PGS.TS Phan Quan Chí Hiếu
Mục tiêu Sau khi học tập, sinh viên phải
1. Định nghĩa được bệnh ngoại cảm ôn bệnh.
2. Trình bày được nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của ngoại cảm ôn bệnh.
3. Liệt kê được những triệu chứng chính của từng giai đoạn của ngoại cảm ôn bệnh.
4. Phân biệt được sự khác biệt chủ yếu giữa ngoại cảm ôn bệnh và ngoại cảm thương hàn.
5. Trình bày được nguyên tắc điều trị và cách trị của từng thể lâm sàng.
6. Phân tích được cơ sở lý luận Đông y của việc điều trị ôn bệnh.
1. Đại cương
Bệnh Ngoại cảm ôn bệnh là tên gọi chung của những bệnh ngoại cảm với những đặc điểm
−Khởi phát với sốt cao
−Bệnh cảnh thiên về nhiệt
−Diễn biến theo quy luật
−Bệnh thường cấp tính, diễn tiến nhanh, bệnh cảnh thường nặng Nếu bệnh phát thành dịch thì được gọi là “ôn dịch”.
Trong tài liệu cổ, có những cách gọi tên (cách phân chia) bệnh ngoại cảm ôn bệnh khác nhau.
−Nếu dựa theo thời gian mà bệnh khởi phát
+ Phong ôn, Xuân ôn: khi bệnh khởi phát vào mùa xuân.
+ Thử ôn, Thấp ôn: khi bệnh khởi phát vào mùa hè.
+ Phục thử, Thu táo: khi bệnh khởi phát vào mùa thu.
+ Đông ôn: khi bệnh khởi phát vào mùa đông.
−Nếu dựa theo cơ chế phát bệnh
+ Tân cảm: khi cảm phải ngoại tà thì bệnh phát ngay
+ Phục tà: khi cảm phải ngoại tà, bệnh không khởi phát ngay mà ẩn nấp bên trong, khi có đủ điều kiện thì mới phát bệnh. Những điều kiện đó là:
• Chính khí suy kém
• Cảm phải một đợt mới (Tân cảm dẫn động phục tà)
+ Tân cảm + Phục tà
2. Nguyên nhân gây bệnh
Do 2 loại nguyên nhân gây nên
−Ngoại cảm lục dâm: chủ yếu là những tính chất ôn nhiệt của lục dâm như Phong nhiệt, Thử nhiệt, Thấp nhiệt, Táo nhiệt....
−Lệ khí: đây là loại khí hậu độc địa, do sự phối hợp giữa nguyên nhân trên và tử khí của xác chết, thường xảy ra trong chiến tranh, trong thiên tai địch họa.
3. Sinh bệnh lý của ngoại cảm ôn bệnh
Bệnh ngoại cảm ôn bệnh diễn tiến có quy luật và đi từ ngoài vào trong, đi từ nhẹ đến nặng. Theo Diệp Thiên Sỹ (đời Thanh) bệnh sẽ diễn biến từ Vệ phận đến Khí phận, Dinh phận và cuối cùng là Huyết phận.
3.1. Quy luật khởi phát của bệnh
−Nếu mới cảm phải mà bệnh phát ra ngay: bệnh cảnh xuất hiện chủ yếu ở Vệ phận.
−Nếu do tân cảm dẫn động phục tà (Tân cảm + Phục tà): bệnh cảnh lâm sàng có thể gồm Vệ phận phối hợp với khí hay Dinh phận.
3.2. Diễn biến của bệnh
Có 2 trường phái nêu lên diễn biến của ngoại cảm ôn bệnh
−Theo diễn tiến từ nông vào sâu (từ ngoài vào trong): do Diệp Thiên Sỹ khởi xướng và bao gồm 4 giai đoạn Vệ, Khí, Dinh, Huyết.
−Theo diễn tiến từ trên xuống: do Ngô Hữu Khả (nhà Thanh) đề xướng và bao gồm 3 giai đoạn Thượng tiêu (Tâm Phế), Trung tiêu (Tỳ Vị), Hạ tiêu (Can Thận).
3.3. Bệnh cảnh lâm sàng
Một cách tổng quát, bệnh ở Vệ phận và Khí phận thuộc bệnh của khí. Bệnh ở Dinh phận và Huyết phận được xếp vào nhóm bệnh của huyết.
Bệnh ở Vệ phận (chủ biểu, chủ Phế và bì mao) là bệnh của khí nhưng có biểu hiện nhẹ. Bệnh ở khí phận (chỉ ôn nhiệt tà đã vào sâu, vào lý; nhưng chưa vào huyết) là bệnh của khí nhưng biểu hiện nặng, sâu.
Bệnh ở Dinh phận (tà vào Tâm, Tâm bào) là bệnh của huyết nhưng có biểu hiện nhẹ, nông. Bệnh ở Huyết phận (Tà vào Can huyết) là bệnh của huyết với những triệu chứng nặng, nghiêm trọng hơn.
−ở Vệ phận, do nhiệt tà nhẹ nông, làm tổn thương âm chưa nhiều, hiện tượng táo tương đối nhẹ (ho khan không đàm, họng khô, khát không rõ).
−ở Khí phận, tân dịch bị thương tổn tương đối rõ nên thấy tâm phiền, miệng khát, hoặc cầu bón.
−Tân dịch bị thương ảnh hưởng đến huyết là tà đã vào Dinh phận.
−Huyết bị tổn thương tương đối nhiều là tà đã vào Huyết phận.
4. Những điểm khác nhau giữa ngoại cảm ôn bệnh và ngoại cảm thương hàn
STT | Ôn bệnh | Thương hàn |
1 | Khảo sát các bệnh ngoại cảm có tính chất nhiệt | Khảo sát tất cả các bệnh ngoại cảm |
2 | Khởi phát ngay với Nhiệt chứng | Khởi phát với Phong, Hàn, Thử, Thấp chứng. Giai đoạn sau mới xuất hiện Nhiệt chứng |
3 | Diễn biến có quy luật, theo Vệ, Khí, Dinh, Huyết và Tam tiêu | Diễn biến có quy luật, theo Lục kinh |
ĐẶC ĐIỂM CỦA ÔN BỆNH
- Ôn bệnh là một loại bệnh Ngoại cảm
- Hai nguyên nhân gây bệnh của Ngoại cảm ôn bệnh:
+ Lục dâm: chủ yếu Nhiệt tà.
+ Lệ khí
- Có 2 cách khảo sát diễn tiến có qui luật của Ngoại cảm ôn bệnh: diễn tiến từ ngoài vào trong (Vệ, Khí, Dinh, Huyết) hoặc diễn tiến từ trên xuống (thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu).
- Những giai đoạn diễn biến của Ngoại cảm ôn bệnh phản ảnh tương quan lực lượng giữa sức đề kháng của cơ thể (chính khí) và tác nhân gây bệnh (tà khí).
5. Bệnh học và điều trị
5.1. Nhắc lại chức năng sinh lý của Vệ, Khí, Dinh, Huyết
Vệ, Khí, Dinh, Huyết chu lưu khắp cơ thể để duy trì sự sống bình thường của con người.
−Vệ có tác dụng:
+ Bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh từ bên ngoài
+ Ôn dưỡng cơ nhục, sung nhuận bì phu
+ Quản lý việc đóng mở lỗ chân lông (quan hệ mật thiết với việc đổ mồ hôi).
−Dinh (hàm ý kinh doanh) có vai trò sinh huyết và dinh dưỡng toàn thân. Dinh khí lưu hành bên trong mạch.
−Khí cũng là dạng vật chất cơ bản để tạo thành và duy trì sự sống của con người. Nó tồn tại trong các tổ chức tạng phủ và thông qua các hoạt động cơ năng của tạng phủ để phản ánh ra ngoài. Khí bao hàm:
+ Sự hoạt động cơ năng của các tổ chức, tạng phủ. Khí vận hành không ngừng trong kinh mạch (kinh khí), trong tạng phủ (tạng khí), ngoài bì phu (vệ khí).
+ Những dạng vật chất khó thấy, chất dưỡng khí, chất dinh dưỡng đang vận hành trong cơ thể (dưỡng khí, cốc khí, tông khí…).
+ Huyết có vai trò dinh dưỡng cho cơ thể. Quá trình tạo thành huyết có liên quan tới Tỳ - Phế - Tâm -Thận. Sự tuần hoàn của huyết do Tâm làm chủ, do Can tàng trữ và do Tỳ thống soái.
5.2. Bệnh học và điều trị Ngoại cảm ôn bệnh
5.2.1. Vệ phận chứng
Đây là ôn nhiệt ở thời kỳ đầu. Bệnh ở bì mao và Phế. Giai đoạn này, bệnh thường có 2 mức độ biểu hiện gồm: tà ở bì mao và tà ở Phế
Triệu chứng chung của bệnh ở Vệ phận: sợ gió lạnh, phát sốt, khát không nhiều, ho ít đàm, hoặc đàm khó khạc, mạch phù sác.
5.2.1.1. Tà ở bì mao
Triệu chứng: sốt, sợ gió lạnh, mạch phù sác, hoặc có ho, đau họng, khát.
Pháp trị: thanh tán biểu nhiệt (Ngân kiều tán).
+ Phân tích bài thuốc: (Pháp hãn)
Vị thuốc | Dược lý Đông y |
Liên kiều | Đắng, lạnh. Vào Đởm, Đại trường, Tam tiêu. Thanh nhiệt, giải độc, tán kết, giải cảm trừ phong nhiệt. |
Kim ngân | Ngọt, đắng. Vào Phế, Vị, Tâm, Tỳ, Đại trường. Thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt Vị trường, thanh biểu nhiệt. |
Bạc hà | Cay mát. Vào Phế, Can. Phát tán phong nhiệt. |
Kinh giới | Vị cay, ôn. Vào Phế, Can. Phát biểu, khử phong, lợi yết hầu. |
Đậu sị | Vị đắng, tính hàn. Vào Phế, Vị. Tác dụng giải biểu, trừ phiền |
Cát cánh | Đắng cay hơi ấm. Vào Phế. Khử đờm chỉ khái, tuyên Phế lợi hầu họng, bài nung giải độc. |
Ngưu bàng tử | Vị cay, đắng, tính hàn. Vào Phế, Vị. Tác dụng tán phong nhiệt, tuyên Phế, thấp chẩn |
Lá tre (Trúc diệp) |
Ngọt nhạt, hàn. Thanh Tâm hỏa, lợi niệu, trừ phiền nhiệt |
Cam thảo | Ngọt bình. Vào 12 kinh. Bổ trung khí, hóa giải độc. |
Tên huyệt | Cơ sở lý luận | Tác dụng điều trị |
Bách hội Đại chùy |
Hội của mạch Đốc và 6 dương kinh. Vì là thuần dương nên chủ biểu. Mình nóng, mồ hôi tự ra (tả sau bổ) Sợ lạnh, không có mồ hôi (bổ sau tả) |
Giải biểu |
Khúc trì Hợp cốc |
Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt | Hạ sốt |
Ngoại quan | Hội của Thủ Thiếu dương và Dương duy mạch | Đặc hiệu khu phong, giải biểu |
Phong trì | Hội của Thủ túc Thiếu dương và Dương duy mạch | Đặc hiệu khu phong, giải biểu |
Phong môn | Khu phong phần trên cơ thể | Trị cảm, đau đầu đau cứng gáy |
Triệu chứng: ho ít đàm, hoặc đàm khó khạc, đau họng, hơi sợ gió, sợ lạnh, hơi phát sốt. Pháp trị: tuyên Phế tán nhiệt (Tang cúc ẩm).
+ Phân tích bài thuốc: (Pháp hãn)
Vị thuốc | Dược lý Đông y |
Tang diệp | Ngọt, đắng, hàn. Vào Can, Phế, Thận. Phát tán phong nhiệt, thanh Can, minh mục, thanh Phế chỉ khái. |
Cúc hoa | Ngọt, đắng tính hơi hàn. Vào Phế, Can, Thận. Phát tán phong nhiệt, thanh Can minh mục, giáng hỏa, giải độc |
Bạc hà | Cay mát. Vào Phế, Can. Phát tán phong nhiệt. |
Liên kiều | Đắng, lạnh. Vào Đởm, Đại trường, Tam tiêu. Thanh nhiệt, giải độc, tán kết, giải cảm trừ phong nhiệt. |
Hạnh nhân | Đắng, ấm. Vào Phế, Đại trường. Thông Phế, bình suyễn, nhuận tràng, thông tiện, ôn Phế. |
Cát cánh | Đắng cay, hơi ấm. Vào Phế. Khử đờm chỉ khái, tuyên Phế lợi hầu họng, bài nung giải độc. |
Lô căn | Ngọt, hàn, vào Phế Vị. Thanh nhiệt, sinh tân, lợi niệu, thanh Phế nhiệt, chỉ khái, thanh nhiệt, chỉ nôn. |
Cam thảo | Ngọt, bình. Vào 12 kinh. Bổ trung khí, hóa giải độc. |
Tên huyệt | Cơ sở lý luận | Tác dụng điều trị |
Bách hội Đại chùy |
Hội của mạch Đốc và 6 dương kinh, thuần dương nên chủ biểu. Mình nóng, mồ hôi tự ra (tả sau bổ) Sợ lạnh, không có mồ hôi (bổ sau tả) |
Giải biểu |
Khúc trì Hợp cốc |
Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt | Hạ sốt |
Ngoại quan | Hội của Thủ Thiếu dương và Dương duy mạch | Đặc hiệu khu phong, giải biểu |
Phong trì | Hội của Thủ túc Thiếu dương và Dương duy mạch | Đặc hiệu khu phong, giải biểu |
Phong môn | Khu phong phần trên cơ thể | Trị cảm, đau đầu Trị cảm, đau cứng gáy |
Thái uyên | Du Thổ huyệt/Phế. Khu phong hóa đờm, lý Phế chỉ khái | Trị ho |
Nghinh hương | Huyệt tại chỗ | Ngạt mũi |
- Chủ chứng (triệu chứng quan trọng) của Vệ phận chứng: sốt, mạch phù sác.
- Bệnh chứng ở Vệ phận bao gồm 2 bệnh cảnh: tà ở bì mao (khi bệnh còn ở phần nông) và tà ở Phế (khi bệnh xâm phạm chức năng tuyên giáng của Phế).
- Triệu chứng quan trọng của bệnh cảnh Tà ở bì mao: sốt, sợ gió, sợ lạnh, mạch phù sác
- Triệu chứng quan trọng của bệnh cảnh tà ở Phế: sốt, ho ít đàm, đàm dính khó khạc
- Thuốc tiêu biểu trong điều trị bệnh chứng tà ở bì mao: Ngân kiều tán
- Thuốc tiêu biểu trong điều trị bệnh chứng tà ở Phế: Tang cúc ẩm
5.2.2. Khí phận chứng
Theo lý luận Đông y, giai đoạn này bệnh tà ở sâu hơn.
−Triệu chứng: sợ nóng, không sợ lạnh. Do Ôn nhiệt nhập vào bằng hai đường (hoặc bệnh từ Vệ phận chuyển sang hoặc bệnh do trực trúng vào khí phận) mà triệu chứng có khác nhau.
+ Nếu từ Vệ phần chuyển sang: sẽ thấy lúc đầu sợ lạnh phát sốt, sau đó hết sợ lạnh chỉ sốt.
+ Nếu do trực trúng Khí phận: ngay từ đầu đã không sợ lạnh, chỉ có sốt.
−Các thể lâm sàng: vì nhiệt nhập vào những vị trí không giống nhau nên xuất hiện các thể lâm sàng
+ Phế nhiệt
+ Hung cách nhiệt
+ Vị nhiệt
+ Nhiệt kết trường phủ
5.2.2.1. Nhiệt ở Phế kinh
Triệu chứng: sốt, phiền khát, phiền táo, bất an, ho đờm đặc vàng, khó khạc. Khí suyễn, ho ra máu, tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng khô hoặc nhớt, mạch hoạt sác.
Pháp trị: tuyên giáng Phế nhiệt (Ma hạnh cam thạch thang).
+ Phân tích bài thuốc: (Pháp hãn)
Vị thuốc | Dược lý Đông y |
Ma hoàng | Cay, đắng, ôn. Khai thấu lý, làm ra mồ hôi, lợi tiểu tiện |
Thạch cao | Vị ngọt, cay, tính hàn. Vào 3 kinh Phế, Vị, Tam tiêu. Thanh nhiệt, giáng hỏa, trừ phiền, chỉ khát |
Hạnh nhân | Đắng, ấm. Vào Phế, Đại trường. Thông Phế, bình suyễn, nhuận tràng, thông tiện, ôn Phế. |
Cam thảo | Ngọt, bình. Vào 12 kinh. Bổ trung khí, hóa giải độc. |
Tên huyệt | Cơ sở lý luận | Tác dụng điều trị |
Đại chùy |
Hội của mạch Đốc và 6 dương kinh, thuần dương nên chủ biểu. Mình nóng, mồ hôi tự ra: tả sau bổ Sợ lạnh, không có mồ hôi: bổ sau tả |
Giải biểu |
Khúc trì Hợp cốc |
Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt | Hạ sốt |
Thái uyên | Du Thổ huyệt/Phế. (Tả hỏa/Phế). Khu phong hóa đờm, lý Phế chỉ khái | Trị ho |
Đản trung | Hội của khí | Trị ho, khó thở |
Nghinh hương | Huyệt tại chỗ | Ngạt mũi |
−Triệu chứng: tức ngực, phát sốt từng cơn, thường buồn phiền, khó ngủ. Mạch sác, rêu vàng.
−Pháp trị: thanh thấu uất nhiệt (Chi tử sị thang )
+ Phân tích bài thuốc: (Pháp thanh)
Vị thuốc | Dược lý Đông y |
Chi tử | Vị đắng, hàn. Vào Tâm, Phế, Tam tiêu. Thanh nhiệt, tả hỏa, lợi tiểu, cầm máu |
Đậu sị | Vị đắng, hàn. Vào Phế, Vị, giải biểu, trừ phiền |
Tên huyệt | Cơ sở lý luận | Tác dụng điều trị |
Đại chùy | Hội của mạch Đốc và 6 dương kinh, thuần dương nên chủ biểu. Mình nóng, mồ hôi tự ra: tả sau bổ Sợ lạnh, không có mồ hôi: bổ sau tả |
Giải biểu |
Khúc trì Hợp cốc |
Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt | Hạ sốt |
Nội quan | Hội của Quyết âm và Âm duy mạch | Đặc hiệu trị bệnh vùng hung cách |
Đản trung | Hội của khí | Trị ho, khó thở |
−Triệu chứng: sốt cao, ra mồ hôi dầm dề, khát dữ, mạch hồng đại, tâm phiền, rêu lưỡi vàng, khô.
−Pháp trị: thanh nhiệt sinh tân (Bạch hổ thang).
+ Phân tích bài thuốc (Phép thanh)
Vị thuốc | Dược lý đông y |
Sinh thạch cao | Vị ngọt, cay, hàn. Vào 3 kinh Phế, Vị, Tam tiêu. Thanh nhiệt, giáng hỏa, trừ phiền, chỉ khát |
Tri mẫu | Vị đắng, lạnh. Tư Thận, tả hỏa |
Cam thảo | Ngọt, ôn. Hòa trung bổ thổ, điều hòa các vị thuốc |
Cánh mễ | ích Vị, sinh tân |
Tên huyệt | Cơ sở lý luận | Tác dụng điều trị |
Khúc trì Hợp cốc |
Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt | Hạ sốt |
Đại chùy |
Hội của mạch Đốc và 6 dương kinh, thuần dương nên chủ biểu. Mình nóng, mồ hôi tự ra: tả sau bổ Sợ lạnh, không có mồ hôi: bổ sau tả |
Kinh nghiệm hiện nay, phối hợp Đại chùy và Khúc trì chữa sốt cao |
Thập tuyên | Kỳ huyệt. Kinh nghiệm chữa sốt cao bằng cách thích nặn ra ít máu | Hạ sốt |
Có 2 thể lâm sàng khác nhau a. Trường táo tiện bế
−Triệu chứng: cầu táo bón, triều nhiệt, ra mồ hôi, bụng đau sợ ấn, tiểu đỏ, lưỡi khô, mạch trầm thực.
−Pháp trị: nhuận táo thông tiện (Điều Vị thừa khí thang).
+ Phân tích bài thuốc (Pháp hạ)
Vị thuốc | Dược lý Đông y |
Đại hoàng | Đắng, lạnh. Vào Tỳ, Vị, Đại trường, Can, Tâm bào. Hạ tích trệ trường vị, tả thực nhiệt huyết phận |
Mang tiêu | Mặn, lạnh. Vào Đại trường, Tam tiêu. Thông đại tiện, nhuyễn kiên, tán kết. |
Chỉ thực | Đắng, hàn. Vào Tỳ Vị. Phá kết, tiêu tích trệ, hóa đờm trừ bĩ. |
Hậu phác | Cay, đắng ấm. Vào Tỳ, Vị, Đại trường. Hành khí, hóa đờm trừ nôn mửa. |
Tên huyệt | Cơ sở lý luận | Tác dụng điều trị |
Thiên khu | Mộ huyệt của Đại trường | Hạ tích trệ trường vị |
Chi câu | Kinh hỏa huyệt của Tam tiêu. Có tác dụng tán ứ kết, thông trường vị | Trị táo bón |
Khúc trì Hợp cốc |
Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt | Hạ sốt |
−Triệu chứng: tả lỵ nhiều lần, hậu môn nóng rát, mạch sác, miệng khát, rêu vàng khô.
−Pháp trị: tiết nhiệt sinh tân (Cát căn cầm liên thang).
+ Phân tích bài thuốc: (Pháp thanh)
Vị thuốc | Dược lý Đông y |
Cát căn | Ngọt, cay, bình. Vào Tỳ, Vị. Sinh tân chỉ khát, trừ phiền, thanh nhiệt. |
Hoàng liên | Đắng, hàn. Vào Can, Đởm. Thanh nhiệt, trừ thấp, thanh Tâm, trừ phiền, giải độc, thanh Can hỏa, chỉ huyết do nhiệt. |
Hoàng cầm | Đắng, hàn. Vào Tâm, Phế, Can, Đởm, Đại trường. Thanh nhiệt, tả hỏa, làm lợi thấp ở Phế, trừ thấp Vị trường. |
Nhân trần | Đắng cay, tính hơi hàn. Vào Tỳ, Vị, Can, Đởm. Lợi thấp nhiệt, thoái hoàng. |
Kim ngân | Ngọt, đắng. Vào Phế, Vị, Tâm, Tỳ, Đại trường. Thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt Vị trường, thanh biểu nhiệt. |
Mộc thông | Đắng, lạnh. Vào Tâm, Tiểu trường, Phế, Bàng quang. Giáng Tâm hỏa, thanh lợi Tiểu trường, thanh thấp nhiệt Bàng quang. |
Hoắc hương | Cay, ấm vào Phế, Tỳ, Vị. Tán thử thấp, điều hòa Tỳ Vị, phương hương hóa trọc thấp. |
Cam thảo | Ngọt bình. Vào 12 kinh. Bổ trung khí, hòa hoãn, giải độc. |
KHÍ PHẬN CHỨNG
- Chủ chứng (triệu chứng quan trọng) của Khí phận chứng: sốt cao, phiền táo.
- Bệnh chứng ở Khí phận bao gồm 4 bệnh cảnh: nhiệt ở Phế kinh, Nhiệt uất hung cách, Nhiệt nhập Vị và Nhiệt kết trường phủ. Bệnh cảnh Nhiệt kết trường phủ có 2 thể Trường táo tiện bế và Trường nhiệt hạ lỵ.
- Triệu chứng quan trọng của bệnh cảnh nhiệt ở Phế kinh: ho nhiều, đờm khó khạc.
- Triệu chứng quan trọng của bệnh cảnh nhiệt uất hung cách: tức ngực, phiền táo
- Triệu chứng quan trọng của bệnh cảnh nhiệt nhập Vị: sốt cao, khát dữ, mạch hồng đại.
- Triệu chứng quan trọng của bệnh cảnh nhiệt kết trường phủ: sốt, rối loạn đại tiện
- Táo bón hay tiêu chảy, lỵ là triệu chứng quan trọng để phận biệt bệnh cảnh Trường táo tiện bế với Trường nhiệt hạ lỵ của nhiệt kết trường phủ
- Thuốc tiêu biểu trong điều trị bệnh chứng nhiệt ở Phế kinh: Ma hạnh cam thạch thang
- Thuốc tiêu biểu trong điều trị bệnh chứng Nhiệt uất hung cách: Chi tử sị thang
- Thuốc tiêu biểu trong điều trị bệnh chứng Nhiệt nhập Vị: Bạch hổ thang
- Thuốc tiêu biểu trong điều trị bệnh chứng Trường táo tiện bế của Nhiệt kết trường phủ: Điều vị thừa khí thang
- Thuốc tiêu biểu trong điều trị bệnh chứng Trường nhiệt hạ lỵ của Nhiệt kết trường phủ: Cát căn cầm liên thang
5.2.3. Dinh phận chứng
Còn được xem như giai đoạn đầu của ôn bệnh ở Huyết phận. Bệnh cảnh xuất hiện ở Tâm, Tâm bào và triệu chứng chủ yếu gồm huyết nhiệt và lơ mơ.
Bệnh xuất hiện ở Dinh phận có thể do từ Vệ phần chuyển đến, không qua Khí phận, trực tiếp vào Huyết phận (Nghịch truyền Tâm bào); có thể do từ Khí phận chuyển đến hoặc cũng có thể là trực trúng. Ôn bệnh ở Dinh phận biểu hiện ở 3 nhóm bệnh chứng
5.2.3.3. Nhiệt thương dinh âm (Âm hư nội nhiệt)
−Triệu chứng: sốt nặng về đêm, tâm phiền khó ngủ, hoặc nói lảm nhảm, lưỡi đỏ tươi.
−Pháp trị: thanh dinh thấu nhiệt (Thanh dinh thang).
Phân tích bài thuốc: (Pháp bổ - thanh)
Vị thuốc | Dược lý Đông y |
Bột sừng trâu | Thanh nhiệt độc ở phần Dinh |
Huyền sâm | Đắng, mặn, hơi hàn. Tư âm, giáng hỏa, trừ phiền, nhuận táo |
Mạch môn | Ngọt, đắng. Nhuận Phế, sinh tân |
Sinh địa | Hàn, ngọt, đắng. Nuôi Thận, dưỡng âm, dưỡng huyết |
Kim ngân | Ngọt, đắng. Vào Phế, Vị, Tâm, Tỳ, Đại trường. Thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt Vị trường, thanh biểu nhiệt. |
Hoàng liên | Đắng, hàn. Vào Can, Đởm. Thanh nhiệt, trừ thấp, thanh Tâm, trừ phiền, giải độc, thanh Can hỏa, chỉ huyết do nhiệt. |
Liên kiều | Đắng, lạnh. Vào Đởm, Đại trường, Tam tiêu. Thanh nhiệt, giải độc, tán kết, giải cảm trừ phong nhiệt. |
Lá tre | Ngọt, nhạt, hàn. Thanh Tâm hỏa, lợi niệu, trừ phiền nhiệt |
Đan sâm | Đắng, hơi hàn. Trục ứ huyết (không ứ huyết không dùng) |
−Triệu chứng: lơ mơ nói nhảm, tâm phiền lưỡi đỏ, ngủ vùi không tỉnh.
−Pháp trị: thanh tâm khai khiếu (Thanh cung thang).
+ Phân tích bài thuốc: (Pháp bổ - thanh)
Vị thuốc | Dược lý Đông y |
Bột sừng trâu | Thanh nhiệt độc ở phần Dinh |
Huyền sâm | Đắng, mặn, hơi hàn. Tư âm, giáng hỏa, trừ phiền, nhuận táo |
Mạch môn | Ngọt, đắng. Nhuận Phế, sinh tân |
Liên tử tâm | Vị đắng, tính hàn. Thanh Tâm khứ nhiệt. Chữa tâm phiền, thổ huyết |
Liên kiều | Đắng, lạnh. Vào Đởm, Đại trường, Tam tiêu. Thanh nhiệt, giải độc, tán kết, giải cảm trừ phong nhiệt. |
Trúc diệp | Ngọt, nhạt, hàn. Thanh Tâm hỏa, lợi niệu, trừ phiền nhiệt |
−Triệu chứng: hơi sợ gió lạnh, lưỡi đỏ tươi, đêm nóng khó ngủ, hoặc lơ mơ nói nhảm, mạch sác.
−Pháp trị: lưỡng thanh Dinh Vệ (Ngân kiều tán bỏ Kinh giới, Đậu sị, gia Sinh địa, Đơn bì, Huyền sâm, Đại thanh diệp).
+ Phân tích bài thuốc: (Pháp bổ - thanh)
Vị thuốc | Dược lý Đông y |
Liên kiều | Đắng, lạnh. Vào Đởm, Đại trường, Tam tiêu. Thanh nhiệt, giải độc, tán kết, giải cảm trừ phong nhiệt. |
Đơn bì | Cay đắng, hơi hàn. Thanh huyết nhiệt, tán ứ huyết. Chữa nhiệt nhập doanh phận |
Kim ngân | Ngọt, đắng. Vào Phế, Vị, Tâm, Tỳ, Đại trường. Thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt Vị trường, thanh biểu nhiệt. |
Sinh địa | Hàn, ngọt, đắng. Nuôi Thận, dưỡng âm, dưỡng huyết |
Huyền sâm | Đắng, mặn, hơi hàn. Tư âm, giáng hỏa, trừ phiền, nhuận táo |
Bạc hà | Cay, mát, vào Phế, Can. Phát tán phong nhiệt. |
Cát cánh | Đắng, cay, hơi ấm. Vào Phế. Khử đờm chỉ khái, tuyên Phế lợi hầu họng, bài nung giải độc. |
Ngưu bàng tử | Vị cay, đắng, tính hàn. Vào Phế, Vị. Tác dụng tán phong nhiệt, tuyên Phế, thấu chẩn |
Lá tre | Ngọt, nhạt, hàn. Thanh Tâm hỏa, lợi niệu, trừ phiền nhiệt |
Cam thảo | Ngọt bình. Vào 12 kinh. Bổ trung khí, hóa giải độc. |
Tên huyệt | Cơ sở lý luận | Tác dụng điều trị |
Tam âm giao | Giao hội huyệt của 3 kinh âm/chân | Tư âm |
Đại chùy |
Hội của mạch Đốc và 6 dương kinh, chủ biểu. Mình nóng, mồ hôi tự ra (tả) Sợ lạnh, không có mồ hôi (bổ) |
Thanh nhiệt |
Khúc trì Thập tuyên Hợp cốc |
Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Thập tuyên, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị sốt cao | Thanh nhiệt |
Phục lưu | Kinh Kim huyệt/Thận Điều hòa và sơ thông huyền phủ (lỗ chân lông) |
Tư âm bổ Thận Trị chứng đạo hãn |
Bách hội | Hội của mạch Đốc và 6 dương kinh. Thanh Thần chí, tiết nhiệt | Trị chứng nói nhảm, lơ mơ |
DINH PHẬN CHỨNG
- Chủ chứng (triệu chứng quan trọng) của Dinh phận chứng: sốt cao, rối loạn ý thức, từ nói nhảm đến lơ mơ.
- Bệnh chứng ở Dinh phận bao gồm 3 bệnh cảnh: Nhiệt thương dinh âm, nhiệt nhập Tâm bào và Dinh vệ hợp tà.
- Triệu chứng quan trọng của bệnh cảnh Nhiệt thương dinh âm: sốt cao về chiều, nói lảm nhảm.
- Triệu chứng quan trọng của bệnh cảnh nhiệt nhập Tâm bào: sốt cao, lơ mơ
- Triệu chứng quan trọng của bệnh cảnh Dinh vệ hợp tà: sốt cao, sợ gió, sợ lạnh, lơ mơ nói nhảm.
- Thuốc tiêu biểu trong điều trị bệnh chứng nhiệt thương dinh âm: Thanh dinh thang
- Thuốc tiêu biểu trong điều trị bệnh chứng nhiệt nhập Tâm bào: Thanh cung thang
- Thuốc tiêu biểu trong điều trị bệnh chứng Dinh Vệ hợp tà: Ngân kiều tán gia giảm
5.2.4. Huyết phận chứng
Giai đoạn này, nhiệt tà đã vào sâu bên trong, chủ yếu ở Can Thận.
−Bệnh ở Can có 2 loại biểu hiện
+ Nhiệt bức huyết vọng hành, Can không tàng được huyết (xuất huyết: nôn ra máu, tiêu tiểu ra máu, chảy máu cam...).
+ Nhiệt tà làm hao huyết, huyết không đủ để dưỡng Can khiến Cân mạch co rút, còn gọi là “động phong”.
−Bệnh ở Thận chủ yếu là biểu hiện tình trạng hao huyết nặng, gây thương âm hoặc vong âm.
Nhiệt nhập vào Huyết phận bằng 2 con đường −Từ Khí phận chuyển đến.
−Từ Dinh phận chuyển đến.
Ôn bệnh ở Huyết phận biểu hiện ở 3 nhóm bệnh chứng.
5.2.4.1. Huyết nhiệt vọng hành
−Triệu chứng: xuất huyết, thổ huyết, nục huyết, tiện huyết... huyết màu đỏ thẫm hơi tím, sốt về đêm, tâm phiền, ít ngủ, lòng bàn tay chân nóng, lưỡi đỏ mạch sác, kèm toàn thân sốt, khát, mồ hôi nhiều.
−Pháp trị: lương huyết tán uất (Tê giác địa hoàng thang).
+ Phân tích bài thuốc: (Pháp bổ - thanh)
Vị thuốc | Dược lý Đông y |
Bột sừng trâu | Thanh nhiệt độc ở phần Dinh |
Sinh địa | Hàn, ngọt, đắng. Nuôi Thận, dưỡng âm, dưỡng huyết |
Bạch thược | Đắng, chát, chua. Nhuận gan, dưỡng huyết, liễm âm, lợi tiểu |
Đơn bì | Cay, đắng, hơi hàn. Thanh huyết nhiệt, tán ứ huyết. Chữa nhiệt nhập doanh phận |
−Triệu chứng: đau đầu chóng mặt, mắt đỏ, tâm phiền, sốt, khát, cổ gáy cứng, co giật từng cơn, lưỡi đỏ thẫm, mạch huyền sác.
−Pháp trị: thanh Can tức phong (Linh dương câu đằng thang).
+ Phân tích bài thuốc: (Pháp bổ - thanh)
Vị thuốc | Dược lý Đông y |
Linh dương giác | Đắng, nhạt, mát. Thanh Tâm, bình Can |
Trúc nhự | Ngọt, hơi lạnh. Thanh nhiệt, lương huyết |
Câu đằng | Ngọt, hàn. Thanh nhiệt, bình Can trấn kinh |
Sinh địa | Ngọt, đắng, hàn. Sinh tân dịch. lương huyết |
Bạch thược | Đắng, chát, chua. Nhuận gan, dưỡng huyết, liễm âm, lợi tiểu |
Tang diệp | Ngọt, mát. Thanh nhiệt, lương huyết |
Phục thần | Ngọt, nhạt, bình. Lợi thủy, thẩm thấp. Bổ Tỳ, định Tâm |
Cúc hoa | Ngọt, mát. Tán phong nhiệt, giải độc, giáng hỏa |
Bối mẫu | Đắng, hàn, Thanh nhiệt, tán kết, nhuận Phế, tiêu đờm |
Cam thảo | Ngọt, bình. Bổ Tỳ nhuận Phế, giải độc |
−Triệu chứng: sốt, mặt đỏ, lòng bàn tay chân nóng, miệng lưỡi khô, mỏi mệt, ù tai, mạch hư vô lực.
−Pháp trị: tư âm dưỡng dịch (Phục mạch thang gia giảm)
+ Phân tích bài thuốc: (Pháp bổ - thanh)
Vị thuốc | Dược lý Đông y |
A giao | Ngọt, bình. Tư âm, dưỡng huyết. Bổ Phế, nhuận táo |
Sinh địa | Ngọt, đắng, hàn. Sinh tân dịch. lương huyết |
Ma nhân | Vị ngọt, bình. Vào Phế, Tỳ, Can, Thận. Bổ Thận, nuôi huyết, nhuận táo |
Mạch môn | Ngọt, đắng. Nhuận Phế, sinh tân |
Bạch thược | Đắng, chát, chua. Nhuận gan, dưỡng huyết, liễm âm, lợi tiểu |
Liên tử tâm | Vị đắng, tính hàn. Thanh Tâm khứ nhiệt. Chữa tâm phiền, thổ huyết |
Chích thảo | Ngọt, ôn. Bổ Tỳ nhuận Phế, giải độc |
−Triệu chứng: cơ thể khô gầy, môi teo, lưỡi co, mắt lờ đờ, hai gò má đỏ, ngón tay run, mạch vi tế hoặc co giật động phong.
−Pháp trị: tư âm tiềm dương (Tam giáp phục mạch thang).
+ Phân tích bài thuốc: (Pháp bổ - thanh)
Vị thuốc | Dược lý Đông y |
A giao | Ngọt, bình. Tư âm, dưỡng huyết. Bổ Phế, nhuận táo |
Sinh địa | Ngọt, đắng, hàn. Sinh tân dịch, lương huyết |
Mẫu lệ | Mặn chát, hơi hàn. Tư âm tiềm dương. Hóa đờm cố sáp |
Ma nhân | Vị ngọt, bình. Vào Phế, Tỳ, Can, Thận. Bổ Thận, nuôi huyết, nhuận táo |
Mạch môn | Ngọt, đắng. Nhuận Phế, sinh tân |
Bạch thược | Đắng, chát, chua. Nhuận gan, dưỡng huyết, liễm âm, lợi tiểu |
Qui bản | Ngọt mặn, hàn. Tư âm, Bổ Tâm Thận |
Miết giáp | Vị mặn, hàn. Vào Can, Phế, Tỳ. Dưỡng âm, nhuận kiên, tán kết |
Liên tử tâm | Vị đắng, tính hàn. Thanh Tâm khứ nhiệt. Chữa tâm phiền, thổ huyết |
Chích thảo | Ngọt, ôn. Bổ Tỳ nhuận Phế, giải độc |
Trong cơn: Bách hội, Nhân trung, Thập tuyên.
Tên huyệt | Cơ sở lý luận | Tác dụng điều trị |
Bách hội | Hội của mạch Đốc và 6 dương kinh. Thanh Thần chí, tiết nhiệt. Đặc hiệu chữa trúng phong | Trị chứng nói nhảm, lơ mơ, hôn mê |
Nhân trung | Hội của mạch Đốc với các kinh Dương minh ở tay | Đặc hiệu cấp cứu ngất, hôn mê, trúng phong |
Thập tuyên | Kết hợp với Nhân trung cấp cứu ngất, hôn mê | Hạ sốt. Phối hợp trong chữa chứng trúng phong |
Tên huyệt | Cơ sở lý luận | Tác dụng điều trị |
Hành gian | Huỳnh hỏa huyệt/Can | Bình can |
Thiếu phủ | Huỳnh hỏa huyệt/Tâm | Giáng hỏa |
Nội quan | Giao hội huyệt của Tâm bào và mạch Âm duy ⇒ Đặc hiệu vùng ngực |
Chữa chứng hồi hộp, đau ngực gây khó thở, ngăn ngực |
Thần môn | Du Thổ huyệt/Tâm | Tả Tâm hỏa |
Can du | Du huyệt của Can ở lưng | Bổ Can huyết |
Thận du | Bối du huyệt/Thận | Tư âm Bổ Thận |
Thái khê | Nguyên huyệt/Thận | Bổ |
Phi dương | Lạc huyệt/Thận | Thận |
Tam âm giao | Giao hội huyệt của 3 kinh âm/chân | Tư âm |
- Chủ chứng (triệu chứng quan trọng) của bệnh ở Huyết phận: sốt cao, xuất huyết, co giật.
- Bệnh chứng ở Dinh phận bao gồm 4 bệnh cảnh: Huyết nhiệt vọng hành, Can nhiệt động phong, Huyết nhiệt thương âm và Vong âm thất thủy.
- Triệu chứng quan trọng của bệnh cảnh Huyết nhiệt vọng hành: sốt cao, dấu xuất huyết ngoài da và nội tạng.
- Triệu chứng quan trọng của bệnh cảnh Can nhiệt động phong: sốt cao, co giật từng cơn.
- Triệu chứng quan trọng của bệnh cảnh Huyết nhiệt thương âm: sốt cao, miệng lưỡi khô.
- Triệu chứng quan trọng của bệnh cảnh Vong âm thất thủy: dấu mất nước nặng nề.
- Thuốc tiêu biểu trong điều trị bệnh chứng Huyết nhiệt vọng hành: Tê giác địa hoàng thang
- Thuốc tiêu biểu trong điều trị bệnh chứng Can nhiệt động phong: Linh dương câu đằng thang
- Thuốc tiêu biểu trong điều trị bệnh chứng Huyết nhiệt thương âm: Phục mạch thang gia giảm
- Thuốc tiêu biểu trong điều trị bệnh chứng Vong âm thất thủy: Tam giáp phục mạch thang.
vé máy bay eva
giá vé máy bay đi mỹ khứ hồi
hãng máy bay korean air
vé máy bay đi mỹ rẻ
vé máy bay đi canada giá rẻ
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thuc Du Lich