Đởm lạc kết thạch - đởm lạc cảm nhiễm (sỏi đường mật và viêm đường dẫn mật)
1. Đại cương:
1.1. Theo quan điểm của YHHĐ.
- Cơ thể con người có khoảng 3 vạn tỷ tế bào gan. Mỗi tế bào gan
có nhiều chức năng, trong đó chức năng quan trọng là tổng hợp axit mật
(như: acid cholic, acid chenodesoxycholic) và tổng hợp muối mật. Khi
vào ruột các chất này bị thủy phân để thực hiện quá trình tiêu hoá; đa
phần muối mật, axit mật được tái hấp thu qua ruột và đến gan. Toàn bộ
acid lithocholic được bài tiết ra theo phân.
- Sỏi mật là loại sỏi cholesterol ; là hậu quả của quá trình tổng hợp
bài tiết không đồng bộ một số chất: muối mật, lecithin và cholesterol
của tế bào gan. Tình trạng bão hoà cholesterol kéo dài hoặc cholesterol
bình thường nhưng muối mật và lecithin giảm thấp dẫn đến kết tủa
cholesterol.
- Tăng bài tiết cholesterol thường do chế độ ăn giàu calo và/hoặc do
dùng một số thuốc: oetrogen, clofibrat. Một số bệnh lý ở ruột làm giảm
chức năng hấp thu muối mật cũng dẫn đến gan giảm bài tiết muối mật;
cũng có thể gan sản xuất muối mật giảm nhưng không tăng bài tiết
cholesterol. Ngoài ra, bệnh lý sỏi mật còn liên quan đến tuổi cao, liên
quan đến vai trò tái hấp thu nước làm cô đặc cholesterol và bài tiết
chất mucus. Chất này cũng có tác dụng làm cholesterol và sắc tố mật kết
tủa.
- Sỏi mật là một bệnh phổ biến ở nước ta. Trong phạm vi các bệnh gan
mật thì bệnh sỏi mật đứng hàng thứ 2 sau viêm gan các loại và là nguyên
nhân quan trọng nhất của nhiễm khuẩn đường mật (90% các trường hợp). ở
nước ta, sỏi đường mật lớn chiếm (95%), sỏi ở túi mật rất ít.
1.2. Theo Y học Cổ truyền.Y học Cổ truyền phương Đông thường mô
tả chứng bệnh này trong các phạm trù “hiếp thống, phúc thống, hoàng
đản”. Đông y cho rằng, bản chất của bệnh là do can đởm khí uất, thấp
nhiệt uẩn kết, chức năng của can đởm bị trở ngại, lưu trệ, dịch mật ứ
lâu không lưu thông thì ngưng trệ mà thành sỏi. Thực tế cho thấy, ứng
dụng thuốc cổ truyền có thể khống chế được viêm nhiễm, bài trừ được
sỏi, điều tiết được công năng của đường mật. Vì vậy, cần phải nghiêm
túc chọn lọc trong chỉ định phẫu thuật và chỉ định điều trị sỏi theo
phương pháp của Đông y chính xác sẽ thu được hiệu quả tương đối cao.
1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo Y học hiện đại.
- Triệu chứng lâm sàng điển hình: cơn đau quặn gan, sốt, hoàng đản; hội chứng tắc mật; tái phát nhiều lần.
- Cần phải chẩn đoán loại trừ tình trạng cấp cứu và biến chứng: viêm
phúc mạc mật, sốc nhiễm khuẩn, viêm túi mật cấp tính, chảy máu đường
tiêu hoá và viêm tuỵ cấp.
- Những trường hợp không có triệu chứng lâm sàng điển hình thì cần phải
kết hợp xét nghiệm cận lâm sàng để xác định chẩn đoán. Thông tá tràng
hút dịch mật, siêu âm và chụp cắt lớp tỉ trọng có độ tin cậy rất cao
(95%); chụp đường mật có thuốc cản quang, chụp đường mật ngược dòng,
chụp đường mật trực tiếp, soi ổ bụng... Tất cả đều có thể tiến hành
được khi có chỉ đinh cần thiết cho chẩn đoán và điều trị.
- Sỏi đường mật cần được chẩn đoán phân biệt với: u đầu tuỵ, viêm tuỵ
mạn thể tắc mật, ung thư bóng Vater, viêm vi quản mật tiên phát và
những trường hợp hoàng đản không do tắc mật.
2. Trung y chẩn liệu:
Dựa vào biểu hiện của sỏi mật trên lâm sàng, y học Cổ truyền chia 3 nhóm chứng bệnh:
- Thời kỳ phát bệnh hoặc là viêm nhiễm tương đối nặng thuộc về thấp nhiệt nội uẩn.
- Thời kỳ cấp tính viêm mủ đường mật phần nhiều thuộc nhiệt về độc phiên xi tích thịnh.
- Thời kỳ ổn định hoặc sau khi sỏi được bài xuất (thời kỳ hoãn giải) đa phần thuộc về khí trệ can uất.
2.1. Nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh.Bản chất bệnh phần nhiều do
tình chí u uất, ẩm thực thất tiết, ăn quá nhiều chất dầu nhờn, hoặc
giun đũa ngược lên (hồi trùng thượng nhiễu), chuyển hóa thất điều làm
cho can đởm khí uất, thấp nhiệt uẩn kết, chức năng can đởm trở ngại,
dịch mật ứ lâu không lưu thông sẽ ngưng kết mà thành sa thạch (sạn
sỏi). Vị trí chủ yếu là ở can đởm, nhưng thường ảnh hưởng đến tỳ vị,
đặc biệt là khi bệnh lâu ngày chuyển sang mãn tính hoặc bệnh ở giai
đoạn hồi phục thì triệu chứng của tỳ vị càng biểu hiện rõ. Tính chất
bệnh tà thực là chính, do đởm vốn cương trực thường biểu hiện cang
thịnh. Tà thực gồm có: khí uất, huyết ứ, thấp nhiệt, nhiệt độc khác
nhau. Cho nên diễn biến bệnh lý gồm 4 giai đoạn khác nhau: uất, kết,
nhiệt, ứ.
Trong quá trình diễn biến bệnh lý, các nhóm triệu chứng không diễn ra
độc lập riêng lẻ, mà trong điều kiện nhất định giữa chúng có sự chuyển
hóa hỗ tương, phối hợp. Ví dụ: can uất khí trệ có thể chuyển thành thấp
nhiệt nội uẩn; hoặc nhiệt độc phiền xí và nhóm thấp nhiệt nội uẩn cũng
có thể phát triển thành nhóm nhiệt độc tích thịnh. Trái lại, nhiệt độc
tích thịnh hóa nhiệt nếu được điều trị tích cực có thể trở thành nhóm
khí trệ can uất.
2.1.1Sườn thống.
Thường là triệu chứng chủ yếu của chứng sỏi mật; can ở dưới sườn kinh
mạch của can phân bố 2 bên sườn; đởm là biểu lý của can thuộc, mạch của
nó cũng tuần hành ở bên sườn. Nếu như tình chí uất ức, can khí uất
kết, hoặc là khí uất lâu ngày, khí trệ huyết ứ, huyết ứ đình tích làm
cho tỳ mất kiện vận, thấp nhiệt nội kết, khí cơ không thông điều có thể
dẫn đến sa thạch (sạn sỏi) làm trở ngại đởm lạc kinh mạch, vì vậy mà
dẫn đến đau sườn.
2.1.2Phúc thống.
Triệu chứng của sỏi mật là đau bụng, thường là khi cảm phải ngoại tà
hoặc là ăn uống không đầy đủ (thất tiết), tình chí không điều đạt. Khi
ngoại cảm phải tà khí thì thấp nhiệt xâm lấn vào trong bụng làm cho tỳ
vị mất điều hoà; rối loạn về vận hóa và chuyển hóa sinh ra uất trệ ở
bên trong, khí cơ trở trệ, bất thông tắc thống, ẩm thực bất tiết, ăn
nhiều chất béo nhờn, thấp nhiệt tích trệ kết tụ ở trường vị sẽ ảnh
hưởng tới vận hóa của tỳ, khí cơ không được thông, khí ở phủ thông
giáng bất lợi, vì vậy phát sinh đau bụng; tình chí thất điều can mất sơ
tiết khí uất huyết trệ hoặc là can khí hoành nghịch phạm đến tỳ vị dẫn
đến tỳ vị bất hoà khí cơ không thông mà dẫn đến phúc thống.
2.1.3Hoàng đản.Hoàng đản phát sinh chủ yếu là do thấp tà, ảnh hưởng đến
chức năng các tạng: can, đởm, tỳ, vị. Tỳ chủ về vận hóa mà ghét thấp.
Nếu như ẩm thực thất tiết, ăn nhiều chất dầu, chất mỡ, uống nhiều rượu
hoặc là ngoại cảm phải tà khí thấp nhiệt đều có thể dẫn đến chức năng
của tỳ vị bị tổn thương. Tỳ không kiện vận được, thấp tà tụ trở ở trung
tiêu sẽ sinh ra tỳ vị thăng giáng thất thường. Tỳ khí bất thăng tất
nhiên là can khí uất kết, bất năng sơ tiết, vị khí bất giáng lại thêm
sa thạch trở trệ đởm đạo làm cho dịch mật chuyển vận bài tiết thất
thường. Thấp tà uất trệ, dẫn đến dịch mật xâm nhập vào huyết dịch, ứ ở
cơ phu mà phát sinh ra vàng da, hạ lưu xuống bàng quang gây nên tiểu
tiện vàng.
2.1.4 Nhiệt thịnh.
Hàn nhiệt vãng lai do đởm thạch trở trệ, khí cơ uất kết lâu ngày sinh
ra hỏa nhiệt; ẩm thực bất tiết thương tỳ, thấp nhiệt xâm lấn vào trong,
thấp nhiệt uẩn kết can đởm, lý nhiệt tích thịnh, đởm dịch bất thông
gây nên sốt cao. Ngoại tà lũng biểu ảnh hưởng đến chức năng vệ khí - cơ
biểu bất cố nên sợ lạnh. Nếu như ngoại tà từ biểu chuyển vào trong
hoặc là lý tà chuyển ra ngoài sẽ dẫn đến chứng tà - chính tương bác; tà
thắng tất sợ lạnh, chính thắng tất phát sốt. Vì vậy, lâm sàng biểu
hiện triệu chứng của hàn nhiệt vãng lai.
2.2. Đặc điểm của tứ chẩn.
2.2.1. Vọng chẩn.
+ Nhìn về sắc da: gò má, củng mạc, cơ phu sắc vàng tươi là hoàng
đản thấp nhiệt. Nếu như sắc ám muội là huyết ứ, bệnh thuộc can đởm. Nếu
như bì phu xuất hiện ban điểm huyết ứ (xuất huyết) tức là nhiệt độc
bức huyết vong hành.
+ Thiệt chẩn: nếu như can uất khí trệ thì thường là rêu lưỡi trắng mỏng
hoặc là vàng mỏng; chất lưỡi ám tía là huyết ứ; lưỡi nhợt rêu trắng
nhuận là tỳ vị dương hư; rêu lưỡi vàng nhờn là thấp nhiệt nội uẩn. Nếu
mà nhiệt nặng thì đa phần là rêu lưỡi vàng táo; nếu rêu lưỡi vàng ráo
hoặc là vàng đen, chất lưỡi hồng giáng là nhiệt độc tích thịnh.
2.2.2. Văn chẩn.
Sườn phúc đông thống nhiệt độc tích thịnh dẫn đến tinh thần hôn
muội, có thể loạn ngôn, hô hấp cấp xúc hoặc là âm thanh nhỏ nhẹ là
thuộc hư chứng; thực chứng là nói to, khí thô ; hư chứng là nói nhỏ,
thiếu khí.
2.2.3. Vấn chẩn.
+ Về hàn nhiệt: phát bệnh cấp tính, có thể gặp hàn nhiệt vãng lai
hoặc là phát sốt sợ rét. Nếu thấp nhiệt nội uẩn thì sốt cao kéo dài;
nếu hỏa độc quá thịnh, tà chính tương tranh, chính bất thắng tà, chính
hư tà hãm, dương khí hư thoát sinh ra tứ chi quyết lạnh.
+ Về ăn uống (ẩm thực): ăn kém đa phần là tỳ vị hư nhược khí trệ; miệng
đắng, miệng khô, không khát hoặc khát mà không thích uống nhiều là
thuộc về thấp nhiệt uẩn kết; mồm khô, miệng khô mà không muốn ăn uống
là huyết ứ; thấp nhiệt, nhiệt độc đều có thể dẫn đến ứ.
+ Nhị tiện: đại tiện bí kết, khô táo khó giải là thực chứng, là nhiệt
chứng; tiểu tiện vàng đỏ đục là thấp nhiệt, tiểu tiện vàng mà ít là thực
nhiệt.
+ Vấn về ngực bụng: mạng sườn phía bụng trên bên phải đau đớn là bệnh
thuộc can đởm; sườn bên phải đau cấp hoặc đau chướng có khi lan ra sau
lưng , lan lên vai là khí trệ; ngực và bụng trên bĩ mãn (đầy tức) là
thấp trở. Nếu như xuất hiện đau nhói, đau ở vị trí cố định, đau khi
kích thích (sờ nắn) là huyết ứ.
+ Vấn về quá trình điều trị: chứng sỏi mật thường diễn biến có một quá
trình dài, một số bệnh nhân ở thời kỳ phát bệnh không nặng lắm nên
không điều trị mà bệnh có thể tự ổn định. Một số bênh nhân tuy có điều
trị nhưng không được liên tục và không đúng cách nên bệnh sỏi hay tái
phát từng đợt và nặng dần.
2.2.4. Thiết chẩn.
+ Mạch chẩn: thường thấy mạch huyền là biểu hiện can uất khí trệ;
nếu như thấp nhiệt nội uẩn thì mạch huyền sác hoặc hoạt sác; nếu như
nhiệt độc tích thịnh thì mạch huyền sác hoặc tế sác; nếu như hoả độc
quá thịnh, chính hư tà hãm có thể thấy mạch vi muốn tuyệt.
+ Súc chẩn: bì phu nóng là nhiệt chứng. Nếu nhiệt quyết, tân thoát sẽ thấy tứ chi lạnh.
3. Biện chứng phương trị:
3.1. Những điểm trọng yếu về biện chứng.
Nguyên nhân chính gây đởm thạch đa phần là đởm phủ bất thông. Vì
vậy, pháp thông là pháp điều trị chủ yếu. Trong khi biện chứng chú ý 3
vấn đề: đau, sốt ,vàng da. ứng dụng phương pháp điều trị sơ can lợi
đởm, thông lý công hạ, thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết giải độc. Nếu
như bệnh lâu ngày, quá trình điều trị thuốc thanh lợi kéo dài dẫn đến
tỳ vị hư nhược thì phải uống thêm thuốc kiện tỳ ích thận, nhưng về
nguyên tắc điều trị vẫn phải chú ý đến sơ can lợi đởm. Nếu như nhiệt
quyết tâm thoát phải kết hợp thuốc hồi dương cứu nghịch và tùy theo
bệnh tình phải kết hợp với thuốc tây y để điều trị.
3.2. Chứng trị phương pháp.
3.2.1. Thể can uất khí trệ.
Tương đương với thời kỳ ổn định (hoãn giải) hoặc sỏi đã được bài
xuất, sườn phải còn đau âm ỉ hoặc đau chướng, có khi đau lan ra vùng
lưng hoặc vai bên phải; bụng trên hơi tức, nôn khan, nôn thổ, sợ chất
mỡ và chất dầu; miệng đắng, miệng khô, hay giận dữ cáu gắt; rêu lưỡi
vàng mỏng hoặc trắng mỏng; mạch huyền.
- Phương pháp điều trị: sơ can lý khí - lợi đởm bài thạch.
- Phương thuốc: “đởm đạo bài thạch thang 1” hoặc “đởm đạo bài thạch thang 5”
. “Đởm đạo bài thạch thang 1” ( bài thuốc kinh nghiệm của Viện lập y,
thành phố Thanh Đảo) gồm có: sài hồ, uất kim, hương phụ, kim tiền thảo,
quảng mộc hương, chỉ xác và đại hoàng.
. “Bài thạch thang 5” (thuốc kinh nghiệm viện y) gồm có: kim ngân hoa,
mộc hương, chỉ xác, hoàng cầm, xuyên luyện tử, đại hoàng.
- Gia giảm:
Nếu khí trệ lâu ngày dẫn đến khí trệ huyết ứ thì phải thư can
hành khí, hoạt huyết hóa ứ; cần phải dùng thêm “cách hạ trục ứ thang”
như: ngũ linh chi, đương qui, xuyên khung, đào nhân, đan bì, xích
thược, ô dược, diên hồ sách, cam thảo, hương phụ, hồng hoa, chỉ xác.
. Nếu như can vị bất hòa, vị khí nghịch lên thì cần gia thêm “tả kim hoàn” như: hoàng liên, ngô thù du.
. Nếu kèm thêm can tỳ bất hoà thì phải gia thêm các vị: hoắc hương,
bạch truật, bạch linh, sơn tra, cốc mạch nha .Đó là những thuốc kiện tỳ
trừ thấp giúp cho tiêu hóa.
Nếu tỳ vị khí hư thì phải thêm “hương sa lục quân tử thang gia giảm hoặc “sâm linh bạch truật tán”.
Nếu tỳ vị dương hư thì gia thêm “lý trung hoàn”hoặc “tiểu kiến trung thang”.
Nếu có giun chui ống mật thì gia thêm: sử quân tử, khổ luyện căn bì, binh lang.Đó là những thuốc khu trùng.
3.2.2. Thể thấp nhiệt nội uẩn.
Tương đương với thời kỳ sỏi di chuyển, cản trở đường mật hoặc là
thời kỳ viêm nhiễm đường mật nặng (chứng sỏi phát tác), liên tục
đauchướng vùng sườn phải, hoặc cơn đau quặn gan tái phát theo chu kỳ;
cự án, bụng trên chướng đầy, ngại ăn không muốn ăn, nôn khan hoặc nôn
mửa; khát nhưng không muốn uống; sợ lạnh phát nóng (thiêu) hoặc là hàn
nhiệt vãng lai; thân thể vàng, đại tiện táo, tiểu tiện vàng; rêu lưỡi
đa phần vàng nhờn; nếu sốt cao thì rêu lưỡi vàng mà khô; mạch huyền
hoạt mà sác.
- Pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp - lợi đởm bài thạch - thông lý công hạ.
- Phương thuốc thường dùng: “đởm đạo bài thạch thang 2” hoặc “bài thạch thang 6”.
“Đởm bài thạch thang 2” gồm: kim tiền thảo, kim ngân hoa, chi tử, hoàng
liên, uất kim, nhân trần, mộc hương, hoàng cầm, chỉ thực, đại hoàng,
mang tiêu.
“Bài thạch thang 6”gồm : hổ trượng, mộc hương, chỉ xác, kim tiền thảo, chi tử, nguyên hổ, đại hoàng.
- Gia giảm:
Nếu nhiệt thắng thấp thì gia thêm: hoàng liên, thanh đại diệp,
bản lam căn, sinh thạch cao, tri mẫu...Đó là những thuốc thanh nhiệt -
giải độc, dưỡng âm sinh tân.
Nếu thấp thắng nhiệt thì gia “tam nhân thang”.
Nếu thấp nhiệt đều thịnh thì gia “liên phúc ẩm”.
Nếu thấp nhiệt nội uẩn, trọc khí thượng nghịch thì gia thêm: trúc nhị,
đại xích thạch, bán hạ, sinh khương để chỉ nôn giáng nghịch.
3.2.3. Thể nhiệt độc phiên xí (nhiệt độc nhiễu loạn xâm chiếm).
Tương đương với thời kỳ sỏi đường mật có viêm nhiễm đường mật hóa
mủ, cản trở đường mật cấp tính. Thể bệnh này thường do thấp nhiệt nội
uẩn mà phát triển thành; cũng có thể do can uất khí trệ phát triển tới.
Vì vậy, trong pháp trị phải chú ý tới cả hai nhóm: vừa trừ thấp nhiệt,
vừa hành khí trệ. Ngoài ra, còn có thể do hoả độc tích thịnh mà thành
hao thương tân dịch, huyết bại, nhục kiệt hoặc chính bất năng thắng tà
hoặc đặc điểm của dương khí hư thoát.
- Triệu chứng: đau liên tục kịch liệt vùng bụng trên bên phải, hạ sườn
nổi u cục bĩ tức, bụng co cứng đầy, cự án; vàng da nặng; tiểu tiện ít
sắc đỏ, đại tiện bí kết; thần hôn, loạn ngôn; rêu lưỡi vàng khô hoặc
vàng đen, chất lưỡi hồng giáng; mạch huyền sác hoặc tế sác; thậm chí
có thể thấy tứ chi quyết lạnh, đại hãn lâm li, tinh thần uỷ mị, mạch vi
muốn tuyệt hoặc triệu chứng nguy kịch là mạch trầm tế vô lực.
- Phương pháp điều trị: thanh doanh lương huyết giải độc, thông hạ bài thạch phù chính - trừ tà, hồi dương cứu thoát.
- Phương thuốc thường dùng: thanh nhiệt lương huyết thông hạ. Dùng “đởm
đạo bài thạch thang 2” hợp phương “tê giác địa hoàng thang”. Nếu cần
hồi dương cứu thoát thì dùng “sâm phụ thang” hoặc “sinh mạch tán”.
3.3. Thuốc nghiệm phương (phương thuốc kinh nghiệm).
+ Đau sườn :
Nhân trần 30 - 60g
Hương phụ 6g
Ngạnh mễ 100g
Đường trắng vừa đủ.
+ Bụng đau:- Hoắc hương 9g, hoàng liên 6g, sinh khương 6g. Tất cả sắc nước, ngày uống 2 lần.
- Sinh thạch cao 90 - 100g, phan tả diệp 3 - 5g, ngạnh mễ 100g. Thạch
cao sắc trước, trộn bột phan tả diệp và ngạnh mễ; ngày 1 thang chia 2
lần uống.
+ Hoàng đản (vàng da):- ý dĩ nhân, ngạnh mễ liều bằng nhau; nấu ăn hàng ngày đến khi khỏi bệnh.
+ Sốt cao:Châm tả hợp cốc, khúc trì ; phối hợp huyệt: đởm du, trung quản, túc tam lý, dương lăng tuyền; lưu châm 30’.
3.4. Phối hợp và dự phòng.
- Thời kỳ sỏi đã bài xuất, bệnh ổn định (bệnh hoãn giải): người
bệnh phải có qui tắc điều đạt tình chí, lao động thích hợp, điều tiết ẩm
thực.
- Thời kỳ sỏi phát tác cản trở đường mật, viêm nhiễm đường mật thì phải
theo dõi chặt chẽ về huyết áp, mạch, nhiệt độ, tình hình bệnh chuyển
biến để kịp thời xử lý. Chú ý quan sát tính chất đau bụng, chu kỳ đau,
cơn đau liên tục, đau cục bộ hay toàn bộ để ngừng thuốc giảm đau; sau
điều trị đều phải chú ý lưu phân kiểm tra. Nếu như bệnh nặng phải chuẩn
bị kết hợp phẫu thuật khi cần thiết.
- Đối với giai đoạn sỏi cản trở đường mật, viêm nhiễm đường mật nặng
hóa mủ thì phải theo dõi nghiêm ngặt, tích cực nâng đỡ chính khí toàn
thân; phải kết hợp y học hiện đại, hồi sức cấp cứu, chuẩn bị phẫu thuật
kết hợp.
- Dự phòng:
Ăn uống hợp lý, hạn chế chất béo, chất ngọt, vệ sinh phòng giun đũa.
Nếu có giun chui ống mật phải điều trị giun. Sau khi bài trùng phải
tích cực uống thuốc thanh nhiệt lợi đởm 1 - 2 tuần để rửa sạch đường
mật, tiêu trừ viêm nhiễm, phòng sỏi tái phát.
Phải uống thuốc thư can lợi đởm để loại trừ nguyên nhân (rối loạn chức
năng đường mật, triệu chứng không rõ ràng, bệnh nhân không để ý), dự
phòng tái phát cấp tính.
Sau khi sỏi đã bài xuất vẫn cần phải duy trì uống thuốc sơ can lợi đởm
thêm 1 thời gian để củng cố hiệu quả điều trị, dự phòng sỏi tái phát.
Điều trị phẫu thuật lấy sỏi là cần thiết để cứu sống tính mạng bệnh
nhân nhưng đặc điểm bệnh liên quan đến chuyển hoá nên tái phát là phổ
biến.
3.5. Phải cấp cứu.
Đau bụng dữ dội kịch liệt, sỏi gây ứ tắc đường mật thì phải dùng
pháp thông hạ, nếu như không hoãn giải có thể dùng thuốc giảm đau dạng
tiêm.
Điều trị viêm nhiễm đường mật quan trọng là phải trên cơ sở dùng thuốc
thanh nhiệt - giải độc của Trung y và phải dùng thêm kháng sinh, sinh
tố thì sẽ có hiệu quả tốt.
Nếu xuất hiện thần hôn, loạn ngôn, đại hãn lâm ly, tiểu ít, có triệu
chứng mạch vi nhiệt quyết, tâm thoát thì trên cơ sở ứng dụng pháp thanh
doanh thang giải độc, dùng thêm thuốc hồi dương cứu nghịch ; đồng thời
kết hợp thuốc y học hiện đại ( truyền dịch, bổ sung điện giải ).
Nôn khan hoặc nôn mửa rõ thì dùng chế phẩm dạng tiêm của bài thuốc cổ phương “bình vị tán” .
* Chỉ định chuyển phẫu thuật khi:
- Điều trị các phương pháp Y học Cổ truyền không kết quả mà triệu chứng nặng dần.
- Bệnh tái phát cấp tính có biểu hiện nhiễm độc mật.
- Hoại thư túi mật, thủng loét đường mật, chảy máu đường mật.
3.6. Tham khảo chẩn liệu.Tiêu chuẩn phân nhóm biện chứng Trung y (Hội thảo toàn quốc bệnh lý đường mật, 1979).
* Can uất khí trệ.
Đau âm ỉ vùng sườn phải, có lúc lan lên lưng và vai phải.
Phần ngực và bụng đầy tức, miệng đắng họng khô.
Rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền.
* Thấp nhiệt nội uẩn.
Sườn phải đau tức, cự án, bụng trên chướng đầy.
Da vàng toàn thân, tiểu vàng, tiện bế.
Rêu lưỡi nhiều vàng nhờn, nếu nhiệt nặng thì rêu lưỡi vàng khô; mạch huyền sác hoặc hoạt sác.
* Nhiệt độc phiên xí (tích thịnh).
Hàn chiến cao thiêu, đau bụng càng nặng dần; hoàng đản nặng lên, niệu ít sắc đỏ, đại tiện bí kết.
Thần hôn loạn ngôn, đại hãn xuất, huyết áp hạ thấp.
Rêu lưỡi vàng khô hoặc vàng đen, chất lưỡi hồng giáng; mạch tế vô lực.
4.Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị (hội nghị Trung - Tây y kết hợp toàn quốc trung quốc, 1979):
4.1.Tiêu chuẩn.
+ Hiệu quả tốt:
Hết hoàn toàn triệu chứng thực thể: đau, sốt, vàng da.
Có sỏi bài tiết theo phân.
Kiểm tra siêu âm, chụp cản quang không còn sỏi .
+ Có chuyển biến tốt:Triệu chứng lâm sàng giảm nhiều hoặc 1 phần sỏi bài xuất, hoặc sỏi thu nhỏ.
+ Không kết quả:Triệu chứng lâm sàng không có chuyển biến gì.
Không thấy sỏi bài xuất qua phân.
4.2. Một số danh y chẩn liệu đặc sắc.
- Đường Sinh Thọ (Trung y dược Cát lâm , 1984) dùng bài thuốc kinh
nghiệm: kê nội kim 15g, kim tiền thảo 30g; tác dụng của bài thuốc này
là bài thạch - tán kết. Sau khi hết sỏi thì dùng “tiểu sài hồ thang”
gia nội kim để duy trì kết quả và đề phòng tái phát.
- Vương Văn chính (Tạp chí Y dược học Sơn Đông ,1986) dùng bài thuốc :
Kim tiền thảo 30g Uất kim 12g
Sài hồ 10g Nhân trần 20g
Đào nhân 8g Hồng hoa 10g
Xích thược 15g Đan sâm 20g
Thanh đại diệp 12g Điền cơ hoàng 12g
Mỗi ngày sắc một thang chia 2 lần uống.
- Trọng Kiên Hoa ( Tạp chí Y dược học Trung Quốc,1991) tác giả còn dùng thêm: sơn tra 6g, kê nội kim 12g, quất bì 10g.
Phương thuốc cơ bản của Quan Tập (Trung y dược Hắc Long Giang, 1986).
Sài hồ 12g Chỉ thực 10g
Kê nội kim 10g Bạch thược 15g
Mộc hương 8g Uất kim 12g
Hoàng cầm 10g Huyền minh phấn 10g
Hậu phác 10g Cam thảo 8g
Chế đại hoàng 8g Sao hoàng liên 6g.
Sắc nước uống mỗi ngày một thang chia 2 lần uống, thời gian uống thuốc
kéo dài nhất 22 tuần, ngắn nhất 4 tuần, trung bình 8 tuần.
Kết quả: khỏi 18/128 (14%), hiệu quả rõ 16/128 (13%) chuyển biến tốt
81/128 (63%), không hiệu quả 13/128 (10%), tổng số hiệu quả 90% .
- Quách Vĩnh Lập (Vân Nam, 1983) dùng bài thuốc:
Kim tiền thảo 30g Uất kim 12g
Khương hoàng 9g Đại hoàng 9g
Sao hoàng cầm 9g Mang tiêu 9g
Mộc hương 9g Sao sài hồ 12g
Hương phụ 12g Nhân trần 15g.
Mỗi ngày sắc một thang chia 2 lần uống.
- Điện châm: Trong khi dùng các bài thuốc nghiệm phương tác giả kết
hợp điện châm thường qui hoặc châm để cắt cơn đau. Các huyệt thường
được tác giả sử dụng: đởm du, dương khê, kỳ môn, nhật nguyệt, phục y
liệu trình châm là 7 - 8 lần , một đợt điều trị từ 2 đến 3 liệu trình.
Kết quả: 40/54 (74%) là hết sỏi, chuyển biến tốt 8/54 (15%), phải chuyển
phẫu thuật 6/54 (11%), tổng số hiệu quả là 89%.
- Tiên Quang Nghiệp (Trung y Tứ Xuyên , 1986) ứng dụng bài thuốc “hoàng kim linh” gia thêm:
Đại hoàng 5g Hoàng cầm 15g
Khương hoàng 10 -20g Kê nội kim 12g
Kim ngân hoa 15 - 30g Uất kim 20 - 60g
Kim tiền thảo 20 - 40g Uy linh tiên 20g.
Mỗi ngày sắc một thang chia 2 lần uống . Sau một liệu trình điều trị là
caõ ngày tác giả thấy kết quả: khỏi 24/34, chuyển biến 9/34, không
hiệu quả 1.
Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014
Viêm gan mạn tính hoạt động
1. Khái niệm:
Trong nhiều thống kê gần đây, người ta phát hiện những trường hợp viêm gan mạn đồng thời xuất hiện các kháng thể trong máu. Tại Hội nghị quốc tế về viêm gan,( 1968) người ta đã thống nhất chia viêm gan mạn tính thành 2 loại: viêm gan mạn tồn tại (persistance) và viêm gan mạn tính hoạt động (active, agrlssive). Dựa trên giải phẫu bệnh lý, người ta phân biệt sự khác nhau của 2 loại trên đồng thời cũng định nghĩa: viêm gan mạn tính là bệnh danh dùng để chỉ những tổn thương lan toả phức hợp miễn dịch rất phức tạp của gan; gây tổn thương loạn dưỡng, thoái hoá, do những rối loạn về chuyển hoá, tổn thương ở nhu mô gan và tổ chức cơ bản của gan. Những tổn thương tren tồn tại từ hai tháng rưỡi đến 6 tháng không khỏi.
2. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH :
- Có triệu chứng gan to, chắc, có vàng da; sốt, mệt mỏi, lách to, có sao mạch hoặc “bàn tay son” .
- Có biểu hiện tổn thương ngoài gan: viêm khớp, viêm thận, viêm mạch.
- Chức năng gan suy giảm , men gan tăng cao , albumin/globulin đảo ngược, g globulin tăng cao, bilirubin tăng; kháng thể tự thân (+),HBsAg (+).
- Kiểm tra tổ chức học có hình ảnh viêm gan mãn tính hoạt động: hình ảnh ranh giới tiểu thuỳ bị phá vỡ.
3. theo Y học Cổ truyền:
+ Viêm gan mãn tính hoạt động thuộc phạm vi hoàng đản hiếp thống tích tụ.
+ Nguyên nhân:
- Dịch độc ngoại cảm hoặc tà khí thấp nhiệt, chính khí bất túc, ẩm thực thất tiết, thấp nhiệt dịch độc thừa cơ xâm phạm vào cơ thể, uẩn kết ở tam tiêu dẫn đến tỳ vị vận hoá thất điều; thấp nhiệt giao trung ở can đởm dẫn đến khí cơ uất trệ, dịch đởm không thông tiết, tích tụ ở cơ biểu, mặt mắt vàng; hoặc do nhân tố tỳ vị hư hàn, cảm phải bệnh tà thấp nhiệt; bệnh do hàn hóa, hàn thấp trở trệ trung tiêu, khí cơ không thông ảnh hưởng đến dịch mật lưu trệ.
- Viêm gan cấp tính điều trị không triệt để hoặc không được điều trị, bệnh tà lưu lại ở cơ thể, thấp nhiệt tích tụ ở can tỳ hoặc trung tiêu, khí cơ uất trệ, tạng phủ hư tổn, khí - huyết bất túc nặng hơn, khí trệ huyết ứ, trưng hà tích tụ, huyết ứ thủy đình dẫn đến cổ trướng.
4. Biện chứng thể bệnh:
4.1. Can uất khí trệ.
- Pháp điều trị: sơ can giải uất kiện tỳ.
- Bài thuốc: “tiêu dao tán” gia giảm:
Sài hồ 10g Phục linh 12g
Uất kim 10g Bạch thược 15g
Bạch truật 10g Sao sơn tra 15g
Đương qui 10g Cốc nha 30g
Mạch nha 30g Xuyên luyện tử 10g.
- Gia giảm:
. Nếu táo kết thì gia thêm: đại hoàng 6g.
. Khô miệng đắng nhiều phải gia thêm: đan bì 10g, chi tử 10g.
4.2. Can uất tỳ hư.
- Pháp điều trị: kiện tỳ hoà vị - sơ can.
- Bài thuốc: “sài thược lục quân tử thang” gia giảm:
Sài hồ 10g Bạch thược 15g
Đẳng sâm 15g Bạch truật 10g
Thương truật 10g Vân linh 10g
Đại phúc bì 15g Mạch nha 15g
Cốc nha 15g Nhân trần 15g
Sơn tra 15g Sa nhân 6g
Kê cốt thảo 15g Chích cam thảo 6g.
Uất kim 10g
Nếu sắc mặt xạm tối, tinh thần mệt mỏi thì gia thêm: ý dĩ nhân 30g, hoàng kỳ 15g
4.3. Khí trệ huyết ứ.
- Pháp điều trị: : sơ can lý khí - hoạt huyết hóa ứ.
- Bài thuốc: hợp phương “tiêu dao tán” và “cách hạ trục ứ thang” gia giảm:
Sài hồ 6g Đương qui 10g
Đào nhân 10g Đan bì 10g
Xích thược 15g ô dược 10g
Diên hồ sách 10g Xuyên khung 10g
Hồng hoa 6g Nhân trần 20g
Kim tiền thảo 30g Kê nội kim 10g.
Hoàng ma nhĩ thảo 30g.
- Gia giảm:
. Nếu có “bàn tay son”, sao mạch thì gia thêm: chế miết giáp 10g, nga truật 10g.
. Hoàng đản rõ phải gia thêm: kê cốt thảo 20g, sơn chi 10g.
4.4. Can thận âm hư.
- Pháp điều trị: tư dưỡng can thận.
- Bài thuốc: “nhất quán tiễn” gia giảm:
Địa hoàng 30g Đương qui 15g
Bạch thược 15g Mạch đông 15g
Kỷ tử 15g Uất kim 10g
Xuyên luyện tử 6 - 10g Sài hồ 5g
Hạn liên thảo 15g Nữ trinh tử 10g.
Bạch hoa xà thiệt thảo 30 - 40g
- Gia giảm :
. Nếu kèm khí trệ huyết ứ, sườn đau tức như kim châm, can tỳ thũng đại, lưỡi có ban điểm tía thì gia thêm: ý dĩ nhân, hồng hoa, nga truật, tam lăng mỗi thứ đều 10g.
. Nếu phúc thủy phải gia thêm: đại phúc bì, phục linh, trư linh mỗi thứ đều 30g.
4.5.Tỳ vị hư nhược.
- Pháp điều trị: ích khí dưỡng huyết - lý khí kiện tỳ.
- Bài thuốc điều trị: “hoàng kỳ kiến trung thang” gia vị.
Hoàng kỳ 30g Bạch thược 15g
Đẳng sâm 15g Kê cốt thảo 15g
Cốc nha 15g Bạch truật 15g
Phục linh 15g Biển đậu 10g
Thủy bồn thảo 15g Mạch nha 15g
Đại táo 7 quả Cam thảo 6g
Trần bì 6g Đại phúc bì 15g.
- Gia giảm :
. Nếu huyết ứ thì gia thêm: uất kim, đào nhân đều 10g
. Nếu phúc thủy thì gia thêm: phục linh, ý dĩ 30g, trạch tả 15g, nga truật 10g.
. Sắc mặt bủng trắng phải gia thêm: đương qui, thục địa 15g.
4. Bài thuốc hạch tâm của Lưu Kỳ (Thượng Hải, 1998):
- “ Lục thảo tứ trùng thang”: Bối tương thảo 50g Bạch hoa xà thiết thảo 30g
Hạ khô thảo 30g Đại ngô công 3 con
Kim tiền thảo 30g Sa tiền thảo 30g
Miết trùng 12g Long đờm thảo 6g
Thủy điệt 3g Chế miết giáp 9g.
- Gia giảm:
. Nếu có “ bàn tay son”, sao mạch thì gia thêm: xích thược 30g, bột tam thất 12g.
. Nếu phúc thủy phải gia thêm: trạch lan 30g, trạch tả 20g.
. Can tỳ thũng đại thì gia thêm: đan sâm 30g, sinh đại hoàng 6g.
. Có vàng da thì gia thêm: nhân trần, bạch mao căn 30g.
. Can uất khí trệ thì gia thêm: sài hồ, hương phụ 12g.
. Can thận âm hư thì gia thêm: sinh bạch thược, kỷ tử 30g.
. Tỳ hư thấp khốn phải gia thêm: hoàng kỳ 45g, bạch truật 30g.
. Trường táo tiện bế thì gia thêm: sinh đại hoàng sắc sau, đào nhân 15g.
Mỗi ngày một thang, sắc lấy nước, chia 2 lần uống; 3 tháng là 1 liệu trình; uống 2 liệu trình .
- Kết quả:
Khỏi hoàn toàn 66/128
Khỏi cơ bản 28/128
Chuyển biến tốt 22/128
Không kết quả 12/128
Như vậy, tỷ lệ có hiệu quả: 93,75%. Kiểm tra xét nghiệm sau điều trị đều có chuyển biến tốt:
HBsAg (-) 66 (51,5%)
HBeAg (-) 94 (73,44%)
Kháng HBc (-) 54 (42,9%)
Kháng HBS chuyển dương 42 (32,8%)
Kháng HBe chuyển dương 16 (12,50%)
Trong nhiều thống kê gần đây, người ta phát hiện những trường hợp viêm gan mạn đồng thời xuất hiện các kháng thể trong máu. Tại Hội nghị quốc tế về viêm gan,( 1968) người ta đã thống nhất chia viêm gan mạn tính thành 2 loại: viêm gan mạn tồn tại (persistance) và viêm gan mạn tính hoạt động (active, agrlssive). Dựa trên giải phẫu bệnh lý, người ta phân biệt sự khác nhau của 2 loại trên đồng thời cũng định nghĩa: viêm gan mạn tính là bệnh danh dùng để chỉ những tổn thương lan toả phức hợp miễn dịch rất phức tạp của gan; gây tổn thương loạn dưỡng, thoái hoá, do những rối loạn về chuyển hoá, tổn thương ở nhu mô gan và tổ chức cơ bản của gan. Những tổn thương tren tồn tại từ hai tháng rưỡi đến 6 tháng không khỏi.
2. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH :
- Có triệu chứng gan to, chắc, có vàng da; sốt, mệt mỏi, lách to, có sao mạch hoặc “bàn tay son” .
- Có biểu hiện tổn thương ngoài gan: viêm khớp, viêm thận, viêm mạch.
- Chức năng gan suy giảm , men gan tăng cao , albumin/globulin đảo ngược, g globulin tăng cao, bilirubin tăng; kháng thể tự thân (+),HBsAg (+).
- Kiểm tra tổ chức học có hình ảnh viêm gan mãn tính hoạt động: hình ảnh ranh giới tiểu thuỳ bị phá vỡ.
3. theo Y học Cổ truyền:
+ Viêm gan mãn tính hoạt động thuộc phạm vi hoàng đản hiếp thống tích tụ.
+ Nguyên nhân:
- Dịch độc ngoại cảm hoặc tà khí thấp nhiệt, chính khí bất túc, ẩm thực thất tiết, thấp nhiệt dịch độc thừa cơ xâm phạm vào cơ thể, uẩn kết ở tam tiêu dẫn đến tỳ vị vận hoá thất điều; thấp nhiệt giao trung ở can đởm dẫn đến khí cơ uất trệ, dịch đởm không thông tiết, tích tụ ở cơ biểu, mặt mắt vàng; hoặc do nhân tố tỳ vị hư hàn, cảm phải bệnh tà thấp nhiệt; bệnh do hàn hóa, hàn thấp trở trệ trung tiêu, khí cơ không thông ảnh hưởng đến dịch mật lưu trệ.
- Viêm gan cấp tính điều trị không triệt để hoặc không được điều trị, bệnh tà lưu lại ở cơ thể, thấp nhiệt tích tụ ở can tỳ hoặc trung tiêu, khí cơ uất trệ, tạng phủ hư tổn, khí - huyết bất túc nặng hơn, khí trệ huyết ứ, trưng hà tích tụ, huyết ứ thủy đình dẫn đến cổ trướng.
4. Biện chứng thể bệnh:
4.1. Can uất khí trệ.
- Pháp điều trị: sơ can giải uất kiện tỳ.
- Bài thuốc: “tiêu dao tán” gia giảm:
Sài hồ 10g Phục linh 12g
Uất kim 10g Bạch thược 15g
Bạch truật 10g Sao sơn tra 15g
Đương qui 10g Cốc nha 30g
Mạch nha 30g Xuyên luyện tử 10g.
- Gia giảm:
. Nếu táo kết thì gia thêm: đại hoàng 6g.
. Khô miệng đắng nhiều phải gia thêm: đan bì 10g, chi tử 10g.
4.2. Can uất tỳ hư.
- Pháp điều trị: kiện tỳ hoà vị - sơ can.
- Bài thuốc: “sài thược lục quân tử thang” gia giảm:
Sài hồ 10g Bạch thược 15g
Đẳng sâm 15g Bạch truật 10g
Thương truật 10g Vân linh 10g
Đại phúc bì 15g Mạch nha 15g
Cốc nha 15g Nhân trần 15g
Sơn tra 15g Sa nhân 6g
Kê cốt thảo 15g Chích cam thảo 6g.
Uất kim 10g
Nếu sắc mặt xạm tối, tinh thần mệt mỏi thì gia thêm: ý dĩ nhân 30g, hoàng kỳ 15g
4.3. Khí trệ huyết ứ.
- Pháp điều trị: : sơ can lý khí - hoạt huyết hóa ứ.
- Bài thuốc: hợp phương “tiêu dao tán” và “cách hạ trục ứ thang” gia giảm:
Sài hồ 6g Đương qui 10g
Đào nhân 10g Đan bì 10g
Xích thược 15g ô dược 10g
Diên hồ sách 10g Xuyên khung 10g
Hồng hoa 6g Nhân trần 20g
Kim tiền thảo 30g Kê nội kim 10g.
Hoàng ma nhĩ thảo 30g.
- Gia giảm:
. Nếu có “bàn tay son”, sao mạch thì gia thêm: chế miết giáp 10g, nga truật 10g.
. Hoàng đản rõ phải gia thêm: kê cốt thảo 20g, sơn chi 10g.
4.4. Can thận âm hư.
- Pháp điều trị: tư dưỡng can thận.
- Bài thuốc: “nhất quán tiễn” gia giảm:
Địa hoàng 30g Đương qui 15g
Bạch thược 15g Mạch đông 15g
Kỷ tử 15g Uất kim 10g
Xuyên luyện tử 6 - 10g Sài hồ 5g
Hạn liên thảo 15g Nữ trinh tử 10g.
Bạch hoa xà thiệt thảo 30 - 40g
- Gia giảm :
. Nếu kèm khí trệ huyết ứ, sườn đau tức như kim châm, can tỳ thũng đại, lưỡi có ban điểm tía thì gia thêm: ý dĩ nhân, hồng hoa, nga truật, tam lăng mỗi thứ đều 10g.
. Nếu phúc thủy phải gia thêm: đại phúc bì, phục linh, trư linh mỗi thứ đều 30g.
4.5.Tỳ vị hư nhược.
- Pháp điều trị: ích khí dưỡng huyết - lý khí kiện tỳ.
- Bài thuốc điều trị: “hoàng kỳ kiến trung thang” gia vị.
Hoàng kỳ 30g Bạch thược 15g
Đẳng sâm 15g Kê cốt thảo 15g
Cốc nha 15g Bạch truật 15g
Phục linh 15g Biển đậu 10g
Thủy bồn thảo 15g Mạch nha 15g
Đại táo 7 quả Cam thảo 6g
Trần bì 6g Đại phúc bì 15g.
- Gia giảm :
. Nếu huyết ứ thì gia thêm: uất kim, đào nhân đều 10g
. Nếu phúc thủy thì gia thêm: phục linh, ý dĩ 30g, trạch tả 15g, nga truật 10g.
. Sắc mặt bủng trắng phải gia thêm: đương qui, thục địa 15g.
4. Bài thuốc hạch tâm của Lưu Kỳ (Thượng Hải, 1998):
- “ Lục thảo tứ trùng thang”: Bối tương thảo 50g Bạch hoa xà thiết thảo 30g
Hạ khô thảo 30g Đại ngô công 3 con
Kim tiền thảo 30g Sa tiền thảo 30g
Miết trùng 12g Long đờm thảo 6g
Thủy điệt 3g Chế miết giáp 9g.
- Gia giảm:
. Nếu có “ bàn tay son”, sao mạch thì gia thêm: xích thược 30g, bột tam thất 12g.
. Nếu phúc thủy phải gia thêm: trạch lan 30g, trạch tả 20g.
. Can tỳ thũng đại thì gia thêm: đan sâm 30g, sinh đại hoàng 6g.
. Có vàng da thì gia thêm: nhân trần, bạch mao căn 30g.
. Can uất khí trệ thì gia thêm: sài hồ, hương phụ 12g.
. Can thận âm hư thì gia thêm: sinh bạch thược, kỷ tử 30g.
. Tỳ hư thấp khốn phải gia thêm: hoàng kỳ 45g, bạch truật 30g.
. Trường táo tiện bế thì gia thêm: sinh đại hoàng sắc sau, đào nhân 15g.
Mỗi ngày một thang, sắc lấy nước, chia 2 lần uống; 3 tháng là 1 liệu trình; uống 2 liệu trình .
- Kết quả:
Khỏi hoàn toàn 66/128
Khỏi cơ bản 28/128
Chuyển biến tốt 22/128
Không kết quả 12/128
Như vậy, tỷ lệ có hiệu quả: 93,75%. Kiểm tra xét nghiệm sau điều trị đều có chuyển biến tốt:
HBsAg (-) 66 (51,5%)
HBeAg (-) 94 (73,44%)
Kháng HBc (-) 54 (42,9%)
Kháng HBS chuyển dương 42 (32,8%)
Kháng HBe chuyển dương 16 (12,50%)
Viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính hay thoái hoá niêm mạc dạ dày
1. Đại cương:1.1. Theo quan điểm Y học hiện đại.
Viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính (Chronic atrophíc gastritis – CAG) là bệnh thường gặp trong hệ thống đường tiêu hoá. Hậu quả nghiêm trọng của nó là gây ra biến chứng tiền ung thư và ung thư dạ dày. Gần đây với những tiến bộ trong phương pháp nội soi, kính hiển vi điện tử, đồng vị phóng xạ, cộng hưởng từ ... Người ta đã xác định được những biến đổi vi thể, siêu cấu trúc niêm mạc dạ dày, xác định nguồn gốc và bản chất những rối loạn chức năng trong quá trình thoái hoá để có phương pháp chẩn đoán và điều trị tích cực.
Thoái hoá cấu trúc niêm mạc dạ dày gồm những thay đổi về hình thái lớp biểu mô, lớp đệm, lớp tuyến và hiện tượng phì đại, xơ teo, dị sản niêm mạc dạ dày. Bằng kính hiển vi điện tử ,người ta có thể phát hiện những biến đổi siêu cấu trúc nhân, nguyên sinh và màng tế bào trong quá trình thoái hoá. Từ những biến đổi cấu trúc nhân tế bào, nguyên sinh và màng tế bào dẫn đến rối loạn chức năng dạ dày trong quá trình thoái hoá.
Rối loạn chức năng vận động chủ yếu là rối loạn, co bóp, giảm trương lực và nhu động do ảnh hưởng hệ thần kinh giao cảm và thần kinh số X. Dạ dày giãn sa xuống nhưng môn vị và tâm vị lại co thắt. Rối loạn chức năng bài tiết do tế bào bị thoái hoá nên lúc đầu độ toan tăng lên do kích thích, giai đoạn sau lại giảm tiết; cuối cùng làm ngưng trệ bài tiết HCl, chất nhày và các yếu tố nội (yếu tố cần thiết hấp thu vitamin B12). Quá trình này dẫn đến thiểu toan và vô toan mà hậu quả nghiêm trọng là thiếu máu ác tính Biermer.
Người ta cho rằng: thoái hoá niêm mạc dạ dày càng nặng thì tỉ lệ ung thư dạ dày càng cao.
1.2. Chẩn đoán viêm teo niêm mạc dạ dày dựa vào.
- Triệu chứng chung: cảm giác nặng nề vùng bụng, đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng bụng, nhất là sau khi ăn hoặc uống chất kích thích; nóng rát, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn; ăn không ngon, đại tiện táo lỏng thất thường; gày sút cân, thiếu máu; hay hồi hộp xúc động; có khi có ngoại tâm thu. Lấy dịch vị lúc đói xác định độ toan thấy giảm.
- Chẩn đoán xác định dựa vào kết quả soi dạ dày bằng ống soi mềm, kỹ thuật sinh thiết ;và soi trên kính hiển vi.
1.3. Theo quan niệm của YHCT.
+ Viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính là bệnh danh của YHHĐ. Y học cổ truyền thường mô tả chứng bệnh này trong các phạm trù “ Vị quản bổ mãn”. Tại Hội nghị Trung y toàn quốc lần thứ 3 của Trung Quốc (1985) đã thống nhất bệnh danh Y học cổ truyền là: “vị bĩ”. Y học cổ truyền cho rằng, bản chất bệnh là do tiên thiên bất túc, tỳ vị hư nhược, ẩm thực thất tiết lại thêm tinh thần thái quá làm cho tỳ vị giảm chức năng hoá giáng, giảm chức năng vận hoá và chuyển hoá; dẫn đến khí - huyết uất trệ. Phủ vị trường không được nuôi dưỡng đầy đủ, giảm khả năng co bóp. Bệnh tiến triển từ từ.
Thời kỳ đầu, vị thu nạp hoá giáng giảm mộc uất khắc thổ.Đó là chứng “tỳ hư can uất” . Phương pháp điều trị phải bồi thổ ích trung – thư can hoà vị.
Mặt khác, tỳ vị bất hoà, không kiện vận được dẫn đến thấp thịnh hại tỳ, lâu ngày tỳ dương bị thương tổn, làm cho thấp uẩn hoá nhiệt, nhiệt làm thương âm.Đó là chứng tỳ vị hư hàn hoặc vị âm hao hư pháp. Lúc này điều trị phải ôn trung tán hàn, kiện tỳ hoà vịhoặc dưỡng âm ích vị – thanh hoá thấp nhiệt.
Thời kỳ cuối của bệnh là trung khí hư tổn, khí – huyết uất trệ, khí hư huyết ứ. Phương pháp điều trị phải bổ trung ích khí – hoạt huyết hoá ứ.
+ Nguyên nhân bệnh sinh theo YHCT.
Vị là bể của thuỷ cốc, là nguồn gốc hoá sinh của khí huyết đồng thời là phủ đa khí đa huyết, ưa thông mà ghét ứ trệ nên bệnh ở vị không chỉ ảnh hưởng đến khí mà còn ảnh hưởng đến huyết gây nên bệnh huyết ứ. Bệnh tuy thuộc vị nhưng lại quan hệ chặt chẽ với tỳ và can: can tàng huyết, vị chủ thu nạp làm chín nhừ thức ăn; can thuộc mộc, vị thuộc thổ; nếu can mất điều đạt thì vị khí uất trệ làm cho huyết hành không được nên sinh đau. Tỳ thống nhiếp huyết, chủ vận hoá, tương quan biểu lý với vị, một thăng một giáng cùng với vị hoá sinh khí huyết. Nếu tỳ khí hư nhược, vận hoá kém, thăng giáng thất thường gây khí – huyết uất trệ lại tại vị. Thời kỳ đầu, đa phần bệnh thuộc khí; thời kỳ sau thường bệnh chuyển đến huyết.
2. Biện chứng luận trị:
2.1. Thể can uất tỳ hư.
Vị quản chướng đau, đau lan ra 2 bên sườn, ăn uống kém; ăn vào đau tăng, mệt mỏi, gày xanh; hay buồn nôn và nôn, ợ hơi, ợ chua; đại tiện lỏng, nát; lưỡi bệu, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi trắng mỏng; mạch huyền tế.
- Phương pháp trị liệu: bổ ích trung thổ – thư can hoà vị.
- Phương thuốc: “hương xa lục quân tử thang” và “tứ nghịch tán” gia giảm.
2.2. Thể tỳ vị hư hàn.Tỳ vị hư, lại ăn thức ăn sống lạnh, gặp phải hàn tà làm ngưng trệ dương khí của trung tiêu; vị mất thông giáng ảnh hưởng đến thu nạp thuỷ cốc và vận hoá tinh hoa thức ăn; thượng vị đau liên miên không có chu kỳ, khi đau đựợc xoa bóp thì dễ chịu (thiện án), khi thời tiết ấm hoặc chườm nóng thì giảm đau; ăn kém, đại tiện phân nát, nôn ra ra nước trong; mệt mỏi vô lực, sợ lạnh, chi lạnh; chất lưỡi nhợt, rìa lưỡi có hằn răng, rêu lưỡi trắng mỏng; mạch trầm tế nhược.
- Phương pháp điều trị: ôn trung tán hàn - kiện tỳ hoà vị.
- Phương thuốc thường dùng: hợp phương “hoàng kỳ kiến trung thang” và “lý trung thang” gia giảm.
2.3. Thể vị âm hư hao.
Can khí uất kết, hoá nhiệt, hoá hoả, hoặc hàn tà hoá nhiệt; nhiệt làm tổn thương vị âm dẫn đến vị âm hư hao ỷ71ay nên: thượng vị đau âm ỉ, liên miên; phiền khát, lười ăn, mồm đắng, miệng khô, họng khô; đại tiện thường táo; chất lưỡi giáng đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn hoặc lưỡi không rêu, lưỡi khô ít tân dịch; mạch huyền hoạt tế hoặc tế sác.
- Phương pháp điều trị: dưỡng âm ích vị, thanh hoả thấp nhiệt.
- Phương thuốc thường dùng: hợp phương “ ích vị thang” và “liên phác ẩm” gia giảm.
2.4. Thể khí hư huyết ứ.Bệnh lâu ngày, khí huyết hư sinh ra chứng ứ gây nên: thượng vị đau nhói từng cơn hoặc đau như dao cắt, đau cố định, ấn vào đau tăng (cự án); có thể nôn ra máu hoặc ỉa ra phân đen. Đa số có triệu chứng trung khí bất túc như: mệt mỏi ăn kém, tâm quí, khí đoản; chất lưỡi hồng tím, lưỡi có ban điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng; mạch trầm, tế, sáp.
- Phương pháp điều trị: bổ trung ích khí – hoạt huyết hoá ứ.
- Phương thuốc thường dùng: hợp phương “bổ trung ích khí” và “tứ vật đào hồng thang” gia giảm.
3. Thuốc nghiệm phương:
* Theo kinh nghiệm của Thiện Triệu Vĩ (Bắc Kinh, 2000) :
+ Chẩn đoán thể bệnh khí hư huyết ứ dựa vào:
- Triệu chứng của viêm teo miêm mạc dạ dày (CAG).
- Triệu chứng huyết ứ (coi trọng dấu hiệu giãn hệ thống tĩnh mạch dưới lưỡi. Dựa vào độ dãn, mầu sắc, độ gấp khúc của hệ thống tĩnh mạch dưới lưỡi, tác giả chia thể khí trệ huyết ứ làm 3 mức độ: nặng, vừa và nhẹ).
+ Điều trị: tuy rằng biểu hiện chủ yếu của bệnh là hư thực thác tạp nhưng hư và ứ là chính. Vì vậy, khi điều trị cần coi trọng pháp hoạt huyết – hoá ứ. Mặt khác ở giai đoạn cuối của bệnh (CAG), thường có biến chứng loét, dịch mật trào ngược vào dạ dày, cũng có thể nhiễm Hp (Helicobacter pylory). Do đó trước hết phải ưu tiên điều trị triệu chứng, đó là áp dụng “cấp trị tiêu”.
+ Phương thuốc hạch tâm:
Đan sâm 30g Hồng hoa 10g
Đương quy 15g Tam thất 6g
Nga truật 15g Tiên hạc thảo 12g.
- Gia giảm:
. Nếu khí hư thì phải thêm: đẳng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, ý dĩ.
. Nếu hư hao thì gia thêm: : bào khương, chế phụ tử.
. Nếu âm hư thì phải thêm: sa sâm, mạch môn đông, thạch hộc.
. Nếu thấp trọc thịnh thì gia thêm: thương truật, hậu phác, bán hạ trần bì.
. Nếu thực trệ thì gia thêm: kê nội kim, sơn tra.
. Nếu nội nhiệt thì gia thêm: hoàng cầm, bồ công anh.
. Nếu khí uất thì gia thêm: sài hồ, uất kim, xuyên luyện tử.
Mỗi ngày một thang, uống 2 lần sau bữa ăn 30 phút ; 3 tháng là một liệu trình. Một đợt điều trị dùng 2 liệu trình.
+ Riêng thể huyết ứ, Thiện Triệu Vĩ chia ra 5 mức độ.
- Khí trệ huyết ứ.
. Pháp chữa: hành khí, hoạt huyết hoá ứ.
. Phương thuốc “Kim linh tử tán” gia giảm:
Xuyên luyện tử 10g Mộc hương 6g
Chỉ xác 9g Huyền hồ 10g
Đan bì 10g Đan sâm 12g.
Xích thược 12g
- Hàn ngưng huyết ứ.
. Pháp chữa: Ôn vị tán hàn – hành khí hoá ứ.
. Phương thuốc “Lương phụ hoàn” gia giảm:
Cao lương khương 10g Hương phụ 12g
Trần bì 10g Đan sâm 12g
Xích thược 12g Huyền hồ 12g.
- Hoả uất huyết ứ.
. Pháp chữa: thanh nhiệt – hoá ứ - chỉ thống.
. Phương : “Hoá can tiễn” gia giảm:
Mẫu đơn bì 10g Thanh bì 10g
Trần bì 9g Xích thược 9g
Sao chi tử 9g Đan sâm 12g
Hương phụ 6g Huyền hồ 10g.
Uất kim 10g
+ Trung hư huyết ứ.
. Phương pháp điều trị: ôn trung tán hàn – hoá ứ chỉ thống.
. Phương thuốc “Hoàng kỳ kiến trung thang” gia giảm:
Quế chi 10g Hoàng kỳ 12g
Chích cam thảo 10g Sinh khương 10g
Đại táo 10g Xích thược 12g
Đan sâm 12g Quy vĩ 10g
Huyền hồ sách 10g Xuyên luyện tử 10g.
- Vị lạc ứ trở.
. Phương pháp điều trị: hoạt huyết hoá ứ – thông lạc chỉ thống.
. Phương thuốc: “Thất tiếu tán” gia giảm:
Ngũ linh chi 10g Bồ công anh 12g
Quy vĩ 12g Xích thược 10g
Hương phụ 10g Huyền hồ 10g
Đan sâm 10g Đan bì 10g.
Trần bì 6g
Viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính (Chronic atrophíc gastritis – CAG) là bệnh thường gặp trong hệ thống đường tiêu hoá. Hậu quả nghiêm trọng của nó là gây ra biến chứng tiền ung thư và ung thư dạ dày. Gần đây với những tiến bộ trong phương pháp nội soi, kính hiển vi điện tử, đồng vị phóng xạ, cộng hưởng từ ... Người ta đã xác định được những biến đổi vi thể, siêu cấu trúc niêm mạc dạ dày, xác định nguồn gốc và bản chất những rối loạn chức năng trong quá trình thoái hoá để có phương pháp chẩn đoán và điều trị tích cực.
Thoái hoá cấu trúc niêm mạc dạ dày gồm những thay đổi về hình thái lớp biểu mô, lớp đệm, lớp tuyến và hiện tượng phì đại, xơ teo, dị sản niêm mạc dạ dày. Bằng kính hiển vi điện tử ,người ta có thể phát hiện những biến đổi siêu cấu trúc nhân, nguyên sinh và màng tế bào trong quá trình thoái hoá. Từ những biến đổi cấu trúc nhân tế bào, nguyên sinh và màng tế bào dẫn đến rối loạn chức năng dạ dày trong quá trình thoái hoá.
Rối loạn chức năng vận động chủ yếu là rối loạn, co bóp, giảm trương lực và nhu động do ảnh hưởng hệ thần kinh giao cảm và thần kinh số X. Dạ dày giãn sa xuống nhưng môn vị và tâm vị lại co thắt. Rối loạn chức năng bài tiết do tế bào bị thoái hoá nên lúc đầu độ toan tăng lên do kích thích, giai đoạn sau lại giảm tiết; cuối cùng làm ngưng trệ bài tiết HCl, chất nhày và các yếu tố nội (yếu tố cần thiết hấp thu vitamin B12). Quá trình này dẫn đến thiểu toan và vô toan mà hậu quả nghiêm trọng là thiếu máu ác tính Biermer.
Người ta cho rằng: thoái hoá niêm mạc dạ dày càng nặng thì tỉ lệ ung thư dạ dày càng cao.
1.2. Chẩn đoán viêm teo niêm mạc dạ dày dựa vào.
- Triệu chứng chung: cảm giác nặng nề vùng bụng, đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng bụng, nhất là sau khi ăn hoặc uống chất kích thích; nóng rát, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn; ăn không ngon, đại tiện táo lỏng thất thường; gày sút cân, thiếu máu; hay hồi hộp xúc động; có khi có ngoại tâm thu. Lấy dịch vị lúc đói xác định độ toan thấy giảm.
- Chẩn đoán xác định dựa vào kết quả soi dạ dày bằng ống soi mềm, kỹ thuật sinh thiết ;và soi trên kính hiển vi.
1.3. Theo quan niệm của YHCT.
+ Viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính là bệnh danh của YHHĐ. Y học cổ truyền thường mô tả chứng bệnh này trong các phạm trù “ Vị quản bổ mãn”. Tại Hội nghị Trung y toàn quốc lần thứ 3 của Trung Quốc (1985) đã thống nhất bệnh danh Y học cổ truyền là: “vị bĩ”. Y học cổ truyền cho rằng, bản chất bệnh là do tiên thiên bất túc, tỳ vị hư nhược, ẩm thực thất tiết lại thêm tinh thần thái quá làm cho tỳ vị giảm chức năng hoá giáng, giảm chức năng vận hoá và chuyển hoá; dẫn đến khí - huyết uất trệ. Phủ vị trường không được nuôi dưỡng đầy đủ, giảm khả năng co bóp. Bệnh tiến triển từ từ.
Thời kỳ đầu, vị thu nạp hoá giáng giảm mộc uất khắc thổ.Đó là chứng “tỳ hư can uất” . Phương pháp điều trị phải bồi thổ ích trung – thư can hoà vị.
Mặt khác, tỳ vị bất hoà, không kiện vận được dẫn đến thấp thịnh hại tỳ, lâu ngày tỳ dương bị thương tổn, làm cho thấp uẩn hoá nhiệt, nhiệt làm thương âm.Đó là chứng tỳ vị hư hàn hoặc vị âm hao hư pháp. Lúc này điều trị phải ôn trung tán hàn, kiện tỳ hoà vịhoặc dưỡng âm ích vị – thanh hoá thấp nhiệt.
Thời kỳ cuối của bệnh là trung khí hư tổn, khí – huyết uất trệ, khí hư huyết ứ. Phương pháp điều trị phải bổ trung ích khí – hoạt huyết hoá ứ.
+ Nguyên nhân bệnh sinh theo YHCT.
Vị là bể của thuỷ cốc, là nguồn gốc hoá sinh của khí huyết đồng thời là phủ đa khí đa huyết, ưa thông mà ghét ứ trệ nên bệnh ở vị không chỉ ảnh hưởng đến khí mà còn ảnh hưởng đến huyết gây nên bệnh huyết ứ. Bệnh tuy thuộc vị nhưng lại quan hệ chặt chẽ với tỳ và can: can tàng huyết, vị chủ thu nạp làm chín nhừ thức ăn; can thuộc mộc, vị thuộc thổ; nếu can mất điều đạt thì vị khí uất trệ làm cho huyết hành không được nên sinh đau. Tỳ thống nhiếp huyết, chủ vận hoá, tương quan biểu lý với vị, một thăng một giáng cùng với vị hoá sinh khí huyết. Nếu tỳ khí hư nhược, vận hoá kém, thăng giáng thất thường gây khí – huyết uất trệ lại tại vị. Thời kỳ đầu, đa phần bệnh thuộc khí; thời kỳ sau thường bệnh chuyển đến huyết.
2. Biện chứng luận trị:
2.1. Thể can uất tỳ hư.
Vị quản chướng đau, đau lan ra 2 bên sườn, ăn uống kém; ăn vào đau tăng, mệt mỏi, gày xanh; hay buồn nôn và nôn, ợ hơi, ợ chua; đại tiện lỏng, nát; lưỡi bệu, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi trắng mỏng; mạch huyền tế.
- Phương pháp trị liệu: bổ ích trung thổ – thư can hoà vị.
- Phương thuốc: “hương xa lục quân tử thang” và “tứ nghịch tán” gia giảm.
2.2. Thể tỳ vị hư hàn.Tỳ vị hư, lại ăn thức ăn sống lạnh, gặp phải hàn tà làm ngưng trệ dương khí của trung tiêu; vị mất thông giáng ảnh hưởng đến thu nạp thuỷ cốc và vận hoá tinh hoa thức ăn; thượng vị đau liên miên không có chu kỳ, khi đau đựợc xoa bóp thì dễ chịu (thiện án), khi thời tiết ấm hoặc chườm nóng thì giảm đau; ăn kém, đại tiện phân nát, nôn ra ra nước trong; mệt mỏi vô lực, sợ lạnh, chi lạnh; chất lưỡi nhợt, rìa lưỡi có hằn răng, rêu lưỡi trắng mỏng; mạch trầm tế nhược.
- Phương pháp điều trị: ôn trung tán hàn - kiện tỳ hoà vị.
- Phương thuốc thường dùng: hợp phương “hoàng kỳ kiến trung thang” và “lý trung thang” gia giảm.
2.3. Thể vị âm hư hao.
Can khí uất kết, hoá nhiệt, hoá hoả, hoặc hàn tà hoá nhiệt; nhiệt làm tổn thương vị âm dẫn đến vị âm hư hao ỷ71ay nên: thượng vị đau âm ỉ, liên miên; phiền khát, lười ăn, mồm đắng, miệng khô, họng khô; đại tiện thường táo; chất lưỡi giáng đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn hoặc lưỡi không rêu, lưỡi khô ít tân dịch; mạch huyền hoạt tế hoặc tế sác.
- Phương pháp điều trị: dưỡng âm ích vị, thanh hoả thấp nhiệt.
- Phương thuốc thường dùng: hợp phương “ ích vị thang” và “liên phác ẩm” gia giảm.
2.4. Thể khí hư huyết ứ.Bệnh lâu ngày, khí huyết hư sinh ra chứng ứ gây nên: thượng vị đau nhói từng cơn hoặc đau như dao cắt, đau cố định, ấn vào đau tăng (cự án); có thể nôn ra máu hoặc ỉa ra phân đen. Đa số có triệu chứng trung khí bất túc như: mệt mỏi ăn kém, tâm quí, khí đoản; chất lưỡi hồng tím, lưỡi có ban điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng; mạch trầm, tế, sáp.
- Phương pháp điều trị: bổ trung ích khí – hoạt huyết hoá ứ.
- Phương thuốc thường dùng: hợp phương “bổ trung ích khí” và “tứ vật đào hồng thang” gia giảm.
3. Thuốc nghiệm phương:
* Theo kinh nghiệm của Thiện Triệu Vĩ (Bắc Kinh, 2000) :
+ Chẩn đoán thể bệnh khí hư huyết ứ dựa vào:
- Triệu chứng của viêm teo miêm mạc dạ dày (CAG).
- Triệu chứng huyết ứ (coi trọng dấu hiệu giãn hệ thống tĩnh mạch dưới lưỡi. Dựa vào độ dãn, mầu sắc, độ gấp khúc của hệ thống tĩnh mạch dưới lưỡi, tác giả chia thể khí trệ huyết ứ làm 3 mức độ: nặng, vừa và nhẹ).
+ Điều trị: tuy rằng biểu hiện chủ yếu của bệnh là hư thực thác tạp nhưng hư và ứ là chính. Vì vậy, khi điều trị cần coi trọng pháp hoạt huyết – hoá ứ. Mặt khác ở giai đoạn cuối của bệnh (CAG), thường có biến chứng loét, dịch mật trào ngược vào dạ dày, cũng có thể nhiễm Hp (Helicobacter pylory). Do đó trước hết phải ưu tiên điều trị triệu chứng, đó là áp dụng “cấp trị tiêu”.
+ Phương thuốc hạch tâm:
Đan sâm 30g Hồng hoa 10g
Đương quy 15g Tam thất 6g
Nga truật 15g Tiên hạc thảo 12g.
- Gia giảm:
. Nếu khí hư thì phải thêm: đẳng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, ý dĩ.
. Nếu hư hao thì gia thêm: : bào khương, chế phụ tử.
. Nếu âm hư thì phải thêm: sa sâm, mạch môn đông, thạch hộc.
. Nếu thấp trọc thịnh thì gia thêm: thương truật, hậu phác, bán hạ trần bì.
. Nếu thực trệ thì gia thêm: kê nội kim, sơn tra.
. Nếu nội nhiệt thì gia thêm: hoàng cầm, bồ công anh.
. Nếu khí uất thì gia thêm: sài hồ, uất kim, xuyên luyện tử.
Mỗi ngày một thang, uống 2 lần sau bữa ăn 30 phút ; 3 tháng là một liệu trình. Một đợt điều trị dùng 2 liệu trình.
+ Riêng thể huyết ứ, Thiện Triệu Vĩ chia ra 5 mức độ.
- Khí trệ huyết ứ.
. Pháp chữa: hành khí, hoạt huyết hoá ứ.
. Phương thuốc “Kim linh tử tán” gia giảm:
Xuyên luyện tử 10g Mộc hương 6g
Chỉ xác 9g Huyền hồ 10g
Đan bì 10g Đan sâm 12g.
Xích thược 12g
- Hàn ngưng huyết ứ.
. Pháp chữa: Ôn vị tán hàn – hành khí hoá ứ.
. Phương thuốc “Lương phụ hoàn” gia giảm:
Cao lương khương 10g Hương phụ 12g
Trần bì 10g Đan sâm 12g
Xích thược 12g Huyền hồ 12g.
- Hoả uất huyết ứ.
. Pháp chữa: thanh nhiệt – hoá ứ - chỉ thống.
. Phương : “Hoá can tiễn” gia giảm:
Mẫu đơn bì 10g Thanh bì 10g
Trần bì 9g Xích thược 9g
Sao chi tử 9g Đan sâm 12g
Hương phụ 6g Huyền hồ 10g.
Uất kim 10g
+ Trung hư huyết ứ.
. Phương pháp điều trị: ôn trung tán hàn – hoá ứ chỉ thống.
. Phương thuốc “Hoàng kỳ kiến trung thang” gia giảm:
Quế chi 10g Hoàng kỳ 12g
Chích cam thảo 10g Sinh khương 10g
Đại táo 10g Xích thược 12g
Đan sâm 12g Quy vĩ 10g
Huyền hồ sách 10g Xuyên luyện tử 10g.
- Vị lạc ứ trở.
. Phương pháp điều trị: hoạt huyết hoá ứ – thông lạc chỉ thống.
. Phương thuốc: “Thất tiếu tán” gia giảm:
Ngũ linh chi 10g Bồ công anh 12g
Quy vĩ 12g Xích thược 10g
Hương phụ 10g Huyền hồ 10g
Đan sâm 10g Đan bì 10g.
Trần bì 6g
Viêm Đại tràng mạn
1. Theo quan điểm của YHHĐ:
+ Viêm đại tràng mạn là một bệnh rất hay gặp ở nước ta. Bệnh xuất hiện sau nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng ở ruột. Bệnh mạn tính, có từng đợt tiến triển. Tính chất vừa viêm vừa loạn dưỡng làm thay đổi hình thái niêm mạc đại tràng cùng với rối loạn chức năng vận động, chế tiết, hấp thu của đại tràng.
- Đặc trưng của bệnh là: viêm tấy, phù nè, thâm nhiễm limphoxyt và plasmocyt vào niêm mạc với sự tiến triển liên tiếp của quá trình teo đét niêm mạc; tổn thương mao mạch, mạt đoạn thần kinh và hạch limpho trong thành ruột.
- Gần đây, khi xét nghiệm huyết thanh của một số bệnh nhân, người ta thấy có kháng thể kháng đại tràng nên người ta cho rằng bệnh có liên quan đến phản ứng tự thân miễn dịch.
+ Chẩn đoán xác định dựa vào:
- Lâm sàng: đau bụng, chướng hơi, sôi bụng, rối loạn đại tiện (đại tiện nhiều lần,táo lỏng thát thường, phân có nhiều nhày có thể có máu ). Khám thấy thừng xích -ma (+ ) và đau.
- Nội soi và kết quả mô bệnh học có tính chất quyết định chẩn đoán.
- Chụp khung đại tràng giúp cho chẩn đoán chức năng và chẩn đoán phân biệt bệnh lý.
- Xét nghiệm phân có thức ăn chưa tiêu hoá, lên men chua, phản ứng axit, kiềm có vai trò quan trọng để chẩn đoán xác định.
+ Viêm đại tràng mạn cần phân biệt với bệnh lý của đại tràng: đa políp, ung thư, viêm loét chảy máu không đặc hiệu. Ngoài ra, cần phải phân biệt với: rối loạn chức năng đại tràng, hội chứng đại tràng bị kích thích, viêm loét đại tràng chảy máu, các khối u ở đại tràng.
2. Biện chứng luận trị theo YHct:
2.1. Thời kỳ phát tác.
2.1.1. Thấp nhiệt uẩn kết .
Phát sốt, đau bụng, hạ lợi xích bạch niêm dịch tiện hoặc hữu lý cấp hậu trọng, giang môn đều nhiệt, tiểu tiện ngắn đỏ; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng nhờn; mạch hoạt sác.
- Pháp điều trị: thanh nhiệt giải độc- hoá thấp chỉ thống.
- Thuốc: hợp phương “bạch đầu ông thang” và “thược dược thang”
Bạch đầu ông 15g Trần bì 12g Hoàng bá 12g Hoàng liên 10g
Hoàng cầm 10g Xích thược 10g
Bạch thược 15g Ngân hoa 10g
Mộc hương 10g Binh lang 10g.
- Gia giảm:
. Nhiệt nhiều và trệ thì gia thêm: sinh đại hoàng 15g, cát căn 15g.
. Thấp nhiều phải gia thêm: hậu phác 12g, thương truật 10g.
. Có biểu chứng thì gia thêm: kinh giới 12g, liên kiều 12g.
. Bụng chướng đau thì gia thêm: chỉ thực 15g, thanh bì 10g.
2.1.2. Can tỳ bất hòa .
Phúc thống thường lúc căng thẳng hoặc sau lao lung qúa độ, tiết tả nùng huyết tiện (ỉa chảy có mủ máu), trước khi tiết tả đau nhiều, sau tiết tả đau giảm, ngực sườn chướng đầy, đau đầu hay cáu gắt giận dữ, bụng đầy chán ăn, ái khí, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi trắng mỏng; mạch huyền hoặc huyền sác.
- Pháp chữa: sơ can lý tỳ - hành khí chỉ lợi.
- Bài thuốc: hợp phương “tứ nghịch tán” và “thống tả yếu phương”.
Hoài sơn dược 20g Chỉ xác 15g
Bạch thược 15g Phòng phong 12g
Sài hồ 10g Cam thảo 6g
Hương phụ 12g Trần bì 10g.
Bạch truật 10g
- Gia giảm:
. Nếu tiết tả nhiều lần lỵ cấp hậu trọng thì gia thêm: ô mai 6g, ngũ vị tử 6g.
. Có thực trệ thì gia thêm: sơn tra 15g, thần khúc12g, lai phục tử 10g.
. Mệt mỏi ăn kém phải gia thêm: đẳng sâm 10g, sa nhân 6g.
2.1.3. ứ trở trường lạc .
Đau bụng kịch liệt hoặc chướng đau tăng dần liên tục, nôn khan hoặc nôn mửa, sốt cao không lui, bụng chướng như gỗ, đông thống cự án, đại tiện bất thông, mũi khô, chất lưỡi hồng, rêu xám (tro) hoặc vàng trắng tương kiêm mà nhờn; mạch hoạt sác hoặc huyền khẩn.
- Pháp điều trị: hoạt huyết hóa ứ thông lý công hạ.
- Thuốc: “đào nhân thừa khí thang” gia giảm.
Sinh đại hoàng 20 - 30g Đào nhân 10g
Hậu phác 15g Thuỷ điệt 10g
Chỉ xác 12g Mộc hương 10g
Xích thược 12g Manh trùng 10g.
Lai phục tử 12g
- Gia giảm:
. Sốt cao mà không lui thì gia thêm: hoàng liên 10g, chi tử 10g, tử hoa địa đinh 12g, ngân hoa 10g, bồ công anh 10g.
. Nếu khớp đau thì gia thêm : tần cửu 12g, khương hoạt 10g, độc hoạt 10g.
. Nếu có kết tinh hồng ba thì gia thêm : đan bì 10g, đan sâm 12g.
2.2. Thời kỳ hoãn giải .
2.2.1. Tỳ vị hư nhược .
Trường ố phúc tả, đại tiện lỏng nát hoặc hoài dục bất thần, bì quyện phạp lực, sắc mặt bệch trắng, hoàng nuy, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng hoặc trắng nhờn; mạch nhu hoãn hoặc trầm tế vô lực.
- Pháp điều trị: kiện tỳ hoà vị - vận trung chỉ tả.
- Thuốc: “sâm linh bạch truật tán” gia giảm:
Đẳng sâm 15g Bạch truật 12g
Hoài sơn dược 12g Phục linh 15g
Trần bì 10g Sao cốc nha 10g
Sơn tra 15g Liên nhục 15g
ý dĩ nhân 20g Cát cánh 6g
Biển đậu 12g Sa nhân (sau) 6g.
Sao mạch nha 10g
- Gia giảm:
. Tả lâu khí hư thoát giang thì gia thêm: cát căn 20g, thăng ma 15g, sài hồ 10g, chỉ xác 30g.
. Nếu dương trung hư lao thì gia thêm: bào khương 10g, chế phụ phiến 10g.
2.2.2. Tỳ thận dương hư.
Phúc tả lâu ngày, hoãn cốc bất hóa, quản bì nạp bảo, bì phạp vô lực, sắc mặt vô hoa; sợ lạnh, thích ấm, quản phúc lạnh đau; ngũ canh tiết tả; chất lưỡi nhợt, hình lưỡi bệu mềm hoặc rìa có hằn răng; mạch trầm tế vô lực.
- Pháp điều trị: ôn bổ tỳ thận - sáp trường chỉ tả.
- Thuốc: “tứ thần hoàn” hợp “đào hoa thang” gia giảm:
Bổ cốt chi 15g Ngô thù du 10g
Nhục đậu khấu 15g Xích thạch chi 20g
Phục linh 15g Thạch lựu bì 10g
Hoài sơn dược 20g Bạch truật 10g
Nhục quế 10g Thược dược 20g
Kha tử 10g Bào khương 10g.
- Gia giảm:
. Hoãn cốc bất hóa thì gia thêm: sơn tra 15g, thần khúc 12g.
. Ăn không ngon thì gia thêm: bạch đậu khấu 10g, sa nhân 10g (sau).
. Người già hư nhược phải gia thêm: đẳng sâm 15g, hoàng kỳ 20g, sao biển đậu 10g.
2.3. Châm cứu.
Thường dùng các huyệt: quan nguyên, thận du, thiên khu, thượng cự hư, đại trường du, tỳ du, trung quản, túc tam lý. Mỗi ngày chọn 3 - 5 huyệt, dùng tả pháp, lưu châm 20 - 30’, 10 ngày là 1 liệu trình.
3. Lâm sàng tinh hoa.
3.1.Theo tài liệu của Vạn Kỳ, Vạn Lợi Hoa (tạp chí Trung y - Tứ Xuyên, 1996 ).
Các tác giả chữa viêm đại tràng mãn tính cho 48 bệnh nhân: khỏi cơ bản 26, tốt 19, không kết quả 3. Trong số bệnh nhân điều trị có hiệu quả 94%.
- Pháp chữa: thời kỳ đầu đường tiêu hóa tích trệ nặng thì lấy thông hạ là chủ.
- Bài thuốc:
Sao bạch thược 30g Lùi bạch truật 30g
ý dĩ nhân 30g Lùi cát căn 30g
Tiêu sơn tra 30g Bào khương 5g
Sao kê nội kim 10g Quế chi 10g
Mộc hương 10g Cam thảo 10g
Đại hoàng 10g Binh lang 20g.
Hậu phác 15g
Sắc nước uống ngày 1 thang, sau khi dùng 5 - 8 thang.
Nếu đại tiện tiến bộ thì chuyển sang điều trị giai đoạn II: đại hoàng, binh lang và hậu phác mà gia thêm các vị như: diên hồ sách, ô dược mỗi thứ đều 10g, thảo đậu khấu 5g, lùi sinh khương 30g. Dùng liên tục 10 - 15 thang. Sau đó trên cơ sở thang thuốc đợt 2 thêm đẳng sâm 20 - 30g, sao biển đậu 30g, sao sơn dược 30g dùng liên tục 20 thang.
3.2. Theo tài liệu của Trung y - Hà Nam, 1995.Trung y - Hà Nam dựa vào hư hay thực chứng để điều trị cho 117 bệnh nhân bị viêm đại tràng mạn tính.
+ Thực chứng:- Thiên về thấp nhiệt: cát căn, bạch thược, bối tương thảo mỗi thứ đều 30g; hoàng cầm, hoàng liên, trần bì, hậu phác, binh lang, quảng mộc hương mỗi thứ đều 9g; bạch đầu ông 15g; tiêu sơn tra 13g.
- Thiên về hàn thấp: đẳng sâm 10g; bạch truật, can khương, thương truật, hậu phác, trần bì, mộc hương mỗi thứ đều 9g; ngô thù du, cam thảo 6g; phòng phong 20g; ý dĩ nhân 15g.
- Thiên về khí trệ: sài hồ, chỉ thực, thanh bì, trần bì, ô dược, hoàng liên mỗi thứ đều 9g; bạch truật, phòng phong mỗi thứ đều 10g; ý dĩ nhân, bối tương thảo mỗi thứ đều 15g; bạch thược 30g.
+ Hư chứng:- Thiên tỳ hư:
Sinh hoàng kỳ, phục linh, lùi cát căn mỗi thứ đều 30g.
Thái tử sâm, tiêu sơn tra mỗi thứ đều 13g.
Bạch truật, ý dĩ nhân mỗi thứ đều 10g.
Sơn dược, bạch biển đậu mỗi thứ đều 15g.
Liên tử nhục, sa nhân, trần bì mỗi thứ đều 9g.
Thăng ma 5g, chích thảo 6g.
- Thiên về thận hư.
Nhân sâm 7g.
Phụ tử chế, bổ cốt chỉ, ngô thù du, nhục đậu khấu, ngũ vị tử, quảng mộc hương, kha tử, sa nhân mỗi thứ đều 9g. ô mai nhục 10g, sơn dược 15g, chích thảo 6g.
- Thể tỳ thận đều hư thì dùng “bổ trung ích khí” hợp phương “sâm linh bạch truật tán” .Nếu tỳ thận dương hư nặng phải hợp phương “phụ tử lý trung thang” và “tứ thần hoàn” gia giảm, ngày 1 thang sắc chia 2 lần uống.
+ Kết quả: khỏi về lâm sàng 28 bệnh nhân, hiệu quả rõ 34 bệnh nhân, có hiệu quả 46 bệnh nhân, không hiệu quả 9.Tổng số có hiệu quả 92,3%.
+ Viêm đại tràng mạn là một bệnh rất hay gặp ở nước ta. Bệnh xuất hiện sau nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng ở ruột. Bệnh mạn tính, có từng đợt tiến triển. Tính chất vừa viêm vừa loạn dưỡng làm thay đổi hình thái niêm mạc đại tràng cùng với rối loạn chức năng vận động, chế tiết, hấp thu của đại tràng.
- Đặc trưng của bệnh là: viêm tấy, phù nè, thâm nhiễm limphoxyt và plasmocyt vào niêm mạc với sự tiến triển liên tiếp của quá trình teo đét niêm mạc; tổn thương mao mạch, mạt đoạn thần kinh và hạch limpho trong thành ruột.
- Gần đây, khi xét nghiệm huyết thanh của một số bệnh nhân, người ta thấy có kháng thể kháng đại tràng nên người ta cho rằng bệnh có liên quan đến phản ứng tự thân miễn dịch.
+ Chẩn đoán xác định dựa vào:
- Lâm sàng: đau bụng, chướng hơi, sôi bụng, rối loạn đại tiện (đại tiện nhiều lần,táo lỏng thát thường, phân có nhiều nhày có thể có máu ). Khám thấy thừng xích -ma (+ ) và đau.
- Nội soi và kết quả mô bệnh học có tính chất quyết định chẩn đoán.
- Chụp khung đại tràng giúp cho chẩn đoán chức năng và chẩn đoán phân biệt bệnh lý.
- Xét nghiệm phân có thức ăn chưa tiêu hoá, lên men chua, phản ứng axit, kiềm có vai trò quan trọng để chẩn đoán xác định.
+ Viêm đại tràng mạn cần phân biệt với bệnh lý của đại tràng: đa políp, ung thư, viêm loét chảy máu không đặc hiệu. Ngoài ra, cần phải phân biệt với: rối loạn chức năng đại tràng, hội chứng đại tràng bị kích thích, viêm loét đại tràng chảy máu, các khối u ở đại tràng.
2. Biện chứng luận trị theo YHct:
2.1. Thời kỳ phát tác.
2.1.1. Thấp nhiệt uẩn kết .
Phát sốt, đau bụng, hạ lợi xích bạch niêm dịch tiện hoặc hữu lý cấp hậu trọng, giang môn đều nhiệt, tiểu tiện ngắn đỏ; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng nhờn; mạch hoạt sác.
- Pháp điều trị: thanh nhiệt giải độc- hoá thấp chỉ thống.
- Thuốc: hợp phương “bạch đầu ông thang” và “thược dược thang”
Bạch đầu ông 15g Trần bì 12g Hoàng bá 12g Hoàng liên 10g
Hoàng cầm 10g Xích thược 10g
Bạch thược 15g Ngân hoa 10g
Mộc hương 10g Binh lang 10g.
- Gia giảm:
. Nhiệt nhiều và trệ thì gia thêm: sinh đại hoàng 15g, cát căn 15g.
. Thấp nhiều phải gia thêm: hậu phác 12g, thương truật 10g.
. Có biểu chứng thì gia thêm: kinh giới 12g, liên kiều 12g.
. Bụng chướng đau thì gia thêm: chỉ thực 15g, thanh bì 10g.
2.1.2. Can tỳ bất hòa .
Phúc thống thường lúc căng thẳng hoặc sau lao lung qúa độ, tiết tả nùng huyết tiện (ỉa chảy có mủ máu), trước khi tiết tả đau nhiều, sau tiết tả đau giảm, ngực sườn chướng đầy, đau đầu hay cáu gắt giận dữ, bụng đầy chán ăn, ái khí, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi trắng mỏng; mạch huyền hoặc huyền sác.
- Pháp chữa: sơ can lý tỳ - hành khí chỉ lợi.
- Bài thuốc: hợp phương “tứ nghịch tán” và “thống tả yếu phương”.
Hoài sơn dược 20g Chỉ xác 15g
Bạch thược 15g Phòng phong 12g
Sài hồ 10g Cam thảo 6g
Hương phụ 12g Trần bì 10g.
Bạch truật 10g
- Gia giảm:
. Nếu tiết tả nhiều lần lỵ cấp hậu trọng thì gia thêm: ô mai 6g, ngũ vị tử 6g.
. Có thực trệ thì gia thêm: sơn tra 15g, thần khúc12g, lai phục tử 10g.
. Mệt mỏi ăn kém phải gia thêm: đẳng sâm 10g, sa nhân 6g.
2.1.3. ứ trở trường lạc .
Đau bụng kịch liệt hoặc chướng đau tăng dần liên tục, nôn khan hoặc nôn mửa, sốt cao không lui, bụng chướng như gỗ, đông thống cự án, đại tiện bất thông, mũi khô, chất lưỡi hồng, rêu xám (tro) hoặc vàng trắng tương kiêm mà nhờn; mạch hoạt sác hoặc huyền khẩn.
- Pháp điều trị: hoạt huyết hóa ứ thông lý công hạ.
- Thuốc: “đào nhân thừa khí thang” gia giảm.
Sinh đại hoàng 20 - 30g Đào nhân 10g
Hậu phác 15g Thuỷ điệt 10g
Chỉ xác 12g Mộc hương 10g
Xích thược 12g Manh trùng 10g.
Lai phục tử 12g
- Gia giảm:
. Sốt cao mà không lui thì gia thêm: hoàng liên 10g, chi tử 10g, tử hoa địa đinh 12g, ngân hoa 10g, bồ công anh 10g.
. Nếu khớp đau thì gia thêm : tần cửu 12g, khương hoạt 10g, độc hoạt 10g.
. Nếu có kết tinh hồng ba thì gia thêm : đan bì 10g, đan sâm 12g.
2.2. Thời kỳ hoãn giải .
2.2.1. Tỳ vị hư nhược .
Trường ố phúc tả, đại tiện lỏng nát hoặc hoài dục bất thần, bì quyện phạp lực, sắc mặt bệch trắng, hoàng nuy, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng hoặc trắng nhờn; mạch nhu hoãn hoặc trầm tế vô lực.
- Pháp điều trị: kiện tỳ hoà vị - vận trung chỉ tả.
- Thuốc: “sâm linh bạch truật tán” gia giảm:
Đẳng sâm 15g Bạch truật 12g
Hoài sơn dược 12g Phục linh 15g
Trần bì 10g Sao cốc nha 10g
Sơn tra 15g Liên nhục 15g
ý dĩ nhân 20g Cát cánh 6g
Biển đậu 12g Sa nhân (sau) 6g.
Sao mạch nha 10g
- Gia giảm:
. Tả lâu khí hư thoát giang thì gia thêm: cát căn 20g, thăng ma 15g, sài hồ 10g, chỉ xác 30g.
. Nếu dương trung hư lao thì gia thêm: bào khương 10g, chế phụ phiến 10g.
2.2.2. Tỳ thận dương hư.
Phúc tả lâu ngày, hoãn cốc bất hóa, quản bì nạp bảo, bì phạp vô lực, sắc mặt vô hoa; sợ lạnh, thích ấm, quản phúc lạnh đau; ngũ canh tiết tả; chất lưỡi nhợt, hình lưỡi bệu mềm hoặc rìa có hằn răng; mạch trầm tế vô lực.
- Pháp điều trị: ôn bổ tỳ thận - sáp trường chỉ tả.
- Thuốc: “tứ thần hoàn” hợp “đào hoa thang” gia giảm:
Bổ cốt chi 15g Ngô thù du 10g
Nhục đậu khấu 15g Xích thạch chi 20g
Phục linh 15g Thạch lựu bì 10g
Hoài sơn dược 20g Bạch truật 10g
Nhục quế 10g Thược dược 20g
Kha tử 10g Bào khương 10g.
- Gia giảm:
. Hoãn cốc bất hóa thì gia thêm: sơn tra 15g, thần khúc 12g.
. Ăn không ngon thì gia thêm: bạch đậu khấu 10g, sa nhân 10g (sau).
. Người già hư nhược phải gia thêm: đẳng sâm 15g, hoàng kỳ 20g, sao biển đậu 10g.
2.3. Châm cứu.
Thường dùng các huyệt: quan nguyên, thận du, thiên khu, thượng cự hư, đại trường du, tỳ du, trung quản, túc tam lý. Mỗi ngày chọn 3 - 5 huyệt, dùng tả pháp, lưu châm 20 - 30’, 10 ngày là 1 liệu trình.
3. Lâm sàng tinh hoa.
3.1.Theo tài liệu của Vạn Kỳ, Vạn Lợi Hoa (tạp chí Trung y - Tứ Xuyên, 1996 ).
Các tác giả chữa viêm đại tràng mãn tính cho 48 bệnh nhân: khỏi cơ bản 26, tốt 19, không kết quả 3. Trong số bệnh nhân điều trị có hiệu quả 94%.
- Pháp chữa: thời kỳ đầu đường tiêu hóa tích trệ nặng thì lấy thông hạ là chủ.
- Bài thuốc:
Sao bạch thược 30g Lùi bạch truật 30g
ý dĩ nhân 30g Lùi cát căn 30g
Tiêu sơn tra 30g Bào khương 5g
Sao kê nội kim 10g Quế chi 10g
Mộc hương 10g Cam thảo 10g
Đại hoàng 10g Binh lang 20g.
Hậu phác 15g
Sắc nước uống ngày 1 thang, sau khi dùng 5 - 8 thang.
Nếu đại tiện tiến bộ thì chuyển sang điều trị giai đoạn II: đại hoàng, binh lang và hậu phác mà gia thêm các vị như: diên hồ sách, ô dược mỗi thứ đều 10g, thảo đậu khấu 5g, lùi sinh khương 30g. Dùng liên tục 10 - 15 thang. Sau đó trên cơ sở thang thuốc đợt 2 thêm đẳng sâm 20 - 30g, sao biển đậu 30g, sao sơn dược 30g dùng liên tục 20 thang.
3.2. Theo tài liệu của Trung y - Hà Nam, 1995.Trung y - Hà Nam dựa vào hư hay thực chứng để điều trị cho 117 bệnh nhân bị viêm đại tràng mạn tính.
+ Thực chứng:- Thiên về thấp nhiệt: cát căn, bạch thược, bối tương thảo mỗi thứ đều 30g; hoàng cầm, hoàng liên, trần bì, hậu phác, binh lang, quảng mộc hương mỗi thứ đều 9g; bạch đầu ông 15g; tiêu sơn tra 13g.
- Thiên về hàn thấp: đẳng sâm 10g; bạch truật, can khương, thương truật, hậu phác, trần bì, mộc hương mỗi thứ đều 9g; ngô thù du, cam thảo 6g; phòng phong 20g; ý dĩ nhân 15g.
- Thiên về khí trệ: sài hồ, chỉ thực, thanh bì, trần bì, ô dược, hoàng liên mỗi thứ đều 9g; bạch truật, phòng phong mỗi thứ đều 10g; ý dĩ nhân, bối tương thảo mỗi thứ đều 15g; bạch thược 30g.
+ Hư chứng:- Thiên tỳ hư:
Sinh hoàng kỳ, phục linh, lùi cát căn mỗi thứ đều 30g.
Thái tử sâm, tiêu sơn tra mỗi thứ đều 13g.
Bạch truật, ý dĩ nhân mỗi thứ đều 10g.
Sơn dược, bạch biển đậu mỗi thứ đều 15g.
Liên tử nhục, sa nhân, trần bì mỗi thứ đều 9g.
Thăng ma 5g, chích thảo 6g.
- Thiên về thận hư.
Nhân sâm 7g.
Phụ tử chế, bổ cốt chỉ, ngô thù du, nhục đậu khấu, ngũ vị tử, quảng mộc hương, kha tử, sa nhân mỗi thứ đều 9g. ô mai nhục 10g, sơn dược 15g, chích thảo 6g.
- Thể tỳ thận đều hư thì dùng “bổ trung ích khí” hợp phương “sâm linh bạch truật tán” .Nếu tỳ thận dương hư nặng phải hợp phương “phụ tử lý trung thang” và “tứ thần hoàn” gia giảm, ngày 1 thang sắc chia 2 lần uống.
+ Kết quả: khỏi về lâm sàng 28 bệnh nhân, hiệu quả rõ 34 bệnh nhân, có hiệu quả 46 bệnh nhân, không hiệu quả 9.Tổng số có hiệu quả 92,3%.
Ngân tiết bệnh (bệnh vẩy nến)
1. Đại cương:
1.1. Nguyên nhân sinh bệnh theo Y học hiện đại và Y học Cổ truyền .
1.1.1.Theo quan điểm YHHĐ .
Bệnh vẩy nến là bệnh ngoài da khá phổ biến, thường chiếm tỷ lệ từ 3 - 5% trong tổng số bệnh da ở các khoa da liễu; chiếm 0,5 - 3% trong tổng số dân ở các nước châu Âu. Căn nguyên, cách di truyền của bệnh vẩy nến thì chưa được rõ, nhưng thể địa vẩy nến hay vẩy nến tiềm tàng đến nay đã được xác định rõ ràng, gen vẩy nến nằm ở những nhiễm sắc thể số 6, có liên quan đến kháng nguyên bạch cầu người (HLA), đến đáp ứng miễn dịch tế bào, đến tự kháng thể.
Biểu hiện chủ yếu ở bệnh vẩy nến là tăng nhanh lớp thượng bì, bởi hoạt động phân nhân và sự tổng hợp ADN của tế bào đáy (thường nhanh hơn bình thường tới 8 lần). Chu kỳ tế bào rút ngắn hơn 12 lần, chu chuyển tế bào từ đáy lên lớp sừng rút ngắn hơn 8 lần dẫn đến dày sừng, rối loạn biệt hóa tế bào sừng, nhiều vẩy á sừng và bong vẩy (Tần Vạn Lập, Lý Trung Phác- Tài liệu Y viện Trung sơn và Đại học Y khoa Thượng Hải, 1988; Vu Quân Ngọc - Bắc Kinh, 1993).
Về điều trị, hiện nay còn rất nhiều khó khăn, chưa có phương pháp nào chữa khỏi bệnh vẩy nến nhưng có nhiều phương pháp làm sạch tổn thương vẩy nến bằng các thuốc tân dược. Nhiều tác giả phương tây đã ghép tuỷ đồng loại và truyền kháng thể đơn dòng CD4 để điều trị bệnh vẩy nến có hiệu quả. Một số tác giả Trung Quốc đã dùng Phá cố chỉ (hạt đậu miêu) hoặc Bạch chỉ, một trong hai vị thuốc trên kết hợp với chiếu tia tử ngoại (sóng ngắn) dài ngày càng làm sạch tổn thương vẩy nến. Có điều là hay tái phát và những đợt tái phát thường là rầm rộ và nặng hơn. Mặt khác, tác dụng phụ của các thuốc tân dược thường để lại biến chứng nặng nề về ức chế chức năng tuỷ xương, tăng khối lượng gan, biến đổi chức năng thận, bạch cầu giảm, thiếu máu nghiêm trọng, loét ống tiêu hóa. Vì vậy, kết qủa điều trị bệnh vẩy nến bằng YHHĐ rất hạn chế (Vu Quân Ngọc, Bạch Vĩnh Ba - Bắc Kinh, 1993).
1.1.2. Theo Y học Cổ truyền (YHCT):Bệnh vẩy nến đã được mô tả rất sớm trong những bệnh danh: ngưu bì tiên, tùng bì tiên và hiện nay là ngân tiết bệnh. Về căn nguyên, bệnh thường do bản tạng là huyết nhiệt khi gặp phải các yếu tố lục dâm phong, hàn, nhiệt, táo, thấp sẽ có các biểu hiện khác nhau. Nhưng lâm sàng thường tập trung vào 3 thể lớn: huyết hư, huyết nhiệt và huyết ứ; khi có nhiễm trùng là thể nhiệt độc. Phương pháp điều trị chính là phù trợ chính khí, trừ tà, điều hòa khí - huyết đã mang lại kết qủa tương đối tốt, hạn chế tác dụng phụ và nâng cao hiệu qủa điều trị của các thuốc tân dược.
1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán thể bệnh theo YHHĐTheo tài liệu của Trần Vạn Lập, Lý Trung Phác - Thượng Hải, 1988, chẩn đoán xác định dựa vào kết quả giải phẫu bệnh lý. Biểu hiện sừng và á sừng tăng sinh dày lên các nhú thượng bì lớn và ăn sâu xuống chân bì, áp xe nhỏ ở trong lớp sừng và lớp gai, thoái hóa hốc của các tế bào gai, lớp thượng bì trên các nhú chân bì mỏng.
1.2.1. Chẩn đoán xác định dựa vào:
+ Phương pháp cạo Brocque:
- Sẩn đỏ, kích thước từ bằng đầu đinh ghim đến bằng móng tay, đồng xu hoặc mảng bám to bằng bàn tay; ranh giới rõ, sờ nắn thấy cộm, màu đỏ tươi.
- Vẩy trên nền sẩn đỏ, có vẩy màu ánh bạc phủ thành nhiều lớp dày hoặc mỏng, cạo dễ bong như cạo vào sáp nến.
- Xác định theo phương pháp cạo Brocque, dấu hiệu vết nến chứng tỏ có dày sừng và á sừng; dấu hiệu màng mỏng bong được rất có ý nghĩa, sự tăng sinh lớp đáy; dấu hiệu hạt sương máu chứng tỏ có tăng sinh mao mạch nhú bì và tăng nhú.
+ Phân loại vẩy nến ở da dựa theo hình dạng và kích thước: thể chấm, thể giọt, thể đồng tiền, thể mảng...
- Phân loại vẩy nến chung: vẩy nến thông thường, vẩy nến thể khớp, vẩy nến thể mụn mủ toàn thân hoặc khu trú.
1.2.2. Đánh giá mức độ tổn thương theo cách tính PASI của Sayed (Paris, 1997).
* Cách cho điểm PASI (psoriasis area severity index):
Nhằm đánh giá mức độ nặng, gồm 3 chỉ tiêu:
- Đỏ da (erythema).
- Nhiễm cộm (infltration).
- Bong vẩy (decrustation).
Ba chỉ tiêu được tính theo diện tích da bị tổn thương trên tổng diện tích vùng: được ký hiệu chung là (A); ký hiệu cho từng vùng: Đầu (H), chi trên (U), thân mình (T), chi dưới (L). Đánh giá về mức độ cho điểm từ 0 đến 4: không có tổn thương (0 điểm), tổn thương nhẹ (1 điểm), tổn thương vừa (2 điểm), tổn thương nặng (3 điểm) tổn thương rất nặng (4 điểm).
* Cách tính diện tích riêng cho từng vùng:Không có tổn thương : 0 điểm
Tổn thương dưới 10% : 1 điểm
10 - < 30% : 2 điểm
30 - < 50% : 3 điểm.
50 - < 70% : 4 điểm.
70 - < 90% : 5 điểm.
90 - < 100%: 6 điểm.
* Cách tính PASI từng vùng:Nhân số điểm chỉ số nặng (đỏ, cộm, vẩy) với diện tích vùng và nhân với hằng số (đầu = 0,1; chi trên = 0,2; thân mình = 0,3; chi dưới= 0,4).
PASI chung = 0,1 (Eh + Ih + Dh). Ah + 0,2 (Eu + Iu + Du). uA + 0,3 (Et + It + Dt). At + 0,4(EL + IL + DL). AL
* Qui ước PASI:PASI < 3 là nhẹ .
3 < PASI <15 là vừa .
PASI > 15 là nặng.
* Đánh giá tiến triển của bệnh:Cứ 15 hoặc 30 ngày quan sát và tính điểm 1 lần:
- Kết quả = (điểm PASI ban đầu - điểm PASI quan sát).
- Sự chênh lệch giữa hai chỉ số PASI càng cao thì bệnh tiến triển càng tốt và ngược lại.
2. Bệnh vẩy nến theo y lý cổ truyền:
2.1. Khái niệm.
+ Bệnh vẩy nến được YHCT mô tả rất sớm, cùng ra đời với nạn nội kinh là những bệnh danh “Tùng bì tiên, Ngưu bì tiên “ trong “Bì phu bệnh” nghĩa là chứng ngứa, sẩn ở da. Theo y lý cổ truyền là bệnh mãn tính, tái phát liên tục, đa phần phát sinh ở tứ chi, mặt bên đùi, đầu gối, cẳng chân, mặt ngoài tay ,chân và vùng đầu. Tổn thương chủ yếu là những sẩn cộm kiểu đốm, đám hoặc mảng, đỏ hoặc trắng mốc như sáp nến và ngứa.
2.2. Nguyên nhân bệnh lý.
+ Bệnh thuộc bản tạng và trạng thái thiên thắng; khởi phát thường do yếu tố thuận lợi phong tà, nhiệt tà kết tụ ở bì phu mà dẫn đến tà khí uất tụ, trệ lâu ngày sinh ra nhiệt (biểu hiện là nốt sẩn đỏ, vẩy). Khí - huyết không lưu thông, nên da không được nuôi dưỡng đầy đủ sinh ra sẩn đỏ, vẩy nhiều hơn, ngứa liên tục.
+ Biện chứng và thể lâm sàng: Thời kỳ đầu của bệnh chủ yếu là sơ phong thanh nhiệt thì thường phải chọn dùng các loại thuốc lương huyết giải độc. Bệnh lâu ngày , khí - huyết bất túc sinh ra phong hóa táo thì phải lấy dưỡng huyết trừ phong .
2.3.Thể bệnh huyết nhiệt phong thấp (thời kỳ tiến triển).Mặt da nổi lên sẩn đỏ hoặc tím, có thể nhỏ như đinh ghim, có thể tụ lại thành từng đám, mảng; bề mặt da tăng sinh nhiều tầng, trắng như sáp nến, ngứa nhiều, sau khi bong đi để lại lớp da đỏ và có điểm xuất huyết nhỏ, chất lưỡi thường đỏ, rêu lưỡi hơi vàng; mạch huyền sác.
- Pháp chữa: lương huyết giải độc - sơ phong thanh nhiệt.
- Phương thuốc:
Cúc hoa 12g Thương nhĩ tử 12g
Khổ sâm 12g Kim ngân hoa 16g
Xích thược 12g Thổ phục linh 20g
Đan bì 8g Sinh địa 16g.
Cam thảo 8g
2.4.Thể huyết hư phong táo.
Các tổn thương thành đám, mảng, sẩn cộm, thường có màu hồng đỏ hoặc tím nhợt, có thể có sắc hồng xám thâm. Thời kỳ này, ngứa giảm, hầu như không ngứa; tổn thương da thu nhỏ hơn, có chỗ tự tiêu đi hoàn toàn (biến mất đột ngột hoặc từ từ), chỉ còn lại mặt da trắng bạc phẳng; ăn uống, đại tiểu tiệnvà mọi sinh hoạt trong thời kỳ này hầu như bình thường; rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi hồng nhợt; mạch đới huyền hoặc huyền mà tế.
- Pháp điều trị là dưỡng huyết khu phong.
Bài thuốc thường dùng:
Đương qui 12g Thủ ô đỏ 16
Đan bì 12g Sinh địa 16g
Thuyền thoái 8g Bạch tật lệ 12g
Phòng phong 12g Ô tiêu xà 16g.
2.5. Thuốc bôi ngoài thường dùng chung cho cả hai thể trên:
+ Dạng cao ngưu bì tiên:
Hùng hoàng, lưu hoàng, long não, khô phàn, minh phàn; tất cả đều hai phân, thêm hồng phàn 1 phân. Tất cả tán bột, chấm hoặc bôi lên trên chỗ tổn thương (thuốc rất độc không được bôi lên gần môi, miệng, mũi, mắt...)
+ Đại phong tử nhân:Ma nhân 16g Mộc triết tử 12g
Thủy ngân 12g Long não 12g.
Tất cả nấu thành cao, bôi ngày 2 lần trong 2 ngày.
+ Bôi cao mềm thạch lựu bì:Long não 1g, a xít các - bô - nic 1ml , bột thạch lựu bì 15g, phàn thổ lâm 100g. Tất cả nấu thành cao lỏng (hoặc dùng bột thạch lựu bì 1 phân, dầu vừng 3 phần - luyện thuốc thành dạng hồ để bôi).
2.6 Châm cứu:
- Có thể dùng điện châm:
. Các huyệt ở chi trên: khúc trì, nội quan, thần môn.
. Các huyệt ở chi dưới: huyết hải, phi dương, tam âm giao.
Mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 3 - 5 huyệt, 15 lần là 1 liệu trình.
- Nhĩ châm: thường dùng các điểm như: thần môn, phế, nội tiết, giao cảm.
2. 7 Tư liệu tham khảo về biện chứng theo thể bệnh:Theo tài liệu “ Trung y chẩn liệu học bệnh hiện đại nan trị “ của Vu Quân Ngọc (Bắc Kinh, 1993).
2. 7.1. Thể huyết nhiệt:- Pháp điều trị: thanh nhiệt lương huyết - trừ phong chỉ tiên.
- Phương thuốc thường dùng: Hợp phương “lương huyết địa hoàng thang” và “tê giác địa hoàng thang” gia giảm (Ngoại khoa đại thành).
-Thuốc:Lương huyết địa hoàng thang.
Sinh địa Đương qui
Địa du Qui giác
Hoàng liên Thiên hoa phấn
Cam thảo Thăng ma
Xích thược Chỉ xác
Hoàng cầm Kinh giới.
. Tê giác địa hoàng thang (Thiên kim yếu phương): Tê giác, Đan bì, và Xích thược.
. Cũng có thể dùng kết hợp “thanh đại ẩm” hoặc “tả qui ẩm”. Nếu thể da đỏ có thì chọn dùng “thanh doanh thang”. Nếu có sốt cao, thần hôn loạn ngôn có thể cho thêm “an cung ngưu hoàng hoàn” hoặc “tử tuyết tán”.
2. 7.2. Thể huyết hư:Thường gặp vào thời kỳ thoái hư của bệnh, mãn tính kéo dài, tổn thương da thu gọn hoặc biến mất, ban đỏ và bong vẩy giảm nhẹ , ngứa không nhiều, tổn thương da khô táo, bệnh tình ổn định; chất lưỡi nhợt hồng, rêu lưỡi trắng; mạch huyền tế.
- Phương pháp điều trị: Dưỡng huyết tư âm - trừ phong nhuận táo.
- Phương thuốc thường dùng: “Đương qui ẩm tử” hoặc “dưỡng huyết nhuận phu ẩm” gia giảm.
2. 7.3. Thể huyết ứ:Thường gặp trong thời kỳ thoái lui của bệnh, tổn thương da thu nhỏ, không sẩn cộm, vẩy đỡ dày; sắc ban hồng xám hoặc sắc da chung quanh tổn thương hồng xám, lờ mờ có sắc tố da; chất lưỡi xám tía, có ban điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng; mạch huyền tế hoặc sáp.
- Phương pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ -trừ phong chỉ tiên.
- Phương thuốc thường dùng: “Đào hồng tứ vật thang” hoặc “huyết phụ trục ứ thang” gia giảm.
2. 7.4. Thể phong thấp tý trở:Thường gặp ở vẩy nến thể khớp, tổn thương da không nhiều ở thân thể mà tập trung vào các vùng khớp, các khớp sưng đau hạn chế vận động tứ chi, thậm chí biến dạng hoặc phát sốt, tâm phiền, ăn kém; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi nhờn trắng; mạch huyền hoạt mà sác.
- Phương pháp điều trị: Khu phong trừ thấp - thông lạc giải độc.
- Phương thuốc thường dùng: “Độc hoạt tang ký sinh thang” gia giảm.
2. 7.5. Nhiệt độc tích thịnh:Thường gặp ở thể mụn mủ, tổn thương tập trung nhiều ở tay, chân và đầu. Nếu nặng thì lan ra toàn thân. Trên nền da sẩn đỏ lồi lên mụn đầu nhọn, ngứa, đau và hóa mủ, sắc trắng vàng xen kẽ, mụn mọng nước hay tái phát; có khi phát sốt, miệng khát, thậm chí mê sảng (thần hôn loạn ngôn), đại tiên bí kết, tiểu tiện ngắn đỏ, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng; mạch hoạt sác hoặc huyền sác.
- Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt lương huyết giải độc.
- Phương thuốc thường dùng: “Tê giác địa hoàng thang” hợp phương “ngũ vị tiêu độc ẩm” gia giảm. Ngoài ra phối hợp với châm đổi bên để điều trị. Trên lâm sàng căn cứ vào tình trạng cụ thể nặng hay nhẹ khác nhau, vị trí khác nhau để gia giảm huyệt vị.
3. THUỐC NGHIỆM PHƯƠNG:
+ “Thổ phục linh hoàn”:
Thổ phục linh 310g Sơn đậu căn 250g
Bạch tiên bì 125g Thảo hà sa 250g
Hoàng dược tử 125g Hạ khô thảo 250g.
Tất cả tán thành bột mịn, trộn mật làm viên hoàn, mỗi hoàn nặng 6g, mỗi ngày ăn 2 viên hoàn.
- Công dụng: Thanh nhiệt - giải độc.
- Chủ trị: Ngân tiết bệnh thể thông thường thời kỳ tiến triển.
+ “Sơn bạch thảo hoàn”:Sơn đậu căn 40g Bạch tiên bì 90g
Thảo hà sa 90g Hạ khô thảo 45g
Ngư tinh thảo 90g Sao tam lăng 45g
Vương bất lưu hành 45g Sao nga truật 45g.
Đại thanh diệp 45g
Tất cả tán thành bột mịn luyện mật làm hoàn, mỗi viên hoàn nặng 9g, mỗi một ngày ăn 2 viên hoàn
- Công dụng: Thanh nhiệt giải độc - tán phong nhuyễn kiên.
- Chủ trị: Ngân tiết bệnh thể thông thường, da dày, sừng nhiều.
+ “Thanh ôn bại độc ẩm”:Quảng tê giác (tán bột nhỏ xung phục) 30g
Đan bì 9g Sinh địa 30g
Xích thược 9g Hoàng liên 9g
Tri mẫu 9g Ngân hoa 9g
Nguyên sâm 9g Cát cánh 9g
Sinh thạch cao 30g Hoàng cầm 9g
Trúc diệp 9g Liên kiều 9g
Chi tử 9g Sinh cam thảo 9g.
Tất cả sắc nước uống ngày 1 thang.
- Công dụng: Thanh doanh lương huyết - thanh nhiệt giải độc.
- Chủ trị: Vẩy nến thể đỏ da do nhiệt độc thương doanh.
+ “Cầm liên địa đinh thang”:Hoàng cầm 9- -12g Hoàng liên 9 - 12g
Địa đinh thảo 12- 15g Thư cúc hoa 12
Hy thiêm thảo 12 - 15g Thương nhĩ tử 12 - 15g
Thất diệp nhất chi hoa 20 - 30g Sinh hoàng kỳ 12g.
Sinh cam thảo 6 - 10g.
Sắc ngày 1 thang chia 2 lần uống.
- Công dụng: thanh nhiệt - giải độc.
- Chủ trị: Thể vẩy nến mụn mủ ở tay chân do thấp nhiệt ôn độc.
+Riêng thể khớp:Thường phối hợp với các thuốc tư âm giáng hỏa, cường kiên cân cốt, trừ phong thấp.
Tóm lại: Bệnh vẩy nến là bệnh bản tạng, chẩn đoán dễ, biện chứng phương trị khó khăn. Muốn điều trị lâu dài phải thay đổi bản tạng, chủ yếu là dùng thuốc uống kéo dài đến khi khỏi bệnh; bôi thuốc chỉ là phối hợp trong đợt tiến triển.
1.1. Nguyên nhân sinh bệnh theo Y học hiện đại và Y học Cổ truyền .
1.1.1.Theo quan điểm YHHĐ .
Bệnh vẩy nến là bệnh ngoài da khá phổ biến, thường chiếm tỷ lệ từ 3 - 5% trong tổng số bệnh da ở các khoa da liễu; chiếm 0,5 - 3% trong tổng số dân ở các nước châu Âu. Căn nguyên, cách di truyền của bệnh vẩy nến thì chưa được rõ, nhưng thể địa vẩy nến hay vẩy nến tiềm tàng đến nay đã được xác định rõ ràng, gen vẩy nến nằm ở những nhiễm sắc thể số 6, có liên quan đến kháng nguyên bạch cầu người (HLA), đến đáp ứng miễn dịch tế bào, đến tự kháng thể.
Biểu hiện chủ yếu ở bệnh vẩy nến là tăng nhanh lớp thượng bì, bởi hoạt động phân nhân và sự tổng hợp ADN của tế bào đáy (thường nhanh hơn bình thường tới 8 lần). Chu kỳ tế bào rút ngắn hơn 12 lần, chu chuyển tế bào từ đáy lên lớp sừng rút ngắn hơn 8 lần dẫn đến dày sừng, rối loạn biệt hóa tế bào sừng, nhiều vẩy á sừng và bong vẩy (Tần Vạn Lập, Lý Trung Phác- Tài liệu Y viện Trung sơn và Đại học Y khoa Thượng Hải, 1988; Vu Quân Ngọc - Bắc Kinh, 1993).
Về điều trị, hiện nay còn rất nhiều khó khăn, chưa có phương pháp nào chữa khỏi bệnh vẩy nến nhưng có nhiều phương pháp làm sạch tổn thương vẩy nến bằng các thuốc tân dược. Nhiều tác giả phương tây đã ghép tuỷ đồng loại và truyền kháng thể đơn dòng CD4 để điều trị bệnh vẩy nến có hiệu quả. Một số tác giả Trung Quốc đã dùng Phá cố chỉ (hạt đậu miêu) hoặc Bạch chỉ, một trong hai vị thuốc trên kết hợp với chiếu tia tử ngoại (sóng ngắn) dài ngày càng làm sạch tổn thương vẩy nến. Có điều là hay tái phát và những đợt tái phát thường là rầm rộ và nặng hơn. Mặt khác, tác dụng phụ của các thuốc tân dược thường để lại biến chứng nặng nề về ức chế chức năng tuỷ xương, tăng khối lượng gan, biến đổi chức năng thận, bạch cầu giảm, thiếu máu nghiêm trọng, loét ống tiêu hóa. Vì vậy, kết qủa điều trị bệnh vẩy nến bằng YHHĐ rất hạn chế (Vu Quân Ngọc, Bạch Vĩnh Ba - Bắc Kinh, 1993).
1.1.2. Theo Y học Cổ truyền (YHCT):Bệnh vẩy nến đã được mô tả rất sớm trong những bệnh danh: ngưu bì tiên, tùng bì tiên và hiện nay là ngân tiết bệnh. Về căn nguyên, bệnh thường do bản tạng là huyết nhiệt khi gặp phải các yếu tố lục dâm phong, hàn, nhiệt, táo, thấp sẽ có các biểu hiện khác nhau. Nhưng lâm sàng thường tập trung vào 3 thể lớn: huyết hư, huyết nhiệt và huyết ứ; khi có nhiễm trùng là thể nhiệt độc. Phương pháp điều trị chính là phù trợ chính khí, trừ tà, điều hòa khí - huyết đã mang lại kết qủa tương đối tốt, hạn chế tác dụng phụ và nâng cao hiệu qủa điều trị của các thuốc tân dược.
1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán thể bệnh theo YHHĐTheo tài liệu của Trần Vạn Lập, Lý Trung Phác - Thượng Hải, 1988, chẩn đoán xác định dựa vào kết quả giải phẫu bệnh lý. Biểu hiện sừng và á sừng tăng sinh dày lên các nhú thượng bì lớn và ăn sâu xuống chân bì, áp xe nhỏ ở trong lớp sừng và lớp gai, thoái hóa hốc của các tế bào gai, lớp thượng bì trên các nhú chân bì mỏng.
1.2.1. Chẩn đoán xác định dựa vào:
+ Phương pháp cạo Brocque:
- Sẩn đỏ, kích thước từ bằng đầu đinh ghim đến bằng móng tay, đồng xu hoặc mảng bám to bằng bàn tay; ranh giới rõ, sờ nắn thấy cộm, màu đỏ tươi.
- Vẩy trên nền sẩn đỏ, có vẩy màu ánh bạc phủ thành nhiều lớp dày hoặc mỏng, cạo dễ bong như cạo vào sáp nến.
- Xác định theo phương pháp cạo Brocque, dấu hiệu vết nến chứng tỏ có dày sừng và á sừng; dấu hiệu màng mỏng bong được rất có ý nghĩa, sự tăng sinh lớp đáy; dấu hiệu hạt sương máu chứng tỏ có tăng sinh mao mạch nhú bì và tăng nhú.
+ Phân loại vẩy nến ở da dựa theo hình dạng và kích thước: thể chấm, thể giọt, thể đồng tiền, thể mảng...
- Phân loại vẩy nến chung: vẩy nến thông thường, vẩy nến thể khớp, vẩy nến thể mụn mủ toàn thân hoặc khu trú.
1.2.2. Đánh giá mức độ tổn thương theo cách tính PASI của Sayed (Paris, 1997).
* Cách cho điểm PASI (psoriasis area severity index):
Nhằm đánh giá mức độ nặng, gồm 3 chỉ tiêu:
- Đỏ da (erythema).
- Nhiễm cộm (infltration).
- Bong vẩy (decrustation).
Ba chỉ tiêu được tính theo diện tích da bị tổn thương trên tổng diện tích vùng: được ký hiệu chung là (A); ký hiệu cho từng vùng: Đầu (H), chi trên (U), thân mình (T), chi dưới (L). Đánh giá về mức độ cho điểm từ 0 đến 4: không có tổn thương (0 điểm), tổn thương nhẹ (1 điểm), tổn thương vừa (2 điểm), tổn thương nặng (3 điểm) tổn thương rất nặng (4 điểm).
* Cách tính diện tích riêng cho từng vùng:Không có tổn thương : 0 điểm
Tổn thương dưới 10% : 1 điểm
10 - < 30% : 2 điểm
30 - < 50% : 3 điểm.
50 - < 70% : 4 điểm.
70 - < 90% : 5 điểm.
90 - < 100%: 6 điểm.
* Cách tính PASI từng vùng:Nhân số điểm chỉ số nặng (đỏ, cộm, vẩy) với diện tích vùng và nhân với hằng số (đầu = 0,1; chi trên = 0,2; thân mình = 0,3; chi dưới= 0,4).
PASI chung = 0,1 (Eh + Ih + Dh). Ah + 0,2 (Eu + Iu + Du). uA + 0,3 (Et + It + Dt). At + 0,4(EL + IL + DL). AL
* Qui ước PASI:PASI < 3 là nhẹ .
3 < PASI <15 là vừa .
PASI > 15 là nặng.
* Đánh giá tiến triển của bệnh:Cứ 15 hoặc 30 ngày quan sát và tính điểm 1 lần:
- Kết quả = (điểm PASI ban đầu - điểm PASI quan sát).
- Sự chênh lệch giữa hai chỉ số PASI càng cao thì bệnh tiến triển càng tốt và ngược lại.
2. Bệnh vẩy nến theo y lý cổ truyền:
2.1. Khái niệm.
+ Bệnh vẩy nến được YHCT mô tả rất sớm, cùng ra đời với nạn nội kinh là những bệnh danh “Tùng bì tiên, Ngưu bì tiên “ trong “Bì phu bệnh” nghĩa là chứng ngứa, sẩn ở da. Theo y lý cổ truyền là bệnh mãn tính, tái phát liên tục, đa phần phát sinh ở tứ chi, mặt bên đùi, đầu gối, cẳng chân, mặt ngoài tay ,chân và vùng đầu. Tổn thương chủ yếu là những sẩn cộm kiểu đốm, đám hoặc mảng, đỏ hoặc trắng mốc như sáp nến và ngứa.
2.2. Nguyên nhân bệnh lý.
+ Bệnh thuộc bản tạng và trạng thái thiên thắng; khởi phát thường do yếu tố thuận lợi phong tà, nhiệt tà kết tụ ở bì phu mà dẫn đến tà khí uất tụ, trệ lâu ngày sinh ra nhiệt (biểu hiện là nốt sẩn đỏ, vẩy). Khí - huyết không lưu thông, nên da không được nuôi dưỡng đầy đủ sinh ra sẩn đỏ, vẩy nhiều hơn, ngứa liên tục.
+ Biện chứng và thể lâm sàng: Thời kỳ đầu của bệnh chủ yếu là sơ phong thanh nhiệt thì thường phải chọn dùng các loại thuốc lương huyết giải độc. Bệnh lâu ngày , khí - huyết bất túc sinh ra phong hóa táo thì phải lấy dưỡng huyết trừ phong .
2.3.Thể bệnh huyết nhiệt phong thấp (thời kỳ tiến triển).Mặt da nổi lên sẩn đỏ hoặc tím, có thể nhỏ như đinh ghim, có thể tụ lại thành từng đám, mảng; bề mặt da tăng sinh nhiều tầng, trắng như sáp nến, ngứa nhiều, sau khi bong đi để lại lớp da đỏ và có điểm xuất huyết nhỏ, chất lưỡi thường đỏ, rêu lưỡi hơi vàng; mạch huyền sác.
- Pháp chữa: lương huyết giải độc - sơ phong thanh nhiệt.
- Phương thuốc:
Cúc hoa 12g Thương nhĩ tử 12g
Khổ sâm 12g Kim ngân hoa 16g
Xích thược 12g Thổ phục linh 20g
Đan bì 8g Sinh địa 16g.
Cam thảo 8g
2.4.Thể huyết hư phong táo.
Các tổn thương thành đám, mảng, sẩn cộm, thường có màu hồng đỏ hoặc tím nhợt, có thể có sắc hồng xám thâm. Thời kỳ này, ngứa giảm, hầu như không ngứa; tổn thương da thu nhỏ hơn, có chỗ tự tiêu đi hoàn toàn (biến mất đột ngột hoặc từ từ), chỉ còn lại mặt da trắng bạc phẳng; ăn uống, đại tiểu tiệnvà mọi sinh hoạt trong thời kỳ này hầu như bình thường; rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi hồng nhợt; mạch đới huyền hoặc huyền mà tế.
- Pháp điều trị là dưỡng huyết khu phong.
Bài thuốc thường dùng:
Đương qui 12g Thủ ô đỏ 16
Đan bì 12g Sinh địa 16g
Thuyền thoái 8g Bạch tật lệ 12g
Phòng phong 12g Ô tiêu xà 16g.
2.5. Thuốc bôi ngoài thường dùng chung cho cả hai thể trên:
+ Dạng cao ngưu bì tiên:
Hùng hoàng, lưu hoàng, long não, khô phàn, minh phàn; tất cả đều hai phân, thêm hồng phàn 1 phân. Tất cả tán bột, chấm hoặc bôi lên trên chỗ tổn thương (thuốc rất độc không được bôi lên gần môi, miệng, mũi, mắt...)
+ Đại phong tử nhân:Ma nhân 16g Mộc triết tử 12g
Thủy ngân 12g Long não 12g.
Tất cả nấu thành cao, bôi ngày 2 lần trong 2 ngày.
+ Bôi cao mềm thạch lựu bì:Long não 1g, a xít các - bô - nic 1ml , bột thạch lựu bì 15g, phàn thổ lâm 100g. Tất cả nấu thành cao lỏng (hoặc dùng bột thạch lựu bì 1 phân, dầu vừng 3 phần - luyện thuốc thành dạng hồ để bôi).
2.6 Châm cứu:
- Có thể dùng điện châm:
. Các huyệt ở chi trên: khúc trì, nội quan, thần môn.
. Các huyệt ở chi dưới: huyết hải, phi dương, tam âm giao.
Mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 3 - 5 huyệt, 15 lần là 1 liệu trình.
- Nhĩ châm: thường dùng các điểm như: thần môn, phế, nội tiết, giao cảm.
2. 7 Tư liệu tham khảo về biện chứng theo thể bệnh:Theo tài liệu “ Trung y chẩn liệu học bệnh hiện đại nan trị “ của Vu Quân Ngọc (Bắc Kinh, 1993).
2. 7.1. Thể huyết nhiệt:- Pháp điều trị: thanh nhiệt lương huyết - trừ phong chỉ tiên.
- Phương thuốc thường dùng: Hợp phương “lương huyết địa hoàng thang” và “tê giác địa hoàng thang” gia giảm (Ngoại khoa đại thành).
-Thuốc:Lương huyết địa hoàng thang.
Sinh địa Đương qui
Địa du Qui giác
Hoàng liên Thiên hoa phấn
Cam thảo Thăng ma
Xích thược Chỉ xác
Hoàng cầm Kinh giới.
. Tê giác địa hoàng thang (Thiên kim yếu phương): Tê giác, Đan bì, và Xích thược.
. Cũng có thể dùng kết hợp “thanh đại ẩm” hoặc “tả qui ẩm”. Nếu thể da đỏ có thì chọn dùng “thanh doanh thang”. Nếu có sốt cao, thần hôn loạn ngôn có thể cho thêm “an cung ngưu hoàng hoàn” hoặc “tử tuyết tán”.
2. 7.2. Thể huyết hư:Thường gặp vào thời kỳ thoái hư của bệnh, mãn tính kéo dài, tổn thương da thu gọn hoặc biến mất, ban đỏ và bong vẩy giảm nhẹ , ngứa không nhiều, tổn thương da khô táo, bệnh tình ổn định; chất lưỡi nhợt hồng, rêu lưỡi trắng; mạch huyền tế.
- Phương pháp điều trị: Dưỡng huyết tư âm - trừ phong nhuận táo.
- Phương thuốc thường dùng: “Đương qui ẩm tử” hoặc “dưỡng huyết nhuận phu ẩm” gia giảm.
2. 7.3. Thể huyết ứ:Thường gặp trong thời kỳ thoái lui của bệnh, tổn thương da thu nhỏ, không sẩn cộm, vẩy đỡ dày; sắc ban hồng xám hoặc sắc da chung quanh tổn thương hồng xám, lờ mờ có sắc tố da; chất lưỡi xám tía, có ban điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng; mạch huyền tế hoặc sáp.
- Phương pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ -trừ phong chỉ tiên.
- Phương thuốc thường dùng: “Đào hồng tứ vật thang” hoặc “huyết phụ trục ứ thang” gia giảm.
2. 7.4. Thể phong thấp tý trở:Thường gặp ở vẩy nến thể khớp, tổn thương da không nhiều ở thân thể mà tập trung vào các vùng khớp, các khớp sưng đau hạn chế vận động tứ chi, thậm chí biến dạng hoặc phát sốt, tâm phiền, ăn kém; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi nhờn trắng; mạch huyền hoạt mà sác.
- Phương pháp điều trị: Khu phong trừ thấp - thông lạc giải độc.
- Phương thuốc thường dùng: “Độc hoạt tang ký sinh thang” gia giảm.
2. 7.5. Nhiệt độc tích thịnh:Thường gặp ở thể mụn mủ, tổn thương tập trung nhiều ở tay, chân và đầu. Nếu nặng thì lan ra toàn thân. Trên nền da sẩn đỏ lồi lên mụn đầu nhọn, ngứa, đau và hóa mủ, sắc trắng vàng xen kẽ, mụn mọng nước hay tái phát; có khi phát sốt, miệng khát, thậm chí mê sảng (thần hôn loạn ngôn), đại tiên bí kết, tiểu tiện ngắn đỏ, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng; mạch hoạt sác hoặc huyền sác.
- Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt lương huyết giải độc.
- Phương thuốc thường dùng: “Tê giác địa hoàng thang” hợp phương “ngũ vị tiêu độc ẩm” gia giảm. Ngoài ra phối hợp với châm đổi bên để điều trị. Trên lâm sàng căn cứ vào tình trạng cụ thể nặng hay nhẹ khác nhau, vị trí khác nhau để gia giảm huyệt vị.
3. THUỐC NGHIỆM PHƯƠNG:
+ “Thổ phục linh hoàn”:
Thổ phục linh 310g Sơn đậu căn 250g
Bạch tiên bì 125g Thảo hà sa 250g
Hoàng dược tử 125g Hạ khô thảo 250g.
Tất cả tán thành bột mịn, trộn mật làm viên hoàn, mỗi hoàn nặng 6g, mỗi ngày ăn 2 viên hoàn.
- Công dụng: Thanh nhiệt - giải độc.
- Chủ trị: Ngân tiết bệnh thể thông thường thời kỳ tiến triển.
+ “Sơn bạch thảo hoàn”:Sơn đậu căn 40g Bạch tiên bì 90g
Thảo hà sa 90g Hạ khô thảo 45g
Ngư tinh thảo 90g Sao tam lăng 45g
Vương bất lưu hành 45g Sao nga truật 45g.
Đại thanh diệp 45g
Tất cả tán thành bột mịn luyện mật làm hoàn, mỗi viên hoàn nặng 9g, mỗi một ngày ăn 2 viên hoàn
- Công dụng: Thanh nhiệt giải độc - tán phong nhuyễn kiên.
- Chủ trị: Ngân tiết bệnh thể thông thường, da dày, sừng nhiều.
+ “Thanh ôn bại độc ẩm”:Quảng tê giác (tán bột nhỏ xung phục) 30g
Đan bì 9g Sinh địa 30g
Xích thược 9g Hoàng liên 9g
Tri mẫu 9g Ngân hoa 9g
Nguyên sâm 9g Cát cánh 9g
Sinh thạch cao 30g Hoàng cầm 9g
Trúc diệp 9g Liên kiều 9g
Chi tử 9g Sinh cam thảo 9g.
Tất cả sắc nước uống ngày 1 thang.
- Công dụng: Thanh doanh lương huyết - thanh nhiệt giải độc.
- Chủ trị: Vẩy nến thể đỏ da do nhiệt độc thương doanh.
+ “Cầm liên địa đinh thang”:Hoàng cầm 9- -12g Hoàng liên 9 - 12g
Địa đinh thảo 12- 15g Thư cúc hoa 12
Hy thiêm thảo 12 - 15g Thương nhĩ tử 12 - 15g
Thất diệp nhất chi hoa 20 - 30g Sinh hoàng kỳ 12g.
Sinh cam thảo 6 - 10g.
Sắc ngày 1 thang chia 2 lần uống.
- Công dụng: thanh nhiệt - giải độc.
- Chủ trị: Thể vẩy nến mụn mủ ở tay chân do thấp nhiệt ôn độc.
+Riêng thể khớp:Thường phối hợp với các thuốc tư âm giáng hỏa, cường kiên cân cốt, trừ phong thấp.
Tóm lại: Bệnh vẩy nến là bệnh bản tạng, chẩn đoán dễ, biện chứng phương trị khó khăn. Muốn điều trị lâu dài phải thay đổi bản tạng, chủ yếu là dùng thuốc uống kéo dài đến khi khỏi bệnh; bôi thuốc chỉ là phối hợp trong đợt tiến triển.
Mãn tính chi khí quản viêm (Viêm phế quản mạn tính)
1. Đại cương:
1.1 Theo YHHĐ.
+ Viêm phế quản mạn tính là tình trạng tăng tiết dịch nhày của niêm mạc phế quản gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt (khoảng 3 tuần lễ), ít nhất là 3 tháng trong một năm và ít nhất là 2 năm liền.
Cho đến nay ,Tổ chức Y tế thế giới và các nhà nghiên cứu viêm phế quản mạn tính vẫn dùng định nghĩa này và cũng là tiêu chuẩn chẩn đoán vì lợi ích của nó trong nghiên cứu dịch tễ học. Theo Laenac (1986) xếp bệnh viêm phế quản mạn tính vào nhóm bệnh phổi không đặc hiệu. Ngày nay, các tác giả Mỹ thay viêm phế quản mạn bằng bệnh danh: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (chronic obstructive pulmonary dusease). Viêm phế quản mạn tính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tâm phế mạn.
+ Chẩn đoán xác định dựa vào:
- Hỏi bệnh: phần lớn là nam giới từ 44 – 50 tuổi có nghiện thuốc lá, thuốc lào; ho và khạc đờm thường về buổi sáng, từng đợt khoảng 3 tuần liền, mỗi năm 3 tháng và ít nhất là 2 năm liền.
- Có từng đợt kịch phát nặng: ho, khạc đờm có mủ; khó thở như cơn hen; nghe phổi có ran rít, ran ngáy và ran ẩm, rì rào phế nang giảm. Thường do bội nhiễm, triệu chứng nhiễm khuẩn có khi rõ rệt nhưng phần nhiều là kín đáo. Bệnh nhân có thể tử vong do suy hô hấp cấp.
- XQ: rốn phổi 2 bên đậm.
Cần chẩn đoán phân biệt với: lao phổi, hen phế quản, ung thư phế quản, giãn phế quản, giãn phế nang.
1.2. Theo YHCTY học Cổ truyền cho rằng, bản chất bệnh thuộc các phạm trù “khái thấu, đàm ẩm, suyễn chứng” kết hợp với ngoại tà (phản phục) xâm lăng và liên quan mật thiết đến công năng của 3 tạng (phế, tỳ , thận) thất điều. Thời kỳ cấp tính đa phần do ngoại tà phạm phế, phế mất thanh liêm dẫn đến khái thấu; khái thấu lâu gây thương phế, phế khí hao hư tổn thương đến tỳ thận và công năng của tâm. Tỳ hư bất năng vận hóa thủy thấp, tất thấp ngưng sinh đàm ở trên trở phế, phế khí bất tuyên tắc khái thấu, đàm trọc tụ phế, hoặc thận bất nạp khí suyễn tắc. Thời kỳ mãn tính kéo dài phần nhiều thuộc về chính khí bất túc hoặc chứng hư thác tạp.
2. biện chứng luận trị:
2.1. Thời kỳ phát bệnh cấp tính.
2.1.1 Thể phong hàn phạm phế:
Khái thấu, thanh nặng, sợ lạnh, chi lạnh, sắc mặt trắng sáng, thậm chí ho suyễn không nằm ngửa được ảnh hưởng đến ngủ; đàm nhiều sắc trắng trong lỏng; miệng không khát, thích ăn uống nóng; tiểu tiện trong dài; chất lưỡi nhợt hồng, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch hoạt hoặc huyền hoãn.
- Pháp điều trị: sơ phong tán hàn - hóa đàm chỉ khái.
- Phương thuốc: “Xạ can ma hoàng thang” hợp phương “trạch tất thang” gia giảm.
Xạ can 12g Chích tử uyển 12g Cát cánh 10g Trạch đằng 10g Chích ma hoàng 10g Tiền hồ 10g Trần bì 12g Pháp bán hạ 10g
Cam thảo 5g Chích tô tử 10g.
- Gia giảm:
. Biểu thực hàn thì gia thêm: sinh ma hoàng 10g.
. Vô hãn phải gia thêm: quế chi 10g.
. Đại tiện nát thì bỏ chích tô tử; gia thêm: sinh khương 2 - 3 lát.
. Miệng khát, rêu vàng, đầu lưỡi hồng thì gia thêm: hoàng cầm 10g. . Nếu có bệnh dạ dày thì bỏ trạch đằng.
2.1.2 Phong nhiệt phạm phế:Khái thấu đàm vàng, dính khó khạc (long), phát sốt, hơi sợ gió sợ lạnh, hoặc chi thể mệt mỏi, họng đau; khát, thích uống mát; tiểu tiện vàng ít, đại tiện khô kết; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng nhờn; mạch phù sác hoặc hoạt sác.
- Phương trị: sơ phong giải biểu- thanh nhiệt hóa đàm.
- Phương thuốc: “ngân kiều tán” gia giảm:
Ngân hoa 15g Liên kiều 12g
Hoàng cầm 12g Trúc lịch 10g
Tiền hồ 10g Chế bán hạ 10g
Chỉ xác 12g Tươi lô căn 15g
Đạm trúc diệp 6g Cát cánh 10g
Kinh giới 5g Sinh cam thảo 5g.
- Gia giảm:
. Đàm nhiệt thịnh, hàn nhiệt vãng lai thì gia thêm: sài hồ 12g, hoàng cầm 15g, ngân hoa 20g, liên kiều 15g.
. Nếu suyễn tức không thể nằm ngửa được phải gia thêm: chích ma hoàng 10g, địa long 15g.
. Nếu đại tiện bế thì bỏ chỉ xác; thì gia thêm: sinh đại hoàng 15g, chỉ thực 12.
2.1.3Thể táo nhiệt thương phế:Ho khan không có đờm hoặc đờm ít khó khạc (khó long đờm); mũi táo, họng khô; ho nhiều ngực đau, trong đàm có máu; kèm theo sợ lạnh, phát sốt (biểu chứng); chất lưỡi đỏ khô ít tân, rêu lưỡi vàng mỏng; mạch phù sáp hoặc tế sác.
- Pháp điều trị: tân lương thanh phế- nhuận táo hóa đàm.
- Phương thuốc: “tang hạnh thang” gia vị.
Đông tang diệp 10g Sơn chi tử 10g
Sa sâm 10g Triết bối mẫu 10g
Hạnh nhân 10g Hoàng cầm 10g
Tước lôi bì 10g Đạm đậu xị 6g.
Qua lâu bì 10g
- Gia giảm:
. Nếu sốt cao thương tân thì gia thêm: sinh thạch cao 20 - 30g (sắc trước), mạch môn đông 15g, tri mẫu 12g.
. Đại tiện táo thì thêm: huyền sâm 12g, qua lâu nhân 10g.
2.2. Thời kỳ mãn tính kéo dài:
2.2.1 Thể phế khí hao hư:
Tiếng ho trong rõ đa phần ho đơn thuần, khạc đờm trong loãng, sắc trắng, lượng ít; đa số bệnh nhân có tự hãn (dễ đổ mồ hôi), sợ gió, thường dễ cảm mạo; chất lưỡi nhợt hồng, rêu lưỡi trắng mỏng; mạch huyền tế mà vô lực.
- Pháp điều trị: bổ ích phế khí - cố biểu hóa đàm u trị.
- Phương thuốc: “ngọc bình phong tán” hợp “trạch đông thang” gia giảm.
Hoàng kỳ 20g Bạch truật 10g
Phòng phong 12 Trạch tất 10g
Tiền hồ 12g Chế bán hạ 10g
Chỉ xác 10g Tử uyển 12g
Cát cánh 6g Trần bì 10g.
Cam thảo 5g
- Gia giảm:
. Có biểu chứng sợ lạnh, phát sốt thì gia thêm: chích ma hoàng 10g, sinh khương 2 - 3 lát.
. Ho nhiều thì gia thêm: khoản đông hoa 12g, bách bộ 10g.
2.2.2 Thể tỳ hư đàm trở:
Tiếng ho nặng đục, ho thành cơn, đàm nhiều sắc trắng mà dính hoặc trong lỏng, đêm nặng ngày nhẹ, ngực bụng tức đầy, mặt bủng bệu, đại tiện lỏng nát, chất lưỡi nhợt hoặc bệu mềm, rìa lưỡi có hằn răng, rêu trắng hoặc trắng nhờn, mạch nhu hoạt.
- Pháp điều trị: ích khí kiện tỳ - hóa đàm chỉ khái.
- Phương thuốc: “trần hạ lục quân tử thang” gia giảm.
Thái tử sâm 25g Bạch truật 12g
Phục linh 15g Trần bì 12g
Pháp bán hạ 10g Cát cánh 10g
Hạnh nhân 10g Trúc nhự 10g .
Quất hạch 6g
- Gia giảm:
. Khí nghịch đàm nhiều thì gia thêm: tô tử 10g, toàn phức hoa 10g (bao tiểu).
. Ăn kém phải gia thêm: sa nhân 10g, bạch đậu khấu 10g.
. Ngực tức, bụng chướng thì gia thêm: chỉ xác 15g, hậu phác 12g.
2.2.3 Thận bất nạp khí:
Vận động (gắng sức) khí suyễn, khí đoản, tiếng ho trầm thấp, đa phần ho cơn nặng về nửa đêm; khạc đờm sắc trắng lỏng loãng, dính tròn, lượng đờm tương đối nhiều; đa số có khó thở tắc nghẽn; thậm chí nặng không nằm ngửa được, sợ lạnh, lưng gối đau mỏi; lưỡi nhợt bệu, rìa lưỡi có hằn răng; mạch trầm tế vô lực.
- Pháp điều trị: ôn thận nạp khí - hóa đàm bình suyễn.
- Phương thuốc: “(kim quĩ) thận khí hoàn” gia giảm.
Nhục quế 15g Phụ phiến (trước) 10g
Sinh địa 15g Sơn thù du 20g
Hoài sơn dược 20g Đan bì 10g
Ngũ vị tử 10g Phục linh 20g
Trạch tả 10g Bổ cốt chỉ 15g.
Hồ đào nhục 15g
- Gia giảm:
. Nặng hư nhược thì gia thêm: nhân sâm 10 - 15g, cáp giới 10g.
. Đàm khí tụ thực phải gia thêm: tô tử 15g, trần bì 10g, chế bán hạ 10g.
. Nếu môi, lưỡi mỏng; tay chân xanh tía, mạch kết đại thì gia thêm: đan sâm 12g, xuyên khung 12g, xích thược 10g.
2.2.4 Phế thận âm hư:Ho khan không đàm hoặc ít đàm, đàm dính tròn không dễ khạc ra, khí đoản, vận động khó thở tăng lên, miệng khô họng ráo, ngũ tâm phiền nhiệt, triều nhiệt tự hãn, đầu choáng mắt hoa, lưng đau mỏi, lưỡi hồng ít rêu hoặc xanh lục không rêu ít tân, mạch tế sáp hoặc tế sác.
- Pháp điều trị: tư âm nhuận phế, chỉ khái hóa đàm.
- Phương thuốc: “bách bộ cố kim thang” gia giảm.
Sinh địa 15g Thục địa 15g
Ngũ vị tử 12g Bách bộ 20g
Huyền sâm 10g Mạch môn 30g
Sa sâm 30g Xuyên bối mẫu 10g
Tang diệp 10g Tử uyển 12g . Khoản đông hoa 12g
- Gia giảm:
. Ho mà khí xúc thì gia thêm: kha tử 12g, cáp giới 5g (uống bột).
. Triều nhiệt phải gia thêm: thập đại công lao diệp 15g, hồ hoàng liên 6g, thư giới bạch căn 10g.
. Trong đàm có máu thì gia thêm: đan bì 10g, chi tử 6g, tiên cước thảo 20g, a giao 10g.
2.3. Thời kỳ ổn định lâm sàng (hoãn giải)
* Thể âm - dương đều hư:
Khi vận động khí bất túc, thiếu khí, loạn ngôn, hình hàn chi lạnh; đầu choáng, tâm quí, tự hãn; nam giới hoạt tinh dương nuy; nữ giới kinh nguyệt không đều hoặc bế kinh; lưỡi đỏ ít rêu hoặc lưỡi nhợt hình bệu, rìa lưỡi có hằn răng; mạch vi tế mà sác hoặc hư đại vô lực (căn).
- Pháp điều trị: trị âm bổ dương ích khí hoạt huyết.
- Phương thuốc: “hà sa đại tảo hoàn” gia giảm:
Nhân sâm (uống riêng) 10g Bạch truật 10g
Đương qui 10g Chích hoàng kỳ 30g
Viễn trí 6g Lộc giác 10g
Toan táo nhân 10g Bạch thược 20g
Câu kỷ tử 15g Hoài sơn dược 30g
Tử hà sa 20g Phục linh 12g.
Thục địa 15g.
- Gia giảm:
. Nếu lạc huyết, triều nhiệt, tự hãn thì bỏ: lộc giác, tử hà sa; gia thêm: a giao 15g (hoà uống tươi), tri mẫu 12g, hoàng bá 10g.
. Nếu chi lạnh phù thũng rõ thì gia thêm: quế chi 12g, chế phụ phiến 10g, can khương 6g.
3. Các phương pháp điều trị khác:
3.1. Châm cứu:Háo suyễn nặng thì dùng huyệt: phế du, tam âm giao.
Đàm trọc trở phế gia thêm huyệt: phong long, trung quản. Phế tỳ khí hư thì thêm huyệt túc tam lý.
Phế thận lưỡng hư thêm: quan nguyên, thận du.
Thực chứng dùng tả pháp, hư chứng dùng bổ pháp.
3.2. Tiêm huyệt (thủy châm):+ Dịch đan sâm 2 - 4 ml tiêm vào huyệt Túc tam lý (phải, trái thay đổi), mỗi tuần 2 - 3lần, 2 tháng là 1 liệu trình (không có tác dụng phụ và chống chỉ định) (Đại học Trung y - Thượng Hải, 1998).
3.3. ấn điện xung (ấn điểm) :Tác động vào các huyệt: phế du, đản trung hoặc đại chuỳ, thiên đột. 2 nhóm huyệt thay đổi, mỗi ngày 1 nhóm, liên tục trị liệu 2 - 3 tháng.
3.3. Đắp dán:Bạch giới tử 30g, bạch phàn 30g;tất cả tán bột mịn; gia thêm lượng thích hợp bách diệp phấn. Dùng dưới dạng hồ, mỗi tối trước khi đi ngủ lấy thuốc dán vào huyệt: phế du, định suyễn, túc tam lý. Sau khi đắp dán 12h thì thay thuốc; 10 ngày là 1 liệu trình.
3.4. Đơn thuốc nghiệm phương:Bách bộ căn 250g phơi khô tán bột, luyện mật lượng thích hợp. Thường uống sau khi ăn, mỗi lần 1 nửa sung phục (hoà nước sôi uống).
4. Tinh hoa lâm sàng:
Vận dụng “phù chính - trừ tà” điều trị viêm phế quản mãn tính kéo dài đạt kết quả 97,5%. Bài thuốc gồm:
Tía tô diệp 12g.Quất bì, hoàng cầm, chỉ xác, chế bán hạ, hạnh nhân mỗi thứ đều 9g.
Cát cánh, chích ma hoàng mỗi thứ đều 6g.
Phục linh 15g, hoàng kỳ 20 - 30g, đẳng sâm 15 - 25g.
Dâm - dương hoắc 9 - 15g, kỷ tử 9 - 12g.
- Nếu ho nặng thì gia thêm: khoản đông hoa, tử uyển, xuyên bối.
- Nếu suyễn tức nặng thì gia thêm: tô tử, đình lịch tử.
- Nếu mũi tắc, chảy nước trong lỏng thì thêm: tế tân, quế chi.
Mỗi ngày 1 thang sắc uống, uống 6 ngày thì ngừng 1 ngày, dùng liền trong 8 tuần (theo nghiên cứu của Trương Vĩ - Viện Y học Trung y - Sơn Đông, 1996).
1.1 Theo YHHĐ.
+ Viêm phế quản mạn tính là tình trạng tăng tiết dịch nhày của niêm mạc phế quản gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt (khoảng 3 tuần lễ), ít nhất là 3 tháng trong một năm và ít nhất là 2 năm liền.
Cho đến nay ,Tổ chức Y tế thế giới và các nhà nghiên cứu viêm phế quản mạn tính vẫn dùng định nghĩa này và cũng là tiêu chuẩn chẩn đoán vì lợi ích của nó trong nghiên cứu dịch tễ học. Theo Laenac (1986) xếp bệnh viêm phế quản mạn tính vào nhóm bệnh phổi không đặc hiệu. Ngày nay, các tác giả Mỹ thay viêm phế quản mạn bằng bệnh danh: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (chronic obstructive pulmonary dusease). Viêm phế quản mạn tính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tâm phế mạn.
+ Chẩn đoán xác định dựa vào:
- Hỏi bệnh: phần lớn là nam giới từ 44 – 50 tuổi có nghiện thuốc lá, thuốc lào; ho và khạc đờm thường về buổi sáng, từng đợt khoảng 3 tuần liền, mỗi năm 3 tháng và ít nhất là 2 năm liền.
- Có từng đợt kịch phát nặng: ho, khạc đờm có mủ; khó thở như cơn hen; nghe phổi có ran rít, ran ngáy và ran ẩm, rì rào phế nang giảm. Thường do bội nhiễm, triệu chứng nhiễm khuẩn có khi rõ rệt nhưng phần nhiều là kín đáo. Bệnh nhân có thể tử vong do suy hô hấp cấp.
- XQ: rốn phổi 2 bên đậm.
Cần chẩn đoán phân biệt với: lao phổi, hen phế quản, ung thư phế quản, giãn phế quản, giãn phế nang.
1.2. Theo YHCTY học Cổ truyền cho rằng, bản chất bệnh thuộc các phạm trù “khái thấu, đàm ẩm, suyễn chứng” kết hợp với ngoại tà (phản phục) xâm lăng và liên quan mật thiết đến công năng của 3 tạng (phế, tỳ , thận) thất điều. Thời kỳ cấp tính đa phần do ngoại tà phạm phế, phế mất thanh liêm dẫn đến khái thấu; khái thấu lâu gây thương phế, phế khí hao hư tổn thương đến tỳ thận và công năng của tâm. Tỳ hư bất năng vận hóa thủy thấp, tất thấp ngưng sinh đàm ở trên trở phế, phế khí bất tuyên tắc khái thấu, đàm trọc tụ phế, hoặc thận bất nạp khí suyễn tắc. Thời kỳ mãn tính kéo dài phần nhiều thuộc về chính khí bất túc hoặc chứng hư thác tạp.
2. biện chứng luận trị:
2.1. Thời kỳ phát bệnh cấp tính.
2.1.1 Thể phong hàn phạm phế:
Khái thấu, thanh nặng, sợ lạnh, chi lạnh, sắc mặt trắng sáng, thậm chí ho suyễn không nằm ngửa được ảnh hưởng đến ngủ; đàm nhiều sắc trắng trong lỏng; miệng không khát, thích ăn uống nóng; tiểu tiện trong dài; chất lưỡi nhợt hồng, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch hoạt hoặc huyền hoãn.
- Pháp điều trị: sơ phong tán hàn - hóa đàm chỉ khái.
- Phương thuốc: “Xạ can ma hoàng thang” hợp phương “trạch tất thang” gia giảm.
Xạ can 12g Chích tử uyển 12g Cát cánh 10g Trạch đằng 10g Chích ma hoàng 10g Tiền hồ 10g Trần bì 12g Pháp bán hạ 10g
Cam thảo 5g Chích tô tử 10g.
- Gia giảm:
. Biểu thực hàn thì gia thêm: sinh ma hoàng 10g.
. Vô hãn phải gia thêm: quế chi 10g.
. Đại tiện nát thì bỏ chích tô tử; gia thêm: sinh khương 2 - 3 lát.
. Miệng khát, rêu vàng, đầu lưỡi hồng thì gia thêm: hoàng cầm 10g. . Nếu có bệnh dạ dày thì bỏ trạch đằng.
2.1.2 Phong nhiệt phạm phế:Khái thấu đàm vàng, dính khó khạc (long), phát sốt, hơi sợ gió sợ lạnh, hoặc chi thể mệt mỏi, họng đau; khát, thích uống mát; tiểu tiện vàng ít, đại tiện khô kết; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng nhờn; mạch phù sác hoặc hoạt sác.
- Phương trị: sơ phong giải biểu- thanh nhiệt hóa đàm.
- Phương thuốc: “ngân kiều tán” gia giảm:
Ngân hoa 15g Liên kiều 12g
Hoàng cầm 12g Trúc lịch 10g
Tiền hồ 10g Chế bán hạ 10g
Chỉ xác 12g Tươi lô căn 15g
Đạm trúc diệp 6g Cát cánh 10g
Kinh giới 5g Sinh cam thảo 5g.
- Gia giảm:
. Đàm nhiệt thịnh, hàn nhiệt vãng lai thì gia thêm: sài hồ 12g, hoàng cầm 15g, ngân hoa 20g, liên kiều 15g.
. Nếu suyễn tức không thể nằm ngửa được phải gia thêm: chích ma hoàng 10g, địa long 15g.
. Nếu đại tiện bế thì bỏ chỉ xác; thì gia thêm: sinh đại hoàng 15g, chỉ thực 12.
2.1.3Thể táo nhiệt thương phế:Ho khan không có đờm hoặc đờm ít khó khạc (khó long đờm); mũi táo, họng khô; ho nhiều ngực đau, trong đàm có máu; kèm theo sợ lạnh, phát sốt (biểu chứng); chất lưỡi đỏ khô ít tân, rêu lưỡi vàng mỏng; mạch phù sáp hoặc tế sác.
- Pháp điều trị: tân lương thanh phế- nhuận táo hóa đàm.
- Phương thuốc: “tang hạnh thang” gia vị.
Đông tang diệp 10g Sơn chi tử 10g
Sa sâm 10g Triết bối mẫu 10g
Hạnh nhân 10g Hoàng cầm 10g
Tước lôi bì 10g Đạm đậu xị 6g.
Qua lâu bì 10g
- Gia giảm:
. Nếu sốt cao thương tân thì gia thêm: sinh thạch cao 20 - 30g (sắc trước), mạch môn đông 15g, tri mẫu 12g.
. Đại tiện táo thì thêm: huyền sâm 12g, qua lâu nhân 10g.
2.2. Thời kỳ mãn tính kéo dài:
2.2.1 Thể phế khí hao hư:
Tiếng ho trong rõ đa phần ho đơn thuần, khạc đờm trong loãng, sắc trắng, lượng ít; đa số bệnh nhân có tự hãn (dễ đổ mồ hôi), sợ gió, thường dễ cảm mạo; chất lưỡi nhợt hồng, rêu lưỡi trắng mỏng; mạch huyền tế mà vô lực.
- Pháp điều trị: bổ ích phế khí - cố biểu hóa đàm u trị.
- Phương thuốc: “ngọc bình phong tán” hợp “trạch đông thang” gia giảm.
Hoàng kỳ 20g Bạch truật 10g
Phòng phong 12 Trạch tất 10g
Tiền hồ 12g Chế bán hạ 10g
Chỉ xác 10g Tử uyển 12g
Cát cánh 6g Trần bì 10g.
Cam thảo 5g
- Gia giảm:
. Có biểu chứng sợ lạnh, phát sốt thì gia thêm: chích ma hoàng 10g, sinh khương 2 - 3 lát.
. Ho nhiều thì gia thêm: khoản đông hoa 12g, bách bộ 10g.
2.2.2 Thể tỳ hư đàm trở:
Tiếng ho nặng đục, ho thành cơn, đàm nhiều sắc trắng mà dính hoặc trong lỏng, đêm nặng ngày nhẹ, ngực bụng tức đầy, mặt bủng bệu, đại tiện lỏng nát, chất lưỡi nhợt hoặc bệu mềm, rìa lưỡi có hằn răng, rêu trắng hoặc trắng nhờn, mạch nhu hoạt.
- Pháp điều trị: ích khí kiện tỳ - hóa đàm chỉ khái.
- Phương thuốc: “trần hạ lục quân tử thang” gia giảm.
Thái tử sâm 25g Bạch truật 12g
Phục linh 15g Trần bì 12g
Pháp bán hạ 10g Cát cánh 10g
Hạnh nhân 10g Trúc nhự 10g .
Quất hạch 6g
- Gia giảm:
. Khí nghịch đàm nhiều thì gia thêm: tô tử 10g, toàn phức hoa 10g (bao tiểu).
. Ăn kém phải gia thêm: sa nhân 10g, bạch đậu khấu 10g.
. Ngực tức, bụng chướng thì gia thêm: chỉ xác 15g, hậu phác 12g.
2.2.3 Thận bất nạp khí:
Vận động (gắng sức) khí suyễn, khí đoản, tiếng ho trầm thấp, đa phần ho cơn nặng về nửa đêm; khạc đờm sắc trắng lỏng loãng, dính tròn, lượng đờm tương đối nhiều; đa số có khó thở tắc nghẽn; thậm chí nặng không nằm ngửa được, sợ lạnh, lưng gối đau mỏi; lưỡi nhợt bệu, rìa lưỡi có hằn răng; mạch trầm tế vô lực.
- Pháp điều trị: ôn thận nạp khí - hóa đàm bình suyễn.
- Phương thuốc: “(kim quĩ) thận khí hoàn” gia giảm.
Nhục quế 15g Phụ phiến (trước) 10g
Sinh địa 15g Sơn thù du 20g
Hoài sơn dược 20g Đan bì 10g
Ngũ vị tử 10g Phục linh 20g
Trạch tả 10g Bổ cốt chỉ 15g.
Hồ đào nhục 15g
- Gia giảm:
. Nặng hư nhược thì gia thêm: nhân sâm 10 - 15g, cáp giới 10g.
. Đàm khí tụ thực phải gia thêm: tô tử 15g, trần bì 10g, chế bán hạ 10g.
. Nếu môi, lưỡi mỏng; tay chân xanh tía, mạch kết đại thì gia thêm: đan sâm 12g, xuyên khung 12g, xích thược 10g.
2.2.4 Phế thận âm hư:Ho khan không đàm hoặc ít đàm, đàm dính tròn không dễ khạc ra, khí đoản, vận động khó thở tăng lên, miệng khô họng ráo, ngũ tâm phiền nhiệt, triều nhiệt tự hãn, đầu choáng mắt hoa, lưng đau mỏi, lưỡi hồng ít rêu hoặc xanh lục không rêu ít tân, mạch tế sáp hoặc tế sác.
- Pháp điều trị: tư âm nhuận phế, chỉ khái hóa đàm.
- Phương thuốc: “bách bộ cố kim thang” gia giảm.
Sinh địa 15g Thục địa 15g
Ngũ vị tử 12g Bách bộ 20g
Huyền sâm 10g Mạch môn 30g
Sa sâm 30g Xuyên bối mẫu 10g
Tang diệp 10g Tử uyển 12g . Khoản đông hoa 12g
- Gia giảm:
. Ho mà khí xúc thì gia thêm: kha tử 12g, cáp giới 5g (uống bột).
. Triều nhiệt phải gia thêm: thập đại công lao diệp 15g, hồ hoàng liên 6g, thư giới bạch căn 10g.
. Trong đàm có máu thì gia thêm: đan bì 10g, chi tử 6g, tiên cước thảo 20g, a giao 10g.
2.3. Thời kỳ ổn định lâm sàng (hoãn giải)
* Thể âm - dương đều hư:
Khi vận động khí bất túc, thiếu khí, loạn ngôn, hình hàn chi lạnh; đầu choáng, tâm quí, tự hãn; nam giới hoạt tinh dương nuy; nữ giới kinh nguyệt không đều hoặc bế kinh; lưỡi đỏ ít rêu hoặc lưỡi nhợt hình bệu, rìa lưỡi có hằn răng; mạch vi tế mà sác hoặc hư đại vô lực (căn).
- Pháp điều trị: trị âm bổ dương ích khí hoạt huyết.
- Phương thuốc: “hà sa đại tảo hoàn” gia giảm:
Nhân sâm (uống riêng) 10g Bạch truật 10g
Đương qui 10g Chích hoàng kỳ 30g
Viễn trí 6g Lộc giác 10g
Toan táo nhân 10g Bạch thược 20g
Câu kỷ tử 15g Hoài sơn dược 30g
Tử hà sa 20g Phục linh 12g.
Thục địa 15g.
- Gia giảm:
. Nếu lạc huyết, triều nhiệt, tự hãn thì bỏ: lộc giác, tử hà sa; gia thêm: a giao 15g (hoà uống tươi), tri mẫu 12g, hoàng bá 10g.
. Nếu chi lạnh phù thũng rõ thì gia thêm: quế chi 12g, chế phụ phiến 10g, can khương 6g.
3. Các phương pháp điều trị khác:
3.1. Châm cứu:Háo suyễn nặng thì dùng huyệt: phế du, tam âm giao.
Đàm trọc trở phế gia thêm huyệt: phong long, trung quản. Phế tỳ khí hư thì thêm huyệt túc tam lý.
Phế thận lưỡng hư thêm: quan nguyên, thận du.
Thực chứng dùng tả pháp, hư chứng dùng bổ pháp.
3.2. Tiêm huyệt (thủy châm):+ Dịch đan sâm 2 - 4 ml tiêm vào huyệt Túc tam lý (phải, trái thay đổi), mỗi tuần 2 - 3lần, 2 tháng là 1 liệu trình (không có tác dụng phụ và chống chỉ định) (Đại học Trung y - Thượng Hải, 1998).
3.3. ấn điện xung (ấn điểm) :Tác động vào các huyệt: phế du, đản trung hoặc đại chuỳ, thiên đột. 2 nhóm huyệt thay đổi, mỗi ngày 1 nhóm, liên tục trị liệu 2 - 3 tháng.
3.3. Đắp dán:Bạch giới tử 30g, bạch phàn 30g;tất cả tán bột mịn; gia thêm lượng thích hợp bách diệp phấn. Dùng dưới dạng hồ, mỗi tối trước khi đi ngủ lấy thuốc dán vào huyệt: phế du, định suyễn, túc tam lý. Sau khi đắp dán 12h thì thay thuốc; 10 ngày là 1 liệu trình.
3.4. Đơn thuốc nghiệm phương:Bách bộ căn 250g phơi khô tán bột, luyện mật lượng thích hợp. Thường uống sau khi ăn, mỗi lần 1 nửa sung phục (hoà nước sôi uống).
4. Tinh hoa lâm sàng:
Vận dụng “phù chính - trừ tà” điều trị viêm phế quản mãn tính kéo dài đạt kết quả 97,5%. Bài thuốc gồm:
Tía tô diệp 12g.Quất bì, hoàng cầm, chỉ xác, chế bán hạ, hạnh nhân mỗi thứ đều 9g.
Cát cánh, chích ma hoàng mỗi thứ đều 6g.
Phục linh 15g, hoàng kỳ 20 - 30g, đẳng sâm 15 - 25g.
Dâm - dương hoắc 9 - 15g, kỷ tử 9 - 12g.
- Nếu ho nặng thì gia thêm: khoản đông hoa, tử uyển, xuyên bối.
- Nếu suyễn tức nặng thì gia thêm: tô tử, đình lịch tử.
- Nếu mũi tắc, chảy nước trong lỏng thì thêm: tế tân, quế chi.
Mỗi ngày 1 thang sắc uống, uống 6 ngày thì ngừng 1 ngày, dùng liền trong 8 tuần (theo nghiên cứu của Trương Vĩ - Viện Y học Trung y - Sơn Đông, 1996).
Chi khí quản háo suyễn (hen phế quản)
1. Đại cương:
1.1. Theo YHHĐ .
Hen phế quản: Là tình trạng khó thở do phế quản bị co thắt. Tuy y- sinh học đã phát triển và đã tiêu chuẩn hóa chẩn đoán hen phế quản nhưng việc điều trị hiện nay còn nhiều khó khăn.
Tỷ lệ mắc bệnh ở Việt Nam là 4%, trên thế giới là 6%. Nguyên nhân bệnh phần lớn do dị ứng , viêm phế quản mạn tính .
+ Đặc điểm lâm sàng: cơn khó thở ở thì thở ra, hay tái phát, khò khè, khạc đờm trong quánh (đờm hạt trai).
+ Bệnh lý khó thở do:
- Co thắt cơ trơn.
- Phù nề niêm mạc.
- Tăng tiết nhày ở các tuyến phế quản (chủ yếu là phế quản to và nhỏ).
Bệnh sinh: hậu qủa của phản ứng dị ứng giữa kháng nguyên và kháng thể IgE; tế bào Mastocyt gắn nhiều kháng thể (tế bào hạt), chứa nhiều chất trung gian hoá học khi phản ứng kháng nguyên - kháng thể dẫn đến tế bào bị kích thích vỡ hạt và giải phóng ra chất trung gian hoá học (như: histamin, SRS - A, ECF - A; PAF...). Các chất này kích thích trực tiếp niêm mạc hoặc gián tiếp qua phản xạ phó giao cảm gây co thắt cơ trơn phế quản, phù và tăng tiết.
+ Phân loại: 3 loại
- Hen ngoại lai (bên ngoài đưa lại).
- Hen nội lai (nội sinh, do bên trong nhiễm trùng).
- Hen hỗn hợp.
+ Cụ thể theo nguyên nhân:
- Hen phế quản dị ứng (90% ở tuổi < 30, 50% tuổi >40). Do hít phải nấm, bụi nhà: ở Việt Nam nguyên nhân do bụi chiếm tới 60% trong số các nguyên nhân.
- Do nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới, do cảm cúm (influenza); ở trẻ em thường do Rhinovirus, Adenovirus, Parainflueuza.
- Do bệnh nghề nghiệp: bụi công nghiệp, chất kích thích.
- Do thuốc và hóa chất.
- Gắng sức và viêm mạch (có thể trước hoặc sau).
+ Điều kiện dễ bị hen: di truyền, hệ thần kinh không ổn định, tăng quá mẫn phế quản. Trong viêm xoang, có chửa dễ làm bệnh nặng lên.
1.2. Theo Y học Cổ truyền:
Yhọc cổ truyền mô tả bệnh trong các phạm trù “háo chứng, suyễn chứng, ẩm chứng”; đa phần do đàm túc ở trong (nội túc đàm yếm ở phế), phục tà, tân ngoại cảm lục dâm, tình chí nội thương, ẩm thực hoặc lao quyện làm cho tà tụ ở phế, phế khí thượng nghịch mà dẫn đến bệnh. Dựa vào căn nguyên gây bệnh, YHCT chia ra làm 3 loại:
+ Hợp tà nội ngoại: đàm trọc nội yếm, phục thụ ngoại cảm, nội ngoại hợp tà, tụ tắc khí đạo, phế mất tuyên giáng dẫn đến khí cấp suyễn súc.
+ Phế tỳ khí hư, tỳ mất kiện vận, đàm thấp nội sinh, phế khí bất tuyên đàm trọc tụ phế dẫn đến suyễn súc khí cấp.
+ Thận phế dương hư: thận dương hư tắc mệnh môn hỏa suy, bất năng thượng phế vu tâm, (thủy hoả ký tế) tắc tâm - dương thụ lụy. Phế hư bất năng trị tiết, tắc khí - huyết vận hành thất điều mà dẫn đến thoát.
1.3. Chẩn đoán xác định.Bệnh xảy ra khi tiếp xúc với các nguyên nhân : với phấn hoa, bụi nhà hoặc có viêm nhiễm đường hô hấp trên và có liên quan đến thời tiết (đa số phát bệnh vào mùa xuân thu).
Chứng trạng và bản chứng có tam lãm “Tam chứng” rõ, hô hấp khó khăn, khó thở, nghe phổi có tạp âm bệnh lý.
Xét nghiệm: thời kỳ phát bệnh, trong máu có tế bào ái toan tăng cao; khi viêm nhiễm thì bạch cầu tăng nhiều; trong huyết thanh hàm lượng kháng thể IgE tăng cao; trong dịch đàm có thể thấy nhiều hạ khoa lôi động kết tinh (tế bào hạt).
2. Biện chứng phương trị:
2.1. Thời kỳ phát bệnh cấp tính.
2.1.1 Hàn háo:
Hô hấp khí súc, trong họng khò khè, hung cách bí mãn như tắc, ho khạc nhiều, đàm ít khó khạc; sắc mặt xanh bủng, miệng không khát hoặc khát , thích uống nước ấm; trời lạnh và cảm lạnh dễ phát bệnh; hình hàn, sợ lạnh; chất lưỡi nhợt hồng, rêu lưỡi trắng nhờn; mạch huyền khẩn hoặc phù khẩn.
- Pháp điều trị: ôn phế tán hàn - hoá đàm bình suyễn.
- Phương thuốc: “xạ can ma hoàng thang” gia giảm:
Xạ can 12g Chích ma hoàng 10 g
Tế tân 6g Chế bán hạ 12g
Tử uyển 10g Khoản đông hoa 12g
Ngũ vị tử 6g Quế chi 10g
Hạnh nhân 10g Sinh cam thảo 6g.
Sinh khương 2 -3 lát
- Gia giảm:
- Nếu đàm thông suyễn nghịch thì gia thêm: đình lịch tử 15g, tô tử 12g, bạch giới tử 10g.
- Nếu thuộc chứng lý ẩm biểu hàn, dịch đàm xanh lỏng nhiều bọt thì gia thêm: tế tân 10g, can khương 12g.
- Nếu thượng, thực hạ hư thì gia thêm: trầm hương 10g, toàn phúc hoa 10g (bào sắc).
2.1.2 Nhiệt háo:Thở thô khò khè, hung bĩ, khí súc, đờm đặc màu vàng dính đục, khó khạc; phiền táo bất an; hãn xuất mặt đỏ, họng khô, miệng đắng, khát , thích uống nước mát; đại tiện bí kết; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng trắng xen kẽ nhờn; mạch hoạt sác.
- Pháp điều trị: thanh nhiệt tuyên phế hoá đờm định suyễn.
- Phương thuốc: “định suyễn thang” gia giảm:
Bạch quả 10g Chích ma hoàng 6g
Hạnh nhân 10g Hoàng cầm 10g
Tang bạch bì 10g Chế bán hạ 10g
Tô tử 10g Khoản đông hoa 10g.
Sinh cam thảo 5g
- Gia giảm:
. Đàm nhiều, không ho khạc được thì gia thêm: toàn qua lâu 12g, đởm nam tinh 12g.
. Tức ngực nhiều thì gia thêm: chỉ xác 12g , hậu phác 12g.
. Nếu phế nhiệt nặng phải gia thêm: thạch cao 20 - 30g (sắc trước), ngư tinh thảo 20g.
. Đại tiện bí kết thì gia thêm: sinh đại hoàng 15g (bào thang xung phục).
2.1.3 Suyễn thoát :Suyễn nghịch nặng, khó thở không nằm ngủ được; đàm ứ trở, tâm quí, phiền táo bất an, tức ngực; mặt môi xanh tím, hãn xuất chi lạnh; mạch phù đại vô căn, thậm chí mạch vi muốn tuyệt.
- Phương trị: hồi dương cứu nghịch bình suyễn cố thoát.
- Phương thuốc: “ sâm phụ long mẫu thang” hợp “hắc duyên đan” gia giảm.
Nhân sâm 15 - 20g
Thục phụ phiến (trước) 20 - 30g
Sơn thù du 30g
Sinh long cốt (trước) 30g
Hắc duyên đan 5 - 9g
Sinh mẫu lệ (trước) 30g
Bột cáp giới (thôn phục) 5g (cáp giới tán bột hoà vào nước muối uống).
2.2.Thời kỳ mãn tính hoà giải
2.2.1 Phế khí hao hư
Tự hãn, sợ gió, thường dễ cảm mạo, bệnh tái phát khi thời tiết thay đổi. Trước khi lên cơn thường chảy nước mũi trong, lỏng; tắc mũi; khí đoản, âm thanh nhỏ, nói khàn, trong hầu thường có “thuỷ kế thanh” mức độ nhẹ, ho khạc đờm trắng, sắc mặt trắng sáng, chất lưỡi nhợt hồng, rêu lưỡi trắng mỏng; mạch tế nhược hoặc là hư nhuyễn.
- Phương pháp điều trị: bổ phế - ích khí cố biểu.
- Phương thuốc: “ngọc bình phong tán” hợp phương “sinh mạch tán” gia giảm.
Hoàng kỳ 30 - 60g Bạch truật 12g
Phòng phong 10g Đẳng sâm 15g
Mạch đông 10g Ngũ vị tử 10g
Bắc sa sâm 15g Bách hợp 15g
- Gia giảm:
. Nếu sợ gió, sợ lạnh thì gia thêm: quế chi 10g, sinh khương 3 - 5 lát, đại táo 7 qủa.
. Nếu biểu hư tự hãn thì gia thêm: phù tiểu mạch 12g, mẫu lệ 30g (trước).2.2.2 Tỳ khí hư hao:
Ăn kém, bụng chướng, đại tiện lỏng hoặc ăn chất dầu, chất nhờn dễ bị đi lỏng, thường nhân khi ăn uống bất thường mà dẫn đến phát cơn; mệt mỏi, thiếu lực, khí đoản bất túc, ngôn thanh nhỏ yếu; chất lưỡi nhợt hoặc hình thể lưỡi bệu to, rêu lưỡi nhờn trắng nhuận; mạch hư nhược.
- Phương trị: kiện tỳ hóa đàm.
- Phương thuốc: “trần hạ lục quân tử thang” gia giảm:
Trần bì 10g Chế bán hạ 10g Đẳng sâm 15 - 30g Bạch truật 12g Phục linh Sinh khương 3 - 5 lát Đại táo: 7 qủa
- Gia giảm:
. Nếu đàm nhiều, thấp nặng thì gia thêm: ý dĩ nhân 20g, thương truật 10g.
. Nếu quản bĩ, nạp ngai (ăn kém) thì gia thêm: mộc hương 10g, sa nhân 10g (sắc sau).
2.2.3 Thận khí hư hao.
Tự nhiên khí đoản tức súc, vận động thì bệnh tăng lên; tâm hoả, huyễn vựng, tai ù, lưng gối đau mỏi; sau lao luỵ dễ tái phát hen suyễn; sợ lạnh, chi lạnh, tự hãn, sắc mặt trắng sáng; lưỡi nhợt, thể lưỡi bệu mềm rìa lưỡi có hằn răng; mạch trầm tế hoặc huyền hồng.Nếu tự hãn, ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ ít rêu ; mạch sác vô lực là khí - thận lưỡng hư.
- Pháp điều trị: bổ thận nhiếp nạp.
- Phương thuốc: “(kim quĩ) thận khí hoàn” hợp phương “nhân sâm cápgiới tán” gia giảm.
Chế phụ phiến (trước) 12g Nhục quế 10g Thục địa 15g Sơn thù du 12g Hoài sơn dược 20g Phục linh 15g Đan bì 6g Trạch tả 10g Hồng sâm 10g Bột cáp giới 5g .
- Gia giảm: . Nếu dương hư rõ thì gia thêm: bổ cốt chỉ 10g, tiên linh tỳ 15g, lộc giác phiến 5g. . Nếu thận âm hao hư nặng thì bỏ đi các vị thuốc ôn bổ; gia thêm: mạch môn đông 30g, đương qui 10g, qui bản 10g.
3. Phương pháp điều trị khác:
3.1. Châm cứu thể châm.
Thường dùng các huyệt: định suyễn, đản trung, phế du, đại truỳ, hợp cốc.
Nếu phế hư sợ lạnh thì thêm: túc tam lý, thận du.
Nếu đàm nhiều thì thêm huyệt phong long; ho nhiều thêm huyệt thiên đột.
Mỗi ngày châm 1 -2 lần, mỗi lần 1 - 2 huyệt , 10 - 15 ngày là 1 liệu trình cắt cơn hen.
3.2. Nhĩ châm:
Dùng các huyệt: bình suyễn, tuyến thượng thận, giao cảm. Có thể dùng vương bất lưu hành tử để áp huyệt.
3.3.Cấy chỉ:
Dùng các huyệt: định suyễn, 2 huyệt phế du, 2 huyệt phong long, đản trung. Mỗi lần 1- 2 huyệt có tác dụng khống chế cơn hen tái phát, dự phòng có hiệu quả nhất định.
3.4. Đắp dán:
Bạch giới tử 20g Huyền hồ sách 20g Cam toại 10g Tế tân 10g
Tất cả tán bột nhỏ mịn, thêm xạ hương 6g, hoà với nước gừng rồi đắp vào các huyệt: phế du, cao hoang, bạch lao, sau 1 - 2h thì bỏ đi ; 10 ngày đắp 1 lần; 7 lần là một liệu trình.
3.5. Đơn thuốc nghiệm phương:
Tạo giác 15g, sắc tẩm vào 30g bạch giới tử; sau 12h đem phơi khô; mỗi lần uống 1 - 1,5g; mỗi ngày uống 3 lần. Điều trị cho bệnh nhân khi lên cơn hen suyễn mà có đàm thũng, khí nghịch.
4. Bài thuốc chọn lọc trên lâm sàng .
+ Theo tài liệu của Dụ Kỳ: dùng “ma hoàng địa long thang” để điều trị , 53 bệnh nhân hen phế quản đã đạt kết quả mãn ý. Bài thuốc gồm có:
Ma hoàng 10g Hạnh nhân 10g Triết bối mẫu 10g Đan sâm 10g Hậu phác 10g Tô tử 10g Chích tang bạch bì 10g Địa long 30g Cam thảo 3g Bạch thảo 10 quả.
- Gia giảm:
Nếu suyễn nặng thì gia thêm: đình lịch tử.
Ho nhiều thêm bạch giới tử, lai phục tử, nga quản thạch.
Nếu ngoan đàm giao cô thì thêm tạo hiệp đình; trung khí hư thì gia thêm: hoàng kỳ, đẳng sâm, bạch truật.
Nếu phế thận dương hư phải gia thêm: bổ cốt chỉ, trầm hương, nhục quế, tử thạch anh.
Nếu hen nhiệt thì gia thêm: thạch cao, ngư tinh thảo mỗi thứ đều 30g; hoàng cầm, đởm tinh mỗi thứ đều 10g.
Nếu phế thận âm hư thì gia thêm: sa sâm, mạch đông, thục địa, trầm hương, ngũ vị tử.
Kết quả: khống chế hen hoàn toàn trên lâm sàng sau 1 tháng trở lên: 25 ca tốt; cải thiện 7, không hiệu quả 4. Tổng số hiệu quả 92,5% (1995).
+ Bài thuốc theo dẫn liệu của Vương Kỳ điều trị cho 374 bệnh nhân hen phế quản: khỏi 269 (70,2%), chuyển biến tốt 102 (28,9%), không hiệu quả 3 (0,9%).
- Hải cảo, quế chi, xích thược, bán hạ, hạnh nhân mỗi thứ đều 15g. - Chế xuyên ô, ma hoàng, can khương, tế tân, ngũ vị tử, chế nam tinh, bách bộ mỗi thứ đều 10g.
- Nguyên hoa, lê lô, cam thảo mỗi thứ đều 5g.
- Bá thụ quả 30 (viên) 2 ngày 1 thang, sắc nước uống; 1 tháng là 1 liệu trình, 3 liệu trình 3 tháng (Vương Diên Lập, Trung y Tứ Xuyên 1995).
+ Bài thuốc theo dẫn liệu của Đô Kỳ: “Bán hạ định suyễn thang”:
Bán hạ, đình lịch tử, trần bì mỗi thứ đều 12g.
Bạch phục linh, hoàng cầm, đẳng sâm, sơn dược, bạch truật mỗi thứ đều 15g.
Cát cánh, hạnh nhân mỗi thứ đều 10g.
Ma hoàng, cam thảo mỗi thứ đều 9g.
Sinh hoàng kỳ 30g.
- Gia giảm:
Nếu hen nhiệt thì gia thêm: thạch cao, thiên trúc hoàng.
Nếu hen hàn phải gia thêm: can khương, tế tân; huyết ứ thì gia thêm: xích thược, xuyên khung; phát sốt thì gia thêm: sài hồ, ngư tinh thảo .
Sắc uống ngày 1 thang, 2 tuần là 1 liệu trình. Đạt kết quả 89,4% (Đỗ Lập Phong, Trung y Thiểm tây 1995).
+ Theo giới thiệu của Vương Kỳ dùng “lý phế bổ thận thang” điều trị 208 bệnh nhân hen:
- Thể âm hư phế táo: tang bạch bì, tô tử, thiên hoa phấn, đông qua tử, chích ma hoàng, hạnh nhân, địa long, thạch cao, thục địa, hoài sơn, cam thảo. Nếu ho thì gia thêm: bách bộ, khoản đông hoa. Nếu đại tiện bế phải gia thêm: đại xích thạch , sinh đại hoàng; hay giận dữ thì gia thêm: hương phụ, bạch thược.
- Thể tỳ hư đàm thấp: tô tử, hạnh nhân, đẳng sâm, phục linh, bạch truật, trần bì, bán hạ, tử uyển, khoản đông hoa, chích ma hoàng, thục địa, sơn dược. Nếu có dau lưng nặng thì gia thêm: hoàng kỳ, cẩu tích, can khương.
-Thể thận hư, phế thực: thục địa, sơn dược, phục linh, ngũ vị tử, bổ cốt chỉ, tô tử, mạch đông, đương qui , nhân sâm, hạnh nhân.
Kết quả: hiệu quả 96,4% (nghiên cứu dược Trung y, 1991).
1.1. Theo YHHĐ .
Hen phế quản: Là tình trạng khó thở do phế quản bị co thắt. Tuy y- sinh học đã phát triển và đã tiêu chuẩn hóa chẩn đoán hen phế quản nhưng việc điều trị hiện nay còn nhiều khó khăn.
Tỷ lệ mắc bệnh ở Việt Nam là 4%, trên thế giới là 6%. Nguyên nhân bệnh phần lớn do dị ứng , viêm phế quản mạn tính .
+ Đặc điểm lâm sàng: cơn khó thở ở thì thở ra, hay tái phát, khò khè, khạc đờm trong quánh (đờm hạt trai).
+ Bệnh lý khó thở do:
- Co thắt cơ trơn.
- Phù nề niêm mạc.
- Tăng tiết nhày ở các tuyến phế quản (chủ yếu là phế quản to và nhỏ).
Bệnh sinh: hậu qủa của phản ứng dị ứng giữa kháng nguyên và kháng thể IgE; tế bào Mastocyt gắn nhiều kháng thể (tế bào hạt), chứa nhiều chất trung gian hoá học khi phản ứng kháng nguyên - kháng thể dẫn đến tế bào bị kích thích vỡ hạt và giải phóng ra chất trung gian hoá học (như: histamin, SRS - A, ECF - A; PAF...). Các chất này kích thích trực tiếp niêm mạc hoặc gián tiếp qua phản xạ phó giao cảm gây co thắt cơ trơn phế quản, phù và tăng tiết.
+ Phân loại: 3 loại
- Hen ngoại lai (bên ngoài đưa lại).
- Hen nội lai (nội sinh, do bên trong nhiễm trùng).
- Hen hỗn hợp.
+ Cụ thể theo nguyên nhân:
- Hen phế quản dị ứng (90% ở tuổi < 30, 50% tuổi >40). Do hít phải nấm, bụi nhà: ở Việt Nam nguyên nhân do bụi chiếm tới 60% trong số các nguyên nhân.
- Do nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới, do cảm cúm (influenza); ở trẻ em thường do Rhinovirus, Adenovirus, Parainflueuza.
- Do bệnh nghề nghiệp: bụi công nghiệp, chất kích thích.
- Do thuốc và hóa chất.
- Gắng sức và viêm mạch (có thể trước hoặc sau).
+ Điều kiện dễ bị hen: di truyền, hệ thần kinh không ổn định, tăng quá mẫn phế quản. Trong viêm xoang, có chửa dễ làm bệnh nặng lên.
1.2. Theo Y học Cổ truyền:
Yhọc cổ truyền mô tả bệnh trong các phạm trù “háo chứng, suyễn chứng, ẩm chứng”; đa phần do đàm túc ở trong (nội túc đàm yếm ở phế), phục tà, tân ngoại cảm lục dâm, tình chí nội thương, ẩm thực hoặc lao quyện làm cho tà tụ ở phế, phế khí thượng nghịch mà dẫn đến bệnh. Dựa vào căn nguyên gây bệnh, YHCT chia ra làm 3 loại:
+ Hợp tà nội ngoại: đàm trọc nội yếm, phục thụ ngoại cảm, nội ngoại hợp tà, tụ tắc khí đạo, phế mất tuyên giáng dẫn đến khí cấp suyễn súc.
+ Phế tỳ khí hư, tỳ mất kiện vận, đàm thấp nội sinh, phế khí bất tuyên đàm trọc tụ phế dẫn đến suyễn súc khí cấp.
+ Thận phế dương hư: thận dương hư tắc mệnh môn hỏa suy, bất năng thượng phế vu tâm, (thủy hoả ký tế) tắc tâm - dương thụ lụy. Phế hư bất năng trị tiết, tắc khí - huyết vận hành thất điều mà dẫn đến thoát.
1.3. Chẩn đoán xác định.Bệnh xảy ra khi tiếp xúc với các nguyên nhân : với phấn hoa, bụi nhà hoặc có viêm nhiễm đường hô hấp trên và có liên quan đến thời tiết (đa số phát bệnh vào mùa xuân thu).
Chứng trạng và bản chứng có tam lãm “Tam chứng” rõ, hô hấp khó khăn, khó thở, nghe phổi có tạp âm bệnh lý.
Xét nghiệm: thời kỳ phát bệnh, trong máu có tế bào ái toan tăng cao; khi viêm nhiễm thì bạch cầu tăng nhiều; trong huyết thanh hàm lượng kháng thể IgE tăng cao; trong dịch đàm có thể thấy nhiều hạ khoa lôi động kết tinh (tế bào hạt).
2. Biện chứng phương trị:
2.1. Thời kỳ phát bệnh cấp tính.
2.1.1 Hàn háo:
Hô hấp khí súc, trong họng khò khè, hung cách bí mãn như tắc, ho khạc nhiều, đàm ít khó khạc; sắc mặt xanh bủng, miệng không khát hoặc khát , thích uống nước ấm; trời lạnh và cảm lạnh dễ phát bệnh; hình hàn, sợ lạnh; chất lưỡi nhợt hồng, rêu lưỡi trắng nhờn; mạch huyền khẩn hoặc phù khẩn.
- Pháp điều trị: ôn phế tán hàn - hoá đàm bình suyễn.
- Phương thuốc: “xạ can ma hoàng thang” gia giảm:
Xạ can 12g Chích ma hoàng 10 g
Tế tân 6g Chế bán hạ 12g
Tử uyển 10g Khoản đông hoa 12g
Ngũ vị tử 6g Quế chi 10g
Hạnh nhân 10g Sinh cam thảo 6g.
Sinh khương 2 -3 lát
- Gia giảm:
- Nếu đàm thông suyễn nghịch thì gia thêm: đình lịch tử 15g, tô tử 12g, bạch giới tử 10g.
- Nếu thuộc chứng lý ẩm biểu hàn, dịch đàm xanh lỏng nhiều bọt thì gia thêm: tế tân 10g, can khương 12g.
- Nếu thượng, thực hạ hư thì gia thêm: trầm hương 10g, toàn phúc hoa 10g (bào sắc).
2.1.2 Nhiệt háo:Thở thô khò khè, hung bĩ, khí súc, đờm đặc màu vàng dính đục, khó khạc; phiền táo bất an; hãn xuất mặt đỏ, họng khô, miệng đắng, khát , thích uống nước mát; đại tiện bí kết; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng trắng xen kẽ nhờn; mạch hoạt sác.
- Pháp điều trị: thanh nhiệt tuyên phế hoá đờm định suyễn.
- Phương thuốc: “định suyễn thang” gia giảm:
Bạch quả 10g Chích ma hoàng 6g
Hạnh nhân 10g Hoàng cầm 10g
Tang bạch bì 10g Chế bán hạ 10g
Tô tử 10g Khoản đông hoa 10g.
Sinh cam thảo 5g
- Gia giảm:
. Đàm nhiều, không ho khạc được thì gia thêm: toàn qua lâu 12g, đởm nam tinh 12g.
. Tức ngực nhiều thì gia thêm: chỉ xác 12g , hậu phác 12g.
. Nếu phế nhiệt nặng phải gia thêm: thạch cao 20 - 30g (sắc trước), ngư tinh thảo 20g.
. Đại tiện bí kết thì gia thêm: sinh đại hoàng 15g (bào thang xung phục).
2.1.3 Suyễn thoát :Suyễn nghịch nặng, khó thở không nằm ngủ được; đàm ứ trở, tâm quí, phiền táo bất an, tức ngực; mặt môi xanh tím, hãn xuất chi lạnh; mạch phù đại vô căn, thậm chí mạch vi muốn tuyệt.
- Phương trị: hồi dương cứu nghịch bình suyễn cố thoát.
- Phương thuốc: “ sâm phụ long mẫu thang” hợp “hắc duyên đan” gia giảm.
Nhân sâm 15 - 20g
Thục phụ phiến (trước) 20 - 30g
Sơn thù du 30g
Sinh long cốt (trước) 30g
Hắc duyên đan 5 - 9g
Sinh mẫu lệ (trước) 30g
Bột cáp giới (thôn phục) 5g (cáp giới tán bột hoà vào nước muối uống).
2.2.Thời kỳ mãn tính hoà giải
2.2.1 Phế khí hao hư
Tự hãn, sợ gió, thường dễ cảm mạo, bệnh tái phát khi thời tiết thay đổi. Trước khi lên cơn thường chảy nước mũi trong, lỏng; tắc mũi; khí đoản, âm thanh nhỏ, nói khàn, trong hầu thường có “thuỷ kế thanh” mức độ nhẹ, ho khạc đờm trắng, sắc mặt trắng sáng, chất lưỡi nhợt hồng, rêu lưỡi trắng mỏng; mạch tế nhược hoặc là hư nhuyễn.
- Phương pháp điều trị: bổ phế - ích khí cố biểu.
- Phương thuốc: “ngọc bình phong tán” hợp phương “sinh mạch tán” gia giảm.
Hoàng kỳ 30 - 60g Bạch truật 12g
Phòng phong 10g Đẳng sâm 15g
Mạch đông 10g Ngũ vị tử 10g
Bắc sa sâm 15g Bách hợp 15g
- Gia giảm:
. Nếu sợ gió, sợ lạnh thì gia thêm: quế chi 10g, sinh khương 3 - 5 lát, đại táo 7 qủa.
. Nếu biểu hư tự hãn thì gia thêm: phù tiểu mạch 12g, mẫu lệ 30g (trước).2.2.2 Tỳ khí hư hao:
Ăn kém, bụng chướng, đại tiện lỏng hoặc ăn chất dầu, chất nhờn dễ bị đi lỏng, thường nhân khi ăn uống bất thường mà dẫn đến phát cơn; mệt mỏi, thiếu lực, khí đoản bất túc, ngôn thanh nhỏ yếu; chất lưỡi nhợt hoặc hình thể lưỡi bệu to, rêu lưỡi nhờn trắng nhuận; mạch hư nhược.
- Phương trị: kiện tỳ hóa đàm.
- Phương thuốc: “trần hạ lục quân tử thang” gia giảm:
Trần bì 10g Chế bán hạ 10g Đẳng sâm 15 - 30g Bạch truật 12g Phục linh Sinh khương 3 - 5 lát Đại táo: 7 qủa
- Gia giảm:
. Nếu đàm nhiều, thấp nặng thì gia thêm: ý dĩ nhân 20g, thương truật 10g.
. Nếu quản bĩ, nạp ngai (ăn kém) thì gia thêm: mộc hương 10g, sa nhân 10g (sắc sau).
2.2.3 Thận khí hư hao.
Tự nhiên khí đoản tức súc, vận động thì bệnh tăng lên; tâm hoả, huyễn vựng, tai ù, lưng gối đau mỏi; sau lao luỵ dễ tái phát hen suyễn; sợ lạnh, chi lạnh, tự hãn, sắc mặt trắng sáng; lưỡi nhợt, thể lưỡi bệu mềm rìa lưỡi có hằn răng; mạch trầm tế hoặc huyền hồng.Nếu tự hãn, ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ ít rêu ; mạch sác vô lực là khí - thận lưỡng hư.
- Pháp điều trị: bổ thận nhiếp nạp.
- Phương thuốc: “(kim quĩ) thận khí hoàn” hợp phương “nhân sâm cápgiới tán” gia giảm.
Chế phụ phiến (trước) 12g Nhục quế 10g Thục địa 15g Sơn thù du 12g Hoài sơn dược 20g Phục linh 15g Đan bì 6g Trạch tả 10g Hồng sâm 10g Bột cáp giới 5g .
- Gia giảm: . Nếu dương hư rõ thì gia thêm: bổ cốt chỉ 10g, tiên linh tỳ 15g, lộc giác phiến 5g. . Nếu thận âm hao hư nặng thì bỏ đi các vị thuốc ôn bổ; gia thêm: mạch môn đông 30g, đương qui 10g, qui bản 10g.
3. Phương pháp điều trị khác:
3.1. Châm cứu thể châm.
Thường dùng các huyệt: định suyễn, đản trung, phế du, đại truỳ, hợp cốc.
Nếu phế hư sợ lạnh thì thêm: túc tam lý, thận du.
Nếu đàm nhiều thì thêm huyệt phong long; ho nhiều thêm huyệt thiên đột.
Mỗi ngày châm 1 -2 lần, mỗi lần 1 - 2 huyệt , 10 - 15 ngày là 1 liệu trình cắt cơn hen.
3.2. Nhĩ châm:
Dùng các huyệt: bình suyễn, tuyến thượng thận, giao cảm. Có thể dùng vương bất lưu hành tử để áp huyệt.
3.3.Cấy chỉ:
Dùng các huyệt: định suyễn, 2 huyệt phế du, 2 huyệt phong long, đản trung. Mỗi lần 1- 2 huyệt có tác dụng khống chế cơn hen tái phát, dự phòng có hiệu quả nhất định.
3.4. Đắp dán:
Bạch giới tử 20g Huyền hồ sách 20g Cam toại 10g Tế tân 10g
Tất cả tán bột nhỏ mịn, thêm xạ hương 6g, hoà với nước gừng rồi đắp vào các huyệt: phế du, cao hoang, bạch lao, sau 1 - 2h thì bỏ đi ; 10 ngày đắp 1 lần; 7 lần là một liệu trình.
3.5. Đơn thuốc nghiệm phương:
Tạo giác 15g, sắc tẩm vào 30g bạch giới tử; sau 12h đem phơi khô; mỗi lần uống 1 - 1,5g; mỗi ngày uống 3 lần. Điều trị cho bệnh nhân khi lên cơn hen suyễn mà có đàm thũng, khí nghịch.
4. Bài thuốc chọn lọc trên lâm sàng .
+ Theo tài liệu của Dụ Kỳ: dùng “ma hoàng địa long thang” để điều trị , 53 bệnh nhân hen phế quản đã đạt kết quả mãn ý. Bài thuốc gồm có:
Ma hoàng 10g Hạnh nhân 10g Triết bối mẫu 10g Đan sâm 10g Hậu phác 10g Tô tử 10g Chích tang bạch bì 10g Địa long 30g Cam thảo 3g Bạch thảo 10 quả.
- Gia giảm:
Nếu suyễn nặng thì gia thêm: đình lịch tử.
Ho nhiều thêm bạch giới tử, lai phục tử, nga quản thạch.
Nếu ngoan đàm giao cô thì thêm tạo hiệp đình; trung khí hư thì gia thêm: hoàng kỳ, đẳng sâm, bạch truật.
Nếu phế thận dương hư phải gia thêm: bổ cốt chỉ, trầm hương, nhục quế, tử thạch anh.
Nếu hen nhiệt thì gia thêm: thạch cao, ngư tinh thảo mỗi thứ đều 30g; hoàng cầm, đởm tinh mỗi thứ đều 10g.
Nếu phế thận âm hư thì gia thêm: sa sâm, mạch đông, thục địa, trầm hương, ngũ vị tử.
Kết quả: khống chế hen hoàn toàn trên lâm sàng sau 1 tháng trở lên: 25 ca tốt; cải thiện 7, không hiệu quả 4. Tổng số hiệu quả 92,5% (1995).
+ Bài thuốc theo dẫn liệu của Vương Kỳ điều trị cho 374 bệnh nhân hen phế quản: khỏi 269 (70,2%), chuyển biến tốt 102 (28,9%), không hiệu quả 3 (0,9%).
- Hải cảo, quế chi, xích thược, bán hạ, hạnh nhân mỗi thứ đều 15g. - Chế xuyên ô, ma hoàng, can khương, tế tân, ngũ vị tử, chế nam tinh, bách bộ mỗi thứ đều 10g.
- Nguyên hoa, lê lô, cam thảo mỗi thứ đều 5g.
- Bá thụ quả 30 (viên) 2 ngày 1 thang, sắc nước uống; 1 tháng là 1 liệu trình, 3 liệu trình 3 tháng (Vương Diên Lập, Trung y Tứ Xuyên 1995).
+ Bài thuốc theo dẫn liệu của Đô Kỳ: “Bán hạ định suyễn thang”:
Bán hạ, đình lịch tử, trần bì mỗi thứ đều 12g.
Bạch phục linh, hoàng cầm, đẳng sâm, sơn dược, bạch truật mỗi thứ đều 15g.
Cát cánh, hạnh nhân mỗi thứ đều 10g.
Ma hoàng, cam thảo mỗi thứ đều 9g.
Sinh hoàng kỳ 30g.
- Gia giảm:
Nếu hen nhiệt thì gia thêm: thạch cao, thiên trúc hoàng.
Nếu hen hàn phải gia thêm: can khương, tế tân; huyết ứ thì gia thêm: xích thược, xuyên khung; phát sốt thì gia thêm: sài hồ, ngư tinh thảo .
Sắc uống ngày 1 thang, 2 tuần là 1 liệu trình. Đạt kết quả 89,4% (Đỗ Lập Phong, Trung y Thiểm tây 1995).
+ Theo giới thiệu của Vương Kỳ dùng “lý phế bổ thận thang” điều trị 208 bệnh nhân hen:
- Thể âm hư phế táo: tang bạch bì, tô tử, thiên hoa phấn, đông qua tử, chích ma hoàng, hạnh nhân, địa long, thạch cao, thục địa, hoài sơn, cam thảo. Nếu ho thì gia thêm: bách bộ, khoản đông hoa. Nếu đại tiện bế phải gia thêm: đại xích thạch , sinh đại hoàng; hay giận dữ thì gia thêm: hương phụ, bạch thược.
- Thể tỳ hư đàm thấp: tô tử, hạnh nhân, đẳng sâm, phục linh, bạch truật, trần bì, bán hạ, tử uyển, khoản đông hoa, chích ma hoàng, thục địa, sơn dược. Nếu có dau lưng nặng thì gia thêm: hoàng kỳ, cẩu tích, can khương.
-Thể thận hư, phế thực: thục địa, sơn dược, phục linh, ngũ vị tử, bổ cốt chỉ, tô tử, mạch đông, đương qui , nhân sâm, hạnh nhân.
Kết quả: hiệu quả 96,4% (nghiên cứu dược Trung y, 1991).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)