Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

PHÙ KHI CÓ THAI (Tử thũng)

PGS.TS. Lê Thị Hiền
Mục tiêu:
1. Trình bày được nguyên nhân cơ chế gây bệnh.
2. Trình bày được triệu chứng, nguyên nhân, phương pháp điều trị thể bệnh.
1. Đại cương
Bình thường ở giai đoạn cuối của thời kỳ thai nghén, thai phụ thường có phù nhẹ chi dưới. Nếu phù nhiều không tự hết, người nặng nề, đái không lợi là bệnh phù khi có thai. Theo y học cổ truyền bệnh thường do các nguyên nhân sau:
1.1. Tỳ hư
Tỳ dương hư không đủ vận hoá thuỷ thấp, làm cho thuỷ thấp tràn vào cơ nhục, chân tay.
1.2. Thận dương hư kém
Thận dương kém không làm ấm được tỳ dương, mặt khác không tiến hành khí hoá ở bàng quang làm cho thuỷ dịch tràn ra ngoài.
1.3. Thuỷ thấp
Khi mang thai kinh huyết đã úng bế lại, nay có nước dừng lại sẽ tạo nên sự tranh chấp giữa nước và huyết, làm cho nước tràn ra ngoài.
1.4. Khí trệ
Khi mang thai đường vận chuyển lên xuống bị trở ngại đễ gây nên khí trệ thành phù.
2. Các thể bệnh
2.1. Thể tỳ hư
Triệu chứng: phù mắt, mặt, tứ chi, sắc vàng, mệt mỏi, ngại nói, chân tay lạnh, đầy bụng không muốn ăn, đại tiện lỏng, tiểu ít, chất lưỡi nhạt, rêu mỏng, mạch trầm nhược.
Phép điều trị: kiện tỳ, hành thủy.
Phương:
Bài 1: Đảng sâm 12g Bạch truật 12
ý dĩ 12g Hoài sơn 12g
Mộc thông 8g Đại phúc bì 8g
Bài 2: Toàn sinh bạch truật tán

Bạch truật 12g  Trần bì 8g
Phục linh bì 12g
 Vỏ gừng 8g
Đại phúc bì 8g
Mỗi ngày uống 1 thang, uống 5-10 thang.
2.2. Thể thận dương hư
Triệu chứng: phù mặt, phù chân, sắc mặt xạm tối, hồi hộp, thở ngắn, chân tay lạnh, lưng lạnh, đau lưng, đầy bụng, chất lưỡi nhạt, mạch trì.
Phép điều trị: ôn thận, hành thuỷ.
Phương: dùng bài Chân vũ thang
Bạch linh 12g Bạch truật 12g
Bạch thược 12g
Phụ tử chế 8g
 Sinh khương 8g
Nếu đa ối thì dùng bài Thiên lý ngư thang
Bạch truật 20g Đương quy 12g
Bạch linh 16g Bạch thược 12g
Mỗi ngày uống 1 thang, uống 5-10 thang.
2.3. Thể khí trệ
Triệu chứng: bàn chân phù trước, phù lan lên đùi, đi lại khó khăn, u uất, chóng mặt, đau đầu, ngực sườn đầy tức, ăn ít, rêu lưỡi vàng dày, mạch huyền hoạt.
Phép điều trị: lý khí, hành trệ.
Phương:
Bài 1: Hương phụ 8g Trần bì 8g
 Cam thảo 4g Ô dược 8g
 Sinh khương 4g Mộc qua 8g
 Tử tô 8g

Bài 2: Bổ trung ích khí thang hợp Ngũ bì ẩm
Hoàng kỳ 12g Phục linh bì 8g
Bạch truật 12g Đảng sâm 12g
Đương quy 12g Vỏ gừng 8g
Đại phúc bì 8g Tang bạch bì 6g
Thăng ma 10g Sài hồ 10g
Trần bì 8g Cam thảo 4g
Mỗi ngày uống 1 thang, uống 5-10 thang.
2.4. Thể thuỷ thấp
Triệu chứng: chân tay và mình phù thũng, sắc trắng nhợt, đau đầu, hoa mắt, tim đập hồi hộp, lưng gối mỏi, bí tiểu tiện, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch trầm hoãn.
Phép điều trị: thông khí, hành thuỷ
Phương: Phục linh đạo thuỷ thang
Phục linh 12g Binh lang 12g
Trư linh 12g Sa nhân 12g
Mộc hương 8g Trạch tả 10g
Bạch truật 12g Trần bì 8g
Mộc qua 12g Đại phúc bì 8g
Tang bạch bì 8g Tô ngạnh 8g
Nếu đa ối thì dùng bài Thiên lý ngư thang
Bạch truật 20g Đương quy 12g Phục linh 16g Bạch thược 12g
Mỗi ngày uống 1 thang, uống 5-10 thang.
Có thể dùng 1 con cá chép 5 lạng, bỏ ruột, đun với 20g trần bì lấy nước cốt, rồi đun với nước thuốc uống lúc đói.
 

TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống
Tỳ dương hư…..thấp, làm cho….cơ nhục, chân tay.
Thận dương hư…..tỳ dương.
Khi mang thai…làm nước tràn ra ngoài.
2. Trình bày triệu chứng, phép điều trị tử thũng thể tỳ hư.
3. Trình bày triệu chứng, phép điều trị tử thũng thể thận dương hư.
4. Trình bày triệu chứng, phép điều trị tử thũng thể khí trệ.
5. Trình bày triệu chứng, phép điều trị tử thũng thể thuỷ thấp.

Nguồn: Bệnh học Ngoại - Phụ - Y học cổ truyền
NXB Y Học - 2008
Chủ biên: PGS.TS. Phạm Văn Trịnh
PGS.TS. Lê Thị Hiền

1 nhận xét: