1. Đại cương:
1.1. Theo YHHĐ .
Hen phế quản: Là tình trạng khó thở do phế quản bị co thắt. Tuy y-
sinh học đã phát triển và đã tiêu chuẩn hóa chẩn đoán hen phế quản
nhưng việc điều trị hiện nay còn nhiều khó khăn.
Tỷ lệ mắc bệnh ở Việt Nam là 4%, trên thế giới là 6%. Nguyên nhân bệnh phần lớn do dị ứng , viêm phế quản mạn tính .
+ Đặc điểm lâm sàng: cơn khó thở ở thì thở ra, hay tái phát, khò khè, khạc đờm trong quánh (đờm hạt trai).
+ Bệnh lý khó thở do:
- Co thắt cơ trơn.
- Phù nề niêm mạc.
- Tăng tiết nhày ở các tuyến phế quản (chủ yếu là phế quản to và nhỏ).
Bệnh sinh: hậu qủa của phản ứng dị ứng giữa kháng nguyên và kháng thể
IgE; tế bào Mastocyt gắn nhiều kháng thể (tế bào hạt), chứa nhiều chất
trung gian hoá học khi phản ứng kháng nguyên - kháng thể dẫn đến tế bào
bị kích thích vỡ hạt và giải phóng ra chất trung gian hoá học (như:
histamin, SRS - A, ECF - A; PAF...). Các chất này kích thích trực tiếp
niêm mạc hoặc gián tiếp qua phản xạ phó giao cảm gây co thắt cơ trơn phế
quản, phù và tăng tiết.
+ Phân loại: 3 loại
- Hen ngoại lai (bên ngoài đưa lại).
- Hen nội lai (nội sinh, do bên trong nhiễm trùng).
- Hen hỗn hợp.
+ Cụ thể theo nguyên nhân:
- Hen phế quản dị ứng (90% ở tuổi < 30, 50% tuổi
>40). Do hít phải nấm, bụi nhà: ở Việt Nam nguyên nhân do bụi chiếm
tới 60% trong số các nguyên nhân.
- Do nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và
dưới, do cảm cúm (influenza); ở trẻ em thường do Rhinovirus,
Adenovirus, Parainflueuza.
- Do bệnh nghề nghiệp: bụi công nghiệp, chất kích thích.
- Do thuốc và hóa chất.
- Gắng sức và viêm mạch (có thể trước hoặc sau).
+ Điều kiện dễ bị hen: di truyền, hệ thần kinh không ổn định,
tăng quá mẫn phế quản. Trong viêm xoang, có chửa dễ làm bệnh nặng lên.
1.2. Theo Y học Cổ truyền:
Yhọc cổ truyền mô tả bệnh trong các phạm trù “háo chứng,
suyễn chứng, ẩm chứng”; đa phần do đàm túc ở trong (nội túc đàm yếm ở
phế), phục tà, tân ngoại cảm lục dâm, tình chí nội thương, ẩm thực hoặc
lao quyện làm cho tà tụ ở phế, phế khí thượng nghịch mà dẫn đến bệnh.
Dựa vào căn nguyên gây bệnh, YHCT chia ra làm 3 loại:
+ Hợp tà nội ngoại: đàm trọc nội yếm, phục thụ ngoại cảm, nội
ngoại hợp tà, tụ tắc khí đạo, phế mất tuyên giáng dẫn đến khí cấp suyễn
súc.
+ Phế tỳ khí hư, tỳ mất kiện vận, đàm thấp nội sinh, phế khí bất tuyên đàm trọc tụ phế dẫn đến suyễn súc khí cấp.
+ Thận phế dương hư: thận dương hư tắc mệnh môn hỏa suy, bất năng
thượng phế vu tâm, (thủy hoả ký tế) tắc tâm - dương thụ lụy. Phế hư bất
năng trị tiết, tắc khí - huyết vận hành thất điều mà dẫn đến thoát.
1.3. Chẩn đoán xác định.Bệnh xảy ra khi tiếp xúc với các nguyên
nhân : với phấn hoa, bụi nhà hoặc có viêm nhiễm đường hô hấp trên và
có liên quan đến thời tiết (đa số phát bệnh vào mùa xuân thu).
Chứng trạng và bản chứng có tam lãm “Tam chứng” rõ, hô hấp khó khăn, khó thở, nghe phổi có tạp âm bệnh lý.
Xét nghiệm: thời kỳ phát bệnh, trong máu có tế bào ái toan tăng cao;
khi viêm nhiễm thì bạch cầu tăng nhiều; trong huyết thanh hàm lượng
kháng thể IgE tăng cao; trong dịch đàm có thể thấy nhiều hạ khoa lôi
động kết tinh (tế bào hạt).
2. Biện chứng phương trị:
2.1. Thời kỳ phát bệnh cấp tính.
2.1.1 Hàn háo:
Hô hấp khí súc, trong họng khò khè, hung cách bí mãn như tắc, ho khạc
nhiều, đàm ít khó khạc; sắc mặt xanh bủng, miệng không khát hoặc khát ,
thích uống nước ấm; trời lạnh và cảm lạnh dễ phát bệnh; hình hàn, sợ
lạnh; chất lưỡi nhợt hồng, rêu lưỡi trắng nhờn; mạch huyền khẩn hoặc
phù khẩn.
- Pháp điều trị: ôn phế tán hàn - hoá đàm bình suyễn.
- Phương thuốc: “xạ can ma hoàng thang” gia giảm:
Xạ can 12g Chích ma hoàng 10 g
Tế tân 6g Chế bán hạ 12g
Tử uyển 10g Khoản đông hoa 12g
Ngũ vị tử 6g Quế chi 10g
Hạnh nhân 10g Sinh cam thảo 6g.
Sinh khương 2 -3 lát
- Gia giảm:
- Nếu đàm thông suyễn nghịch thì gia thêm: đình lịch tử 15g, tô tử 12g, bạch giới tử 10g.
- Nếu thuộc chứng lý ẩm biểu hàn, dịch đàm xanh lỏng nhiều bọt thì gia thêm: tế tân 10g, can khương 12g.
- Nếu thượng, thực hạ hư thì gia thêm: trầm hương 10g, toàn phúc hoa 10g (bào sắc).
2.1.2 Nhiệt háo:Thở thô khò khè, hung bĩ, khí súc, đờm đặc màu
vàng dính đục, khó khạc; phiền táo bất an; hãn xuất mặt đỏ, họng khô,
miệng đắng, khát , thích uống nước mát; đại tiện bí kết; chất lưỡi
hồng, rêu lưỡi vàng trắng xen kẽ nhờn; mạch hoạt sác.
- Pháp điều trị: thanh nhiệt tuyên phế hoá đờm định suyễn.
- Phương thuốc: “định suyễn thang” gia giảm:
Bạch quả 10g Chích ma hoàng 6g
Hạnh nhân 10g Hoàng cầm 10g
Tang bạch bì 10g Chế bán hạ 10g
Tô tử 10g Khoản đông hoa 10g.
Sinh cam thảo 5g
- Gia giảm:
. Đàm nhiều, không ho khạc được thì gia thêm: toàn qua lâu 12g, đởm nam tinh 12g.
. Tức ngực nhiều thì gia thêm: chỉ xác 12g , hậu phác 12g.
. Nếu phế nhiệt nặng phải gia thêm: thạch cao 20 - 30g (sắc trước), ngư tinh thảo 20g.
. Đại tiện bí kết thì gia thêm: sinh đại hoàng 15g (bào thang xung phục).
2.1.3 Suyễn thoát :Suyễn nghịch nặng, khó thở không nằm ngủ được;
đàm ứ trở, tâm quí, phiền táo bất an, tức ngực; mặt môi xanh tím, hãn
xuất chi lạnh; mạch phù đại vô căn, thậm chí mạch vi muốn tuyệt.
- Phương trị: hồi dương cứu nghịch bình suyễn cố thoát.
- Phương thuốc: “ sâm phụ long mẫu thang” hợp “hắc duyên đan” gia giảm.
Nhân sâm 15 - 20g
Thục phụ phiến (trước) 20 - 30g
Sơn thù du 30g
Sinh long cốt (trước) 30g
Hắc duyên đan 5 - 9g
Sinh mẫu lệ (trước) 30g
Bột cáp giới (thôn phục) 5g (cáp giới tán bột hoà vào nước muối uống).
2.2.Thời kỳ mãn tính hoà giải
2.2.1 Phế khí hao hư
Tự hãn, sợ gió, thường dễ cảm mạo, bệnh tái phát khi thời tiết thay
đổi. Trước khi lên cơn thường chảy nước mũi trong, lỏng; tắc mũi; khí
đoản, âm thanh nhỏ, nói khàn, trong hầu thường có “thuỷ kế thanh” mức
độ nhẹ, ho khạc đờm trắng, sắc mặt trắng sáng, chất lưỡi nhợt hồng, rêu
lưỡi trắng mỏng; mạch tế nhược hoặc là hư nhuyễn.
- Phương pháp điều trị: bổ phế - ích khí cố biểu.
- Phương thuốc: “ngọc bình phong tán” hợp phương “sinh mạch tán” gia giảm.
Hoàng kỳ 30 - 60g Bạch truật 12g
Phòng phong 10g Đẳng sâm 15g
Mạch đông 10g Ngũ vị tử 10g
Bắc sa sâm 15g Bách hợp 15g
- Gia giảm:
. Nếu sợ gió, sợ lạnh thì gia thêm: quế chi 10g, sinh khương 3 - 5 lát, đại táo 7 qủa.
. Nếu biểu hư tự hãn thì gia thêm: phù tiểu mạch 12g, mẫu lệ 30g (trước).2.2.2 Tỳ khí hư hao:
Ăn kém, bụng chướng, đại tiện lỏng hoặc ăn chất dầu, chất nhờn dễ bị đi
lỏng, thường nhân khi ăn uống bất thường mà dẫn đến phát cơn; mệt mỏi,
thiếu lực, khí đoản bất túc, ngôn thanh nhỏ yếu; chất lưỡi nhợt hoặc
hình thể lưỡi bệu to, rêu lưỡi nhờn trắng nhuận; mạch hư nhược.
- Phương trị: kiện tỳ hóa đàm.
- Phương thuốc: “trần hạ lục quân tử thang” gia giảm:
Trần bì 10g Chế bán hạ
10g Đẳng sâm 15 - 30g
Bạch truật 12g Phục linh
Sinh khương 3 - 5 lát Đại
táo: 7 qủa
- Gia giảm:
. Nếu đàm nhiều, thấp nặng thì gia thêm: ý dĩ nhân 20g, thương truật 10g.
. Nếu quản bĩ, nạp ngai (ăn kém) thì gia thêm: mộc hương 10g, sa nhân 10g (sắc sau).
2.2.3 Thận khí hư hao.
Tự nhiên khí đoản tức súc, vận động thì bệnh tăng lên; tâm hoả,
huyễn vựng, tai ù, lưng gối đau mỏi; sau lao luỵ dễ tái phát hen suyễn;
sợ lạnh, chi lạnh, tự hãn, sắc mặt trắng sáng; lưỡi nhợt, thể lưỡi bệu
mềm rìa lưỡi có hằn răng; mạch trầm tế hoặc huyền hồng.Nếu tự hãn, ngũ
tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ ít rêu ; mạch sác vô lực là khí - thận lưỡng
hư.
- Pháp điều trị: bổ thận nhiếp nạp.
- Phương thuốc: “(kim quĩ) thận khí hoàn” hợp phương “nhân sâm cápgiới tán” gia giảm.
Chế phụ phiến (trước) 12g Nhục quế 10g
Thục địa 15g Sơn
thù du 12g Hoài sơn dược
20g Phục linh 15g Đan bì
6g Trạch tả
10g Hồng sâm 10g
Bột cáp giới 5g .
- Gia giảm: . Nếu dương hư rõ thì gia thêm: bổ cốt chỉ 10g, tiên linh
tỳ 15g, lộc giác phiến 5g. . Nếu thận âm hao hư nặng thì bỏ đi các
vị thuốc ôn bổ; gia thêm: mạch môn đông 30g, đương qui 10g, qui bản
10g.
3. Phương pháp điều trị khác:
3.1. Châm cứu thể châm.
Thường dùng các huyệt: định suyễn, đản trung, phế du, đại truỳ, hợp cốc.
Nếu phế hư sợ lạnh thì thêm: túc tam lý, thận du.
Nếu đàm nhiều thì thêm huyệt phong long; ho nhiều thêm huyệt thiên đột.
Mỗi ngày châm 1 -2 lần, mỗi lần 1 - 2 huyệt , 10 - 15 ngày là 1 liệu trình cắt cơn hen.
3.2. Nhĩ châm:
Dùng các huyệt: bình suyễn, tuyến thượng thận, giao cảm. Có thể dùng vương bất lưu hành tử để áp huyệt.
3.3.Cấy chỉ:
Dùng các huyệt: định suyễn, 2 huyệt phế du, 2 huyệt phong long, đản
trung. Mỗi lần 1- 2 huyệt có tác dụng khống chế cơn hen tái phát, dự
phòng có hiệu quả nhất định.
3.4. Đắp dán:
Bạch giới tử 20g Huyền hồ
sách 20g Cam toại 10g
Tế tân 10g
Tất cả tán bột nhỏ mịn, thêm xạ hương 6g, hoà với nước gừng rồi đắp vào
các huyệt: phế du, cao hoang, bạch lao, sau 1 - 2h thì bỏ đi ; 10 ngày
đắp 1 lần; 7 lần là một liệu trình.
3.5. Đơn thuốc nghiệm phương:
Tạo giác 15g, sắc tẩm vào 30g bạch giới tử; sau 12h đem phơi khô; mỗi
lần uống 1 - 1,5g; mỗi ngày uống 3 lần. Điều trị cho bệnh nhân khi lên
cơn hen suyễn mà có đàm thũng, khí nghịch.
4. Bài thuốc chọn lọc trên lâm sàng .
+ Theo tài liệu của Dụ Kỳ: dùng “ma hoàng địa long thang” để điều trị ,
53 bệnh nhân hen phế quản đã đạt kết quả mãn ý. Bài thuốc gồm có:
Ma hoàng 10g Hạnh nhân
10g Triết bối mẫu 10g
Đan sâm 10g Hậu phác
10g Tô tử 10g Chích
tang bạch bì 10g Địa long 30g
Cam thảo 3g Bạch thảo
10 quả.
- Gia giảm:
Nếu suyễn nặng thì gia thêm: đình lịch tử.
Ho nhiều thêm bạch giới tử, lai phục tử, nga quản thạch.
Nếu ngoan đàm giao cô thì thêm tạo hiệp đình; trung khí hư thì gia thêm: hoàng kỳ, đẳng sâm, bạch truật.
Nếu phế thận dương hư phải gia thêm: bổ cốt chỉ, trầm hương, nhục quế, tử thạch anh.
Nếu hen nhiệt thì gia thêm: thạch cao, ngư tinh thảo mỗi thứ đều 30g; hoàng cầm, đởm tinh mỗi thứ đều 10g.
Nếu phế thận âm hư thì gia thêm: sa sâm, mạch đông, thục địa, trầm hương, ngũ vị tử.
Kết quả: khống chế hen hoàn toàn trên lâm sàng sau 1 tháng trở lên: 25
ca tốt; cải thiện 7, không hiệu quả 4. Tổng số hiệu quả 92,5% (1995).
+ Bài thuốc theo dẫn liệu của Vương Kỳ điều trị cho 374 bệnh
nhân hen phế quản: khỏi 269 (70,2%), chuyển biến tốt 102 (28,9%), không
hiệu quả 3 (0,9%).
- Hải cảo, quế chi, xích thược, bán hạ, hạnh nhân mỗi thứ đều 15g.
- Chế xuyên ô, ma hoàng, can khương, tế tân, ngũ vị tử, chế nam
tinh, bách bộ mỗi thứ đều 10g.
- Nguyên hoa, lê lô, cam thảo mỗi thứ đều 5g.
- Bá thụ quả 30 (viên) 2 ngày 1 thang, sắc nước uống; 1 tháng là 1
liệu trình, 3 liệu trình 3 tháng (Vương Diên Lập, Trung y Tứ Xuyên
1995).
+ Bài thuốc theo dẫn liệu của Đô Kỳ: “Bán hạ định suyễn thang”:
Bán hạ, đình lịch tử, trần bì mỗi thứ đều 12g.
Bạch phục linh, hoàng cầm, đẳng sâm, sơn dược, bạch truật mỗi thứ đều 15g.
Cát cánh, hạnh nhân mỗi thứ đều 10g.
Ma hoàng, cam thảo mỗi thứ đều 9g.
Sinh hoàng kỳ 30g.
- Gia giảm:
Nếu hen nhiệt thì gia thêm: thạch cao, thiên trúc hoàng.
Nếu hen hàn phải gia thêm: can khương, tế tân; huyết ứ thì gia thêm:
xích thược, xuyên khung; phát sốt thì gia thêm: sài hồ, ngư tinh thảo .
Sắc uống ngày 1 thang, 2 tuần là 1 liệu trình. Đạt kết quả 89,4% (Đỗ Lập Phong, Trung y Thiểm tây 1995).
+ Theo giới thiệu của Vương Kỳ dùng “lý phế bổ thận thang” điều trị 208 bệnh nhân hen:
- Thể âm hư phế táo: tang bạch bì, tô tử, thiên hoa phấn, đông qua tử,
chích ma hoàng, hạnh nhân, địa long, thạch cao, thục địa, hoài sơn,
cam thảo. Nếu ho thì gia thêm: bách bộ, khoản đông hoa. Nếu đại tiện
bế phải gia thêm: đại xích thạch , sinh đại hoàng; hay giận dữ thì gia
thêm: hương phụ, bạch thược.
- Thể tỳ hư đàm thấp: tô tử, hạnh nhân, đẳng sâm, phục linh, bạch
truật, trần bì, bán hạ, tử uyển, khoản đông hoa, chích ma hoàng, thục
địa, sơn dược. Nếu có dau lưng nặng thì gia thêm: hoàng kỳ, cẩu tích,
can khương.
-Thể thận hư, phế thực: thục địa, sơn dược, phục linh, ngũ vị tử, bổ
cốt chỉ, tô tử, mạch đông, đương qui , nhân sâm, hạnh nhân.
Kết quả: hiệu quả 96,4% (nghiên cứu dược Trung y, 1991).
đại lý vé máy bay eva tại tphcm
mua vé máy bay đi mỹ hãng nào rẻ
hàng không hàn quốc
vé máy bay khứ hồi đi mỹ giá rẻ
mua vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngau Hung Du Lich
Kien Thuc Du Lich