Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

KỸ THUẬT CHÂM VÀ CỨU

Mục tiêu
1. Định nghĩa được châm và cứu.
2. Nêu được những thái độ của người thầy thuốc khi châm và cứu.
3. Liệt kê được 10 tư thế của bệnh nhân và chỉ định sử dụng của chúng.
4. Trình bày được 4 phương pháp đo lấy huyệt khi châm.
5. Trình bày được 3 góc độ châm kim, 6 thao tác châm kim và cách nhận biết những biểu hiện của "đắc khí".
6. Liệt kê được hai cách cứu với phương tiện là ngải nhung.
7. Trình bày được phương pháp cứu trực tiếp và gián tiếp bằng điếu ngải.
8. Nêu được chỉ định và chống chỉ định của châm, cứu; các tai biến xảy ra khi châm, cứu và cách phòng chống.
 
I. KỸ THUẬT CHÂM
A. Định nghĩa châm
Châm là dùng kim châm vào những điểm trên cơ thể gọi là huyệt, nhằm mục đích phòng và trị bệnh
B. Sơ LượC Về CáC LOạI KIM CHâM
Thời thượng cổ người xưa đã dùng đá mài nhọn để châm (biếm thạch). Sau đó cùng với sự phát triển, vật liệu để châm không ngừng thay đổi, từ đá mài đến đồng, sắt, vàng, bạc và ngày nay là thép không gỉ.
Sách Linh khu đã ghi lại 9 loại kim có hình dáng, kích thước và cách dùng khác nhau.Chín loại kim cổ ấy là: Sàm châm, Viên châm, Đề châm, Phong châm, Phi châm, Viên lợi châm, Hào châm, Trường châm và Đại châm.

Hình 8.1. Chín (9) loại kim châm cổ
Ngày nay, trong châm cứu ta thường dùng 5 loại kim chính gồm:
− Kim nhỏ (hào châm): hình dáng giống hào châm cổ, nhưng kích thước hơi khác, có nhiều loại dài ngắn khác nhau. Đây là loại kim thường được dùng nhất hiện nay.
− Kim dài (trường châm ): hình dáng giống như trường châm cổ nhưng ngắn hơn, thường dùng để châm huyệt Hoàn khiêu (ở mông).
− Kim ba cạnh: tương tự như kim phong châm cổ. Kim có 3 cạnh sắc, dùng châm nông ngoài da và làm chảy máu.
− Kim cài loa tai (nhĩ hoàn): là loại kim mới chế tạo, dùng để găm vào da và lưu lâu ở loa tai.
− Kim hoa mai: cũng là một loại kim mới, dùng để gõ trên mặt da.

Hình 8.2. Các loại kim thông thường
Những loại kim châm cứu
- Chín loại kim nêu trong những tài liệu châm cúu cổ: Sàm châm, Viên châm, Đề châm, Phong châm, Phi châm, Viên lợi châm, Hào châm, Trường châm và Đại châm.
- Năm loại kim châm cúu thường dùng hiện nay gồm: Hào châm (kim nhỏ), Trường châm (kim dài), Kim tam lăng (kim 3 cạnh), Nhĩ hoàn (kim cài loa tai), Kim hoa mai.
C. NHữNG NộI DUNG CầN CHú ý KHI CHâM CứU
1. Thái độ của thầy thuốc
− Cũng như trong các phương pháp điều trị khác, thái độ của thầy thuốc trong châm cứu rất quan trọng
− Cần phải tranh thủ được lòng tin của bệnh nhân: lòng tin là một yếu tố tâm lý quan trọng sẽ đóng góp tích cực vào quá trình chữa bệnh và hồi phục sức khỏe của bệnh nhân.
+ Thầy thuốc cần lưu ý: sự hòa nhã, nghiêm túc, vui vẻ, coi trọng người bệnh cùng với thao tác châm thuần thục sẽ giúp bệnh nhân thoải mái và do đó bệnh nhân sẽ hợp tác tốt với thầy thuốc trong việc chữa bệnh.
+ Cần kiên trì khéo léo giải thích cho bệnh nhân yên tâm trước những thủ thuật châm, giúp bệnh nhân tránh những căng thẳng vô ích trong khi châm, tạo điều kiện tốt cho châm cứu phát huy tác dụng của nó.
2. Tư thế bệnh nhân
Chọn tư thế bệnh nhân đúng sẽ góp phần không nhỏ trong quá trình châm.
Các nguyên tắc khi chọn tư thế người bệnh:
− Chọn tư thế sao cho vùng được châm được bộc lộ rõ nhất.
− Bệnh nhân phải hoàn toàn thoải mái trong suốt thời gian lưu kim (vì nếu không thoải mái, người bệnh sẽ phải thay đổi tư thế làm cong kim, gãy kim hoặc đau vì kim bị co kéo trái chiều).
a. Tư thế ngồi: có 7 cách ngồi
− Ngồi ngửa dựa ghế: để châm những huyệt ở trước đầu, mặt, trước cổ, ngực, trước vai, mặt ngoài và mặt sau tay, mu bàn tay, mặt ngoài và mặt trước chân, mu bàn chân.
− Ngồi chống cằm: để châm những huyệt ở đầu, trước mặt, gáy lưng, sau vai, mặt ngoài cánh tay, mặt trong và mặt sau cẳng tay và tay, bờ trong và mu bàn tay.

− Ngồi cúi sấp: để châm những huyệt ở đỉnh và sau đầu, gáy, mặt bên cổ, mặt sau vai, lưng, mặt bên ngực, mặt bên bụng, mặt sau và mặt ngoài cánh tay, mặt sau và mặt ngoài khuỷu tay.

− Ngồi cúi nghiêng: để châm những huyệt ở một bên đầu, một bên tai, một bên cổ, sau vai, lưng, mặt bên mình, mặt ngoài và mặt sau một bên tay, mặt sau một bên cẳng tay và cổ tay, mu bàn tay và bờ trong bàn tay.

- Ngồi thẳng l-ng: để châm những huyệt ở đầu, mặt,cổ,gáy,tai,l-ng,vai,mặt bên hông,mặt ngoài và mặt sau cánh tay,mặt ngoài và mặt sau khuỷu tay.

- Ngồi duỗi tay: để châm những huyệt ở đầu,mặt,cổ, gáy,tai,l-ng,vai,mặt bên ngực và bụng; mặt ngoài,mặt tr-ớc và mặt trong cánh tay; mặt ngoài,mặt tr-ớcvà mặt
trong khuỷu; mặt ngoài,mặt tr-ớc và mặt trong cẳng tay; mặt ngoài,mặt tr-ớcvà mặt trong cổ tay,hai bờ bàn tay, mặttr-ớcvà mặt bên các ngón tay.

- Ngồi co khuỷu tay,chống lên bàn: để châm những huyệt ở đầu, mặt,cổ,gáy,tai,l-ng,vai,ngực, mặtngoài mặttr-ớc và mặt sau cánh tay,mặtngoài và mặt sau khuỷu,cẳng tay và cổ tay,bờ ngoài bàn tay,mu bàn tay,mặt sau các ngón tay.

b. T-thế nằm: có3 t-thế nằm
- Nằm nghiêng: để châm những huyệt ở nửa bên đầu,nửa bên mặt,nửa bên cổ và gáy,mặt bên và mặt tr-ớc ngực -bụng,l-ng, mặt ngoài,mặt tr-ớc và mặt sau của tay và chân,mặt bên mông.

- Nằm ngửa:để châm những huyệt ở tr-ớc đầu,mặt,ngực, bụng,cổ,mặt tr-ớc và mặt ngoài vai, mặt tr-ớc,mặt trong và mặt ngoài tay -chân,muvàlòng bàn tay -bàn chân.

- Nằm sấp:để châm những huyệt ở sau đầu gáy,l-ng,mông,mặt sau và mặt bên vai,mặt bên thân,mặt sau,mặt ngoài,mặt trong tay -chân,lòng bàn chân.

Tùy vùng huyệt định châm mà chọn t-thế thích hợp. T- thế nằm th-ờng được chọn vì giúp bệnh nhân thoải mái và ít bị tai biến choáng do châm.
3. Xác định chính xác vị trí huyệt
Các nhà châm cứu thời xưa đã sáng tạo ra bốn phương pháp xác định chính xác vị trí huyệt.
a. Phương pháp đo để lấy huyệt
Phương pháp này sử dụng các quy ước về các loại thốn. Thốn là đơn vị chiều dài của châm cứu. Có 2 loại thốn:
− Thốn phân đoạn (bone proportional - cun), nên còn gọi là thốn B − Thốn ngón tay (finger - cun), nên còn gọi là thốn F.
Thốn B được sử dụng trong những vùng đã được phân đoạn.
Bảng 8.1. Các vùng phân đoạn (xem sơ đồ kèm)

Vùng cơ thể Mốc đo đạc Số thốn theo tài liệu cổ
(Linh khu)
Số thốn hiện nay
  Giữa 2 gốc tóc trán (đầu duy) 9 9
ĐầU Giữa 2 cung lông mày đến chân tóc trán 3 3
  Giữa chân tóc trán đến chân tóc gáy 12 12
  Bờ trên xương ức đến góc 2 cung sườn 9 9
BụNG Góc 2 cung sườn đến giữa rốn 8 8
NGựC Giữa rốn đến bờ trên xương vệ 6,5 5
LưNG Đường giữa lưng (nối các gai sống) đến bờ trong xương bả vai 3 3
CHI Ngang đầu nếp nách trước đến ngang nếp gấp khuỷu tay 9 9
TRêN Nếp gấp khuỷu tay đến nếp gấp cổ tay 12,5 12
  Mấu chuyển lớn đến ngang khớp gối 19 19
CHI DướI Nếp khoeo chân đến ngang lồi cao nhất mắt cá ngoài 16 16
  Bờ dưới mâm xương chày đến ngang lồi cao nhất mắt cá trong 13 13

Hình 8.3. Phân đoạn dọc đầu và Hình 8.4. Phân đoạn của mặt trước cơ thể
Thốn F thường được dùng cho các huyệt ở mặt, bàn tay, bàn chân, ....Thốn F được quy ước bằng chiều dài của đốt giữa ngón thứ 3 của chính cơ thể người ấy (đồng thân thốn). Theo công trình nghiên cứu của Viện Đông y Hà Nội, ở một người cao 1,58m với cách tính 1 thốn = 1/75 chiều cao cơ thể, thì chiều dài của thốn trung bình của người Việt Nam là 2,11cm.
b. Phương pháp dựa vào mốc giải phẫu hoặc hình thể tự nhiên (nếp nhăn, lằn chỉ,...) để lấy huyệt
Nói chung huyệt thường ở vào chỗ lõm cạnh một đầu xương, một ụ xương, giữa khe hai xương giáp nhau, giữa khe hai cơ hoặc hai gân giáp nhau, trên nếp nhăn của da hoặc ở cạnh những bộ phận của ngũ quan. Người xưa đã lợi dụng những đặc điểm tự nhiên này để làm mốc xác định vị trí huyệt (ví dụ: huyệt tình minh ở gần khoé mắt trong, huyệt thái xung ở khe giữa 2 xương bàn ngón 1 và 2).

Hình 8.5. Phân đoạn của mặt sau/cơ thể
D-ới đây là các loại thốn F:


Hình 8.6. Thốn F (theo đốt giữa ngón 3) và Hình 8.7. Thốn F (theo ngón cái) và Hình 8.8. Ba H (3) thốn F
c. Phương pháp lấy huyệt dựa vào tư thế hoạt động của một bộ phận
Phương pháp lấy huyệt này đòi hỏi người bệnh phải làm một số động tác đặc biệt để người thầy thuốc xác định huyệt (ví dụ như bệnh nhân co khuỷu tay để xác định huyệt khúc trì).
d. Phương pháp lấy huyệt dựa vào cảm giác khi dùng ngón tay đè
và di chuyển trên da
Sau khi xác định vùng huyệt bằng ba phương pháp trên, muốn tìm vị trí chính xác để châm kim, các nhà châm cứu thường dùng ngón tay ấn mạnh trên vùng huyệt và di chuyển ngón tay trên mặt da vùng huyệt. Mục đích của thao tác này nhằm phát hiện: hoặc bệnh nhân có cảm giác ê, tức, có cảm giác như chạm vào dòng điện hoặc người thầy thuốc cảm nhận được dưới da có một bó cơ cứng chắc hơn vùng bên cạnh.
4. Thao tác châm kim
a. Chọn kim
Chọn độ dài kim tùy thuộc độ dày cơ vùng định châm.
Kiểm tra lần cuối cùng xem kim châm có đảm bảo yêu cầu không? Loại bỏ kim quá cong, rỉ sắt hoặc móc câu.
b. Sát trùng da
áp dụng kỹ thuật vô trùng trong bệnh viện.
c. Châm qua da
Yêu cầu khi châm kim qua da bệnh nhân, không đau hoặc ít đau. Muốn vậy thao tác châm phải nhanh, gọn, dứt khoát.
Để đạt được yêu cầu trên, cần phải chú ý đến các nội dung sau:
− Cầm kim thật vững: cầm bằng 3 hoặc 4 ngón tay ở đốc kim.
− Cầm thẳng kim.
− Lực châm phải tập trung ở đầu mũi kim.
− Thực hiện động tác phụ trợ để châm qua da nhanh:
+ Căng da ở những vùng cơ dày.
+ Véo da ở vùng cơ mỏng hoặc ít cơ.
+ Khi làm căng da hoặc véo da cần lưu ý không chạm tay vào chỗ sẽ cắm kim để tránh nhiễm trùng nơi châm.
+ Khi châm, cần lưu ý góc đo của kim khi châm (của kim so với mặt da)
• Góc 600 - 900: vùng cơ dày.
• Góc 150 - 300: vùng cơ mỏng.
Cần kết hợp các điều kiện trên để châm đạt yêu cầu.
Ví dụ:
Vùng cơ dày: chọn kim dài, châm thẳng, sâu kết hợp với căng da; vùng cơ mỏng: chọn kim ngắn, châm xiên 150-300 kết hợp với véo da.

Hình 8.9. Góc châm kim vùng cơ dày và Hình 8.10. Góc châm kim vùng cơ mỏng
d. Vê kim
Vê kim để đưa kim tiến tới hay lui dễ dàng và tìm cảm giác đắc khí.
Sau khi châm xong dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ (hoặc ngón tay cái và ngón 2 - 3) để vê kim, cứ khi đẩy ngón cái tiến ra trước thì lùi ngón trỏ (hoặc ngón 2 - 3), khi ngón trỏ tiến thì ngón cái lùi. Động tác này được thực hiện đều đặn, linh hoạt, nhịp nhàng.
e. Cảm giác đắc khí
Đắc khí là vấn đề rất quan trọng khi châm.
Theo Đông y, khi châm đạt được cảm giác đắc khí chứng tỏ khí của bệnh nhân được huy động đến thông qua mũi châm - đạt kết quả tốt.
Nếu châm mà không tìm được cảm giác đắc khí chứng tỏ "khí" của bệnh nhân đã suy kém - không áp dụng châm để điều trị.
Có thể hiểu đây là đáp ứng của người bệnh, thông qua hệ Thần kinh đối với kích thích của mũi châm.
Có thể xác định khi châm có cảm giác đắc khí bằng một trong hai cách:
− Cảm giác của bệnh nhân: thấy căng, tức, tê, nặng, mỏi tại chỗ châm hoặc lan xung quanh nhiều hoặc ít.
− Cảm giác ở tay thầy thuốc: thấy kim như bị da thịt vít chặt lấy, tiến hay lui kim có sức cản (cảm giác tương tự khi châm vào cục gôm tẩy).
Các cách thường dùng để tạo cảm giác đắc khí:
+ Búng kim: búng vào cán kim nhiều lần.
+ Vê kim: ngón cái và trỏ vê đốc kim theo hai chiều nhiều lần. Cách này thường dùng.
+ Tiến, lui kim: vừa vê kim vừa kéo kim lên xuống.
e. Rút kim
Khi hết thời gian lưu kim, người thầy thuốc có thể rút kim theo hai cách:
− Nếu kim lỏng lẻo: cầm kim rút lên nhẹ nhàng.
− Nếu kim còn vít chặt: vê kim nhẹ trước khi rút lên sau đó sát trùng chỗ châm.
Sau khi rút kim, sát trùng da chỗ kim châm.
Một số trường hợp sau khi rút kim chỗ châm vẫn còn cảm giác khó chịu (thường do kích thích quá mức trong khi châm) thì có thể xử lý bằng hai cách: hoặc dùng ngón tay day, vuốt xung quanh hoặc cứu thêm lên trên huyệt thì cảm giác khó chịu sẽ dịu đi.
Những điểm cần chú ý khi thực hiện kỹ thuật châm
- Thầy thuốc châm cứu phải rèn luyện thái độ hòa nhã, nghiêm túc, vui vẻ, coi trọng người bệnh khi thực hiện thủ thuật.
- Thầy thuốc châm cứu phải chọn tư thế bệnh nhân sao cho vùng được châm được bộc lộ rõ nhất và bệnh nhân phải hoàn toàn thoải mái trong suốt thời gian lưu kim (có tất cả 7 loại tư thế ngồi và 3 tư thế nằm khác nhau để thầy thuốc chọn lựa).
- Thầy thuốc châm cứu phải sử dụng thành thạo những phương pháp xác định vị trí huyệt. Có bốn phương pháp khác nhau:
+ Dùng thốn để lấy huyệt (thốn B và thốn F)
+ Dựa vào mốc giải phẫu hoặc hình thể tự nhiên (nếp nhăn, lằn chỉ…) để lấy huyệt.
+ Lấy huyệt dựa vào tư thế hoạt động của một bộ phận.
+ Lấy huyệt dựa vào cảm giác của người bệnh khi dùng ngón tay đè và di chuyển trên da.
- Thầy thuốc châm cứu phải rèn luyện thành thạo kỹ thuật châm kim, gồm:
+ Sử dụng kim có độ dài phù hợp với vị trí của huyệt.
+ Đảm bảo yêu cầu vô trùng của kỹ thuật.
+ Châm qua da phải nhanh, gọn, dứt khoát.
+ Phối hợp đúng các thủ thuật để có được cảm giác đắc khí.
Cảm giác đắc khí
- Cảm giác đắc khí là đáp ứng của người bệnh, thông qua hệ Thần kinh đối với kích thích của mũi châm.
- Xác định cảm giác đắc khí bằng:
+ Cảm giác của bệnh nhân: thấy căng, tức, tê, nặng, mỏi tại chỗ châm hoặc lan xung quanh nhiều hoặc ít.
+ Cảm giác ở tay thầy thuốc: thấy kim như bị da thịt vít chặt lấy, tiến hay lui kim có sức cản.
IV. Chỉ định và chống chỉ định của châm
1. Chỉ định
Trong các chứng đau cấp và mạn tính: đau do đụng giập, chấn thương, đau sau mổ, đau các khớp hoặc phần mềm quanh khớp, đau bụng do rối loạn tiêu hóa, đau trong các bệnh lý về Thần kinh...
Điều chỉnh các rối loạn cơ năng của cơ thể: rối loạn chức năng Thần kinh tim, mất ngủ không rõ nguyên nhân, kém ăn, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón, cảm cúm, bí tiểu chức năng, nấc,...
Còn chỉ định trong một số bệnh lý thực thể nhất định.
2. Chống chỉ định
− Cơ thể suy kiệt, sức đề kháng giảm.
− Tránh châm vào những vùng huyệt có viêm nhiễm hoặc lở loét ngoài da.
− Tất cả những cơn đau nghi do nguyên nhân ngoại khoa...
IV. Các tai biến khi châm và cách đề phòng
1. Kim bị vít chặt không rút ra được
− Thường do cơ tại chỗ co lại khi châm hoặc do sợi cơ xoắn chặt thân kim.
− Xử trí: ấn nắn, xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh để làm giãn cơ hoặc vê nhẹ kim, rút ra từ từ.
2. Kim bị cong, không vê kim được
− Xử trí: lựa chiều cong rút ra, vuốt thẳng kim lại.
− Phòng ngừa: cầm kim đúng cách hoặc để bệnh nhân ở tư thế thích hợp.
3. Gãy kim
− Do kim gỉ sắt hoặc gấp khúc nhiều lần.
− Xử trí: giữ nguyên tư thế người bệnh khi kim gãy.
− Nếu đầu kim gãy thò lên mặt da: rút kim ra
− Nếu đầu kim gãy sát mặt da: dùng hai ngón tay ấn mạnh hai bên kim để đầu kim ló lên, dùng kẹp rút ra.
− Nếu đầu kim gãy lút vào trong da: mời ngoại khoa.
− Phòng ngừa: kiểm tra kỹ mỗi cây kim trước khi châm.
4. Say kim (choáng do châm, còn gọi là vượng châm ) Tai biến xảy ra nhanh, không chừa một ai và bất cứ lúc nào.
− Biểu hiện:
+ Nhẹ: mặt nhợt, vã mồ hôi, hoa mắt, bồn chồn, có thể buồn nôn.
+ Nặng: ngất, tay chân lạnh.
− Xử trí:
+ Nhẹ: rút hết kim, cho bệnh nhân nằm đầu thấp.
+ Nặng: rút kim, nằm đầu thấp; bấm day huyệt nhân trung, hợp cốc, có thể trích nặn máu 10 đầu ngón tay (nhóm huyệt thập tuyên) hoặc hơ nóng: khí hải, quan nguyên, dũng tuyền.
− Phòng ngừa: không châm kim khi đói quá hoặc no quá, mới đi xa đến còn mệt, quá sợ.
5. Rút kim gây chảy máu hoặc tụ máu dưới da
− Xử trí: dùng bông vô trùng chặn lên lỗ kim, day nhẹ.
− Phòng ngừa: rút bớt kim lên, đổi chiều khi xuất hiện cảm giác đau buốt dưới da vì kim đã châm trúng mạch máu.
6. Châm trúng dây thần kinh
Thường có cảm giác tê như điện giật theo đường Thần kinh.
− Xử trí: tương tự khi châm trúng mạch máu.
− Lưu ý: nếu đã châm trúng dây Thần kinh mà vẫn tiếp tục vê kim có thể làm tổn thương sợi Thần kinh.
7. Châm phạm vào cơ quan nội tạng
Những báo cáo gần đây cho thấy có những tai biến tràn khí màng phổi sau châm cứu.
Những tai biến khi thực hiện kỹ thuật châm
- Những tai biến của châm cứu gồm: khi bị vít chặt, kim bị cong, gãy kim, choáng do châm, chảy máu nơi châm, châm trúng dây Thần kinh. Ngoài ra đã có những tai biến nặng nề hơn đã được ghi nhận như tràn khí màng phổi, nhiễm trùng. - Tất cả những tai biến trên đều dễ dàng phòng tránh.
II. Kỹ thuật cứu
A. Định nghĩa cứu
Cứu là dùng sức nóng tác động lên huyệt để kích thích tạo nên phản ứng của cơ thể, nhằm mục đích phòng và trị bệnh.
B. Những việc làm để tăng hiệu quả của cứu
1. Thái độ của người thầy thuốc
Cũng như châm, thái độ của người thầy thuốc góp phần làm tăng kết quả của cứu. Cần ôn hòa, nhã nhặn, giải thích cho bệnh nhân hiểu về phương pháp cứu để tránh cho bệnh nhân lo lắng vô ích.
 
2. Chọn tư thế người bệnh
Nguyên tắc để chọn tư thế người bệnh:
− Huyệt được cứu phải hướng lên trên, mặt da nằm ngang.
− Tư thế được chọn phải tạo được sự thoải mái cho người bệnh trong suốt thời gian cứu.
C. PHươNG TIệN
Thường dùng ngải nhung (phần xơ của lá cây ngải cứu đã phơi khô, vò nát, bỏ cuống và gân lá). Có hai cách cứu khi dùng ngải nhung: điếu ngải và mồi ngải.
Điếu ngải: dùng ngải nhung quấn thành điếu lớn đốt rồi hơ trên huyệt.
Mồi ngải: dùng 3 ngón tay chụm và ép chặt một ít ngải cứu cho có hình tháp, đặt trực tiếp hay gián tiếp lên huyệt và đốt từ trên xuống. Cách này ít dùng.

Hình 8.11. Điếu ngải và Hình 8.12. Mồi ngải
Những thầy thuốc châm cứu ngày nay còn sử dụng đèn hồng ngoại để cứu ấm (thường một vùng với nhiều huyệt).
D. Cứu bằng điếu ngải
Có 3 cách cứu trực tiếp với điếu ngải và một cách cứu gián tiếp (cứu nóng).
1. Cứu điếu ngải để yên (cứu ấm )
Đốt đầu điếu ngải, hơ trên huyệt, cách da độ 2cm. Khi người bệnh thấy nóng thì cách xa dần ra, đến mức nào người bệnh thấy nóng ấm và dễ chịu thì giữ nguyên khoảng cách đó cho đến khi vùng da được cứu hồng lên là được (thường khoảng 10 - 15 phút). Khi cứu nên dùng ngón tay út, đặt lên da làm điểm tựa để cố định khoảng cách đầu điếu ngải với da.

Hình 8.13. Cứu ấm với mồi ngải
Cách cứu này dùng cho mọi chỉ định của cứu.
2. Cứu xoay tròn
Đặt diếu ngải cách da 1 khoảng đủ thấy nóng ấm, rồi từ từ di chuyển điếu ngải theo vòng tròn, từ hẹp tới rộng. Khi người bệnh thấy nóng đều vùng định cứu là được. Thường kéo dài khoảng 20-30 phút. Cách cứu này hay dùng để chữa các bệnh ngoài da.

Hình 8.14. Cứu xoay tròn
3. Cứu điếu ngải lên xuống (cứu mổ cò)
Đưa đầu điếu ngải lại gần sát da (người bệnh có cảm giác nóng rát) rồi lại kéo điếu ngải xa ra, làm như thế nhiều lần, thường cứu trong khoảng 2-5 phút.
Cách cứu này thường dùng cho chứng thực và trong chữa bệnh cho trẻ em.
4. Cứu nóng

Hình 8.15. Cứu mổ cò
Cứu nóng còn gọi là cứu gián tiếp bằng điếu ngải: hơ điếu ngải lên vùng da thông qua một lát gừng, lát tỏi hoặc một nhúm muối trên da.
E. CứU BằNG MồI NGảI
Cứu bằng mồi ngải có hai phương pháp khác nhau: cứu trực tiếp và cứu gián tiếp
1. Cứu trực tiếp: gồm 2 loại
− Cứu bỏng: hiện nay ít được dùng.
− Cứu ấm: thường dùng mồi ngải to.
Đặt mồi ngải vào huyệt và đốt. Khi mồi ngải cháy được 1/2, người bệnh có cảm giác nóng ấm thì nhấc ra và thay bằng mồi ngải thứ 2, thứ 3 theo y lệnh. Sau khi cứu xong, chỗ cứu thấy ấm và có quầng đỏ.
2. Cứu gián tiếp
Đây là cách cứu có dùng lát gừng, lát tỏi,.... đặt vào giữa da và mồi ngải, thường được dùng trong cách cứu ấm. Cách cứu này thường dễ gây biến chứng bỏng hơn cách cứu trực tiếp, cần chú ý để phòng tránh.
Khi mồi ngải cháy được 2/3 thì thay mồi ngải khác lên mà cứu, cho đến khi da chỗ cứu hồng nhuận lên thì đạt.
Hình thức cứu này (theo YHCT) là hình thức phối hợp hai tác dụng điều trị với nhau (tác dụng của châm cứu và tác dụng dược lý của dược vật sử dụng kèm như gừng, tỏi, muối...). Do đó tùy theo bệnh mà chọn loại này hay loại khác để lót mồi ngải.
VI. Chỉ định và chống chỉ định của cứu
1. Chỉ định
Các bệnh lý hoặc rối loạn thuộc thể "Hàn" theo Đông y.
Thường hay sử dụng trong những trường hợp huyết áp thấp, tiêu chảy kèm ói mửa, tay chân lạnh, các trường hợp đau nhức tăng khi gặp thời tiết lạnh.
2. Chống chỉ định
Các bệnh lý hoặc rối loạn thuộc thể "Nhiệt" của Đông y.
Cần đặc biệt chú ý khi cứu những vùng liên quan đến thẩm mỹ, đến hoạt động chức năng như vùng mặt, các vùng gần khớp (sợ làm bỏng sẽ gây sẹo co rút).
VI. Tai biến xảy ra và cách phòng chống
− Bỏng: tổn thương bỏng trong cứu thường nhẹ (độ I hay độ II).
− Xử trí: tránh không làm vỡ nốt phồng.
− Phòng ngừa: để tay thầy thuốc gần chỗ cứu để biết mức độ nóng.
Những điểm cần chú ý khi thực hiện kỹ thuật cứu
- Thầy thuốc châm cứu phải rèn luyện thái độ hòa nhã, nghiêm túc, vui vẻ, coi trọng người bệnh khi thực hiện thủ thuật.
- Thầy thuốc châm cứu phải chọn tư thế bệnh nhân sao cho vùng được cứu được bộc lộ rõ nhất (tốt nhất là vùng được cứu phải hướng lên trên, mặt da nằm ngang) và bệnh nhân phải hoàn toàn thoải mái trong suốt thời gian lưu kim. Có tất cả 7 loại tư thế ngồi và 3 tư thế nằm khác nhau để thầy thuốc chọn lựa.
- Có hai cách cứu cổ điển (dùng ngải nhung): điếu ngải và mồi ngải.
- Những cách cứu với điếu ngải:
+ Cứu trực tiếp: cứu ấm, cứu xoay tròn (chữa bệnh ngoài da), cứu mổ cò (cứu tả và cho trẻ em).
+ Cứu gián tiép với gừng, tỏi, muối.
- Những cách cứu với mồi ngải: trực tiếp và gián tiếp.
- Những cách cứu gián tiếp là hình thức phối hợp hai tác dụng điều trị với nhau (tác dụng của châm cứu và tác dụng dược lý của dược vật sử dụng kèm).
- Cứu được chỉ định cho những bệnh lý hàn, cũng thường dùng cho những bệnh lý hư.

1 nhận xét: