PGS.TS Phan Quan Chí Hiếu
Mục tiêu 1. Nêu được định nghĩa và những yếu tố dịch tễ học của tai biến mạch máu não.
2. Trình bày được nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của tai biến mạch máu não theo lý luận YHCT.
3. Chẩn đoán được 2 thể lâm sàng tai biến mạch máu não (trong cơn) và 3 thể lâm sàng di chứng tai biến mạch máu não (sau cơn) theo YHCT.
4. Trình bày được những nguyên tắc điều trị tai biến mạch máu não theo YHHD và YHCT.
5. Trình bày được phương pháp điều trị tai biến mạch máu não (dùng thuốc và không dùng thuốc của y học cổ truyền).
6. Giải thích được cơ sở lý luận cuả việc điều trị tai biến mạch máu não bằng YHCT.
1. Đại cương
1.1. Định nghĩa
Tai biến mạch máu não (TBMMN) được định nghĩa là “dấu hiệu phát triển nhanh chóng trên lâm sàng của một hội chứng Thần kinh nặng nề, thường do nguyên nhân mạch máu não, đôi khi do nguyên nhân mạch máu của cuống mạch máu não nằm ở cổ, tiên lượng sinh tồn cũng như tiên lượng chức năng của Thần kinh tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ lan rộng của tổn thương”. Như vậy, theo định nghĩa này trên lâm sàng, đây là các biểu hiện bệnh lý gồm phần lớn các trường hợp chảy máu trong não, chảy máu dưới nhện, nhũn não, thiếu máu não thoáng qua. Những trường hợp như tổn thương hoặc bệnh lý của tĩnh mạch não (viêm tắc tĩnh mạch não) không được đề cập trong bài này.
Đặc điểm giải phẫu sinh lý có liên quan đến tai biến mạch máu não.
Động mạch não giữa (động mạch thường gây TBMMN) có 2 nhánh:
Nhánh sâu xuất phát từ khoảng nền, chạy trong rãnh Sylvius. Nhánh này dễ bị vỡ vì là động mạch tận, phải chịu hậu quả của việc tăng cao huyết áp.
− Nhánh nông phân bố ở vỏ là mặt ngoài bán cầu não. Nhánh nông thường chịu hậu quả ít hơn đối với tình trạng huyết áp tăng cao nhờ hệ thống vi mạch lớn, nhưng ngược lại dễ bị nhũn não vì diện của chúng quá rộng.
Các nhánh tận cùng của chất trắng khi vỡ dễ sinh ra khối tụ trong não, thường liên quan đến một dị dạng mạch máu não (u mạch, túi phình…).
1.2. Đặc điểm dịch tễ học
− Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, năm 1977 tại Mỹ có 1,6 triệu người bị TBMMN, tương đương với số người mắc bệnh tim do thấp và bằng 1/2 số người bệnh mạch vành.
− Theo thống kê tại Mỹ, hằng năm có khoảng 500000 trường hợp TBMMN mới, phần lớn xảy ra sau 55 tuổi (Russell, 1983).
− Theo Kurtzke, tỷ lệ bệnh TBMMN mới mắc hằng năm là 2% cho mọi lứa tuổi. Trong đó, 12% do chảy máu trong não, 8% do chảy máu dưới nhện, 69% do lấp mạch.
− Tác giả Wolf (1978) qua 26 năm theo dõi ở những người từ 65 - 74 tuổi đã ghi nhận:
+ Nhũn não do xơ vữa ở nam là 58%, ở nữ là 54%.
+ Nhũn não do lấp mạch não ở nam là 16%, ở nữ là 19%.
+ Chảy máu trong não ở nam là 5%, ở nữ là 3%.
+ Chảy máu dưới nhện là ở nam là 10%, ở nữ là 12%.
+ Thiếu máu não thoáng qua ở nam là 8%, ở nữ là 9%.
− Về mức độ tử vong do TBMMN:
+ Đứng hàng thứ 3 trên thế giới về tỷ lệ tử vong (sau bệnh tim và ung thư). Theo Russell, tỷ lệ tử vong ở giai đoạn đầu là 15% và 50% bệnh nhân sống sót bị tàn phế.
+ Năm 1977, tại Mỹ có khoảng 182000 trường hợp tử vong do TBMMN (chiếm khoảng 1/10 tổng số tử vong).
2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh
2.1. Theo y học hiện đại
2.1.1. Xuất huyết não
− Xơ mỡ động mạch với tăng huyết áp.
00
Dị dạng mạch máu não (nhất là túi phình).
− U não.
− Bệnh về máu (bệnh bạch cầu cấp).
− Chấn thương sọ não.
− Sử dụng thuốc chống đông.
Trong nhóm này, cần chú ý đến khối máu tụ trong não.
2.1.2. Nhũn não
Xơ mỡ động mạch: tại những động mạch có đường kính trung bình như nơi xuất phát động mạch cảnh sâu, động mạch cột sống, những nơi ngoặt của động mạch Sylvienne.
Thuyên tắc động mạch não: cục tắc xuất phát từ tim trái như hẹp van 2 lá, viêm nội tâm mạc do nhiễm trùng, rung thất…
Tiểu đường, giang mai, viêm màng não mạn, thoái hóa cột sống cổ, teo hẹp động mạch cột sống, viêm nút quanh động mạch…
2.1.3. Xuất huyết màng não (dưới nhện)
− Nguyên phát:
+ Vỡ túi phình động mạch ở đáy não (chiếm 75% trường hợp).
+ Vỡ túi phình động tĩnh mạch, vỡ các bướu mạch ở tiểu não hoặc tủy sống.
+ Xơ mỡ động mạch não với kèm hoặc không kèm tăng huyết áp.
− Thứ phát:
+ Chấn thương sọ não (có thể không có bể hộp sọ). Chú ý, không được quên chấn thương sản khoa.
+ Bệnh về máu: xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh máu chậm đông
(hémophilie), bạch cầu cấp.
+ Bướu não, viêm màng não, viêm não và những bệnh nhiễm trùng như thương hàn, sốt phát ban…).
+ Ngộ độc (chì, CO, rượu ….).
+ Sử dụng thuốc kháng đông.
2.1.4. Suy tuần hoàn não (insuffisande circulatoire cérébrale)
− Do xơ vữa động mạch não. Tình trạng xơ vữa này xấu thêm với bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, giang mai.
01
Do viêm động mạch não có nguồn gốc nhiễm trùng (giang mai) hoặc bệnh toàn thể (collagénoses).
− Do thuyên tắc mạch máu não (chủ yếu từ tim).
− Do dị dạng mạch máu não bẩm sinh và vài trường chấn thương cốt sống cổ.
2.2. Theo y học cổ truyền
Những triệu chứng thường gặp trong TBMMN như đột ngột té ngã, hôn mê, liệt nửa người, liệt mặt, hoặc có khi chỉ là một tình trạng hoa mắt, chóng mặt… Những biểu hiện nói trên được thấy trong:
− Đột ngột té ngã, hôn mê: YHCT xếp vào chứng thiên phong, trúng phong.
− Hoa mắt, chóng mặt: YHCT xếp vào chứng huyễn vậng hay còn gọi là huyễn vựng.
− Liệt nửa người, liệt mặt: YHCT xếp vào chứng nuy.
− Tê tay chân: YHCT xếp vào chứng ma mộc (khí huyết tắc kinh lạc) có thể do ngoại tà hoặc đờm thấp.
Qua việc phân tích cơ chế bệnh sinh toàn bộ các chứng trạng thường gặp của YHCT trong TBMMN, kết hợp với toàn bộ lý luận của YHHĐ, có thể biện luận về nguyên nhân là cơ chế bệnh sinh theo YHCT như sau:
+ Do ngoại nhân chủ yếu là phải hóa nhiệt và sinh phong.
+ Do thất tình (nội nhân) như giận, lo sợ gây tổn thương 3 tạng tỳ, can, thận.
+ Do mắc bệnh lâu ngày (nội thương), làm cơ thể suy yếu, thận âm và thận dương suy (thận âm suy, hư hỏa bốc lên; thận dương suy, chân dương nhiễu loạn ở trên).
+ Do yếu tố di truyền hoặc dị dạng bẩm sinh (tiên thiên bất túc).
+ Do ăn uống không đúng cách sinh đàm thấp làm tắc trở kinh lạc.
+ Do chấn thương gây huyết ứ tắc, kinh lạc không thông.
Hình 1. Sơ đồ bệnh lý tai biến mạch máu não theo YHCT
3. Bệnh cảnh lâm sàng và chẩn đoán
3.1. Theo y học hiện đại
3.1.1. Chảy máu não
Thể thường gặp là chảy máu ở vùng bao đậu do tăng huyết áp ở người cao tuổi. Khoảng 90% trường hợp chảy máu xảy ra ở động mạch đậu vân, còn gọi là động mạch Charcot hay động mạch của chảy máu não; 10% chảy máu ở cả 2 bên (hoặc cùng một lúc, hoặc chỗ trước chỗ sau).
a. Dấu hiệu lâm sàng
Tiền chứng: thông thường có nhức đầu, nhất là ban đêm, có thể chỉ nhức một bên đầu (bên sẽ có chảy máu). Có thể có chóng mặt, ù tai, nóng phừng mặt kèm theo. Một số dấu hiệu khác cần chú ý như chảy máu cam. Có bệnh nhân trong tiền sử đã bị liệt nửa người hoặc tê nửa người (30% có tiền sử thiếu máu não thoáng qua).
− Khởi đầu: đột ngột bệnh nhân ngã vật ra và hôn mê nặng ngay. Nhưng cũng có thể bắt đầu bằng nhức đầu dữ dội, ý thức thu hẹp dần và chuyển dần sang giai đoạn toàn phát.
03
− Toàn phát: với 3 hội chứng
+ Hôn mê: thường hôn mê sâu và nặng.
+ Liệt nửa người: bên liệt có tình trạng giảm trương lực cơ, kể cả cơ ở mặt. Bệnh nhân nằm ở tư thế đầu và mắt cùng quay về bên tổn thương. Liệt mặt có thể được xác định bằng nghiệm pháp Pierre Marie - Foix. Dấu hiệu có nhiều giá trị là Babinski, Hoffman bên liệt. Tuy nhiên do có phù não nên dấu hiệu này có thể xuất hiện ở cả 2 bên. Ngoài ra có thể có giãn đồng tử bên liệt.
+ Rối loạn thực vật: bao giờ cũng có và thường xuất hiện sớm. Bệnh nhân có dấu hiệu tăng tiết phế quản dẫn tới ứ đọng, rối loạn nhịp thở (đôi khi kiểu Cheynes -Stokes), rối loạn nhịp tim, huyết áp tăng cao, nhiệt độ lúc đầu thấp nhưng về sau tăng (380 - 390C), rối loạn dinh dưỡng nhất là loét tư thế, dễ xảy ra từ ngày thứ 3 trở đi. Nhìn chung, những rối loạn vận mạch và dinh dưỡng (nhiều mồ hôi, phù nề) xuất hiện nặng nề hơn bên liệt.
b. Dấu hiệu cận lâm sàng
− Máu: bạch cầu tăng, đường huyết, urê huyết tăng.
− Dịch não tủy hơi hồng hoặc có thể có hồng cầu khi soi vi thể. Những ngày sau, dịch não tủy chuyển sang màu vàng, protein trong dịch não tủy tăng vừa. Cũng có trường hợp dịch não tủy bình thường.
− Chụp cắt lớp điện toán (xem phần sau).
c. Tiến triển
Nói chung, thường dẫn đến tử vong (chiếm khoảng 2/3 trường hợp). Tử vong thường xảy ra vào những giờ đầu hoặc cuối tuần đầu. Có tác giả nêu những ngày nguy hiểm nhất là ngày thứ 2 và ngày thứ mười. Những ngày đầu, rối loạn thực vật là nguy cơ chủ yếu gây tử vong. Sau ngày mười, tuy đỡ nguy hiểm hơn nhưng vẫn có thể tử vong vì các biến chứng, vì nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiết niệu cũng như các rối loạn nước điện giải, rối loạn dinh dưỡng. Những ngày sau đó, nổi bật là nguy cơ tàn phế với các di chứng Thần kinh nặng nề, di chứng tâm Thần.
3.1.2. Khối máu tụ trong não
a. Dấu hiệu lâm sàng
Đây là thể bệnh cần chú ý, vì có thể giải quyết tốt bằng phẫu thuật Thần kinh. Khối máu tụ trong não là một thể đặc biệt của chảy máu não nhưng không thấm vào nhu mô não mà thường đọng lại tại chỗ, gây nên triệu chứng giả khối u.
− Thường gặp nhất là liệt nửa người.
04
− Hôn mê ngắt quãng; có thể hôn mê vài ngày rồi tỉnh, đến khoảng ngày thứ 10 lại hôn mê lại; một hai tuần sau đi vào hôn mê nặng. Hôn mê có thể xảy ra vài tuần sau khi liệt nửa người (có trường hợp chỉ chập chờn, có trường hợp không hôn mê).
− Hội chứng tăng áp lực trong sọ: cần chú ý chỉ có 1/3 trường hợp có phù gai.
b. Dấu cận lâm sàng − Điện não đồ. − CT. Scan.
3.1.3. Nhũn não
a. Dấu hiệu lâm sàng
Tiền triệu: thường có. Tùy theo vị trí sẽ bị nhũn mà xuất hiện các triệu chứng về giác quan, vận động và cảm giác tương ứng
− Khởi đầu: hôn mê và liệt nửa người. Nếu nhũn não do tắc mạch thường diễn tiến từ từ.
− Toàn phát: có thể có hôn mê vừa hoặc nhẹ, các rối loạn thực vật ở mức trung bình (nhiệt độ và nhịp thở hơi tăng) vì thường tổn thương thu hẹp (nếu tổn thương rộng sẽ có hôn mê thật sự).
b. Tiến triển
Nếu qua được giai đoạn cấp (nhất là ngày thứ 2, ngày thứ 10), bệnh nhân sẽ phục hồi dần nhưng vẫn còn một số di chứng.
3.1.4. Chảy máu não - màng não
Có 2 dạng biểu hiện lâm sàng: chảy máu từ não tràn vào màng não (thể não - màng não) và chảy máu từ màng não tràn vào não (thể màng não - não).
− Thể não -màng não gồm 3 bệnh cảnh khác nhau:
+ Thể tối cấp (lụt não thất): thường bắt đầu đột ngột, ý thức u ám, nhức đầu rồi đi vào hôn mê sâu rất nhanh.
+ Thể cấp cũng bắt đầu bằng chảy máu não: một tuần sau, rối loạn ý thức nặng hơn, xuất hiện các rối loạn thực vật, hội chứng màng não, dấu hiệu Babinski thường (+) cả 2 bên.
+ Thể không đầy đủ: có dấu hiệu của xuất huyết não kèm thay đổi về màu sắc và dịch não tủy.
− Thể màng não - não: bệnh thường bắt đầu với những cơn co giật toàn bộ, toàn thể hoặc cục bộ kiểu Bravais - Jackson hoặc với các triệu chứng
05
thiếu sót (liệt nửa người). Sau khoảng 1 tuần những dấu hiệu Thần kinh khu trú xuất hiện rõ nét hơn.
3.1.5. Chảy máu màng não
a. Dấu hiệu lâm sàng
− Giai đoạn khởi đầu: đột ngột đau đầu dữ dội rồi mất ý thức (cũng có khi khởi đầu từ từ với nhức đầu nhiều, nôn, chóng mặt rồi ý thức u ám dần; cũng có khi khởi đầu với rối loạn tâm Thần với lú lẫn, kích động).
− Giai đoạn toàn phát:
+ Rối loạn ý thức: thường là lơ mơ, ngủ gà. Nếu có hôn mê thì thường là nông, có thể xen kẽ trạng thái kích thích vật vã. ít gặp hôn mê sâu, kèm rối loạn thực vật trầm trọng.
+ Hội chứng màng não: nhức đầu, cứng gáy, cứng cột sống, sợ ánh sáng và tiếng động.
+ Dấu Thần kinh: phản xạ gân xương có thể giảm hoặc mất (thường là tăng). Babinski thường (+) cả 2 bên, ít gặp tổn thương dây sọ não. Nếu thấy liệt dây III thì nên nghĩ đến vỡ túi phình động mạch cảnh hoặc động mạch thân nền.
+ Rối loạn thực vật như: vạch màng não, sốt …
b. Dấu hiệu cận lâm sàng
− Xét nghiệm máu: đường huyết tăng có thể lên đến 300 - 400mg% (kèm theo đường niệu và ceton niệu).
+ Urê huyết có thể tăng tới 100mg%.
+ Bilirubin, SGOT, CPK đều có thể tăng.
Dịch não tủy lúc đầu đỏ, có nhiều hồng cầu, sau 10 ngày chuyển sang màu vàng, có bạch cầu tăng nhẹ, đạm tăng (300 - 500mg%).
3.1.6. Những kỹ thuật chẩn đoán mới
Về mặt chẩn đoán đối với TBMMN, cần tìm cách chẩn đoán chính xác tính chất tổn thương (chảy máu não, nhũn não, khối máu tụ…), diện tích thương tổn. Hiện nay có những kỹ thuật có thể giúp đạt được mục tiêu này như:
− Chụp cắt lớp điện toán (CT. Scan).
− Cộng hưởng từ hạt nhân (MRI).
− Chụp quét cắt lớp bằng tia photon hoặc tia positron.
− Chụp lấp lánh mạch não.
06
3.2. Theo y học cổ truyền
TBMMN biểu hiện trên lâm sàng phong phú, dưới nhiều dạng vẻ khác nhau từ những triệu chứng không đặc hiệu như hoa mắt, chóng mặt, cảm giác tê ở một phần cơ thể cho đến hôn mê, liệt nửa người. Vì thế, việc mô tả toàn bộ các thể lâm sàng YHCT của TBMMN không thật sự dễ dàng. Thông thường, có thể thấy xuất hiện những thể lâm sàng sau đây
3.2.1. Trong đợt tai biến mạch máu não
a. Trúng lạc (trúng phong ở lạc)
Bệnh nhân đột ngột ghi nhận da tê dại kèm các chứng đầu váng, đau, hoa mắt. Triệu chứng này có thể thoáng qua rồi biến mất hoặc kéo dài.
b. Trúng kinh (trúng phong kinh lạc)
Bệnh tại kinh mạch: người bệnh không mê man, tuy nhiên tình trạng ý thức thật sự cũng bị ảnh hưởng, có thể lơ mơ, ly bì, bại liệt nửa người, chân tay tê dại, miệng nhiều đờm dãi, nói năng không trôi chảy, rêu lưỡi trắng dày, mạch huyền hoạt.
c. Trúng phong tạng phủ
Bệnh cảnh này có một đặc điểm chung là triệu chứng hôn mê và gồm 2 nhóm bệnh chính (tùy theo tình trạng hôn mê xuất hiện đột ngột hay từ từ):
− Trúng phủ (trúng phong ở phủ): bệnh nhân mê man, xuất hiện các chứng bại liệt nửa người, miệng mắt méo lệch, nói năng ú ớ hoặc đàm lấp thanh khiếu, nói không được, đại tiểu tiện không nín được hoặc bí kết.
− Trúng tạng (trúng phong ở tạng): bệnh nhân đột nhiên ngã ra mê man bất tỉnh. Trong nhóm bệnh này lại chia ra làm 2 nhóm nhỏ.
+ Chứng bế:
• Dương bế: bệnh nhân đột nhiên ngã ra mê man bất tỉnh, hàm răng cắn chặt, tay nắm chặt, mặt đỏ, thở ồn ào, tiếng thở khò khè, lưỡi rút lại, đại tiểu tiện đều bế, rêu lưỡi vàng nhầy, mạch huyền hoạt sác.
• Âm bế: bệnh nhân đột nhiên ngã ra mê man bất tỉnh, răng cắn chặt, tay nắm chặt, mặt trắng nhợt, môi bầm, tiếng thở khò khè, chân tay lạnh, rêu lưỡi trắng nhầy, mạch trầm hoạt.
+ Chứng thoát: bệnh nhân đột nhiên ngã ra mê man bất tỉnh, hôn mê rất sâu, mắt nhắm, mồm há, hô hấp yếu, chân tay lạnh, 2 bàn tay xoè ra, đái són, vã mồ hôi đọng từng giọt hoặc nhờn như dầu, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng trơn, mạch vi tuyệt.
07
3.2.2. Giai đoạn sau TBMMN (di chứng của TBMMN)
ở giai đoạn này, có 2 loại di chứng cần được quan tâm. Đó là di chứng Thần kinh (chủ yếu là vận động) và tâm Thần. Do bệnh trở thành mạn tính và ảnh hưởng nhiều đến can và thận nên triệu chứng YHCT trong giai đoạn này chủ yếu gồm cân nuy, cốt nuy, kiện vong (do tinh của thận không đủ nuôi tâm). Những bệnh cảnh lâm sàng YHCT thường xuất hiện là:
− Can thận âm hư (chiếm đa số các trường hợp): sắc mặt xạm, mặt má thường ửng hồng, răng khô, móng khô, gân gồng cứng co rút lại, đau nơi eo lưng, tiểu đêm, táo bón, ngủ kém, than nóng trong người, người dễ bực dọc, bứt rứt, lưỡi đỏ bệu, mạch trầm sác vô lực.
− Thận âm dương lưỡng hư: sắc mặt tái xanh hoặc đen xạm, răng khô, móng khô, gân gồng cứng co rút lại, đau nơi eo lưng, tiểu đêm, ngủ kém, không khát, ít uống nước, sợ lạnh, lưỡi nhợt bệu, mạch trầm nhược.
− Đờm thấp (bệnh nhân béo bệu):
+ Người béo, thừa cân, lưỡi dày, to.
+ Bệnh nhân thường ít than phiền về triệu chứng đau đầu (nếu có, thường là cảm giác nặng đầu) nhưng dễ than phiền về tê nặng các chi.
+ Thường hay kèm tăng cholesterol máu, mạch hoạt.
4. Chăm sóc và điều trị
Như trên đã trình bày, TBMMN biểu hiện trên lâm sàng dưới nhiều thể lâm sàng khác nhau (từ những triệu chứng không đặc hiệu như hoa mắt, chóng mặt, cảm giác tê ở một phần cơ thể cho đến hôn mê, liệt nửa người) và nguyên nhân cũng có nhiều loại nên việc chăm sóc và điều trị cũng rất phong phú. Trong giới hạn của người thầy thuốc đa khoa YHCT ngày nay, có thể ứng dụng vào điều trị như sau
4.1. Trong đợt tai biến mạch máu não
Điều trị cấp cứu và chăm sóc tích cực bệnh nhân bằng phương pháp và phương tiện trị liệu YHHĐ phù hợp với tình trạng bệnh nhân và nguyên nhân gây bệnh. Trong giai đoạn này, vai trò của những phương pháp điều trị YHCT ít quan trọng (có ý kiến đề nghị sử dụng song song châm cứu phục hồi liệt và đầu châm trong giai đoạn bệnh nhân còn hôn mê).
Phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc trong giai đoạn này có thể được chỉ định phối hợp với YHHĐ trong trường hợp trúng phong kinh lạc (bệnh nhân không hôn mê).
Theo YHCT, trong giai đoạn cấp tính này biện pháp điều trị quan trọng là “điều trị ngọn (triệu chứng) mà không chú ý đến gốc bệnh (nguyên nhân)”. 08
Bất kỳ nguyên nhân nào cũng đều đưa đến tình trạng “phong động”, nên cách điều trị chủ yếu chỉ là bình can tức phong.
Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
− Bài Thiên ma câu đằng ẩm | ||
Thiên ma 8g | Câu đằng | 12g |
Hoàng cầm 10g | Chi tử | 12g |
Tang ký sinh 12g | Hà thủ ô | 10g |
Đỗ trọng 10g ích mẫu 12g |
Phục linh | 12g |
Ngưu tất 12g | Thạch quyết minh | 20g |
− Bài Linh dương câu đằng thang | ||
Linh dương giác 4g | Trúc nhự | 20g |
Câu đằng 12g | Sinh địa | 20g |
Bạch thược 12g | Tang diệp | 8g |
Phục Thần 12g | Cúc hoa | 12g |
Bối mẫu 8g | Cam thảo | 4g |
4.2. Giai đoạn sau TBMMN (di chứng của TBMMN)
Trong giai đoạn này, việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân bao gồm 2 mục tiêu:
− Phục hồi chức năng vận động và tâm Thần.
− Giải quyết nguyên nhân bệnh hoặc bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, xơ mỡ động mạch, rối loạn biến dưỡng mỡ, tiểu đường… Việc chăm sóc và điều trị cho mục tiêu này xin tham khảo thêm ở phần bệnh học tương ứng.
4.2.1. Thể thận âm hư
− Pháp trị: tư âm ghìm dương, tư bổ can thận.
− Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
+ Bài thuốc hạ áp (xuất xứ 30 công thức thuốc)
Thục địa | 20g | Ngưu tất | 10g |
Rễ nhàu | 20g | Trạch tả | 10g |
Mã đề | 20g | Táo nhân | 10g |
Hoa hoè | 10g |
Thục địa 32g Hoài sơn | 16g |
Sơn thù 8g Đơn bì | 12g |
Phục linh 12g Trạch tả | 6g |
Đương quy 12g Bạch thược | 8g |
+ Bài thuốc bổ can thận
Hà thủ ô | 10g | Thục địa | 15g |
Hoài sơn | 15g | Đương quy | 12g |
Trạch tả | 12g | Sài hồ | 10g |
Công thức huyệt sử dụng: thận du, phục lưu, tam âm giao, can du, thái xung. Gia giảm Thần môn, nội quan, bách hội, a thị huyệt.
4.2.2. Thể thận âm dương lưỡng hư
− Pháp trị: ôn bổ thận dương.
− Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
+ Bài thuốc Thận khí hoàn | |
Bạch phục linh 120g | Thục địa 320g |
Sơn thù 160g | Đơn bì 120g |
Quế chi 40g | Trạch tả 120g |
Phụ tử 40g Tán bột, ngày uống 8-12g. |
Sơn dược 160g |
+ Bài Hữu quy ẩm | |
Cam thảo 4g | Đỗ trọng 12g |
Hoài sơn 16g | Kỷ tử 8g |
Nhân sâm 8g | Nhục quế 4g |
Phụ tử 2g Thục địa 32g |
Thù du 8g |
4.2.3. Thể đàm thấp
− Pháp trị: trừ đờm, thông lạc.
− Bài thuốc sử dụng: dùng bài thuốc Nhị trần thang gia vị (xuất xứ Thiên gia diệu phương)
Bạch truật | 40g | Cam thảo | 4g |
Phục linh | 12g | Bán hạ | 12g |
Nhân sâm | 4g | Trần bì | 4g |
a. Điều trị bằng thuốc
− Pháp trị: bổ khí, hoạt huyết, khử ứ, thông lạc.
− Bài thuốc sử dụng: dùng bài Bổ dương hoàn ngũ thang (gồm: hoàng kỳ 40g, hồng hoa 7g, đào nhân 6g, xuyên khung 7g, địa long 7g, xích thược 6g, đương quy 8g).
Chú ý: những bài thuốc bổ âm dùng lâu ngày sẽ gây nê trệ, ảnh hưởng không có lợi trên việc phục hồi vận động. Do đó, tùy theo tình hình bệnh nhân mà người thầy thuốc có thể dùng thay đổi với những bài thuốc điều trị chung của cơ thể
Phân tích bài thuốc:
Vị thuốc | Tác dụng | Vai trò |
Hoàng kỳ | Ngọt, ấm; vào tỳ phế: bổ khí, thăng dương khí của tỳ, chỉ hãn, lợi thủy | Quân |
Đương quy | Cay, ngọt, ôn: bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh | Thần |
Xích thược | Đắng, chua, hơi hàn: tán tà, hành huyết | Tá |
Xuyên khung | Cay, ôn: hoạt huyết, chỉ thống, hành khí, khu phong | Tá |
Đào nhân | Đắng, ngọt, bình: phá huyết, hành ứ, nhuận táo, hoạt trường | Tá |
Hồng hoa | Cay, ấm: phá ứ huyết, sinh huyết | Tá |
Địa long | Mặn, hàn, vào kinh tỳ, vị, thận: thanh nhiệt, trấn kinh, lợi tiểu, giải độc | Sứ |
− Phương pháp đầu châm vùng vận động (nếu chỉ có liệt) và vùng cảm giác (nếu có kèm rối loạn cảm giác) bên đối diện, châm nghiêng kim (300), vê kim khoảng 200 lần/phút; liên tục trong 1 - 2 phút, lưu kim 5 - 10 phút.
Thông thường châm 1 lần/ngày, châm 10 ngày liên tục thành 1 liệu trình, nghỉ 3 - 5 ngày có thể bắt đầu liệu trình thứ 2 (xem Châm cứu học ẫẫ). Phương pháp này thường được sử dụng sớm trong khoảng thời gian 6 tháng kể từ khi bị tai biến (thường không quá 1 năm).
− Phương pháp thể châm: thường sử dụng những huyệt trên các kinh dương minh của tay và chân bên liệt, phối hợp với huyệt kinh điển phục hồi liệt như dương lăng tuyền, thay đổi huyệt mỗi ngày, thường phối hợp với điện châm.
− Cần chú ý sử dụng dòng điện (tốt nhất là dòng điện một chiều đều) và thông điện thích hợp. Thời gian của mỗi lần điều trị cần dựa vào sự tiếp thu kích thích của từng người bệnh, trong từng bệnh, từng lúc, đối với từng loại dòng điện mà quyết định. Nói chung cần theo dõi, đánh giá tình trạng bệnh nhân sau khi châm lần thứ nhất.
+ Nếu bệnh nhân không có mệt mỏi, mất ngủ....: nên duy trì thời gian kích thích.
+ Nếu bệnh nhân thấy mệt mỏi, mất ngủ... là do tổng lượng kích thích quá mạnh: cần giảm thời gian kích thích.
− Trung bình ngày châm một lần hay cách ngày châm một lần: từ 10 đến 15 lần điện châm là một liệu trình, nghỉ độ 10 đến 15 ngày rồi tiếp tục tùy theo yêu cầu chữa bệnh (xem Châm cứu học ẫẫ, trang 181 - 194).
c. Vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Cần thực hiện tuần tự những bước sau:
− Đánh giá tình trạng chung của bệnh nhân, bao gồm:
+ Đánh giá tổng quát về bệnh nhân: trẻ hay lớn tuổi? Mức độ hợp tác? Tình trạng tinh Thần (tích cực, tiêu cực)?
+ Tình trạng sức khỏe? Tình trạng bệnh tật đi kèm? Mức độ?
+ Bệnh nhân có thể làm được gì khi ngồi, khi đứng? Thăng bằng?
+ Bệnh nhân không làm được gì?
+ Xác định rõ tình trạng cơ lực: cần lượng giá mức độ vận động của từng bộ phận thật cụ thể (tay, cánh tay, cẳng tay, cổ tay, bàn tay, ngón tay…), với từng loại động tác khác nhau và ở các tư thế nằm, ngồi, đứng khác nhau.
Lượng giá khả năng thăng bằng của bệnh nhân? ở tư thế ngồi? Tư thế đứng? Khi đi?
Lượng giá về cảm giác của bệnh nhân.
− Xác định cụ thể chiến lược tập luyện cho người bệnh.
Xác định mục đích đầu tiên của phục hồi chức năng trên người bệnh là gì?
Những chức năng nào cần phải tập cho bệnh nhân trong giai đoạn đầu tiên? Giai đoạn kế tiếp?
− Phương pháp thực hiện:
+ Giai đoạn đầu (rất quan trọng): phục hồi vận động đúng cách trong giai đoạn này giúp hạn chế mức độ trầm trọng của những rối loạn (mất cơ chế phản xạ chỉnh thể bình thường của bên liệt, khuynh hướng tăng co cứng bên liệt, rối loạn cảm giác bên liệt làm ức chế vận động) và góp phần rất lớn vào hiệu quả điều trị về sau. Thầy thuốc cần hướng dẫn chi tiết để huy động người nhà bệnh nhân tham gia tích cực vào quá trình phục hội sớm này.
• Bố trí giường bệnh: không đặt bệnh nhân nằm với bên liệt sát tường, tất cả vật dụng trong phòng đều ở phía bên liệt, người chăm sóc và tập luyện cho bệnh nhân chỉ đến phía bên liệt.
• Tư thế bệnh nhân khi nằm trên giường:
* Nằm nghiêng về bên liệt: đầu bệnh nhân có gối đỡ chắc chắn, cổ hơi gập, không để đầu bị đẩy ra sau; thân mình ở tư thế nửa ngửa, có gối đỡ phía lưng.
Tay liệt: khớp vai, xương bả vai được kéo ra trước tạo với thân một góc 900, khuỷu duỗi, cẳng tay xoay ngửa, cổ tay gấp về phía sau, ngón tay duỗi dạng; tay lành ở vị trí thoải mái trên mình, hoặc để trên gối sau lưng.
Chân liệt: khớp háng duỗi, gối hơ gấp; chân lành: khớp háng và gối gấp (tựa trên một gối đỡ ngang với thân).
* Nằm nghiêng về bên lành: đầu bệnh nhân để như trên. Thân mình nằm vuông góc với mặt giường, có gối đỡ sau lưng.
Tay liệt: có gối đỡ ở mức ngang với thân, ở tư thế duỗi, tạo với thân một góc khoảng 100 độ.
Tay lành: ở tư thế mà bệnh nhân thấy thoải mái.
Chân liệt: có gối đỡ ở mức ngang với thân, khớp háng và khớp gối gấp.
Chân lành: khớp háng duỗi, khớp gối hơi gấp.
* Nằm ngửa: đầu bệnh nhân có gối đỡ chắc chắn, mặt quay sang bên liệt, không làm gấp các đốt sống cổ và ngực.
Vai và tay bên liệt: có gối đỡ bên dưới xương bả vai để đưa xương bả vai và khớp vai ra phía trước; dùng gối đỡ tay liệt ở tư thế khuỷu, cổ tay duỗi, các ngón tay dạng. Tay liệt có thể để xuôi theo thân hoặc duỗi thẳng lên qua đầu.
Chân liệt: có gối kê dưới hông và đùi để đưa hông ra trước, giữ chân ở tư thế khớp háng và gối gấp, dùng gối kê để tránh chân khỏi bị đổ ra ngoài.
Chân và tay lành ở tư thế mà bệnh nhân cảm thấy thoải mái.
* Thay đổi tư thế cho bệnh nhân: đây là điểm rất quan trọng. Bệnh nhân phải được thay đổi tư thế mỗi 2 - 3 giờ.
•Những bài tập cần thực hiện ngay trong giai đoạn đầu.
* Nếu bệnh nhân chưa chủ động vận động được tay chân, bệnh nhân cần được tập thụ động tất cả các khớp bên liệt. Tập nhẹ nhàng, đều đặn để tránh làm tổn thương khớp của bệnh nhân.
* Khi bắt đầu có thể tham gia vào tập luyện:
Tập lăn nghiêng sang bên liệt: có thể có trợ giúp bằng cách nâng chân và tay lên, nâng đầu; người bệnh đưa chân tay lành ra phía trước sang bên liệt rồi lăn người theo.
Tập lăn nghiêng sang bên lành: bệnh nhân nằm ngửa; thầy thuốc giúp bệnh nhân nâng tay và chân liệt lên, đưa ra trước sang bên lành.
Tập vận động vai tay (tay lành đỡ tay liệt): nằm ngửa, cài các ngón tay 2 bên vào nhau, ngón cái bên liệt ở ngoài ngón cái bên lành. Duỗi thẳng 2 tay ra trước, đưa 2 tay lên phía đầu và xuống phía chân, càng xa càng tốt.
Tập dồn trọng lượng lên chân liệt: nằm ngửa, 2 gối gập; người điều trị giúp đỡ gối bên liệt (nếu cần). Bệnh nhân nâng chân lành lên khỏi mặt giường để dồn trọng lượng lên chân liệt.
Làm cầu: nằm ngửa, 2 gối gập, người điều trị giúp giữ chân liệt cho khỏi đổ. Bệnh nhân cố gắng tự nâng mông lên khỏi mặt giường, giữ 2 bên hông ngang nhau rồi nâng chân lành lên khỏi mặt giường (nếu được) để toàn bộ trọng lượng dồn lên chân liệt.
+ Giai đoạn sau: ở giai đoạn này, việc phục hồi tập trung vào 2 mục tiêu tập luyện giúp vận động vùng cơ bị liệt, đồng thời tập luyện chống tình trạng co cứng cơ.
• Việc tập luyện được thực hiện ở những tư thế khác nhau:
Tập vận động ở tư thế nằm.
Tập vận động ở tư thế ngồi.
Tập vận động ở tư thế đứng.
Tập vận động trên đệm.
Tập lăn.
Tập chuyển tư thế từ nằm sang quỳ chống tay.
Tập vận động ở tư thế quỳ.
Tập đứng lên.
• Bệnh nhân cần chú ý trong khi tập là luôn phối hợp chặt chẽ với thở sâu.
• Phòng ngừa co rút khớp vai: nằm ngửa, cài các ngón tay 2 bên vào nhau, ngón cái bên liệt ở ngoài ngón cái bên lành. Duỗi thẳng 2 tay ra trước, đưa 2 tay lên quá đầu cho đến khi 2 tay chạm vào mặt giường hoặc sàn nhà rồi đưa tay xuống phía chân.
• Phòng ngừa khuỷu tay, cổ tay và ngón tay bị co rút: bệnh nhân đứng cạnh bàn, cài các ngón tay 2 bên vào nhau. Xoay ngửa lòng bàn tay và áp lòng bàn tay xuống mặt bàn. Duỗi thẳng 2 tay, ngả người về phía trước để dồn trọng lượng lên 2 tay cho tới khi khớp cổ tay duỗi tối đa.
Bệnh nhân ngồi, dùng tay lành làm duỗi các ngón tay bên liệt và làm duỗi cổ tay. Sau đó đặt xuống mặt giường cạnh thân, dùng tay lành giữ khớp khuỷu bên liệt duỗi thẳng và nghiêng người sang bên liệt để dồn trọng lượng lên tay liệt.
Cài các ngón tay 2 bên vào nhau, đưa 2 bàn tay lên sát cằm, dùng lực của bàn tay làm duỗi tối đa cổ tay bên liệt. Có thể tựa vào má và cằm và giữ yên trong một thời gian lâu.
• Phòng ngừa co cứng chân ở tư thế duỗi: nằm ngửa, cài các ngón tay 2 bên vào nhau, co 2 gối lại và vòng 2 tay qua 2 gối, kéo 2 gối về phía ngực và nâng đầu lên; sau đó, trở về vị trí ban đầu.
• Phòng ngừa co rút gân gót và gấp ngón chân: dùng một cuộn băng đặt dưới ngón chân bên liệt, sau đó đứng lên, bước chân lành ra phía trước, phía sau. Có thể vịn vào một chỗ tựa nếu đứng chưa vững.
eva air việt nam
Vé máy bay đi mỹ
hang may bay korean air tai tphcm
vé máy bay đi mỹ là bao nhiêu
giá vé máy bay từ tphcm đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngau Hung Du Lich
Kien Thuc Du Lich