Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2020

Bài viêm tinh hoàn theo đông y

 Viêm tinh hoàn

 là chứng trạng âm nang sưng to, đau. Sơ khởi sưng to như quả trứng kèm theo đau. Nếu không điều trị kịp thời bệnh dễ sưng to, màu đỏ, đau, ảnh hưởng đến đại, tiểu tiện và toàn thân.

Nguyên nhân Viêm tinh hoàn

 bệnh do ngoại cảm lục dâm, độc tà xâm nhập vào hạ tiêu, ảnh hưởng đến 2 kinh mạch can và thận. Khi thấp nhiệt hạ chú ở hạ tiêu làm cho âm nang sưng đau. Hoặc do nằm ngồi lâu ngày ẩm thấp hoặc chấn thương hoặc ăn nhiều chất cay nóng, uống nhiều rượu thấp nhiệt uất kết tại âm nang hóa hỏa sưng đau.

 Viêm tinh hoàn Thể thấp nhiệt hạ chú

Triệu chứng Viêm tinh hoàn Thể thấp nhiệt hạ chú: 

âm nang nặng tức, sưng nhẹ, ấn đau, bụng dưới đau; Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày. Mạch huyền sác.

 Viêm tinh hoàn Thể can kinh uất nhiệt

Triệu chứng Viêm tinh hoàn Thể can kinh uất nhiệt:

âm nang sưng to nóng đỏ, da căng bóng, sốt sợ lạnh, miệng khát, buồn nôn, đau đầu, tiểu tiện vàng sẻn; hoặc âm nang thành cục cứng, bụng dưới đau tức, tinh thần mệt mỏi. Mạch huyền hoạt.


Bài bệnh khí hư đới hạ theo đông y

 Khí hư, đới hạ 

là một chất dịch trong suốt ở bộ phận sinh dục nữ, rất cần thiết trong quá trình hoạt động sinh lý. Khi số lượng khí hư ra quá nhiều hoặc màu sắc bất bình thường như màu vàng, xanh, nâu hoặc có mùi hôi, tanh nồng khó chịu, có thể đó là biểu hiện bệnh lý.

Theo Đông y, khí hư đới hạ ra nhiều 

là do nhiều nguyên nhân như do thấp nhiệt, huyết ứ, khí uất, hư hàn hoặc hư nhiệt gây ra. Bệnh thường gặp ở những người có tính tình nóng nảy hay lo nghĩ, uất giận hoặc người bệnh có kèm theo trứng hà, tích báng…

 Khí hư, đới hạ Do thấp nhiệt

Triệu chứng Khí hư, đới hạ Do thấp nhiệt:

 Khí hư đới hạ nhiều, tanh hôi, người bồn chồn trong ngực, ăn ít, ậm ạch khó tiêu bụng dưới to, ngứa âm hộ. Mạch sác.

Khí hư, đới hạ Do huyết ứ

Triệu chứng Khí hư, đới hạ Do huyết ứ:

 Khí hư đới hạ màu đỏ trắng lẫn lộn, mùi tanh, bụng dưới đầy đau, hành kinh không đều hoặc kinh đến trước kỳ hoặc một tháng 2 lần, người mệt mỏi, bứt rứt khó chịu. Mạch trầm.

Khí hư, đới hạ Do khí uất

Triệu chứng Khí hư, đới hạ Do khí uất: 

Ngực sườn đầy tức, ăn uống không ngon, hay cáu giận. Khí hư đới hạ xích bạch ra nhiều, thất thường. Mạch huyền.

Khí hư, đới hạ Do hư hàn

Triệu chứng Khí hư, đới hạ Do hư hàn:

 Khí hư đới hạ xích bạch lâu ngày không dứt, tay chân lạnh, mặt xanh nhợt, ngại hoạt động, thích nằm, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong dài, người cảm giác sợ lạnh. Rêu lưỡi trắng nhớt, chất lưỡi nhợt bệu. Mạch trầm trì.

Khí hư, đới hạ Do hư nhiệt

Triệu chứng Khí hư, đới hạ Do hư nhiệt:

 Khí hư xích bạch đới hạ nhiều, ngũ tâm phiền nhiệt, khát nước, hai gò má đỏ, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch tế sác.

Khí hư, đới hạ Do thận hư

Triệu chứng Khí hư, đới hạ Do thận hư : 

Khí hư trắng loãng như lòng trắng trứng, người mệt mỏi, sắc mặt xạm tối, chân tay lạnh, bụng dưới lạnh, đại tiện sệt, tiểu tiện trong và nhiều, chất lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trầm trì.

Bài trị bệnh đường máu thấp theo Đông y

 Bệnh đường máu thấp 

là chỉ nồng độ đường máu quá thấp do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, chừng 70% là đường máu thấp dạng chức năng, sau đó là u tế bào sản xuất insulin, các loại bệnh nội tiết và bệnh gan.

Nói chung phát bệnh khi đói, trạng thái bệnh từ nhẹ đến nặng, số lần phát cơn từ ngẫu nhiên đền thường xuyên. Biểu hiện đầu váng, mắt hoa, mất sức, tim hoảng loạn, đổ mồ hôi, sắc mặt màu trắng xanh, lo lắng, run rẩy, thậm chí co giật, đột nhiên đổ ngã... 

Theo y học cổ truyền, bệnh đường máu thấp thuộc phạm trù “Hư lão”, “Quyết chứng”. 

Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh dẫn đến bệnh đường máu thấp là do khí huyết không đầy đủ hoặc khí hư đàm tụ.

Bệnh đường máu thấp do Khí  huyết không đầy đủ

Nguyên nhân Bệnh đường máu thấp do Khí  huyết không đầy đủ: 

Tiên thiên bẩm phú không đầy đủ, hậu thiên lao động quá độ, ăn uống thất điều, tư lự quá mức, sau khi bệnh phát không điều dưỡng chu đáo, dẫn tới khí huyết không đầy đủ, tâm tỳ suy.

Biểu hiện Bệnh đường máu thấp do Khí  huyết không đầy đủ:

 sắc mặt trắng xanh, đầu váng mắt hoa, tứ chi mệt mỏi mất sức, mồ hôi đầm đìa, tim hồi hộp phiền loạn.

Phép chữa Bệnh đường máu thấp do Khí  huyết không đầy đủ: 

Bổ tích khí huyết, dưỡng tâm tinh thần.

Bệnh đường máu thấp do Khí hư đàm tụ

Nguyên nhân Bệnh đường máu thấp do Khí hư đàm tụ: 

Ăn uống không điều độ, bệnh lâu ngày sau phẫu thuật, tình chí uất, nhiều suy tư, dẫn tới tỳ mất vận hóa kiện toàn, tích thấp sinh đàm, đàm theo khí thăng, lên che thanh khiếu, do vậy tinh thần lơ mơ ý loạn; nhiều đàm; đàm trọc ngăn ở trong, gây nôn mửa đàm rãi, không ăn uống được, tứ chi tê dại run rẩy.

Phép điều trị Bệnh đường máu thấp do Khí hư đàm tụ:

 trừ đàm khai khiếu, bổ khí phù chính.

Bài trị thiếu máu theo đông y

 Thiếu máu

 là một triệu chứng thường gặp trong nhiều bệnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu như thiếu máu cấp tính do chấn thương, do phẫu thuật, băng huyết sau đẻ… và thiếu máu mạn tính do tủy xương hoạt động kém, cơ thể bị thiếu hụt các thành phần để sản sinh ra hồng cầu và huyết sắc tố như sắt, vitamin B12, acid folic… do sự rối loạn cơ quan tạo máu.

Theo y học cổ truyền, thiếu máu thuộc phạm vi chứng huyết hư, hư lao. 
Nguyên nhân là do sự rối loạn hoạt động của các tạng tâm, tỳ, thận ảnh hưởng đến khí huyết của cơ thể mà sinh bệnh.

 Thiếu máu Thể khí huyết đều hư:

 biểu hiện thở ngắn gấp, da xanh, người mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp đánh trống ngực, chất lưỡi nhạt, mạch tế sác. 

Phép chữa Thiếu máu Thể khí huyết đều hư:

 bổ khí huyết. 

Thiếu máu Thể can thận âm hư: 

biểu hiện đầu choáng mắt hoa, đau lưng mỏi gối, hai gò má đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng, di tinh, kinh nguyệt không đều, rêu lưỡi mỏng, chất lưỡi đỏ, có thể chảy máu cam, mạch tế sác. 

Phép chữa Thiếu máu Thể can thận âm hư: 

 bổ can thận âm. 

Thiếu máu Thể tỳ thận dương hư:

 biểu hiện sắc mặt trắng bệch, chóng mặt hoa mắt, tai ù, sợ lạnh, tay chân lạnh, mệt mỏi, ngại nói, mồ hôi trộm, di tinh, liệt dương, chất lưỡi nhạt, mạch trầm tế. 

Phép chữa Thiếu máu Thể tỳ thận dương hư:

 ôn bổ tỳ thận. 

Bài trị bí tiểu tiện theo đông y

 Bí tiểu tiện Đông y gọi là lung bế. 

Nguyên nhân dẫn đến lung bế 

có thể là do thấp nhiệt, do huyết lâm, thạch lâm, hoặc do các cơ quan lân cận chèn ép làm cho niệu đạo bị bế tắc. 

Bí tiểu do thấp nhiệt: 

Người bệnh có biểu hiện đái buốt đái dắt, nước tiểu đỏ, cảm giác nóng rát ở bàng quang và niệu đạo; thường kèm theo đau đầu, đau lưng, sốt, miệng đắng, rêu lưỡi vàng…

 Phép trị Bí tiểu do thấp nhiệt: 

 thanh nhiệt lợi thấp, thông tiểu. 

Bí tiểu do sỏi: 

Người bệnh có biểu hiện bí tiểu, đau lưng, đau ở bộ phận sinh dục và lan ra vùng lân cận. Nước tiểu đỏ có khi lẫn máu, có trường hợp đau quặn, không đi tiểu được làm người bệnh rất khó chịu. 

Phép trị Bí tiểu do sỏi: 

chống viêm, bài thạch (làm tan sỏi và tống sỏi ra ngoài).

Bí tiểu do sang chấn:

Người bệnh có biểu hiện tiểu buốt, gắt, nước tiểu vàng, có khi màu hồng lẫn máu, đau tức vùng hạ vị, rêu lưỡi trắng, mạch hoạt.

 Phép trị Bí tiểu do sang chấn:

lợi niệu, hoạt huyết, bổ trung ích khí. 

Bí tiểu sau phẫu thuật:

 Biểu hiện bàng quang căng đầy, đau tức, bí tiểu, các cơ và thần kinh ở vùng tiểu khung bị chấn động dẫn đến co cứng làm cho niệu đạo bị co thắt gây bế tắc. Người bệnh đau tức, bí tiểu, không dám cử động mạnh. 

Phép trị Bí tiểu sau phẫu thuật:

thư giãn cơ, chống co thắt, phục hồi chức năng của thần kinh, lập lại cân bằng âm dương. 


Phép dưỡng sinh 4 mùa của Hải Thượng Lãn Ông

 Ở nước ta, từ thế kỷ thứ 18, Hải Thượng Lãn Ông đã xây dựng phép dưỡng sinh có nội dung phong phú và các yêu cầu tổng hợp về nếp sống vệ sinh văn hóa lành mạnh, trong đó, yếu tố nuôi dưỡng tinh thần và thể xác là hàng đầu.

Ở nước ta, từ thế kỷ thứ 18, Hải Thượng Lãn Ông đã xây dựng phép dưỡng sinh có nội dung phong phú và các yêu cầu tổng hợp về nếp sống vệ sinh văn hóa lành mạnh, trong đó, yếu tố nuôi dưỡng tinh thần và thể xác là hàng đầu. Lãn Ông xác định: tinh thần và thể chất được luôn luôn khang kiện thì sẽ tận hưởng tuổi thọ ngoài 100.

Các nhà lão học, sinh học, y học hiện đại đã tìm hiểu và nghiên cứu nguyên nhân của lão hóa và các phương pháp chống lão hóa kéo dài tuổi thọ để sống trên 100 tuổi. Những điều này cũng trùng hợp phép dưỡng sinh của Lãn Ông đã nêu như sau:

Phép dưỡng sinh Nuôi dưỡng tinh thần

Lãn Ông đặt vấn đề nuôi dưỡng tinh thần lên hàng đầu trong việc giữ gìn sức khỏe. Lãn Ông đã viết: Các bậc hiểu sâu đạo lý tu dưỡng đời thượng cổ dạy “gặp hư tặc tà phong của ngoại giới phải xa lánh kịp thời, đồng thời tư tưởng cũng phải ổn định, yên tĩnh không có đầy tham vọng bậy bạ thì chân khí trong người được hòa thuận, tinh thần có thu mà không hao tán, bệnh tật không có ngõ nào để xâm nhập được. Nhờ vậy mà ý chí của họ rất an nhàn, ít có dục vọng, trong lòng của họ luôn luôn yên tĩnh, chẳng có sợ sệt, tuy lao động mà không mệt mỏi. Tâm không tham nên cái gì cũng thuận, lòng tự thấy đủ, dễ được mãn nguyện, không đòi hỏi nhiều nên cũng dễ đạt được”.

Phép dưỡng sinh Ăn uống có tiết chế

Lãn Ông khuyên mọi người: ăn uống có tiết chế, nghỉ ngơi có giờ giấc, không phí sức bậy bạ. Liên hệ vào thực tế cuộc sống, Lãn Ông phê phán một số hiện tượng sai trái: “Người đời nay uống rượu như uống nước, làm việc bậy bạ coi như sinh hoạt bình thường, rượu say rồi nhập phòng, sắc dục quá độ, dục vọng làm kiệt hết tinh khí, tan hết chân nguyên; không có ý thức bảo vệ đầy đủ, thường hay sử dụng tình dục quá nhiều; làm việc, nghỉ ngơi không có giờ giấc cho nên nửa đời người thì đã suy nhược; tách rời khỏi phép dưỡng sinh thì không thể tận hưởng hết tuổi thọ”.

Phép dưỡng sinh Ngủ, nghỉ có giờ giấc

Ngủ là một biện pháp lấy lại sức khỏe sau một ngày làm việc. Thức và ngủ lúc nào, vào thời gian nào là hợp lý, khoa học với thời tiết 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Lãn Ông đã nghiên cứu sâu sắc và đưa ra những lời khuyên như sau:

Phép dưỡng sinh Ngủ, nghỉ Ba tháng mùa xuân: 

Con người nên ngủ muộn một chút, dậy sớm một tí, đi bách bộ trước sân, tóc bỏ xõa, nới thắt lưng, mặc áo quần rộng để cho ý chí tư tưởng phát sinh đầy đủ, hoạt bát. Nếu làm trái lẽ trên thì sẽ làm hại can khí, làm cho năng lực của nhân thể đối với mùa hè bị giảm sút.

Phép dưỡng sinh Ngủ, nghỉ Ba tháng mùa hè: 

Cần phải ngủ muộn, dậy sớm, không nên chán ghét ngày dài và trời nóng, sao cho ý chí thoải mái không giận hờn, làm cho dưỡng khí trong người được tuyên thông ra ngoài. Nếu làm trái với các lẽ trên thì tổn tâm khí. Do đó, năng lực thích ứng với khí thu liễm của mùa thu bị giảm sút; đến mùa đông phát sinh ra nhiều bệnh khác.

Phép dưỡng sinh Ngủ, nghỉ Ba tháng mùa thu: 

Mọi người cần phải ngủ sớm, dậy sớm cho ý chí được yên tĩnh để làm hòa hoãn ảnh hưởng của khí hậu heo hắt của mùa thu. Nếu làm trái thì tổn đến phế làm cho năng lực thích ứng với khí mùa đông bị giảm sút.

Phép dưỡng sinh Ngủ, nghỉ Ba tháng mùa đông: 

Đừng làm nhiễu động dưỡng khí, mọi người phải ngủ sớm, dậy muộn, cho ý chí yên tĩnh như cách mai phục, bế tàng; tránh chỗ lạnh, giữ gìn ấm áp, không để bì phu sơ hở, đổ mồ hôi, làm ảnh hưởng đến dưỡng khí bế tàng. Nếu làm trái sẽ làm tổn thận khí, đến mùa xuân sẽ phát sinh bệnh nuy, bệnh quyết làm con người giảm sút năng lực thích ứng với sinh khí của mùa xuân.

Phép dưỡng sinh Chú trọng việc vận động

Ngoài ra, Lãn Ông còn khuyên mọi người nên chú trọng việc vận động kết hợp với lao động, với nghỉ ngơi để tăng sức khỏe và xem việc kết hợp với lao động trí óc và chân tay là phương thức rèn luyện thân thể rất tốt. Nội dung phép dưỡng sinh của Hải Thượng Lãn Ông nêu cách đây hơn 200 năm hiện vẫn còn là những kinh nghiệm quý báu cho chúng ta áp dụng.

Bài chữa chứng tê theo đông y

 Chứng tê buồn 

còn gọi ma mộc, thuộc phạm vi chứng tê thấp trong y học cổ truyền, bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên, người có tuổi, người ít vận động. 

Phép trị Chứng tê buồn 

chủ yếu là bổ khí dưỡng huyết, khử hàn trừ thấp

Tê da thịt: 

Biểu hiện da thịt khắp người đều tê cứng cào cấu không biết ngứa biết đau

Phép trị Tê da thịt: 

bổ khí thông huyết, kiện tỳ lợi thấp thông kinh hoạt huyết...

Tê hai tay: 

Nếu biểu hiện tê 10 đầu ngón tay ngón chân, thiên về tỳ khí suy nhiều 

Phép trị Tê hai tay: 

bổ tỳ ích khí, thăng dương...

Tê hai chân: 

Nếu biểu hiện tê nhiều phần mông đùi, hai chân do khí hư mà kèm thấp chứng nhiều 

Phép trị Tê gân co rút: 

bổ khí sinh huyết, thăng dương, lý khí, khai uất, lợi thấp... 

Tê tứ chi: 

Nếu tay chân đều tê, bệnh thiên về khí huyết hư suy lâu ngày 

Phép trị Tê gân co rút: 

bổ khí huyết, kiện tỳ, hóa thấp...

Tê gân co rút: 

Nếu biểu hiện tay chân tê kèm gân cơ co rút, co duỗi khó khăn, bệnh thiên về can huyết hư suy nuôi dưỡng gân cơ kém

Phép trị Tê gân co rút: 

bổ khí dưỡng huyết, khai uất, thư cân cơ...

Tê da thịt cứng như cây: 

Nếu biểu hiện tay chân da thịt tê mà cứng như cây do khí huyết hư, ngoại tà lâu ngày kèm có thấp đàm và tử huyết, kinh lạc ứ trệ bị tắc gây nên. 

Phép trị Tê da thịt cứng như cây: 

 bổ huyết, hoạt huyết, hóa ứ tiêu đàm, thông kinh lạc...