do tỳ thận hư suy.

Phép trị Chứng thiếu dương Nếu sốt rét lâu ngày, cơn sốt ngày càng nặng: 

Bổ tỳ thận tiệt ngược tà.

 Chứng thiếu dương do cảm nhiễm phong hàn:

Triệu chứng Chứng thiếu dương do cảm nhiễm phong hàn:

 khi bệnh nhân bắt đầu cơn sốt rét, thấy khó chịu nằm ngồi không yên, ngực đầy, đau đầu chóng mặt, ù tai, miệng lưỡi khô, tim hồi hộp, ra mồ hôi, tay chân run rẩy.

Phép trị Chứng thiếu dương do cảm nhiễm phong hàn:

 Thư can (gan) bình can ôn dương hóa ẩm, điều hòa tam tiêu.


Bài trị mề đay theo đông y

 Y học cổ truyền gọi mề đay 

là phong chẩn khối. 

Nguyên nhân bệnh mề đay 

do phong hàn, phong nhiệt hoặc các nhân tố khác như thức ăn, thuốc, ký sinh trùng làm xuất hiện những nốt ban, ngứa đỏ trên da hoặc phù tại chỗ. Mề đay được chia làm hai thể phong hàn và phong nhiệt. 

Các phương pháp điều trị  mề đay

đều nhằm giải dị ứng, gắn histamin, chống sung huyết, chống giãn mạch và các rối loạn khác như phù dị ứng, táo bón, tiêu chảy, bí tiểu tiện…

Mề đay Thể phong hàn:

Mề đay thể phong hàn thường gặp ở bệnh dị ứng nổi ban do lạnh, do nước lạnh. 

Biểu hiện Mề đay Thể phong hàn:

da hơi đỏ hoặc sắc trắng, gặp lạnh hay phát bệnh, trời nóng bệnh giảm, rêu lưỡi trắng, mạch phù khẩn. 

Phương pháp chữa Mề đay Thể phong hàn:

là phát tán phong hàn, điều hòa dinh vệ.

Mề đay Thể phong nhiệt:

Biểu hiện Mề đay Thể phong nhiệt:

da đỏ, các nốt ban đỏ, nóng rát, miệng khát, phiền táo; nếu gặp trời gió hoặc nóng bức, bệnh sẽ phát nặng thêm; mạch phù sác, chất lưỡi đỏ, rêu vàng hoặc trắng.

 Phương pháp chữa Mề đay Thể phong nhiệt:

là khu phong, thanh nhiệt, lương huyết. 



Bài đau mắt hột theo đông y

 Bệnh mắt hột biến chứng 

Bệnh mắt hột biến chứng Đông y thường gọi là phong huyền xích nhãn là chứng trạng xung quanh vành bờ mi luôn luôn đỏ, nhiều dử, ngứa nhặm, sợ ánh sáng khiến bệnh nhân lúc nào cũng phải dùng khăn để chặm nước mắt. Nếu ra gió lạnh thì ngứa nhặm, đỏ, chảy nước mắt gọi là chứng nghinh phong xích nhãn.

 Nguyên nhân Bệnh mắt hột

chủ yếu do thấp nhiệt ở tỳ vị hiệp với phong tà xâm nhập tại chỗ như: gió lạnh, nước mưa hoặc rửa chung khăn chậu với người bệnh hoặc nước rửa mặt hàng ngày không đảm bảo vệ sinh... Tất cả các nguyên nhân trên làm cho vành mí mắt sưng nhẹ, đỏ liên miên, chảy nước mắt, mắt nhiều dử, đau ngứa nhặm khó chịu, sợ ánh sáng làm cho hai mắt kèm nhèm nhìn lúc sáng lúc mờ không chuẩn xác.

Bệnh mắt hột Thể phong huyền xích nhãn

Xung quanh vành bờ mi luôn luôn đỏ, nhiều dử, ngứa nhặm, sợ ánh sáng. Bệnh mới mắc trong mắt bình thường, không có màng mộng hoặc tia máu, chảy nước mắt liên tục, thị lực không giảm. Bệnh lâu ngày mắt có thể có màng mỏng hoặc dây máu do quá trình dụi gây ra.

Bệnh mắt hột Thể nghinh phong xích nhãn

Xung quanh vành bờ mi luôn luôn đỏ, nhiều dử, ngứa nhặm, sợ ánh sáng, khi ra gió lạnh hoặc bị nước mưa vào mắt mà gây ra. Bệnh mới mắc trong mắt bình thường, trong mắt không đỏ, không có dử.

Bài trị táo bón theo đông y

 Táo bón 

là chứng bệnh hay gặp ở người cao tuổi do ngại vận động và hay ăn đồ khô, thức ăn cay nóng…; người ăn ít rau xanh, thiếu chất xơ; trẻ nhỏ ăn sữa bò, phụ nữ sau sinh huyết thiếu; ngoài ra còn gặp ở người có thói quen nhịn đại tiện, do nghề nghiệp, do đi du lịch đường xa…; lạm dụng thuốc xổ, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng viêm…; người có bệnh lý đại tràng, trĩ…

Sách Hải Thượng Lãn Ông viết: “Chứng đại tiện táo kết có khi vì nóng, vì lạnh, vì khí vì huyết vì phong…  nhưng đều là âm huyết khô ráo… Có huyết thì nhuận, thiếu huyết thì táo. Do vậy, phòng trị táo bón ngoài chữa nguyên nhân cần phải dưỡng huyết sinh tân dịch.

Táo bón do “nhiệt táo”: 

thường gặp người vốn nóng nhiệt, hay ăn nhiều đồ cay nóng khiến ruột khô nóng mà táo bón…

 Biểu hiện Táo bón do “nhiệt táo”:

đi cầu phân khô cứng, tiểu vàng, người nóng

Táo bón do “huyết hư táo”: 

thường gặp người gầy, đại tiện phân khô cứng, huyết thiếu, hay bị hoa mắt chóng mặt.

 Phép trị Táo bón do “huyết hư táo”: 

là dưỡng huyết, nhuận táo… 

Táo bón do “khí hư táo”: 

thường gặp ở người thể chất yếu, ăn kém, da nhợt nhạt, đại tiện phân không cứng nhưng phải rặn nhiều, cầu xong người mệt vã mồ hôi… 

Nguyên nhân Táo bón do “khí hư táo”: 

 do tỳ khí hư, công năng vận hoá kém, không sinh hoá tân dịch mà bón kết. 

Phép trị  Táo bón do “khí hư táo”: 

ích khí nhuận tràng. 

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2020

Bài chữa thủy thũng theo đông y

 Bệnh thủy thũng 

là tình trạng cơ thể bị ứ nhiều nước ở tay, chân, đầu mặt, mi mắt, thậm chí toàn thân đều bị sưng phù.

Bệnh thủy thũng có quan hệ đến 3 tạng: Phế, Tỳ, Thận. Do đó, trong việc điều trị, cần lưu ý đến việc điều hòa công năng hoạt động của 3 tạng đó, đồng thời phải xét đến thể trạng của người bệnh khỏe hay yếu để sử dụng thuốc cho phù hợp.

Bệnh thủy thũng là tình trạng cơ thể bị ứ nhiều nước ở tay, chân, đầu mặt, mi mắt, thậm chí toàn thân đều bị sưng phù.

Đông y phân thủy thũng làm 2 loại: Dương thủy và Âm thủy.

Dương thủy thuộc thể thực, do ngoại cảm phong tà kết hợp thủy thấp gây ra; hoặc ở nơi ẩm thấp, ngâm nước kéo dài, dầm mưa nhiều giờ cũng gây ra thủy thũng.

Âm thủy thuộc thể hư, do ăn uống không điều độ hoặc lao động quá sức làm tổn thương hoạt động của hai tạng Tỳ, Thận, gây ra thủy thũng.

Thủy thũng thuộc Dương thủy:

Thường có các triệu chứng: phù toàn thân, lúc đầu xuất hiện phù ở mi mắt, đầu mặt, sau đó lan ra toàn thân. Buổi sáng nặng, chiều bệnh giảm. Ấn vào thấy vết lõm nhẹ. Người mệt mỏi, sốt, nhức đầu, đau lưng, kém ăn, buồn nôn hoặc nôn, có thể bị chảy máu mũi. Đi tiểu ít, nước tiểu vàng hoặc đỏ sậm. Trường hợp này được y học hiện đại quy vào bệnh viêm cầu thận cấp hoặc viêm thận cấp.

Vì bệnh do cảm nhiễm tà khí gây ra, nên Đông y chia Dương thủy làm mấy thể như sau:

Thủy thũng Thể phòng thủy:

Triệu chứng Thủy thũng Thể phòng thủy:

 phù toàn thân, đi tiểu ít, các khớp tay chân nhức mỏi, đau đầu, rêu lưỡi trắng mỏng.

Phép chữa Thủy thũng Thể phòng thủy:

 tuyên phế lợi thủy.

Thủy thũng Thể phong nhiệt:

Triệu chứng Thủy thũng Thể phong nhiệt:

 phù, viêm họng, tiểu ít, khát nước, sốt, rêu lưỡi vàng mỏng.

Phép chữa Thủy thũng Thể phong nhiệt:

 thanh nhiệt lợi thủy

Thủy thũng Thể thấp nhiệt:

Triệu chứng Thủy thũng Thể thấp nhiệt:

 phù, người nóng bứt rứt, tiểu ít, nước tiểu vàng sậm, rêu lưỡi vàng dày, có khi tiểu ra máu.

Phép chữa Thủy thũng Thể thấp nhiệt:

thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết, giải độc.

Thủy thũng Thể hàn thấp:

Triệu chứng Thủy thũng Thể hàn thấp:

 phù toàn thân, tiểu ít, tay chân nặng nề, ng mát lạnh, rêu lưỡi trắng dày.

Phép chữa Thủy thũng Thể hàn thấp:

 thông dương lợi thủy

Thủy thũng thuộc Âm thủy:

Thường có các triệu chứng: phù nhiều nhất ở 2 chi dưới, ấn lõm lâu lên, người mệt mỏi, đau lưng, sắc mặt trắng nhợt hoặc vàng nhạt, tiểu tiện ít, tay chân lạnh. Đông y chia làm 2 thể sau:

Thủy thũng do Tỳ dương hư:

Triệu chứng Thủy thũng do Tỳ dương hư:

 có các triệu chứng chung, kèm thêm: hông bụng đầy trướng, ăn uống kém, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt, rêu trắng dày.

Phép chữa Thủy thũng do Tỳ dương hư:

 ôn trung kiện tỳ, hành khí lợi thủy.

Thủy thũng do Tỳ thận dương hư:

Triệu chứng Thủy thũng do Tỳ thận dương hư:

 ngoài các triệu chứng chung, còn kèm thêm: mặt tái nhợt, tiểu nước trong, đau lưng, lạnh lưng, yếu sinh lý (di tinh, tảo tiết, liệt dương) ở nam giới, kinh nguyệt không đều ở nữ giới. Lưỡi bệu, sắc nhợt, rìa lưỡi có dấu răng. Mạch nhỏ, yếu.

Phép chữa Thủy thũng do Tỳ thận dương hư:

 ôn thận, kiện tỳ, lợi thủy.