Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Thiếu máu (Phần 3)

− Pháp trị: bổ can huyết.
− Bài thuốc thường dùng: Bổ can thang hoặc Tứ vật thang
+ Bài tứ vật thang: thục địa 30g, đương quy 15g, bạch thược 20g, xuyên khung 12g


Vị thuốc Tác dụng Vai trò
Thục địa Ngọt, hơi ôn: bổ thận, dưỡng âm, bổ huyết Quân
Đương quy Dưỡng can huyết Thần
Xuyên khung Đắng, chát, chua: nhuận gan, dưỡng phế
Bạch thược Cay, ôn: hoạt huyết, chỉ thống, hành khí, khu phong
+ Bài thuốc Lương địa thang gồm: a giao, bạch thược, thục địa (hay sinh địa), địa cốt bì, huyền sâm, mạch môn.

Vị thuốc Tác dụng Vai trò
Thục địa Ngọt, đắng, ôn: sinh tân dịch, dưỡng âm, bổ huyết Quân
Bạch thược Đắng, chát, chua: nhuận gan, dưỡng phế Quân
A giao Ngọt, bình: tư âm, dưỡng huyết, bổ phế, nhuận táo Thần
Địa cốt bì Ngọt hàn: lương huyết, tả hỏa Thần
Huyền sâm Đắng, mặn, hơi hàn: tư âm, giáng hỏa, trừ phiền, nhuận táo
Mạch môn Ngọt, đắng, mát: nhuận phế, sinh tân
4.2.5. Thể tâm tỳ hư
− Pháp trị: bổ ích tâm tỳ.
− Bài thuốc thường dùng: Quy tỳ thang hoặc Bát trân thang gia giảm.
 Bài Bát trân thang: nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, cam thảo 6g, thục địa 12g, xuyên khung 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g

Vị thuốc Tác dụng Vai trò
Nhân sâm Bổ tâm khí, đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân Quân
Thục địa Bổ thận dưỡng âm, bổ huyết Quân
Bạch truật Kiện tỳ táo thấp, cầm mồ hôi Thần
Đương quy Bổ huyết, hành huyết Thần
Bạch thược Bổ huyết, cầm mồ hôi, giảm đau Thần
Phục linh Kiện tỳ, thẩm thấp, lợi thuỷ, an Thần
Xuyên khung Hành khí, hoạt huyết, khu phong, chỉ thống
Cam thảo Bổ tỳ thổ, bổ trung khí, hoà vị Sứ
− Phương huyệt:

Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Đản trung Mộ huyệt của tâm bào, hội của khí Bổ tâm khí
Quan nguyên Hội huyệt của 3 kinh túc tam âm Bổ nguyên khí
Khí hải Bể của khí Bổ khí
Thần môn Nguyên huyệt của tâm Bổ tâm
Chi chính Huyệt lạc của tiểu trường Bổ tâm phế
Thái uyên Nguyên huyệt của phế Bổ phế
Thiên lịch Huyệt lạc của đại trường Bổ phế
4.2.6. Thể tỳ thận dương hư
− Pháp trị: ôn bổ thận dương, trợ tỳ thổ.
− Bài thuốc: Hữu quy ẩm gia giảm (gồm: thục địa 25g, hoài sơn 12g, sơn thù 12g, câu kỷ tử 12g, thỏ ty tử 12g, lộc giác giao 12g, nhục quế 6g, đương quy 10g, phụ tử chế 6g, nhân sâm 12g, chích cam thảo 6g).

Vị thuốc Tác dụng Vai trò
Phụ tử Đại nhiệt, có độc, cay, ngọt: hồi dương cứu nghịch, bổ hỏa, trợ dương, trục phong hàn thấp tà Quân
Quế Cay, ngọt, đại nhiệt, hơi độc: bổ mệnh môn tướng hỏa Quân
Thục địa Ngọt, hơi ôn: nuôi thận dưỡng âm, bổ thận, bổ huyết Quân
Hoài sơn Ngọt bình: bổ tỳ vị, bổ phế thận, sinh tân chỉ khát Quân
Sơn thù Chua, sáp, hơi ôn: ôn bổ can thận, sáp tinh, chỉ hãn Thần
Kỷ tử Ngọt, bình: bổ can thận, nhuận phế táo, mạnh gân cốt Thần
Nhân sâm Đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân Thần
Đỗ trọng Ngọt, ôn, hơi cay: bổ can thận, mạnh gân cốt Thần
Sơn thù Ôn bổ can thận, sáp tinh, chỉ hãn
Cam thảo Ngọt, bình: bổ tỳ vị, nhuận phế thanh nhiệt giải độc, điều hòa vị thuốc Sứ
− Phương huyệt:
Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Thận du Du huyệt của thận ở lưng ích thủy, tráng hỏa kèm chữa chứng đau lưng
Tam âm giao Giao hội huyệt của 3 kinh âm ở chân Tư âm
Mệnh môn Đặc hiệu dùng chữa chứng chân hỏa hư, bổ mệnh môn tướng hỏa Bồi nguyên, bổ thận
Trung cực Mộ huyệt của bàng quang
Giao hội của túc tâm âm và nhâm mạch
Lợi bàng quang, điều trị rối loạn tiểu tiện
Điều huyết thất bào cung, ôn tinh: điều trị di tinh
Can du Du huyệt của can ở lưng Bổ can huyết
Thái xung Du thổ huyệt của can Thanh can hỏa, chữa chứng đầu choáng mắt hoa

1 nhận xét: