Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2020

Bài xích bạch đới theo đông y

 Xích bạch đới là khí hư đới hạ ra nhiều. 

Bệnh do nhiều nguyên nhân như do thấp nhiệt, huyết ứ, khí uất, hư hàn hoặc thấp nhiệt. Bệnh thường gặp ở những người có tính tình nóng nảy hay lo nghĩ, uất giận, hoặc người bệnh có kèm theo trưng hà, tích báng... Đông y chia ra nhiều thể bệnh, tùy theo nguyên nhân mà điều trị thích hợp.

 Xích bạch đới Do thấp nhiệt

Triệu chứng Xích bạch đới Do thấp nhiệt: 

Khí hư đới hạ nhiều, tanh hôi, người bồn chồn trong ngực, ăn ít, ậm ạch khó tiêu bụng dưới to, ngứa âm hộ. Mạch sác.

Xích bạch đới Do huyết ứ

Triệu chứng Xích bạch đới Do huyết ứ: 

Khí hư đới hạ màu đỏ trắng lẫn lộn, mùi tanh; bụng dưới đầy đau, hành kinh không đều hoặc kinh đến trước kỳ hoặc 1 tháng 2 lần; người mệt mỏi bứt rứt khó chịu. Mạch trầm.

Xích bạch đới Do khí uất

Triệu chứng Xích bạch đới Do khí uất: 

Ngực sườn đầy tức, ăn uống không ngon, hay cáu giận. Khí hư đới hạ xích bạch ra nhiều, thất thường. Mạch huyền.

Xích bạch đới Do hư hàn

Triệu chứng Xích bạch đới Do hư hàn: 

Khí hư đới hạ xích bạch lâu ngày không dứt, tay chân lạnh, mặt xanh nhợt, ngại hoạt động, thích nằm; đại tiện lỏng, tiểu tiện trong dài, người cảm giác sợ lạnh. Rêu lưỡi trắng nhớt, chất lưỡi nhợt bệu. Mạch trầm trì.

Xích bạch đới Do hư nhiệt

Triệu chứng Xích bạch đới Do hư nhiệt: 

Khí hư xích bạch đới hạ nhiều, ngũ tâm phiền nhiệt, khát nước, hai gò má đỏ, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch tế sác.


Chứng bệnh đàm ẩm theo Đông y

 Giai đoạn đầu của đàm ẩm ít được chú ý chạy chữa, chỉ khi đã gây ra sự rối loạn công năng vận hành các tạng phủ trong cơ thể mới được khám xét và chữa trị.

Đàm và ẩm là hai chất; Đàm là chất đặc dính, ẩm là chất nước loãng nhưng chúng đều có cùng một nguồn gốc từ tân dịch của đồ ăn uống gặp các tác nhân, ở các tạng phủ khác nhau gây ra các chứng trạng khá phong phú và phức tạp. Giai đoạn đầu của đàm ẩm ít được chú ý chạy chữa, chỉ khi đã gây ra sự rối loạn công năng vận hành các tạng phủ trong cơ thể mới được khám xét và chữa trị. Trên thực tế lâm sàng được chia ra: Thấp đàm, táo đàm, nội ẩm, ngoại ẩm, ngoài ra còn được gọi là huyền ẩm và dật ẩm, huyền ẩm thuộc nội ẩm, dật ẩm thuộc ngoại ẩm.

Nguyên nhân Đàm và ẩm

Chủ yếu sinh ra đàm không ngoài phong, hàn, táo, thấp xâm phạm vào 3 tạng: tỳ, phế, thận làm giảm sút về công năng và mối quan hệ của các tạng phủ hoặc một trong số ba tạng quá hư yếu không vận hóa được mà sinh đàm.

- Nếu vệ phế bị ngoại cảm tà khí lục dâm thì đàm từ phế sinh ra.

- Nếu tỳ hư không vận hoá được khí của thủy cốc làm tân dịch ngưng đọng mà sinh ra đàm trọc.

- Nếu thận âm hư thì hỏa lung đốt tân dịch thành ra đàm hoả.

- Nếu thận dương hư thì thủy dịch được đưa lên kết lại thành đàm (thủy phiếm vi đàm).

- Nếu âm thịnh dương hư nước tràn lên thành ra ẩm.

Sau đây là một số thể bệnh để bạn đọc tham khảo:

Đàm Thể đàm thấp

Triệu chứng Đàm Thể đàm thấp

Khạc đàm, đàm trơn dễ ra (hoạt đàm), đàm trắng trong, mình nặng, ngực sườn đầy tức, ậm ạch muốn nằm, đôi khi ợ hơi lợm giọng, người bệu, rêu lưỡi trắng, dày, trơn. Mạch hoạt.

Phương pháp điều trị Đàm Thể đàm thấp

Hóa đàm lợi thấp.

Đàm Thể đàm táo

Triệu chứng Đàm Thể đàm táo

Khạc đàm ít, sáp khó ra, đàm vàng dính, cổ khô, họng ráo, da nhợt thô ráp, người bệnh ậm ạch mệt mỏi, gầy yếu, thở ngắn cảm giác hụt hơi, ngại nói... Mạch tế sác.

Phương pháp điều trị Đàm Thể đàm táo:

 Nhuận phế hóa đàm.

Đàm Thể do nội ẩm (huyền ẩm)

Triệu chứng :Đàm Thể do nội ẩm (huyền ẩm) 

Người nặng nề, ậm ạch, đau chói, cảm giác vướng ở cổ, ở ngực, sườn, đôi khi ho đau mạng sườn, nặng thì đau ngực, trong ngực cảm giác như kiến bò, hồi hộp, suyễn thở không nằm được. Mạch hoạt, sác hoặc tế sác.

Phương pháp điều trị Đàm Thể do nội ẩm (huyền ẩm):

 Tả phế khí, hành thủy.

Đàm Thể do ngoại ẩm (dật ẩm)

Triệu chứng Đàm Thể do ngoại ẩm (dật ẩm)

Nôn mửa khan, phát sốt, khát nước, không ra mồ hôi, mặt, chân tay phù thũng, mình mẩy đau đớn nặng nề.

Phương pháp điều trị Đàm Thể do ngoại ẩm (dật ẩm)

Thông lợi thấp tà phần biểu.

Bài đau thắt ngực theo đông y

 Theo y học cổ truyền, cơn đau thắt ngực thuộc phạm vi "tâm thống" (đau tim). 

Bệnh sinh ra là do khí tạng thận không đầy đủ, dương khí của thận thiếu thì dương khí của ngũ tạng đều hư. Khi thận âm không đầy đủ, thủy không dưỡng mộc sinh ra tâm can âm hư, tâm can hỏa vượng lâu ngày làm tổn thương khí huyết dẫn đến khí khuyết lưỡng hư.

Như vậy đặc điểm của bệnh tâm thống là gốc hư, ngọn thực, do đó lấy "ích khí hoạt huyết" là cách trị cơ bản của bệnh này.

Y học cổ truyền chia tâm thống ra nhiều thể khác nhau :

 Đau thắt ngực Thể khí hư huyết ứ

Chứng trạng Đau thắt ngực Thể khí hư huyết ứ:

 Ngực sườn trướng tức, hụt hơi, đau nhói vùng trước tim, tinh thần mệt mỏi, tứ chi vô lực, tự đổ mồ hôi, ăn kém, chất lưỡi tối hoặc ban ứ, rêu mỏng, mạch tế sáp.

 Đau thắt ngực Thể khí trệ huyết ứ

Chứng trạng Đau thắt ngực Thể khí trệ huyết ứ: 

Ngực trướng đầy đau, ngột hơi, đau nhói vùng trước tim hoặc lan ra tay, mặt môi đỏ sẫm, lưỡi tím tối, mép lưỡi có ban ứ, mạch huyền tế sác hoặc kết đại.

 Đau thắt ngực Thể tâm tỳ hư

Chứng trạng Đau thắt ngực Thể tâm tỳ hư: 

Tức ngực, tim hồi hộp, đoản hơi, tiếng nói nhỏ, tinh thần mệt mỏi, tứ chi vô lực, sắc mặt trắng, mất ngủ, hay quên, hoảng sợ, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế.

 Đau thắt ngực Thể âm dương hư

Chứng trạng  Đau thắt ngực Thể âm dương hư: 

Vùng ngực đau kéo dài có khi thành cơn, ngạt thở, tim hồi hợp, đoản hơi, sắc mặt xanh tím, mệt mỏi bơ phờ, tự ra mồ hôi, chân tay lạnh, lưỡi nhạt, chất tím, rêu lưỡi trắng hoặc nhớt trắng, mạch tế hoãn hoặc kết đại.

 Đau thắt ngực Thể đàm trọc ngăn trở

Chứng trạng Đau thắt ngực Thể đàm trọc ngăn trở:

 Ngực bí bụng đầy, trướng đau, tim hồi hộp hụt hơi, miệng đắng, bụng trướng ăn ít hoặc kèm ho, váng đầu, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch hoạt sác.

Bài chữa hen phế quản theo Y học cổ truyền

  Trong y học cổ truyền, bệnh hen phế quản được xếp vào chứng háo suyễn. Y học cổ truyền cho rằng nguyên nhân của bệnh là do cảm phải ngoại tà (phong, hàn, nhiệt, thấp); hoặc các yếu tố bên trong làm rối loạn chức năng các tạng tỳ, phế, thận.

Trong điều trị hen phế quản thường sử dụng các bài thuốc có tác dụng tán hàn, giáng khí, tiêu đờm, trừ thấp, bổ hư để điều trị chứng bệnh này. Tùy vào tình trạng bệnh mà chia ra điều trị trong cơn hen và ngoài cơn hen.

Điều trị hen phế quản lúc lên cơn hen

Hen phế quản Thể hen hàn

Triệu chứng Hen phế quản Thể hen hàn

thở gấp, ngực tức, ho có đờm, lúc mới bị thường sợ lạnh, đầu đau, cơ thể đau nhức, không có mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.

Pháp điều trị Hen phế quản Thể hen hàn

tán hàn, tuyên phế, định suyễn.

Hen phế quản Thể hen nhiệt

Triệu chứng Hen phế quản Thể hen nhiệt:

 thở gấp, mũi nghẹt, ho, đờm vàng, miệng khô, khát, khan tiếng, tắc tiếng, buồn bực, ra mồ hôi, nặng thì phát sốt, mặt đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.

Pháp điều trị Hen phế quản Thể hen nhiệt:

thanh nhiệt, tuyên phế, bình suyễn.

Điều trị hen phế quản lúc không lên cơn hen

Hen phế quản Thể phế hư

Triệu chứng Hen phế quản Thể phế hư:

 thở gấp (suyễn), hơi thở ngắn, mệt mỏi, ho nhẹ, ra mồ hôi, sợ gió, họng khan, rát, miệng khô, lưỡi đỏ nhạt, mạch Nhuyễn Nhược (Thượng Hải), mạch Hư Nhược.

Pháp điều trị Hen phế quản Thể phế hư

dưỡng phế, định suyễn.

Hen phế quản Thể tỳ hư

Triệu chứng Hen phế quản Thể tỳ hư:

 ho khó thở, đờm nhiều, sắc mặt vàng, người mệt mỏi, ăn kém, hay đầy bụng, đại tiện lỏng, lưỡi bệu, rêu trắng nhớt, mạch trầm tế vô lực.

Pháp điều trị Hen phế quản Thể tỳ hư

ích khí, kiện tỳ, trừ đàm, định suyễn.

Hen phế quản Thể thận hư

Triệu chứng Hen phế quản Thể thận hư

hô hấp yếu, khi cử động mạnh thì thở nhiều, cơ thể gầy ốm, ra mồ hôi, chân tay lạnh, sắc mặt xanh, có khi tay chân và mặt phù nhẹ, tiểu ít, hay mơ, hồi hộp, lưỡi nhạt, mạch trầm.

Pháp điều trị Hen phế quản Thể thận hư : 

bổ thận, nạp khí, trừ đàm, định suyễn.


Bài viêm tắc tĩnh mạch theo đông y

  Viêm tắc mạch, Đông y gọi là chứng “thoát thư”. 

Bệnh thường hay gặp nhiều nhất là ở chân.

Viêm tắc mạch,  Đông y gọi là chứng “thoát thư”. Bệnh thường hay gặp nhiều nhất là ở chân. Thời gian đầu, đầu chi lạnh tê dại; tiếp theo là đau, đau tăng dần, có khi đang đi mà đau phải ngồi xuống mới chịu được; đầu ngón chân hoặc ngón tay tím tái, gặp lạnh sưng, đau tăng lên, lâu ngày gây hoại tử khó điều trị. Cơ nhục ngón tay hoặc chân tím đen, hoại tử…

Theo Đông y, bệnh chủ yếu là do mạch lạc bị nghẽn tắc, khí huyết không được lưu thông, thận khí hư tổn hàn và thấp ứ đọng lâu ngày làm cản trở vận hành của kinh mạch, khí huyết. Hoặc do ăn nhiều chất béo mỡ hoặc hút thuốc, nghiện rượu là những yếu tố thuận lợi để phát sinh bệnh; tổ chức bì phu cơ nhục không được nuôi dưỡng gây ra hoại tử.

Suy giãn tĩnh mạch là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm tắc tĩnh mạch chi.

Thời kỳ đầu: Vệ khí dinh huyết không điều hoà máu lưu thông kém,  đặc biệt là vùng xa như đầu ngón tay, chân nên có dấu hiệu ngón chân lạnh, tê dại kiến bò; bàn tay, bàn chân, cẳng chân đau, tê lạnh, đau cách hồi.

Thời kỳ tiếp theo: Khí trệ huyết ứ, mạch máu tắc nghẽn, ngón chân hoặc ngón tay tím đỏ dần chuyển thành tím, đen, đau, tê, nhức.

Hàn tà bị bó lại, uất kết nung nấu tân dịch, hoá hoả, hoả độc làm cơ nhục tổn thương, sưng to, vỡ, chảy nước vàng hoặc máu, mủ tuỳ thuộc vào hoả độc tà mạnh hay yếu, nhiều hay ít; cuối cùng gây tổn thương cơ nhục, cân mạc, xương khớp hoại tử, thậm chí rụng đốt xương.

Viêm tắc tĩnh mạch Thể Hư hàn:

Triệu chứng Viêm tắc tĩnh mạch Thể Hư hàn: 

Sắc mặt tái nhợt, người mệt mỏi, thích ấm sợ lạnh, chi mắc bệnh lạnh, sắc da tái nhợt, tê dại, đau, chườm nóng hoặc đắp ấm dễ chịu, cẳng chân, tay hay giật, đau mỏi tăng dần, nhiều khi đang đi phải đứng lại vì đau (đau cách hồi), tiểu tiện trong, đầy bụng hoặc sôi bụng, đại tiện lỏng; Lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng; Mạch trầm trì vô lực.

Viêm tắc tĩnh mạch do Khí trệ huyết ứ:

Triệu chứng Viêm tắc tĩnh mạch do Khí trệ huyết ứ:

Sắc mặt tối sạm, tinh thần ủ rũ, bứt rứt dễ nóng nảy, đêm đau tăng, chân hoặc tay lạnh, sắc da thâm tím, khô; chất lưỡi đỏ hoặc tím thâm. Mạch trầm tế.

Viêm tắc tĩnh mạch do Nhiệt độc thịnh:

Triệu chứng Viêm tắc tĩnh mạch do Nhiệt độc thịnh:

Sắc mặt sạm khô, người bứt rứt khó chịu, ù tai chóng mặt, chi mắc bệnh đen tím, sưng to mọng, đau liên tục, tại chỗ bắt đầu lở loét hoại tử, chi phù da bóng, chảy nước hoặc chảy máu, mủ; chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày. Mạch tế sác.


Viêm tắc tĩnh mạch do Khí huyết lưỡng hư:

Triệu chứng Viêm tắc tĩnh mạch do Khí huyết lưỡng hư:

 Người mệt mỏi, gầy yếu, ra nhiều mồ hôi, chi bị bệnh đau ít hoặc đỡ đau, vết loét lâu ngày chảy mủ, máu hoặc nước vàng, không liền miệng, da sắc vàng sạm; chất lưỡi bệu, nhợt, mạch trầm tế vô lực.

Phương pháp điều trị: Bổ khí dưỡng huyết, hoạt huyết thông lạc.

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020

Bài chữa viêm gan mạn theo đông y

 Viêm gan mạn

 tính thường xảy ra sau khi mắc các bệnh viêm gan cấp (viêm gan siêu vi, viêm gan nhiễm độc); sau khi mắc bệnh sốt rét hoặc suy dinh dưỡng kéo dài. Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là sự giảm sút chức năng gan, thoái hóa tế bào gan và các rối loạn về tiêu hóa, cơn đau vùng gan, vàng da, tiêu chảy hay táo bón, chậm tiêu, chán ăn.

Nguyên nhân Viêm gan mạn theo y học cổ truyền  

là do công năng của tỳ vị, can bị rối loạn, ảnh hưởng tới âm huyết hoặc tân dịch, từ đó ảnh hưởng tới sự hoạt động của cơ thể. 

Viêm gan mạn Thể can nhiệt tỳ thấp: 

viêm gan có vàng da kéo dài (Đông y gọi là âm hoàng). Người bệnh thường thấy đắng miệng không muốn ăn, bụng đầy trướng, ngực sườn đầy tức, miệng khô nhợt, đau nóng ở vùng gan, da sạm tối. Tiểu tiện ít, vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.

 Phép chữa Viêm gan mạn Thể can nhiệt tỳ thấp: 

thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng, kiện tỳ trừ thấp. 

Viêm gan mạn Thể can uất tỳ hư, khí trệ: 

Hay gặp ở viêm gan mạn do viêm gan siêu vi. Người bệnh có biểu hiện mạng sườn phải đau, ngực sườn đau tức, miệng đắng, ăn kém, người mệt mỏi, đại tiện phân nát, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền. 

Phép chữa Viêm gan mạn Thể can uất tỳ hư, khí trệ: 

sơ can kiện tỳ lý khí.

Viêm gan mạn Thể can âm bị thương tổn:

Người bệnh có biểu hiện đầu choáng, hồi hộp, ngủ ít, hay mê, lòng bàn tay bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ, táo bón, nước tiểu vàng, mạch huyền sác.

 Phép chữa Viêm gan mạn Thể can âm bị thương tổn:

tư âm dưỡng can. 

Viêm gan mạn Thể khí trệ huyết ứ: 

Hay gặp ở thể viêm gan mạn có kèm theo hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch chủ. Người bệnh có biểu hiện sắc mặt tối sạm, môi thâm, lưỡi tím, lách to, người gầy, ăn kém, tuần hoàn bàng hệ ở bụng, đại tiện phân nát, nước tiểu vàng ít, chất lưỡi đỏ hoặc có điểm ứ huyết, rêu lưỡi vàng dính, mạch huyền sác.

 Phép chữa Viêm gan mạn Thể khí trệ huyết ứ: 

sơ can lý khí hoạt huyết.

Đông y điều trị đau thần kinh tọa

 Dây thần kinh tọa

 là một dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của cơ thể.

Đau dây thần kinh tọa 

có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là lứa tuổi 30 – 60, nam mắc nhiều hơn nữ. Mang vác và lao động nặng ở tư thế sai, gò bó, rung xóc, chấn thương, các động tác thay đổi tư thế đột ngột… là yếu tố thường xuyên nhất làm khởi phát bệnh. Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò nhất định thúc đẩy xuất hiện và tái phát bệnh thần kinh tọa.

Theo y học cổ truyền, đau thần kinh tọa có các thể bệnh khác nhau với nguyên nhân, triệu chứng riêng và điều trị như sau:

Đau dây thần kinh tọa Thể phong hàn

Triệu chứng Đau dây thần kinh tọa Thể phong hàn

Đau thần kinh tọa. Đau vùng thắt lưng lan xuống mông, sau đùi, cẳng chân, đi lại khó khăn, chưa teo cơ. Toàn thân sợ lạnh, rêu trắng, mạch phù.

Phép trị Đau dây thần kinh tọa Thể phong hàn

Khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết.

Đau dây thần kinh tọa Thể thấp nhiệt

Triệu chứng Đau dây thần kinh tọa Thể thấp nhiệt

 Đùi đau buốt, có cảm giác nóng, tiểu tiện vàng dắt, rêu vàng, mạch hoạt sác.

Phép trị Đau dây thần kinh tọa Thể thấp nhiệt

Thanh nhiệt giải độc làm chính, phụ thêm sơ phong, thông lạc.

Đau dây thần kinh tọa Thể ứ huyết:

Triệu chứng Đau dây thần kinh tọa Thể ứ huyết:

Lưng đùi đau mạnh, co duỗi khó khăn, đau ở một nơi cố định, chườm nóng giảm đau, rêu lưỡi trắng, mạch khẩn.

Phép trị Đau dây thần kinh tọa Thể ứ huyết:

Hoạt huyết, khứ ứ, thông kinh lạc, chỉ thống.