Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Bệnh học ngoại cảm thương hàn (Phần 2)

Đởm dựa vào Can, tính chủ sơ tiết, thích điều đạt, cho nên Đởm phủ điều hòa thì Tỳ Vị không bệnh. Tam tiêu là đường vận hành thủy hỏa. Công năng sơ tiết của Đởm bình thường thì Tam tiêu thông sướng, thủy hỏa thăng giáng bình thường. Thiếu dương ở giữa Thái dương và Dương minh gọi là bán biểu bán lý.
2.3.2. Bệnh lý
Khi bệnh vào đến Thiếu dương, chính tà đánh nhau, tướng hỏa bị uất dẫn đến Đởm nhiệt uất chứng. (Miệng đắng, họng khô, mắt hoa).
−Nguyên nhân gây bệnh Thiếu dương
+ Bản kinh bệnh: thường do thể chất yếu, ngoại tà xâm phạm đến.
+ Kinh khác truyền biến: thường do điều trị sai, tà khí từ Thái dương chuyển đến hoặc bệnh từ Dương minh chuyển ra.
−Triệu chứng: miệng đắng, họng khô, mắt hoa, hàn nhiệt vãng lai, không muốn ăn, tâm phiền, hay ói.
−Điều trị: hòa giải Thiếu dương. (Tiểu sài hồ thang)
+ Bài Tiểu sài hồ thang được dùng chữa chứng Thiếu dương thoạt nóng, thoạt rét, ngực sườn đầy tức, lìm lịm không muốn ăn uống, lòng phiền hay nôn.
+ Phân tích bài Tiểu sài hồ thang (Pháp hòa)

Vị thuốc Dược lý Đông y
Sài hồ Hạ sốt. Giải biểu hàn ở kinh Thiếu dương
Hoàng cầm Đắng, hàn. Tả Phế hỏa, thanh thấp nhiệt.
Sinh khương Cay ôn. Ôn dương tán hàn. Hồi dương thông mạch
Nhân sâm Ngọt, hơi đắng, ôn. Đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân
Đại táo Ngọt ôn. Bổ Tỳ ích Khí. Dưỡng Vị sinh tân dịch. Điều hòa các vị thuốc
Chích Cam thảo Ngọt ôn. Điều hòa các vị thuốc
Bán hạ Cay, ôn. Táo thấp, hóa đờm, giáng nghịch, chống nôn
+ Công thức huyệt sử dụng

Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Hậu khê Du Mộc huyệt/Tiểu trường. Một trong bát mạch giao hội huyệt, thông với mạch Đốc Kinh nghiệm phối hợp với
Đại chùy Hội của mạch Đốc và 6 dương kinh Đại chùy, Giản sử
Giản sử Kinh Kim huyệt / Tâm bào trị nóng rét qua lại
THIẾU DƯƠNG CHỨNG
- Chủ chứng (triệu chứng quan trọng) của Thiếu dương chứng: khi nóng khi lạnh (hàn nhiệt vãng lai), miệng đắng, họng khô, mắt hoa.
- Thuốc tiêu biểu trong điều trị Thiếu dương chứng: Tiểu sài hồ thang
2.4. Thái âm chứng
2.4.1. Nhắc lại cơ sở giải phẫu sinh lý học của hệ thống Thái âm
Hệ thống Thái âm bao gồm Thủ Thái âm Phế và Túc Thái âm Tỳ. Hệ thống Thái âm có quan hệ biểu lý với hệ thống Dương minh gồm Thủ Dương minh Đại trường và Túc dương minh Vị
−Vị chủ thu nạp, nghiền nát thủy cốc. Truyền đạt đi toàn thân nhờ Tỳ khí và Phế khí.
−Tỳ chủ thấp, tính thăng, chủ vận hóa. Vị chủ táo, tính giáng, chủ hành tân dịch. Tỳ Vị kết hợp duy trì sự hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể.
2.4.2. Bệnh lý
Thái âm bệnh là giai đoạn đầu của âm bệnh, phản ảnh tình trạng bệnh ngoại cảm thương hàn trở nên trầm trọng hơn, với nhiều chứng trạng biểu hiện bắt đầu rối loạn chức năng của các tạng.
−Nguyên nhân
+ Hàn thấp trực trúng.
+ Tam dương bệnh chuyển tới.
+ Điều trị sai.
+ Tỳ dương hư tổn, ngoại tà nội ẩn.
Đặc điểm của Thái âm bệnh là Tỳ hư, hàn thấp nội sinh. Thái âm có quan hệ biểu lý với Dương minh, nên trong quá trình bệnh lý có ảnh hưởng qua lại, có phân hư thực. Vì thế có câu: “Thực tắc Dương minh, Hư tắc Thái âm. −Triệu chứng: bụng đầy đau, ói mửa, tiêu chảy, thích ấm, thích ấn, không khát, lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng, mạch trì hoãn.
−Điều trị: ôn trung tán hàn. (Lý trung thang )
+ Phân tích bài Lý trung thang (Pháp ôn)
Vị thuốc Dược lý Đông y
Nhân sâm Ngọt, hơi đắng, ôn. Đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân
Bạch truật Ngọt, đắng, hơi ôn. Kiện Vị hòa trung, táo thấp, hóa đờm, lợi tiểu
Cam thảo Ngọt ôn. Hòa trung bổ thổ. Điều hòa các vị thuốc
Can khương Cay ôn. Ôn dương tán hàn
+ Công thức huyệt sử dụng
Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Thái bạch Nguyên huyệt/Tỳ Kiện Tỳ
Phong long Lạc huyệt/Vị Trừ thấp
Tỳ du
Vị du
Du huyệt/Tỳ và Vị ôn trung
Trung quản Mộ huyệt/Vị Kiện Tỳ
Túc tam lý Hợp Thổ huyệt/Vị  
THÁI ÂM CHỨNG
- Chủ chứng (triệu chứng quan trọng) của Thái âm chứng bụng đầy đau, ói mửa, tiêu chảy, thích ấm, mạch trì hoãn..
- Thuốc tiêu biểu trong điều trị Thái âm chứng: Lý trung thang
2.5. Thiếu âm chứng
2.5.1. Nhắc lại cơ sở giải phẫu sinh lý học của hệ thống Thiếu âm
Hệ thống Thiếu âm bao gồm Thủ Thiếu âm Tâm và Túc Thiếu âm Thận. Hệ thống Thiếu âm có quan hệ biểu lý với hệ thống Thái dương gồm Thủ Thái dương Tiểu trường và Túc Thái dương Bàng quang.
Tâm Thận là gốc âm dương của cơ thể. Tâm thuộc Hỏa, chủ huyết mạch, chủ Thần, thống lĩnh hoạt động sinh lý toàn thân. Thận thủy chủ tàng tinh, tàng thủy, chứa nguyên âm, nguyên dương, là gốc tiên thiên. Tâm hỏa làm ấm Thận thủy và Thận thủy làm mát Tâm hỏa. Tâm Thận tương giao, thủy hỏa ký tế duy trì sự hoạt động bình thường của cơ thể.
2.5.2. Bệnh lý
Bệnh ở giai đoạn nặng, biểu hiện Tâm Thận bất túc Nguyên nhân
−Ngoại tà trực trúng (ở người già yếu, hoặc Thận khí suy) −Truyền biến từ ngoài vào trong (kinh khác truyền đến).
Bệnh cảnh lâm sàng bao gồm 2 thể −Thiếu âm hóa hàn chứng.
−Thiếu âm hóa nhiệt chứng.
2.5.2.1. Thiếu âm hóa hàn chứng
a. Dương hư hàn chứng
−Triệu chứng
+ Không sốt, sợ lạnh, muốn ngủ, muốn ói nhưng không ói được
+ Tâm phiền, khát, tiểu trong, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch vi
−Điều trị: cấp ôn Thiếu âm (Tứ nghịch thang)
Bài thuốc Tứ nghịch thang có tác dụng hồi dương cứu nghịch. Chủ trị:
tiêu chảy mất nước gây trụy mạch, ra mồ hôi hoặc mất máu nhiều gây choáng, mạch trầm vi, tay chân quyết nghịch.
Phương giải: “Tứ nghịch thang theo Tiền Hoàng là mệnh danh theo tác dụng. Nó dùng chữa chứng tứ chi quyết nghịch, đó là do chân dương hư suy, âm tà hoành hành khắp, dương khí không đủ sung dưỡng cho chân tay... Dùng Cam thảo vi Quân vì cam thảo ngọt, tính hòa hoãn có thể làm hoãn cái thế hoành hành lên của âm khí. Can khương ôn trung, có thể cứu Vị dương, ôn Tỳ thổ... Phụ tử chế cay nóng dữ chạy thẳng đến hạ tiêu, nó bổ mạnh vào chân dương mệnh môn, cho nên có thể chữa hàn tà nghịch lên ở hạ tiêu...”
Chú ý: trong “Danh từ Đông y” (3) có nêu Tứ nghịch tán có công thức (Sài hồ, Chích Cam thảo, Chỉ thực, Bạch thược) và tác dụng điều trị cũng hoàn toàn khác (thấu giải uất nhiệt, điều hòa Can Tỳ) với Tứ nghịch thang.
+ Phân tích bài Tứ nghịch thang: (Pháp bổ - ôn)
Vị thuốc Dược lý Đông y
Cam thảo Ngọt ôn. Hòa trung bổ thổ. Điều hòa các vị thuốc
Can khương Cay ôn. Ôn dương tán hàn
Phụ tử (chế) Cay ngọt, đại nhiệt, có độc
Bổ hỏa trợ dương, hồi dương cứu nghịch, trục phong hàn thấp tà
b. Âm thịnh cách dương chứng
−Triệu chứng: tay chân lạnh, không sợ lạnh, mặt đỏ, người lìm lịm, tiểu trong, mạch vi tuyệt (triệu chứng của Thiếu âm chân hàn giả nhiệt).
−Điều trị: hồi dương cứu nghịch (Thông mạch tứ nghịch tán)
+ Phân tích bài Thông mạch tứ nghịch tán: (Pháp bổ - ôn)
Vị thuốc Dược lý Đông y
Cam thảo Ngọt ôn. Hòa trung bổ thổ. Điều hòa các vị thuốc
Thông bạch Vị cay, bình, không độc. Phát biểu, hòa trung, thông dương, hoạt huyết
Can khương Cay ôn. Ôn dương tán hàn
Phụ tử chế Cay ngọt, đại nhiệt, có độc
Bổ hỏa trợ dương, hồi dương cứu nghịch, trục phong hàn thấp tà
+ Công thức huyệt sử dụng

Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Trung quản Mộ huyệt/Vị ôn trung
Hòa Vị
Thần khuyết Kinh nghiệm phối Bách hội, Quan nguyên trị hư thoát  Trị thoát chứng
Khí hải Bể của khí Chân dương hư
Quan nguyên Cửa của nguyên khí, nguyên dương.
Bồi Thận cố bản, bổ khí hồi dương
Chữa chứng Thận dương suy. Cấp cứu chứng thoát của trúng phong
Dũng tuyền Tỉnh Mộc huyệt/Thận
⇒Bổ mẫu ⇒Bổ Thận hỏa
ôn - bổ⇒Khai khiếu định Thần, giải quyết nghịch
Mệnh môn Đặc hiệu dùng chữa chứng chân hỏa hư. Bổ mệnh môn tướng hỏa Bồi nguyên - bổ Thận
2.5.2.2. Thiếu âm hóa nhiệt chứng
a. Âm hư nhiệt chứng
−Triệu chứng: miệng táo, họng khô. Tâm phiền khó ngủ, bứt rứt, tiểu vàng, lưỡi đỏ, mạch tế sác.
−Điều trị: tư âm tả hỏa. (Hoàng liên a giao thang).
+ Bài thuốc Hoàng liên a giao thang có tác dụng dưỡng Tâm, thanh nhiệt tà, tư âm, giáng hỏa.
+ Phân tích bài Hoàng liên a giao thang (Pháp bổ - thanh)
Vị thuốc Dược lý Đông y
Hoàng liên Vị đắng, lạnh. Tả Tâm nhiệt. Giải khí bản nhiệt của Thiếu âm
A giao Vị ngọt, tính bình. Tư âm, bổ huyết
Hoàng cầm Vị đắng, lạnh. Thanh nhiệt táo thấp, cầm máu
Thược dược Vị đắng, chua, lạnh. Bổ huyết, liễm âm, giảm đau
Kê tử hoàng Tư âm huyết, tức phong
b. Âm hư thủy đình
−Triệu chứng: ho mà ói khan, tâm phiền khó ngủ, tiểu bất lợi, lưỡi đỏ rêu trắng, mạch huyền tế sác.
−Điều trị: tư âm lợi thủy thanh nhiệt (Đạo xích tán )
+ Bài thuốc Đạo xích tán được đề cập dưới đây còn có tên gọi là Đạo nhiệt tán. Bài thuốc này, có tài liệu thay vị Trúc diệp bằng Đăng tâm thảo. Bài thuốc có xuất xứ từ Tiền ất.
+ Phân tích bài Đạo xích tán: (Pháp bổ - thanh)
Vị thuốc Dược lý Đông y
Sinh địa Hàn, ngọt, đắng. Nuôi Thận, dưỡng âm, dưỡng huyết
Lá tre
(Trúc diệp)
Ngọt, nhạt, hàn. Thanh Tâm hỏa, lợi niệu, trừ phiền nhiệt
Mộc thông Đắng, hàn. Giáng Tâm hỏa, thanh Phế nhiệt, lợi tiểu tiện, thông huyết mạch
Cam thảo Bình, ngọt. Bổ Tỳ Vị, nhuận Phế, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc
+ Công thức huyệt có thể sử dụng
Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Tam âm giao Giao hội huyệt của 3 kinh âm /chân Tư âm
Đại chùy
Hợp cốc
Hội của mạch Đốc và 6 dương kinh. Chủ biểu.
Mình nóng, mồ hôi tự ra (tả)
Sợ lạnh, không có mồ hôi (bổ)
Thanh nhiệt
Khúc trì
Thập tuyên
Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Thập tuyên, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị sốt cao Thanh nhiệt
Phục lưu Kinh Kim huyệt/Thận
Điều hòa và sơ thông huyền phủ (lỗ chân lông)
Tư âm bổ Thận
Trị chứng đạo hãn
Trung cực Mộ/Bàng quang
Huyệt tại chỗ trị chứng tiểu rắt
Lợi Bàng quang
THIẾU ÂM CHỨNG
 
- Chủ chứng (triệu chứng quan trọng) của Thiếu âm chứng: rối loạn ý thức (tâm phiền hoặc lìm lịm, lơ mơ), mạch hư.
- Bệnh chứng ở Thiếu âm bao gồm Thiếu âm hóa nhiệt chứng (tình trạng ít nguy cấp hơn) và Thiếu âm hóa hàn chứng (khi tình trạng bệnh nguy cấp hơn).
- Tình trạng tay chân lạnh và mạch vi (thể hiện tình trạng suy sụp tuần hoàn) là triệu chứng cơ bản phân biệt giữa Thiếu âm hóa nhiệt chứng và Thiếu âm hóa hàn chứng
- Thiếu âm hóa nhiệt chứng có thể biểu hiện dưới 2 dạng: Âm hư nhiệt chứng Âm hư thủy đình
- Tình trạng tiểu lợi hay không lợi là triệu chứng cơ bản phân biệt giữa Âm hư nhiệt chứng âm hư thủy đình
- Thiếu âm hóa hàn chứng có thể biểu hiện dưới 2 dạng: dương hư hàn chứng âm thịnh cách dương chứng
- Tình trạng có sốt hay không sốt là triệu chứng cơ bản phân biệt giữa dương hư hàn chứng (không sốt, lạnh tứ chi)và âm thịnh cách dương chứng (sốt, lạnh tứ chi)
- Thuốc tiêu biểu trong điều trị Âm hư nhiệt chứng của Thiếu âm hóa nhiệt: Hoàng liên a giao thang
- Thuốc tiêu biểu trong điều trị Âm hư thủy đình của Thiếu âm hóa nhiệt: Đạo xích tán
- Thuốc tiêu biểu trong điều trị Âm thịnh cách dương chứng của Thiếu âm hóa hàn: Thông mạch tứ nghịch tán
- Thuốc tiêu biểu trong điều trị dương hư hàn chứng của Thiếu âm hóa hàn: Tứ nghịch thang
2.6. Quyết âm bệnh chứng
2.6.1. Nhắc lại cơ sở giải phẫu sinh lý học của hệ thống Quyết âm
Hệ thống Quyết âm bao gồm Túc Quyết âm Can và Thủ Quyết âm Tâm bào. Hệ thống Quyết âm có quan hệ biểu lý với hệ thống Thiếu dương gồm Thủ Thiếu dương Tam tiêu và Túc Thiếu dương Đởm.
−Can có chức năng tàng huyết, chủ sơ tiết, thích điều đạt, hợp tại cân, khai khiếu ở mắt.
−Tâm bào có vị trí ở ngoài Tâm, thừa lệnh Tâm, trong chứa tướng hỏa, quan hệ biểu lý với Tam tiêu.
2.6.2. Bệnh lý
Quyết âm bệnh được xem là giai đoạn cuối cùng của Lục kinh truyền biến, do đó bệnh cảnh thường phong phú và nặng. Trong thực tế, rất khó xác định giữa giai đoạn Thiếu âm và giai đoạn Quyết âm tình trạng nào nặng nề hơn, nguy kịch hơn (dù phân biệt chẩn đoán không khó).
Nguyên nhân gây bệnh
−Ngoại tà trực trúng
−Ngoại tà truyền kinh từ ngoài vào (như Thái âm, Thiếu âm...)
Chứng trạng chủ yếu của giai đoạn này gồm
−Thượng nhiệt hạ hàn
−Quyết nhiệt thắng phục: tay chân móp lạnh xen lẫn phát sốt
−Quyết nghịch: tay chân móp lạnh
−Tiêu chảy, nôn mửa
Bệnh ở giai đoạn này (giai đoạn cuối của Thương hàn bệnh) thường phức tạp. Pháp trị (nguyên tắc trị liệu) dựa vào các điểm:
−Nhiệt thì dùng thanh, bổ pháp −Hàn thì dùng ôn, bổ pháp.
Cần chú ý những điều cấm kỵ
−Chân tay móp lạnh không được công hạ
−Tiêu chảy nặng không thể công phần biểu
Một cách tổng quát thì tùy theo từng trường hợp cụ thể mà giải quyết, nhưng luôn chú ý hồi dương đồng thời chú ý bảo tồn âm dịch.
2.6.2.1. Quyết âm hàn quyết
−Triệu chứng: chân tay quyết lạnh, không sốt, sợ lạnh, lưỡi nhạt, mạch vi hoặc tế sắp tuyệt.
−Điều trị: có thể sử dụng
+ Hồi dương cứu nghịch (Tứ nghịch thang). Xin tham khảo thêm ở phần Thiếu âm hóa hàn.
+ Ôn thông huyết mạch. (Đương quy tứ nghịch thang)
+ Phân tích bài Đương quy tứ nghịch thang: (Pháp bổ - ôn)
Vị thuốc Dược lý Đông y
Cam thảo Ngọt ôn. Hòa trung bổ thổ. Điều hòa các vị thuốc
Can khương Cay ôn. Ôn dương tán hàn
Đương quy Cay, ngọt, ôn. Bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh
Phụ tử chế Cay, ngọt, đại nhiệt, có độc
Bổ hỏa trợ dương, hồi dương cứu nghịch, trục phong hàn thấp tà
2.6.2.1. Quyết âm nhiệt quyết
−Triệu chứng: chân tay quyết lạnh, sốt, khát, tiểu vàng đỏ, rêu vàng, mạch hoạt.
−Cần chú ý chân tay quyết lạnh, (là dương khí không tương thuận gây ra), kèm tâm phiền, miệng khát, tiểu vàng, rêu vàng, mạch hoạt là nhiệt ẩn ở trong. Điều trị phải thanh nhiệt hòa âm (Bạch hổ thang).
−Nếu chân tay quyết lạnh mà nhiệt không rõ, tự thấy sốt từng cơn, là dương uất ở trong. Điều trị phải liễm âm tiết nhiệt (Tứ nghịch thang).
+ Công thức huyệt sử dụng tương tự như trong hội chứng Thiếu âm (xin tham khảo thêm ở phần tương ứng).
2.6.2.3. Quyết âm hồi quyết
−Triệu chứng: chân tay quyết lạnh, tiêu khát, đói không muốn ăn, ăn vào ói ra dãi, tiêu chảy không cầm.
−Điều trị: điều lý hàn nhiệt, hòa vị trục trùng (ô mai hoàn). + Phân tích bài Ô mai hoàn
Vị thuốc Dược lý Đông y
ô mai Vị chua. Dùng trị giun theo kinh nghiệm dân gian
Tế tân Vị cay, tính ôn, không độc. Vào Tâm, Phế, Can, Thận. Tác dụng tán phong hàn, hành thủy khí, thông khiếu
Xuyên tiêu  
Hoàng liên Vị đắng, lạnh. Tả Tâm nhiệt. Giải khí bản nhiệt của Thiếu âm
Hoàng bá Vị đắng, lạnh. Tả hỏa, thanh thấp nhiệt
Quế chi Cay, ngọt, đại nhiệt, hơi độc. Bổ mệnh môn tướng hỏa, trị cố lãnh trầm hàn
Can khương Cay, ôn. Ôn dương tán hàn
Phụ tử chế Cay, ngọt, đại nhiệt, có độc
Bổ hỏa trợ dương, hồi dương cứu nghịch, trục phong hàn thấp tà
Đương quy Cay, ngọt, ôn. Bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh
Đảng sâm Ngọt, bình. Bổ trung, ích khí, sinh tân chỉ khát

1 nhận xét: