Mục tiêu
1. Trình bày được cơ sở lý luận của phương pháp nhĩ châm.
2. Liệt kê đầy đủ những thay đổi bệnh lý ở loa tai khi cơ thể có bệnh và cách phát hiện.
3. Xác định được các phân vùng ở loa tai.
4. Trình bày được kỹ thuật châm cứu trên loa tai.
5. Nêu được những chỉ định, chống chỉ định, những tai biến và cách xử lý.
I. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển nhĩ châm
Nhĩ châm là một di sản quý báu trong châm cứu học cổ truyền của nhân
loại. Nó có nguồn gốc rất xa xưa từ lối chữa bệnh dân gian của nhiều dân
tộc thuộc vùng Địa trung hải vào thời đại văn minh cổ đại Ai Cập, đồng
thời cũng được nêu lên trong kho tàng y học cổ truyền Đông phương.
A. Nhĩ châm và y học cổ truyền phương tây
1. Ai Cập thời cổ đại
ở thời kỳ này có đề cập đến việc gây tuyệt sản ở phụ nữ bằng cách châm trên loa tai.
2. Thế kỷ IV trước Công nguyên (Hippocrate)
Trong sách bàn về sự sinh sản có nêu: “Những người để cho chích bên
cạnh tai, lúc giao hợp vẫn phóng tinh, song tinh dịch chỉ có ít tinh
trùng, nên không có tác dụng làm thụ thai”.
Trong sách Bàn về dịch tễ có nêu: “Đối với các chứng sung huyết tại các bộ phận ở phía dưới thì mở các tĩnh mạch ở tai”.
Tại Nhật Bản người ta có áp dụng phương pháp làm bỏng loa tai để trị một
số bệnh. Và theo BS. P. Nogier, có thể người Nhật Bản đã học từ người
Ba Tư.
3. Thế kỷ XVII
Năm 1637, trong cuốn Những thành tích kỳ lạ của Zacutus, tác giả
Lusitanus (Bồ Đào Nha) đã đề cao lợi ích của việc dí bỏng loa tai để
chữa chứng đau Thần kinh hông. Chính tác giả đã chứng kiến một người bạn
là một nhà quý tộc được chữa trị bằng phương pháp nêu trên bởi một thầy
lang cư trú lâu năm ở Nhật Bản. Thầy lang đã dùng một cành nho đã đốt
cháy ở đầu để dí bỏng loa tai của nhà quý tộc. Việc này được lặp đi lặp
lại trong 2 giờ. Hai ngày sau, tại chỗ bỏng, thanh dịch chảy ra và tới
ngày thứ 20 thì bệnh khỏi. Tác giả cũng nêu lên những thành công của
mình trong việc áp dụng phương pháp này cho một số trường hợp đau đầu và
một số chứng sung huyết khác.
4. Thế kỷ XVIII
Năm 1717, trong cuốn Bàn về tai con người, Valsava đã miêu tả
cùng một lúc trên cùng một bản vẽ của loa tai, giải phẫu các dây Thần
kinh, các động mạch và một phần tĩnh mạch của loa tai. ông khu trú được
nhánh của dây Thần kinh tai to (N. auricularis major) tại mặt phía sau
của loa tai, là nơi mà người ta đã đốt nhẹ vào đó để chữa đau răng. ông
hướng dẫn kỹ thuật thích hợp để có thể đạt được tác dụng trị liệu mà
không làm bỏng tới sụn. ông cũng mô tả chính xác vùng cần đốt để chữa
đau răng khác hẳn với vùng vẫn dùng chữa đau Thần kinh hông. Như vậy, đã
xuất hiện sự khơi mào cho việc biểu diễn trên loa tai những vùng đại
diện cho các bộ phận khác nhau của cả cơ thể (dù còn đơn giản). Có thể
nói, cho đến thời điểm này, thủ thuật điều trị trên loa tai chủ yếu là
dí bỏng và rạch cho ra máu.
5. Thế kỷ XIX
Năm 1810, Giáo sư Ignaz Colla (Parma - ý) thông báo về một ca liệt nhẹ chân nhất thời sau khi bị ong đốt ở vùng đối luân.
Giữa thế kỷ XIX, xuất hiện nhiều công trình trên các tạp chí y học của
Pháp về vấn đề dí bỏng loa tai chữa chứng đau Thần kinh hông, đau Thần
kinh mắt, đau răng (công trình của BS. Lucciana về đốt bỏng rễ luân chữa
triệt để chứng đau Thần kinh hông trong tạp chí “Tạp chí các kiến thức nội - ngoại khoa
“ số 9, năm 1850). Malgaigne, một thầy thuốc nổi tiếng lúc bấy giờ của
bệnh viện Saint Louis kết luận như sau: “Theo dõi các trường hợp đau
Thần kinh hông chữa theo cách dí bỏng loa tai thì có 1/3 trường hợp khỏi
hẳn ngay sau buổi chữa đầu tiên; 1/3 khác giảm đau hoặc hết đau lúc
chữa, đau trở lại sau 2,4, 6 hoặc 24 giờ; số ca còn lại không có kết
quả”.
Sau thời kỳ này, người ta đã thảo luận sôi nổi về cơ chế tác dụng của
thuật chữa bệnh dân gian này và đã có nhiều ý kiến nghi ngờ, bài xích
(trong đó phải nói đến sự phủ định của nhà bác học nổi tiếng đương thời
Duchenne de Boulogne). Giai đoạn này, nhĩ châm đã bị giới y học chính
thống của châu âu vứt bỏ không thương tiếc, làm cho nó suýt bị chôn vùi
trong dĩ vãng, nếu như không có những thầy thuốc dân gian tiếp tục sử
dụng có hiệu quả cho bệnh nhân, nhất là nông dân, khỏi chứng đau Thần
kinh hông khiến cho những nhà nghiên cứu sau này phải nghiêm túc xem xét
lại.
6. Thế kỷ XX
Năm 1950, BS. P. Nogier (Toulon, Pháp) trong lúc khám và chữa bệnh theo
cách xoa bóp và nắn cột sống (vertebrotherapie) đã quan tâm đến các vết
sẹo đặc biệt trên loa tai của một số bệnh nhân (có nguồn gốc từ cách
chữa dân gian nêu trên). ông đã thử áp dụng và thấy có kết quả, sau đó
ông cũng tìm cách thay đổi việc dí bỏng bằng các mũi châm và cũng đạt
được kết quả tương tự.
Bằng sự lao động miệt mài của một Nhà khoa học, với việc quan sát tỷ mỉ,
với nhiều thí nghiệm trên nhiều loại đau, với ý định xây dựng một phản
xạ liệu pháp theo kiểu kích thích xoang mũi như Bonnie (thất bại cũng
nhiều). ông đã lần hồi xây dựng được bản đồ đầu tiên về các khu vực và
các huyệt loa tai, phản ánh thân thể con người trên loa tai. Nhĩ châm hiện đại ra đời từ đây.
Tuy nhiên, sự ra đời của nhĩ châm hiện đại cũng rất ồn ào (kể từ tháng
2/1956 khi Nogier giới thiệu phát minh của mình độc lập hoàn toàn với
châm cứu học cổ truyền tại Hội nghị lần thứ I của Hội Châm cứu Địa trung
hải) với rất nhiều tranh cãi. GS. Vogralick giới thiệu ngay phép điều
trị đặc sắc này trong cuốn Cơ sở của châm cứu học xuất bản năm 1960 tại Liên Xô cũ. BS.
Quaglia Santa (Turin-ý), một chuyên gia nghiên cứu châm cứu học theo góc
độ Thần kinh, sau khi “phán xét” bản đồ định khu trên loa tai và bản đồ
nội tạng định khu trên loa tai đã kết luận: “Trong hiện trạng về các
kiến thức của chúng ta, nếu như chúng ta chưa thể đưa ra các bằng chứng
để chứng minh cho tính đặc thù mà Nogier nêu lên, chúng ta lại ít được
quyền để khước từ nó”.
Sau năm 1962, một trường phái nhĩ châm mới được hình thành “Nhĩ châm theo Nogier”và được áp dụng ở nhiều nước châu âu.
B. NHĩ CHâM Và Y HọC Cổ TRUYềN ĐôNG PHươNG
Nhĩ châm là phương pháp trị liệu có cơ sở lý luận được đề cập trong các
tài liệu kinh điển và cũng được ghi nhận bởi các y gia từ thời cổ đại.
Trong những tài liệu Nội kinh và Nạn kinh, có nhiều đoạn kinh văn ghi
chép về mối quan hệ giữa tai và toàn thân thông qua hệ thống kinh lạc,
thể hiện tai không phải là một khí quan cô lập mà có quan hệ mật thiết
với toàn thân, với lục phủ ngũ tạng.
− Biển Thước(thế kỷ IV trước Công nguyên): dạy chữa mắt mờ đục
bằng cách cứu huyệt nhĩ tiêm nhiều lần. Biển Thước đã dùng châm tre châm
vào loa tai 3 lần để cứu sống Quắc Thái tử.
− Trương Trọng Cảnh (đời nhà Hán, thế kỷ II trước Công nguyên): đã dùng nước hẹ đổ vào lỗ tai để cứu người bị chết đột ngột.
− Hoàng Phủ Bật (215 - 282): ghi lại 20 huyệt ở trước và sau loa tai, với huyệt nhĩ trung ngay chính giữa loa tai, trong cuốn Châm cứu Giáp ất kinh
− Cát Hồng (281 - 340): dùng phương pháp kích thích tai để cấp cứu hồi
sinh cho một số trường hợp, đồng thời cũng là người sáng lập ra thuật
thổi không khí và thuốc bột vào lỗ tai để chữa bệnh.
− Trần Tạng Khí (nhà Đường): có nêu cách dùng xác rắn lột nút hai lỗ tai chữa sốt rét trong bộ sách y học Chỉ nam ngược phương.
− Tôn Tự Mạo (581 - 682): châm huyệt nhĩ trung chữa bệnh vàng da, cứu huyệt dương duy ở mặt sau tai, chữa điếc và ù tai.
− Sách Vệ sinh bảo giám đời nhà Nguyên dạy cứu tĩnh mạch sau tai chữa trẻ em kinh phong.
− Dương Kế Châu (tác giả Châm cứu đại thành - đời nhà Minh): cứu nhĩ tiêm chữa vẩy cá giác mạc.
Tại vùng nông thôn Trung Quốc cũng như ở miền núi Việt Nam còn lưu
truyền nhiều cách chữa dân gian bằng loa tai như: châm vào dái tai chữa
bệnh đau mắt đỏ; dùng mảnh sành rạch nông trên loa tai chữa đau sườn,
tiêu chảy.
C. TìNH HìNH NHĩ CHâM HIệN NAY
1. Tại châu âu
Từ năm 1962, khi trường phái nhĩ châm Nogier ra đời đã tập hợp được
nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi như Jarricot, Pellin.... và với nhiều
công trình nghiên cứu trên thực nghiệm và trên người đã chứng minh được
sự ánh xạ của thân thể và phủ tạng trên loa tai. Những nghiên cứu cơ bản
này đã làm cho nhĩ châm phát triển rất mạnh trong 30 năm sau đó. Tại
các Hội nghị Châm cứu quốc tế trong những năm 70, người ta đã dành một
nửa thời gian của Hội nghị cho nhĩ châm và châm tê.
Tại Liên Xô cũ, tiếp theo Vogralick, cũng có nhiều nhà nghiên cứu Liên
Xô công bố các công trình nghiên cứu về nhĩ châm như Ia. Balacan (1962),
E.S. Belkhova (1963), N.N. Kukharski (1962), V.I. Kvitrichvili (1969,
1972), K. Ia Mikhalpeskaia (1972), M.S. Kagan (1974), đã có nhiều tác
phẩm về nhĩ châm được xuất bản. Đặc biệt trong cuốn Điện châm phản xạ
liệu pháp của Portnop (1982), tác giả đã có giới thiệu những công trình
thực nghiệm của mình trên chó và thỏ chứng minh sự tồn tại khách quan
của các khu đại diện của các cơ quan nội tạng trên loa tai động vật và
đề cập tới điện nhĩ châm và điện nhĩ liệu pháp.
2. Tại châu á
− Tại Trung Quốc:vấn đề nhĩ châm thật sự trở nên được quan tâm từ sau
những công bố của Nogier. Năm 1959, xuất bản tập sách Nhĩ châm, chủ yếu
tập hợp một số bài báo phản ảnh các công trình của trường phái Thượng
Hải. Thời kỳ này các nhà châm cứu Trung Quốc lấy bản đồ huyệt loa tai
của Nogier làm cơ sở. Trong sách chỉ có 1 bài giới thiệu 12 huyệt mới
trên loa tai không phải của Nogier và chỉ đánh số mà chưa có tên. Cho
đến năm 1970, cơ quan Quân y tỉnh Quảng Châu ấn hành bộ tranh châm cứu
có phần hướng dẫn 115 huyệt loa tai trong đó có nhiều huyệt mới ra đời
mang tên theo YHCT như Thần môn, tam tiêu, can dương (1 và 2…) (bản đồ
huyệt vị này có những điểm dị đồng với bản đồ huyệt vị của trường phái
Nogier). Nói chung tình hình nghiên cứu nhĩ châm của Trung Quốc chủ yếu
dựa vào thực tiễn lâm sàng, ít có những công trình nghiên cứu cơ bản.
− Tại Việt Nam: từ tháng 5/62, Viện Nghiên cứu Đông y khởi sự nghiên cứu
nhĩ châm. Tại Hội nghị Thuốc Nam châm cứu toàn ngành lần thứ 2 (11/62),
Khoa Châm cứu của Viện đã giới thiệu những nét Đại cương về nhĩ châm.
ở Hội nghị thành lập Hội Châm cứu Việt Nam (1968), tổ nhĩ châm của Viện
đã báo cáo tổng kết 5 năm nghiên cứu nhĩ châm trên 1923 đối tượng, khảo
sát điểm đau trên loa tai để phòng và chữa bệnh, khảo sát sơ đồ loa tai,
chẩn đoán với máy dò huyệt ở tai. Sau đó, Viện dừng nghiên cứu đề tài
này.
Năm 1969, Nhà xuất bản Y học và Thể dục thể thao xuất bản cuốn Nhĩ châm,
Thủy châm, Mai hoa châm. Tuy nhiên tài liệu về nhĩ châm vẫn chỉ dừng
lại ở mức độ phổ biến một số kiến thức chung nhất.
ở Công ty Gang thép Thái Nguyên có nhóm nghiên cứu về nhĩ châm của DS
Nguyễn Xuân Tiến hoạt động rất tích cực. Ngoài việc cố gắng thu thập tài
liệu từ Trung Quốc và của Nogier, nhóm này còn cố gắng tự lực trang bị
về các thiết bị cần thiết cho nghiên cứu như máy dò kinh lạc, máy điện
châm... Nhóm đã có những bài báo Tình hình phát triển nhĩ châm liệu pháp
(Tạp chí Đông y 130/1974), những bài báo về lịch sử, cơ sở khoa học của
nhĩ châm....
Trong những năm 81 - 84, Bộ môn YHDT Trường Đại học Y khoa Hà Nội có
thông báo về kết quả ứng dụng châm loa tai (trên 1000 ca theo dõi) như
sau: + Châm loa tai có hiệu lực điều trị rõ rệt nhiều loại chứng bệnh +
Số ngày điều trị không kéo dài, rất ít tai biến.
II. Cơ sở lý luận của nhĩ châm
A. Theo y học cổ truyền
1. Mối liên quan giữa tai và các kinh mạch
Trong những tài liệu kinh điển của châm cứu đều có đề cập mối liên quan giữa tai và các kinh mạch. Trong Linh khu có nêu “Tai là nơi tụ hội của tông mạch” (Khẩu vấn), hoặc “Khí
huyết của 12 kinh mạch, 365 lạc đều lên mặt để tưới cho 5 quan, 7
khiếu, não tủy ở đầu mặt...trong đó có khí huyết tách ra để tưới nhuần
cho tai có thể nghe được” (Tà khí tạng phủ bệnh hình).
Những đoạn kinh văn sau đây trong Linh khu và Tố vấn cũng cho thấy rõ
mối quan hệ giữa tai với kinh mạch, kinh biệt, kinh cân....
“Kinh thiếu dương ở tay.....từ sau tai đi vào trong tai, rồi ra trước tai”
“Kinh thiếu dương ở chân.....từ sau tai đi vào trong tai, rồi ra trước tai”
“Kinh thái dương ở tay......có nhánh đến đuôi mắt, rồi vào trong tai...”
“Kinh thái dương ở chân.....có nhánh đi từ đỉnh đầu tới tai”
“Kinh dương minh ở chân đi qua giáp xa để đến trước tai”
“Kinh nhánh của quyết âm Tâm bào ở tay.....đi ra sau tai hợp với thiếu dương Tam tiêu ở hoàn cốt”
“Kinh cân thiếu dương ở chân vòng ra sau tai ở góc trán....”
“Nhánh của kinh cân dương minh ở chân kết ở trước tai. Nhánh của kinh
cân thái dương ở tay vào trong tai. Nhánh của kinh cân thiếu dương ở
tay.....vòng trước tai”
“Lạc của các kinh thiếu âm, thái âm ở chân tay; dương minh ở chân đều hội ở trong tai”
Những đoạn kinh văn nêu trên cho thấy có 5 kinh dương, 1 kinh biệt, 4
kinh cân dương ở chân và kinh cân dương minh ở tay liên quan với tai.
Đồng thời chúng ta cũng biết rằng mỗi kinh âm và kinh dương chính đều có
một kinh nhánh. Tất cả những kinh nhánh âm đều đổ vào kinh nhánh dương
có quan hệ biểu lý tương ứng, và tất cả các kinh nhánh dương đều đổ vào
kinh chính của nó. Như vậy tất cả các kinh âm và kinh dương chính đều
thông với nhau qua kinh nhánh của chúng và hầu hết các kinh âm và dương
chính đều có liên quan đến tai.
2. Mối liên quan giữa tai và các tạng phủ
Những đoạn kinh văn sau đây trong Linh khu và Tố vấn và các tài liệu
kinh điển cho thấy rõ mối quan hệ giữa tai với các tạng phủ trong cơ
thể.
“Thận khí thông ra tai. Thận hóa thì tai nghe được....”
“Tâm.....khai khiếu ra tai ”
“Tỳ..... không đầy đủ thì 9 khiếu không thông ”
“Tủy hải không đủ.... thì tai ù ”
“Bệnh ở can hư....thì tai không nghe được, khí nghịch thì đau đầu, điếc tai”
“Phế khí hư thì khí ít......., tai điếc”
“Phế chủ âm thanh, làm tai nghe được âm thanh”
Những ghi chép nêu trên cho thấy tai có quan hệ với tất cả các tạng phủ
và 12 kinh mạch. Đây cũng chính là cơ sở lý luận về YHCT của phương pháp
châm này.
B. THEO Thần KINH SINH Lý HọC
1. Phân bố thần kinh ở loa tai
Sự phân bố này rất phong phú: có các nhánh chính của dây Thần kinh tai
to và dây Thần kinh chẩm nhỏ ở tiết đoạn Thần kinh cổ 2 - 3, nhánh thái
dương của dây Thần kinh sinh ba, nhánh tai sau của dây Thần kinh mặt,
nhánh tai sau của dây Thần kinh phế vị.
− Nhánh trước của dây Thần kinh tai - thái dương (nervus
auriculotemporalis): nhánh này đi từ dây Thần kinh tai - thái dương của
dây Thần kinh sinh ba. Nó cho ra 3 đến 4 nhánh nhỏ, phân bố + Trên da
của luân tai và phía trước của hố tam giác.
+ Tại chân dưới của đối luân, ở trên và trước rễ luân.
+ Tại xoắn tai trên, bình tai và dái tai.
Dây Thần kinh tai - thái dương là một dây hỗn hợp (vận động và cảm giác)
là một nhánh của dây Thần kinh hàm dưới và dây này lại là chi thứ 3 của
dây Thần kinh sinh ba. Dây Thần kinh tai - thái dương có nhiều nhánh
bên: 1 nhánh cho hạch thị (hạch Arnold ), 1 nhánh nối cho ổ mắt dưới
(alveolus inferior), các nhánh mạch cho động mạch màng não giữa và cho
động mạch hàm trong, 1 hoặc 2 nhánh nối chạy vào chi trên của dây Thần
kinh mặt, các nhánh cho tuyến mang tai, các nhánh cho lỗ tai ngoài, 1
nhánh cho màng nhĩ, các nhánh cho bình tai và bộ phận phía trước của loa
tai, các nhánh mạch cho động mạch thái dương.
Sau khi cho các nhánh nêu trên, dây Thần kinh tai thái dương đi lẫn vào
trong tổ chức dưới da của vùng thái dương. Dây này có những nối kết với
dây mặt và nó làm cho chúng ta chú ý đặt biệt đến mối quan hệ của nó với
dây Thần kinh sinh ba. Cùng với dây mặt và dây Thần kinh phế vị, nó
kiểm soát lỗ tai ngoài.
− Dây Thần kinh tai to (nervus auricularis major): đây là một nhánh của đám rối cổ nông (plexus cervicalis superficialis).
+ Các nhánh da của đám rối này là:
• Nhánh cổ ngang
• Nhánh tai
• Nhánh chũm
• Nhánh trên ức
• Nhánh trên đòn
• Nhánh trên mỏm cùng vai.
Mỗi một nhánh trong các nhánh kể trên được nối với hạch giao cảm cổ trên bởi các nhánh nối.
+ Phát xuất từ đám rối cổ, dây Thần kinh tai to men theo bề mặt của cơ
ức đòn chũm, đi lên ngang dái tai, phân ra hai nhánh: nhánh trước tai và
nhánh sau tai.
• Nhánh trước tai xuyên qua dái tai ra mặt trước của loa tai, cho một
nhánh tương đối to theo thuyền tai đi lên phân bố ở 2/3 dưới của thuyền
tai, đối luân, đầu nhọn của hố tam giác, xoắn tai trên và một phần của
rễ luân. Còn có một nhánh khác phân bố ở phần trên và giữa thuyền tai, ở
phần giữa của luân tai. Da của phần dái tai dưới rãnh bình tai cũng có
Thần kinh tai to phân bố.
• Nhánh sau tai phân bố tại da của phần giữa của mặt sau loa tai.
Nhờ các nối kết rải rác theo từng nấc, đám nối cổ nông được liên hệ với
các dây phụ (nervus accessorius): dây mặt, dây phế vị, dây dưới lưỡi và
dây hạch Thần kinh giao cảm.
− Nhánh tai của dây phế vị: nhánh này bắt đầu phát ra từ hạch Thần kinh
cảnh của dây phế vị, ra phía trước hợp lại với sợi của Thần kinh mặt
trong ống của dây này. Khi dây Thần kinh mặt thoát ra khỏi lỗ trâm chũm
(foramen stylomastoideus), nhánh tai của dây phế vị thoát ra khỏi dây
Thần kinh mặt, men theo rãnh của mặt sau loa tai, tại giữa rãnh tách ra
hai nhánh xuyên trước của dây phế vị, xuyên qua sụn tai, phân bố tại
xoắn tai dưới và ống tai ngoài.
− Nhánh tai của dây Thần kinh mặt: sau khi ra khỏi lỗ trâm chũm, dây mặt
cho ra nhánh tai. Nhánh này đi trong rãnh sau loa tai lên phía trên và
phân làm nhánh sau tai và nhánh xuyên trước của dây Thần kinh mặt. Nhánh
thứ nhất phân bố ở mặt sau tai, nhánh thứ hai xuyên qua sụn của loa tai
và phân bố tại xoắn tai trên, tại chỗ dưới và sau rễ luân, nơi giữa của
chân đối luân. Thụ trạng (dendrites) của nhánh xuyên còn có khả năng
vươn tới phần dưới của hố tam giác.
Nhánh tai của dây phế vị lại có một quãng chạy trong dây mặt: cho nên
không thể loại trừ khả năng có những sợi nhỏ hỗn hợp của dây phế vị và
dây mặt tạo thành. Giữa dây lưỡi hầu (nervus glossopharyngeus) và dây
phế vị còn có nhánh kết hợp.
Trong nhánh tai của dây phế vị, có sợi của dây Thần kinh lưỡi hầu nên
cũng có khả năng là hai dây này có cùng khu vực phân bố Thần kinh.
− Dây Thần kinh chẩm nhỏ (nervus occipitalis minor): cũng xuất phát từ
đám rối cổ, đi lên theo cơ ức đòn chũm, phát ra một số phân nhánh tới
phần trên của loa tai; trong đó nhánh sau tai phân bố trên da của 1/3
mặt sau loa tai, nhánh trước tai và nhánh đâm xuyên phân bố ở luân tai,
phần trên của thuyền tai, chân trên của đối luân và một phần của hố tam
giác.
2. Nhận xét chung về phân bố thần kinh ở loa tai
Với sự phân bố Thần kinh như trên, loa tai là ngã rẽ của nhiều đường
Thần kinh làm cho nó gắn liền mật thiết với toàn thân. Nhờ sự phân bố
Thần kinh cảm giác của nó, loa tai được liên hệ với:
− Các đường tủy: nhờ vào đám rối cổ nông là nơi đã phát ra dây Thần kinh tai to.
− Não bộ: chủ yếu dựa vào dây Thần kinh sinh ba, thứ đến nhờ dây trung gian Wrisberg và dây lưỡi hầu.
− Hệ Thần kinh thực vật:
+ Hệ giao cảm: có rất nhiều sợi của Thần kinh giao cảm cổ được phụ vào
các nhánh của đám rối tủy cổ nông, của dây phế vị, của dây sinh ba và
của dây lưỡi hầu. Dây lưỡi hầu lại được liên hệ trực tiếp với đám rối
giao cảm của xoang cảnh (rất quan trọng trong sự điều hòa vận động tim
mạch).
+ Hệ phó giao cảm: có các nhánh mạch và bài tiết nước bọt của dây phó
giao cảm thuộc hành não, phụ vào dây trung gian Wrisberg, dây lưỡi hầu
và chủ yếu là dây phế vị qua nhánh tai của nó.
3. Phân bố mạch máu và bạch mạch của loa tai
Loa tai được cung ứng máu khá đầy đủ, chủ yếu dựa vào động mạch thái
dương nông của động mạch cổ ngoài và động mạch sau tai. Có 3 đến 4 nhánh
trước tai của động mạch thái dương nông nuôi dưỡng khu vực chi phối bởi
nhánh trước tai của Thần kinh thái dương; còn động mạch sau tai có
nhánh sau tai và nhánh trước tai.
Nhánh động mạch sau tai đi cùng với dây Thần kinh mặt, dây Thần kinh tai
to xuyên qua dái tai, đến mặt trước loa tai, nuôi dưỡng vùng 2/3 dưới
của thuyền tai, đối luân, đỉnh của hố tam giác, xoắn tai trên và một
phần vành tai.
Các tĩnh mạch nhỏ của mặt trước loa tai đổ vào tĩnh mạch thái dương
nông. Tĩnh mạch của mặt sau loa tai hợp lại thành 3 - 5 tĩnh mạch của
mặt sau loa tai đổ vào tĩnh mạch sau tai.
Bạch mạch của loa tai khá phong phú, hình thành một mạng lưới tại loa
tai. Bạch mạch ở mặt trước loa tai chảy vào mang tai. Đại bộ phận bạch
mạch ở mặt sau loa tai đổ về hạch sau tai.
Cơ sở lý luận của nhĩ châm
- Theo Đông y, loa tai có được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị toàn thân, bởi vì:
+ Khí huyết trong hệ thống 12 kinh mạch đều trực tiếp hoặc gián tiếp đến với tai.
+ Hệ thống các chức năng tạng phủ đều có ảnh hưởng đến chức năng nghe của tai.
- Theo Tây y, loa tai có được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị toàn
thân bởi vì loa tai có quan hệ với toàn cơ thể thông qua hệ Thần kinh.
Nhờ sự phân bố Thần kinh cảm giác của nó, loa tai được liên hệ với các
đường tủy (đám rối cổ nông), não bộ (Thần kinh sinh ba, dây trung gian
Wrisberg và dây lưỡi hầu), hệ Thần kinh thực vật (Thần kinh giao cảm cổ
của các nhánh ở đám rối tủy cổ nông, dây phế vị, dây sinh ba và của dây
lưỡi hầu, đám rối giao cảm của xoang cảnh); hệ phó giao cảm: chủ yếu là
dây phế vị.
III. Những thay đổi bệnh lý ở loa tai khi cơ thể có bệnh
Bình thường nhìn da ở loa tai thấy đồng màu, cũng có thể thấy những chấm
hay những mảng sắc tố. Khi cơ thể có bệnh, từng vùng da trên loa tai có
thể thay đổi (điểm phản ứng/loa tai), trở nên đỏ hỏn hoặc tái đi, xù
xì, thô ráp, bong vẩy khác với xung quanh. Tại các vùng hay điểm nói
trên, điện trở sẽ thấp hơn những vùng gần đấy, khi nắn hoặc dùng que tù
đầu ấn vào, bệnh nhân thấy đau trội hơn ở vùng kế cận.
Trên lâm sàng ta có thể quan sát các hiện tượng sau:
− ở loa tai có vùng phản ứng hoặc điểm phản ứng trong khi ở đường kinh
tương ứng với vùng bệnh không tìm thấy điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng.
− ở loa tai không có vùng phản ứng hoặc điểm phản ứng trong khi ở đường
kinh tương ứng với vùng bệnh có điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng.
− ở loa tai và trên đường kinh tương ứng với vùng bệnh đều có điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng.
− Riêng loa tai: điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng có khi xuất hiện ở cả 2
loa tai; có khi chỉ có ở 1 loa tai; có khi một bệnh nhân có nhiều điểm
phản ứng hoặc vùng phản ứng, có khi cùng một bệnh trên các đối tượng
khác nhau lại có những vùng phản ứng hoặc điểm phản ứng ở các vị trí
khác nhau, không theo một quy luật rõ rệt.
Những trạng thái này phản ánh sự đáp ứng khác nhau của cá thể đối với
kích thích bệnh lý cho nên trong áp dụng lâm sàng, một mặt phải nắm được
các điểm, các vùng phản ứng có quy luật đã được Nogier tổng kết; mặt
khác phải luôn luôn nhớ đến các điểm phản ứng ngoài quy luật trên loa
tai do ta tự tìm ra trên từng người bệnh cụ thể vì chúng quan hệ mật
thiết đến tình trạng bệnh lý đang diễn ra trong cơ thể người bệnh.
IV. Cách phát hiện những thay đổi bệnh lý trên loa tai
Thực tiễn lâm sàng cho thấy: khi cơ thể có bệnh trong đa số trường hợp
trên mặt của loa tai, tại những vị trí của loa tai có quan hệ với nơi
đang bị bệnh xuất hiện những vùng phản ứng bệnh lý.
Điểm hoặc vùng này có thể xuất hiện từ lúc bắt đầu có bệnh đến khi khỏi
bệnh. Hai tính chất phổ biến của điểm phản ứng này là ấn đau và điện trở
da thấp.
Bệnh càng nặng, cảm giác ấn đau của vùng này càng rõ và sự rối loạn về điện trở càng lớn hơn (điện càng thấp).
Khi bệnh giảm hoặc khỏi, cảm giác ấn đau ở điểm này cũng giảm và mất đi và khi điện trở da trở lại bình thường.
Lưu ý: có lúc vùng hoặc điểm nào đó ở loa tai có 1 hoặc đủ 2 tính chất
trên nhưng không báo hiệu, không phản ánh một trạng thái bệnh. Đó là khi
ở loa tai có sung huyết do ta gây nên, hoặc khi độ ẩm của da cao và
nhất là khi nắn hoặc ấn quá mạnh, miết hoặc dùng que dò tại một điểm quá
lâu. Mặt khác có thể do bệnh nhân trả lời không đúng, đụng đến chỗ nào
cũng kêu đau và thầy thuốc chưa có kinh nghiệm đo điện trở ở da.
Người ta dùng nhiều cách để phát hiện vùng hoặc điểm phản ứng bệnh lý trên loa tai.
1. Quan sát
Người có kinh nghiệm quan sát có thể nhận ra những biến đổi tại chỗ của
da như hồng lên, tái đi, hoặc thô ráp không tươi nhuận, khác với xung
quanh.
2. Tìm điểm ấn
Dùng đốc kim châm ấn với một lực vừa phải để dò tìm, khi đúng vào điểm
phản ứng bệnh lý thường bệnh nhân sẽ chau mày, nhăn mặt hoặc nhích đầu
ra. Muốn chắc chắn, cần so sánh với cảm giác vùng kế cận. Cảm giác đau
tại điểm phản ứng bệnh lý rất đặc biệt mà bệnh nhân phân biệt được rất
dễ dàng.
3. Đo diện trở da
Tại điểm phản ứng bệnh lý, điện trở da sẽ thấp hơn vùng kế cận. Nếu loại
bỏ được yếu tố gây lầm lẫn thì việc đo điện trở da sẽ giúp xác định
nhanh điểm phản ứng bệnh lý cần tìm.
Điểm phản ứng ở loa tai khi cơ thể có bệnh
- Khi cơ thể có bệnh, có thể xuất hiện phản ứng ở loa tai.
- Phản ứng trên loa tai (điểm hoặc vùng phản ứng): da trở nên đỏ hỏn
hoặc tái đi, xù xì, thô ráp, bong vẩy khác với xung quanh, nhậy cảm hơn.
- Sự xuất hiện điểm (hoặc vùng) phản ứng trên loa tai không theo một quy
luật nhất định, phản ánh sự đáp ứng khác nhau của cá thể đối với kích
thích bệnh lý.
- Phương pháp phát hiện điểm phản ứng/loa tai:
+ Quan sát sự thay đổi màu sắc, hình thái da.
+ Dùng một que đầu tù ấn tìm điểm đau (điểm nhạy cảm).
+ Dùng máy đo điện trở da/huyệt.
+ Luôn luôn so sánh với vùng da xung quanh, kết hợp với sơ đồ huyệt nhĩ châm.
V. Phân bố vùng đại biểu trên loa tai
1. Các bộ phận của loa tai (xem hình 11.1) − Vành tai: bộ phận viền ngoài của loa tai.
− Chân vành tai: bộ phận của vành tai đi vào nằm ngang ở trong xoắn tai.
− Lồi củ vành tai: chỗ lồi lên của vành tai, nằm ở phía sau.
− Đuôi vành tai: chỗ ranh giới của đoạn cuối vành tai và dái tai.
− Đối vành tai: bộ phận nổi lên ở phía trong và đối xứng với vành tai, phía trên nó chia làm hai nhánh.
− Chân trên đối vành tai: nhánh phía trên của đối vành tai.
− Chân dưới đối vành tai: nhánh phía dưới của đối vành tai.
− Hố tam giác: chỗ lõm hình tam giác giữa chân trên và chân dưới đối vành tai.
− Thuyền tai: rãnh lõm giữa vành tai và đối vành tai.
− Bình tai: phía trước tai, trước lỗ tai ngoài.
− Đối bình tai: phần nổi lên ở phía dưới đối vành tai, đối xứng với bình tai.
− Rãnh trên bình tai: chỗ lõm giữa vành tai và bờ trên bình tai.
− Rãnh bình tai: chỗ lõm giữa bình tai và đối bình tai.
− Dái tai: phần không có sụn ở dưới cùng của loa tai.
− Xoắn tai trên: phần trên chân vành tai của xoắn tai.
− Xoắn tai dưới: phần dưới chân vành tai của xoắn tai.
2. Phân vùng ở loa tai
Theo Nogier, loa tai đại biểu cho hình thái của bào thai lộn ngược, đầu chúc xuống, chân ở trên.
Do đó, vị trí khái quát của các vùng đại biểu đó sắp xếp như sau:
− Chi trên: chủ yếu ở thuyền tai
Từ trên xuống lần lượt là: ngón tay, bàn tay, cổ tay (ngang với lồi củ
vành tai), cẳng tay, khuỷu tay, vai (ngang với rãnh trên bình tai), khớp
vai, xương đòn (ngang với chỗ đối vành tai và đối bình tai giao nhau).
− Chi dưới: chủ yếu ở trên 2 chân đối vành tai
Chân trên đối vành tai có từ trên xuống: ngón chân, bàn chân, cẳng chân,
đầu gối. Chân dưới đối vành tai từ sau ra trước có mông và điểm dây
Thần kinh hông.
− Bụng, ngực, sống lưng:
+ Bụng ngực nằm trên đoạn hợp nhất của 2 chân đối vành tai.
+ Bụng ở trên ngang với bờ dưới của chân dưới đốt vành tai.
+ Ngực ở dưới ngang với chân vành tai.
+ Sống lưng chạy suốt từ bờ dưới chân dưới đối vành tai vòng xuống hết đối vành tai.
• L5 - L1: bờ dưới của chân dưới đối vành tai.
• D12 - D1: bờ trong của đoạn chạy thẳng của đối vành tai.
• C1 - C7: bắt đầu từ chỗ tiếp giáp với đối vành tai lên đến đoạn nối với đốt sống lưng (D1).
− Đầu: chủ yếu ở dái tai và quanh bình tai.
+ Trán: phía trước và dưới đối bình tai.
+ Chẩm: phía sau và trên đối bình tai.
+ Mắt: giữa dái tai.
+ Mũi: phần bờ bình tai thuộc xoắn tai dưới.
+ Miệng: bờ ngoài ống tai.
Hình 11.1. Sơ đồ các bộ phận của loa tai
− Nội tạng: xoắn tai trên chủ yếu là vùng nội tạng ở bụng; xoắn tai dưới chủ yếu là vùng nội tạng ở ngực.
+ Xoắn tai trên: đại trường, tiểu trường, dạ dày lần lượt nằm sát phía
trên chân vành tai (dạ dày bao vòng chỗ tận cùng của chân vành tai);
giữa đại trường, sau thận là tụy (loa tai trái) hoặc túi mật (loa tai
phải); gan ở sau dạ dày và dưới gan là lá lách.
+ Xoắn tai dưới: tâm vị, thực quản nằm sát bờ dưới chân vành tai, phía trước dạ dày; tim phổi nằm giữa lòng xoắn tai dưới.
Hình 11.2.Sơ đồ loa tai và các vùngđại biểu
− Vùng dưới vỏ: thành trong của đối bình tai.
+ Thần kinh giao cảm: đoạn che kín của chân dưới đối vành tai đi đến vành tai.
+ Sinh dục ngoài, ống đái, trực tràng: trên vành tai tương đương với chân dưới đối vành tai xếp từ trên xuống.
+ Tử cung (tinh cung): trong hố tam giác, vùng giữa bờ phía vành tai của hố tam giác.
Vị trí các vùng trên loa tai, đại biểu cho các vùng trong cơ thể, hệ
thống lại theo cách này là hợp lý và đã được thực tiễn kiểm định nên độ
tin cậy khá hơn.
VI. Dùng loa tai vào điều trị
Trong chữa trị bằng châm cứu nói chung, có cách châm vào nơi đau (huyệt a
thị) để chữa bệnh. Cách này khá thông dụng được dùng riêng lẻ hay kết
hợp trong một công thức huyệt. Thực tiễn cho thấy tác động trên huyệt a
thị nhiều khi đạt được kết quả không ngờ. Trong phương pháp châm kim ở
loa tai để chữa bệnh, người ta dùng 3 cách sau:
− Dùng huyệt a thị (cũng có thầy thuốc vừa châm kim ở các huyệt của 14
đường kinh của thân thể vừa châm vào huyệt a thị của loa tai).
− Châm kim vào các vùng ở loa tai được quy ước là có quan hệ với nơi
đang có bệnh (ví dụ: bệnh dạ dày châm vào vùng dạ dày, bệnh ở đầu gối
châm vùng đầu gối, đau Thần kinh hông châm vùng vùng Thần kinh hông).
Cách này tuy chưa đầy đủ nhưng đơn giản và dễ áp dụng.
− Dùng các điểm phản ứng trên loa tai theo lý luận y học hiện đại và y
học cổ truyền, thực tế chỉ cách này là đem lại kết quả tốt.
− Ví dụ: đau mắt đỏ cần châm vùng gan, mắt để bình can giáng hỏa (theo
lý luận y học cổ truyền); tắc tia sữa châm vùng tuyến vú, nội tiết để
thông sữa (theo y học hiện đại); hành kinh đau bụng châm vùng tử cung,
thận, giao cảm, nội tiết (kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại).
Các thầy thuốc ngày càng có xu hướng kết hợp cách thứ 3 với huyệt a thị tìm thấy trên loa tai trong một công thức điều trị.
VII. Dùng loa tai vào chẩn đoán
Điểm phản ứng bệnh lý xuất hiện tại các vùng đại biểu ở loa tai của các
cơ quan nội tạng bị bệnh trong khá nhiều trường hợp giúp cho thầy thuốc
hướng chẩn đoán, xác định cơ quan tạng phủ bị bệnh.
Ví dụ: điểm ấn đau giữa vùng đại trường và tiểu trường trong bệnh viêm
ruột thừa cấp; điểm ấn đau ở vùng dạ dày trong cơn đau dạ dày cấp....;
điểm ấn đau có điện trở thấp tại vùng gan, thận trong một số trường hợp
huyết áp cao.
Nói chung, sự thay đổi ở loa tai đến nay đã có những đóng góp nhất định
vào chẩn đoán vị trí bệnh, nhưng phải biết đánh giá và chọn đúng những
điểm phản ứng tiêu biểu. Trong công trình gần đây của mình, Nogier có
giới thiệu một phương hướng tìm tòi thông qua sự đáp ứng của các điểm
phản ứng bệnh lý trên loa tai đối với kích thích nóng lạnh để xác định
trạng thái hàn nhiệt và hư thực của bệnh.
Thông thường các thầy thuốc kết hợp những dấu hiệu bệnh lý xuất hiện
trên loa tai, các dấu hiệu trên đường kinh hoặc các biểu hiện về mạch
chứng khác để chẩn đoán toàn diện và chính xác.
VIII. Dùng loa tai vào phòng bệnh
Ngoài ý kiến của người xưa xoa vành tai để bổ thận khí, “gõ trống trời”
bật vành tai để bảo vệ tai, cho đến gần đây chưa có báo cáo ở nước ngoài
về dùng loa tai trong phòng bệnh.
Viện Đông y, từ năm 1965 đã tiến hành tiêm liều lượng nhỏ (mỗi mũi kim
vài giọt) sinh tố B1 0,025g (hoặc sinh tố B12 1000ó) pha loãng với nước
cất tiêm vào vùng lách, dạ dày để đạt kết quả ăn ngủ tốt, qua đó tăng
sức chống đỡ của cơ thể. Người ta cũng đã tiêm novocain 0,25 - 0,5%
1/10ml vào vùng họng, amiđan để giảm số lần viêm nhiễm của các cơ quan
này ở người lớn và trẻ em (nhất là trẻ em) có viêm họng, viêm amiđan;
mỗi tuần tiêm 3 lần tiêm trong 3 - 4 tuần thấy đạt kết quả tốt.
Phân bố vùng đại biểu trên loa tai
- Vùng loa tai và cơ thể tương ứng:
+ Chi trên: chủ yếu ở thuyền tai.
+ Chi dưới: chủ yếu ở trên hai chân đối vành tai.
+ Cột sống: chạy suốt từ chân dưới đối vành tai đến hết đối vành tai.
+ Đầu: chủ yếu ở dái tai và quanh bình tai.
+ Nội tạng: xoắn tai trên chủ yếu là vùng nội tạng ở bụng, xoắn tai dưới chủ yếu là vùng nội tạng ở ngực.
+ Vùng dưới vỏ: thành trong của đối bình tai.
- Nguyên tắc phối hợp huyệt trong nhĩ châm để phòng và trị bệnh:
+ Điểm (vùng) phản ứng.
+ Huyệt nhĩ châm được quy ước là có quan hệ với nơi đang có bệnh.
IX. Kỹ thuật châm cứu trên loa tai
Cấu tạo loa tai chủ yếu trên da dưới sụn, một vài chỗ có vài cơ dẹt mỏng, vì vậy châm ở loa tai khác với châm ở cơ thể.
− Châm kim: có thể theo hai hướng (châm thẳng góc với da sâu 0,1 -
0, 2cm không châm xuyên qua sụn hoặc châm chếch 30 - 40 độ) hoặc khi
cần có thể châm luồn dưới da xuyên vùng này qua vùng khác.
− Cảm giác đạt được khi châm (cảm giác đắc khí/loa tai):
+ Châm vào huyệt a thị trên loa tai, bệnh nhân thường có cảm giác đau buốt, nóng bừng và đỏ ứng bên tai châm.
+ Cảm giác căng tức: do đặc điểm tổ chức học của loa tai (có rất ít cơ) nên cảm giác hầu như rất khó đạt được
− Cài kim: thủ pháp thường áp dụng khi thầy thuốc muốn kéo dài
tác dụng của nhĩ châm. Kim được sử dụng là loại kim đặc biệt, giúp thầy
thuốc dễ dàng cài đặt và cố định trên loa tai. Kim này có tên là nhĩ
hoàn.
− Cứu: rất ít sử dụng vì khó thực hiện.
− Thủ thuật bổ tả: trong nhĩ châm, phương pháp bổ tả được thực hiện đơn giản hơn hào châm, (kích thích mạnh tả, kích thích nhẹ: bổ).
− Liệu trình:
+ Khi chữa bệnh cấp tính, nếu bệnh giảm thì có thể ngưng châm.
+ Nếu chữa bệnh mạn tính, nên ước định một liệu trình khoảng 10 lần
châm. Có thể thực hiện tiếp liệu trình thứ 2 (nếu cần thiết). Giữa hai
liệu trình nên nghỉ vài ngày.
+ Khi cần điều trị dự phòng, có thể châm cách 7 - 10 ngày/lần.
− Lưu kim: tùy theo mục đích chữa bệnh mà quyết định lưu kim lâu mau.
+ Điều trị bệnh cấp, nhất là có kèm đau: rút kim khi hết đau hoặc khi bệnh giảm nhiều.
+ Muốn duy trì tác dụng, có thể lưu kim 24 - 48 giờ, thậm chí cả 7 - 10 ngày.
X. Tai biến và cách xử trí
Châm ở loa tai cũng có thể gây vựng châm như ở hào châm. Cách xử trí hoàn toàn giống như trong trường hợp vựng châm ở hào châm.
Có thể đề phòng vựng châm bằng cách để bệnh nhân nằm châm, thầy thuốc
châm kim cần tránh những thao tác đột ngột và quá mạnh; cần có thời gian
để cho bệnh nhân thích nghi dần, tránh gây căng thẳng không cần thiết
cho bệnh nhân. Cũng như hào châm, đừng châm khi bệnh nhân no quá, đói
quá hoặc đang mệt nhọc.
XI. Chỉ định và chống chỉ định của phương pháp châm loa tai
1. Chỉ định
− Thứ nhất: châm loa tai được dùng nhiều nhất để điều trị các chứng đau
(chống đau và ngăn ngừa tái phát). Gần đây đã phát triển thêm, ứng dụng
thành công vào châm tê để mổ.
− Thứ đến, châm loa tai cũng còn được dùng trong một số trường hợp rối loạn chức năng của cơ thể.
2. Chống chỉ định
Những cơn đau bụng cấp chưa xác định được chẩn đoán.
Trả lờiXóavé máy bay eva
khuyến mãi vé máy bay đi mỹ
korean airlines
vé máy bay đi mỹ bao nhiêu tiền
giá vé máy bay từ tphcm đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngau Hung Du Lich
Tri Thức Du Lịch