Hiển thị các bài đăng có nhãn Điều trị bệnh trĩ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điều trị bệnh trĩ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020

Điều trị bệnh trĩ bằng y học cổ truyền

  Trĩ là bệnh phổ biến hay gặp ở người lớn, hiếm gặp ở trẻ em. Bệnh ít nguy hiểm, nhưng gây nhiều trở ngại, phiền phức trong sinh hoạt. Ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng sống và tâm sinh lý của người bệnh.

Theo y học cổ truyền, bệnh trĩ sinh là do khí hư, khí trệ khiến đại tràng không thông, làm cho cơ nhục yếu và tổn thương giáng hạ mạch lạc, sinh ra tình trạng huyết ứ ở trực tràng hậu môn. Nếu không cải thiện khí trệ và huyết ứ kịp thời, mạch lạc giãn ngày càng sa xuống khiến búi trĩ ứ huyết và chảy máu.

Nguyên nhân khiến khí và thấp nhiệt ngưng kết ở đại tràng là do mắc các bệnh nội sinh về tâm - tỳ - thận, gan; hoặc thường xuyên ăn thức ăn cay nóng, uống rượu…

Thấp nhiệt cũng có thể hình thành do thường xuyên ngồi lâu, lao động quá sức và phòng dục quá độ khiến huyết ứ và khí trệ dồn xuống trực tràng - hậu môn.

Để điều trị thiếu máu trong bệnh trĩ, cần kết hợp điều trị bệnh trĩ, cầm máu, bổ huyết. Các vị thuốc giúp bổ huyết, sinh huyết của y học cổ truyền thường gặp là thục địa, bạch thược, đương quy, hà thủ ô, cao ban long, tang thầm... Các vị này thường được phối hợp thêm trong các bài thuốc điều trị trĩ, vừa trị căn nguyên bệnh, vừa điều trị thiếu máu.

Điều trị thiếu máu  do bệnh trĩ bằng y học cổ truyềnVị thuốc thục địa

Điều trị bệnh trĩ theo y học cổ truyền

Y học cổ truyền chữa bệnh trĩ theo từng thể bệnh riêng biệt. Điều này sẽ giúp tác động trực tiếp đến nguyên nhân cụ thể và cải thiện các triệu chứng của bệnh.

1. Trị trĩ nội

Điều trị trĩ nội thể huyết ứ

Dấu hiệu nhận biết: Búi trĩ không lòi ra khỏi hậu môn, thường đi kèm với triệu chứng táo bón và đại tiện ra máu tươi.

Để giải thể bệnh này, cần áp dụng bài thuốc giúp lương huyết và hoạt huyết để giải phóng huyết ứ trệ ở trực tràng.

Điều trị trĩ nội thể thấp nhiệt

Thể thấp nhiệt đặc trưng với các triệu chứng như búi trĩ sưng nóng, loét, đau rát, đỏ, có thể chảy nước hoặc chảy mủ. Khi ngồi gây đau đớn khó chịu, đi kèm với triệu chứng táo bón và tiểu tiện vàng.

Với thể thấp nhiệt, cần sử dụng những thảo dược có tính mát để thanh nhiệt, hành khí, hoạt huyết và cầm máu.

Điều trị trĩ nội thể nhiệt độc

Thấp nhiệt ứ trệ trong cơ thể khiến búi trĩ sưng nóng, đau nhức và buốt ở hậu môn. Khi đại tiện thấy có máu tươi nhưng không thấy dịch vàng hay mủ chảy ra.

Để giải thể nhiệt độc, sử dụng bài thuốc có tác dụng giải độc, lương huyết, thanh nhiệt và cầm máu.

Trị trĩ nội theo thể khí huyết hư yếu

Dấu hiệu nhận biết: Búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn, người mệt mỏi, ù tai, sắc mặt kém, gầy yếu, hoa mắt, mạch trầm tế, đoản hơi.

Với thể bệnh này, cần sử dụng dược liệu chỉ huyết, bồi bổ khí huyết và thăng đề.

2. Trị trĩ ngoại

Trĩ ngoại thể huyết ứ điều trị tương tự như trĩ nội thể huyết ứ. Trĩ ngoại thể nhiệt độc dùng bài thuốc và châm cứu tương tự trĩ nội thể nhiệt độc.

Tuy nhiên trĩ ngoại là trình trạng búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn nên cần chú trọng các bài thuốc rửa và ngâm.