Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Bệnh học tạng tâm - tiểu trường tâm bào - tam tiêu (Phần 2)

+ Suyễn đầy, khó thở, tức ngực (thượng tiêu).
+ Bụng đầy, báng bụng (trung tiêu).
+ Đại tiện lỏng, phù nề (hạ tiêu).
2. Những bệnh chứng tâm - tiểu trường
2.1. Bệnh chứng tạng Tâm
Tâm bao gồm Tâm âm và Tâm dương, Tâm huyết và Tâm khí. Tâm là vị đại chủ, đứng đầu hoạt động tạng phủ của cơ thể. Do vậy, bệnh lý tổn thương tạng Tâm bao gồm 2 nhóm.
−Nhóm đơn bệnh
+ Tâm huyết uất trệ.
+ Đàm hỏa nhiễu Tâm. Đàm mê Tâm khiếu.
+ Tâm huyết hư.
+ Tâm âm hư. Tâm hỏa thượng cang.
+ Tâm khí hư.
+ Tâm dương hư.
−Nhóm hợp bệnh + Tâm Tỳ hư.
+ Tâm Thận bất giao.
+ Tâm Phế khí hư.
2.2.1. Bệnh chứng Tâm huyết uất trệ
2.2.1.1. Bệnh nguyên
−Do đờm trọc (sản vật bệnh lý do khí hư hoặc dương hư sinh ra).
−Do tình chí bị kích động gây khí uất.
2.2.1.2. Bệnh sinh
Tâm huyết uất trệ là bệnh cảnh đặc biệt của một biểu hiện thực chứng trên nền tảng hư chứng. Đó là cơ thể có sẵn khí hư hoặc dương hư sinh ra đờm trọc, đờm trọc ngưng tụ làm ảnh hưởng đến sự vận hành chu lưu toàn thân của Huyết.
Hoặc tình chí bị kích động làm cho khí uất, cũng ảnh hưởng đến sự vận hành của Huyết. Mà huyết dịch là cơ sở cho hoạt động của Thần chí. Khi huyết dịch vận hành bị uất trệ, ngưng tụ sẽ sinh ra chứng đau, tức, dấu ứ huyết.
2.2.1.3. Triệu chứng lâm sàng
−Nặng đầu, đau đầu, chóng mặt. Hồi hộp, đánh trống ngực.
−Đau vùng trước ngực, đau cấp ở tim. Bứt rứt, nặng mỏi, tê buốt ở chi. Tiểu đậm màu. Lưỡi đỏ, có vết tím bầm. Mạch tế hoặc sáp.
Nếu nặng hơn: tay chân lạnh. Vã mồ hôi. Mặt môi xanh tím. Đau tức ngực, nghẹt thở.
2.2.1.4. Bệnh chứng Tây y thường gặp
−Cơn đau thắt ngực
−Thiểu năng vành
2.2.1.5. Pháp trị
−Hoạt huyết, khử ứ, hành khí, chỉ thống.
−Thông dương hóa ứ.
−Nếu nặng: hồi dương, cứu nghịch, ích khí, sinh mạch.
* Phân tích bài thuốc Huyết phủ trục ứ thang (Y Lâm cải thác)
−Tác dụng: hoạt huyết, khử ứ, hành khí, chỉ thống. Chủ trị: huyết ứ, các chứng đau không cho nắn vào hoặc thân mình có huyết bị ứ đọng lại thành hòn, ban lưỡi đen, đại tiện đen mà ít.
−Phân tích bài thuốc.

Vị thuốc Dược lý Đông y
Đào nhân Ngọt, đắng, bình. Hoạt huyết, thông kinh
Hồng hoa Hoạt huyết, hóa ứ, thông kinh
Xuyên khung Đắng, ấm. Hành khí, hoạt huyết, khu phong, chỉ thống
Đương quy Ngọt, cay, ấm. Bổ huyết, hành huyết
Sinh địa Ngọt, đắng, hàn. Dưỡng âm, dưỡng huyết
Chỉ xác Đắng, chua, bình. Lý khí, khoan hung
Ngưu tất Đắng, chua, bình. Hoạt huyết, thông kinh, giải độc thấp nhiệt
Cát cánh Đắng, cay, ấm. ôn Phế tán hàn, trừ đàm
Cam thảo Điều hòa các vị thuốc
Bài này do Vương Thị Trù lập ra để chữa huyết ứ ở ngực, huyết hành không thông lợi. Ngực đau, đầu đau không khỏi, đau như kim châm, chỗ đau cố định, hoặc nấc lâu không khỏi, hoặc uống nước thì sặc, nôn khan, hoặc trống ngực hồi hộp, hoặc đêm ngủ không được, ngủ không yên giấc, dễ cáu gắt, lưỡi có điểm tím, rìa lưỡi có huyết ứ, hai mắt thầm quầng tím. Mạch sáp hoặc huyền khẩn.
* Phân tích bài thuốc Hoạt lạc hiệu linh đơn (Y học trung tham tây lục)
−Tác dụng: tuyên thông kinh lạc, thông hành khí huyết, trục hàn hóa thấp. Chủ trị: trị kinh lạc có đàm thấp, xuất huyết dưới da trên tay đùi; đau ngực nách.

Vị thuốc Dược lý Đông y
Xuyên khung Đắng, ấm. Hành khí, hoạt huyết, chỉ thống
Nhũ hương Hoạt huyết, khử ứ
Một dược Đắng, bình. Hành khí, chỉ thống
Đan sâm Đắng, lạnh, vào kinh Tâm, Tâm bào. Hoạt huyết, khử ứ, thanh nhiệt
Đương quy Cay, đắng, ấm. Hoạt Huyết, dưỡng huyết
Địa long Dẫn thuốc đến nơi đàm thấp tụ
−Công thức huyệt sử dụng
Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Đản trung Hội của khí, Mộ của Tâm bào Hành khí
Tâm du Du huyệt của Tâm Hoạt huyết
Cự khuyết Mộ huyệt của Tâm  
Nội quan Giao hội huyệt của Tâm bào và Mạch Âm duy ⇒ Đặc hiệu vùng ngực Chữa chứng hồi hộp, đau ngực gây khó thở, ngăn ngực
A thị huyệt   Giảm đau
 
TÂM HUYẾT UẤT TRỆ
- Chức năng chủ yếu bị rối loạn là chức năng chủ huyết mạch của Tâm.
- Chủ chứng (triệu chứng quan trọng): đau cấp ở tim, trống ngực, lưỡi có vết tím bầm
- Thuốc tiêu biểu trong điều trị bệnh chứng Tâm huyết uất trệ: Huyết phủ trục ứ thang, Hoạt lạc hiệu linh đơn
2.1.2. Đàm hỏa nhiễu Tâm - đàm mê tâm khiếu
2.1.2.1. Bệnh nguyên
−Do nội thương thất tình làm nhiễu loạn Thần minh.
−Do bệnh nhiệt lại uống thuốc nhiệt.
2.1.2.2. Bệnh sinh
−Nội thương thất tình làm cho tinh Thần bị kích động, khí uất kết lại sản sinh ra thấp, thấp hóa đàm trọc uất lại bên trong làm nhiễu loạn Thần minh, Thần minh bị che lấp lúc tỉnh lúc mê, khóc cười thất thường hoặc Thần chí hôn mê, không hay biết gì cả.
−Hoặc do bệnh đã nhiệt lại dùng thuốc nhiệt làm hóa hỏa, ảnh hưởng đến Thần minh, phát cuồng phát điên. Mạch hồng thực hoặc trầm hoạt.
Tùy thuộc vào cách thức của đàm trọc hoặc tích nhiệt hóa hỏa thương Tâm, mà sẽ có bệnh biến đàm hỏa nhiễu Tâm hoặc đàm mê tâm khiếu.
2.1.2.3. Triệu chứng lâm sàng
−Đàm hỏa nhiễu Tâm
+ Vật vã, mất ngủ. Miệng đắng, họng khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng dầy. Dễ kinh sợ.
+ Cười nói huyên thuyên. Thao cuồng, đánh mắng người. Mạch hoạt, hữu lực.
−Đàm mê tâm khiếu
+ Tinh Thần đần độn. Cười nói một mình. Đột nhiên ngã lăn. Đờm khò khè.
+ Rêu trắng dày. Mạch huyền hoạt.
2.1.2.4. Bệnh chứng Tây y thường gặp −Tâm Thần phân liệt thể hưng phấn −Hưng trầm cảm.
−Biến chứng rối loạn tâm Thần do dùng thuốc
2.1.2.5. Pháp trị
−Thanh Tâm tả hỏa trừ đàm khai khiếu.
−Trừ đàm khai khiếu.
Những bài thuốc Đông y có thể sử dụng gồm
−Mông thạch cổn đờm hoàn. (Ngọc ẩn Quân phương, Đan khê tâm pháp) −Tử tuyết đan.
−Tô hợp hương hoàn.
* Phân tích bài thuốc Mông thạch cổn đờm hoàn (Cổn đờm hoàn)
−Tác dụng: giáng hỏa trục đàm. Chủ trị: thực nhiệt lão đàm (đàm tích tụ lâu) phát điên cuồng, hoảng hốt sợ hãi hoặc hôn mê, hoặc trung quản bĩ, mãn, đại tiện bí kết, mạch hoạt sác.
−Phân tích bài thuốc.

Vị thuốc Dược lý Đông y
Mông thạch Trục lão đàm tích tụ
Trầm hương Cay, ấm. Thăng giáng các khí, bổ nguyên dương, hạ đàm
Hoàng cầm Đắng, lạnh. Tả Phế, thanh Tâm
Đại hoàng Đắng, lạnh. Tả nhiệt, khử trừ thực tích
Mông thạch tính rất mạnh, có khả năng trục đàm tích ẩm phục, Trầm hương điều đạt khí cơ, Hoàng cầm khổ hàn, thanh hỏa ở thượng tiêu thanh trừ nguồn gốc của đàm, Đại hoàng khổ hàn, đăng dịch thực tích, mở đường đi xuống, Tác dụng chung của bài là giáng hỏa trục đàm.
Nhìn chung, sức thuốc mạnh, người sức yếu, và phụ nữ có mang không dùng để tránh tổn thương đến chính khí.
* Phân tích bài Tử tuyết đan (Hòa tễ cục phương).
Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, trấn kinh, khai khiếu. Chủ trị: nhiệt tà hãm ở bên trong, tráng nhiệt, phiền táo, hôn cuồng, nói nhảm, miệng khát, môi khô, tiểu đỏ. Sốt cao, co giật.
−Phân tích bài thuốc
Vị thuốc Dược lý Đông y
Hoàng kim Trọng trấn an Thần, tả nhiệt ở Tâm, Can
Hàn thủy thạch Tả hỏa các kinh, lợi thủy
Từ thạch Cay, lạnh. Bình Can, tiềm dương
Hoạt thạch Ngọt, lạnh. Khử thấp nhiệt ở Bàng Quang
Thạch cao Ngọt, cay, lạnh. Thanh nhiệt, tả hỏa, trừ phiền chỉ khát
Tê giác Đắng, nhạt, mát. Thanh Tâm, bình Can
Linh dương giác Đắng, nhạt, mát. Thanh Tâm, bình Can
Mộc hương Cay, đắng, ấm. Hành khí chỉ thống, kiện Tỳ
Trầm hương Cay, ấm. ích khí hóa đàm, thăng giáng các khí
Huyền sâm Đắng, mặn, hơi lạnh. Thanh nhiệt lương huyết, giáng hỏa
Thăng ma Ngọt, cay, lạnh. Thăng dương, giải độc
Đinh hương Ôn Vị điều khí
Cam thảo Điều hòa các vị thuốc
Phác tiêu Mặn, đắng, lạnh. Tiêu tích, tả nhiệt, nhuận táo
Mang tiêu Mặn, lạnh. Trừ đàm, nhuận tràng
Sạ hương Cay, ấm. Khai khiếu, thông kinh lạc, trừ uế
Chu sa Ngọt, lạnh. An Thần, trấn kinh, giải độc
* Phân tích bài thuốc Tô hợp hương hoàn (Cục phương)
−Tác dụng: ôn thông khai khiếu giải uất. Chủ trị: đàm thấp bế tắc khí cơ, đột nhiên hôn mê. Cấm dùng ở phụ nữ có thai hoặc sốt cao gay hôn mê co giật (Nhiệt bế).
−Phân tích bài thuốc.
Vị thuốc Dược lý Đông y
Bạch truật Ngọt, đắng, ấm. Kiện Tỳ Vị, táo thấp, phù chính khí
Mộc hương Cay, đắng, ấm. Hành khí, chỉ thống, kiện Tỳ
Tê giác Đắng, mát. Thanh Tâm giải độc
Hương phụ Cay, đắng, ấm. Hành khí, giải uất
Chu sa Ngọt, lạnh. An Thần, trấn kinh, giải độc
Kha tử Đắng, chua, sáp, ấm. Liễm Phế
Bạch đàn hương Điều hòa tạng phủ khí huyết uất trệ
Đinh hương Cay, thơm, nóng. ấm Tỳ Vị, giáng nghịch khí, giảm đau
Xạ hương Cay, ấm. Khai khiếu, thông kinh lạc, trừ uế
Trầm hương Cay, ấm. Thăng giáng các khí, điều hòa các vị thuốc
Tất bát Cay, ấm. Điều hòa tạng phủ
An tức hương Tránh uế ác khí
Long n∙o Vị the, ấm. Tránh uế khí, ác khí, trúng phong
Dầu Tô hợp hương Tránh uế khí
Nhũ hương Đắng, cay, hơi ấm. Điều khí, hoạt huyết
−Công thức huyệt sử dụng
Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Bách hội
Tứ thần thông
Hội của Đốc mạch và 6 dương kinh Thanh Thần chí tiết nhiệt
Thần môn Du thổ huyệt /Tâm ⇒ Tả Tâm hỏa Định Tâm an Thần
Phong long Lạc huyệt của Vị Đặc hiệu trừ đờm
Khúc trì
Hợp cốc
Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt Hạ sốt
ĐÀM HỎA NHIỄU TÂM - ĐÀM MÊ TÂM KHIẾU
- Chức năng chủ yếu bị rối loạn là chức năng chủ Thần minh của Tâm.
- Chủ chứng (triệu chứng quan trọng): phát cuồng, phát điên hoặc hôn mê
- Thuốc tiêu biểu trong điều trị bệnh chứng đàm hỏa nhiễu Tâm - đàm mê Tâm khiếu: Mông thạch cổn đờm hoàn, Tử tuyết đan, Tô hợp hương hoàn
 
2.1.3. Tâm âm hư
2.1.3.1. Bệnh nguyên
−Do mắc những bệnh có tính nhiệt lâu ngày tổn hại đến Tâm âm.
−Do nội thương thất tình, ngũ chí hóa hỏa, hỏa nhiệt thương âm.
2.1.3.2. Bệnh sinh
−Tâm âm hư tổn, làm ảnh hưởng đến huyết và tân dịch. Âm hư sinh nội nhiệt, càng làm cho tân dịch khô cạn và chân âm hao tổn sinh ra chứng ngũ tâm phiền nhiệt, sốt nhẹ, vã mồ hôi v.v...
−Tâm âm càng hư, hư hỏa càng bốc lên gọi là Tâm hỏa thượng cang.
2.1.3.3. Triệu chứng lâm sàng
Chung: cảm giác nóng trong người. Sốt về chiều và về đêm. Cơn nóng phừng ở mặt, ở ngực. Mặt đỏ. Tay chân nóng. Ra mồ hôi tay chân.
Đặc hiệu: biểu hiện chủ yếu là Tâm quý, chính xung: đau vùng ngực, vùng ngực khó chịu, hay quên. Mất ngủ hay mê, hay mộng mị nói mơ. Bứt rứt, họng khô, lưỡi khô ráo, ngũ tâm phiền nhiệt. Tiểu đỏ, ít. Mồ hôi trộm. Mạch tế sác, vô lực.
2.1.3.4. Bệnh lý Tây y thường gặp −Rối loạn Thần kinh chức năng.
−Rối loạn Thần kinh tim.
−Rối loạn Thần kinh thực vật sau viêm nhiễm kéo dài.
−Tâm căn suy nhược. Hội chứng suy nhược mạn.
2.1.3.5. Pháp trị
−Tư dưỡng Tâm âm, an Thần.
−Tư âm giáng hỏa, tiềm dương an Thần.
−Những bài thuốc Y học cổ truyền có thể sử dụng.
−Chu sa an Thần hoàn.
−Bá tử dưỡng tâm hoàn.
* Phân tích bài thuốc Chu sa an Thần hoàn (Phương tễ diễn nghĩa).
Tác dụng: trấn tâm an Thần, thanh nhiệt dưỡng huyết. Chủ trị: Tâm hỏa xung thịnh làm tổn thương âm huyết gây tâm Thần không yên hồi hộp mất ngủ, phiền nhiệt hay mê.
−Phân tích bài thuốc
Vị thuốc Dược lý Đông y
Chu sa Ngọt, lạnh. An Thần, trấn kinh, giải độc
Hoàng liên Đắng, lạnh. Thanh Tâm nhiệt
Đương quy Ngọt, cay, ấm. Bổ huyết, hành huyết
Sinh địa Ngọt, đắng, hàn. Dưỡng âm, duỡng huyết
Cam thảo Ngọt, bình. Điều hòa các vị thuốc
* Phân tích bài thuốc Bá tử dưỡng tâm hoàn (Thể nhân hội thiên)
−Phân tích bài thuốc
Vị thuốc Dược lý Đông y
Bá tử nhân Ngọt, bình. Bổ huyết, kiện Tỳ, an Thần
Câu kỹ tử Ngọt, bình. Bổ Can, Thận
Mạch môn Ngọt, đắng, lạnh. Nhuận Phế, sinh tân dịch
Đương quy Ngọt, cay, ấm. Bổ huyết, hành huyết
Thạch xương bồ Cay, đắng, ấm. Khai khiếu hóa đàm, giải độc, tán phong
Phục thần Tiết tâm nhiệt, bình ổn tâm Thần
Huyền sâm Đắng, mặn, hơi lạnh. Thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, giáng hỏa
Thục địa Ngọt, ấm. Bổ huyết, dưỡng âm
Cam thảo Ngọt, bình. Điều hòa các vị thuốc
−Công thức huyệt sử dụng
Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Tâm du Bối du huyệt của Tâm Dưỡng Tâm an Thần
Quyết âm du Du huyệt của Tâm bào Bổ Tâm âm
Cự khuyết Mộ huyệt của Tâm Chữa hồi hộp, trống ngực
Tam âm giao Hội huyệt của 3 kinh âm Tư âm thanh nhiệt
Nội quan Lạc huyệt của Tâm bào Định Tâm
Thần môn Du thổ huyệt/Tâm⇒ Tả Tâm hỏa Định tâm an Thần
TâM âM Hư
- Chức năng chủ yếu bị rối loạn là chức năng chủ Thần minh và chức năng chủ huyết mạch của Tâm.
- Chủ chứng (triệu chứng quan trọng): chứng âm hư nội nhiệt; hồi hộp, mất ngủ
- Thuốc tiêu biểu trong điều trị bệnh chứng Tâm âm hư: Chu sa an Thần hoàn, Bá tử dưỡng tâm hoàn
2.1.4. Tâm huyết hư
2.1.4.1. Bệnh nguyên
−Do mắc bệnh có tính nhiệt lâu ngày làm hao tổn huyết dịch.
−Do âm hư.
−Do sự sinh ra huyết giảm sút.
−Do chấn thương mất máu nhiều.
−Phụ nữ sau sinh mất máu.
2.1.4.2. Bệnh sinh
−Tâm chủ huyết mạch, chức năng Quân hỏa, các bệnh có tính nhiệt lâu ngày hoặc các bệnh cảnh khác làm cho âm hư sản sinh ra nội nhiệt. Nhiệt tích lại hóa hỏa càng thiêu đốt huyết dịch làm tổn hại Tâm huyết.
−Hoặc do sự sinh ra huyết giảm sút vì nuôi dưỡng thiếu, hoặc Vị âm hư không cung cấp thủy cốc đủ để tạo huyết.
−Hoặc do chấn thương mất mát quá nhiều, hoặc phụ nữ sau sinh mất máu, làm cho Tâm không làm chủ được huyết dịch để nuôi dưỡng và giúp cho cơ thể hoạt động.
−Tâm huyết hư sinh ra mất ngủ, hay quên, hồi hộp trống ngực, đễ kinh sợ.
2.1.4.3. Triệu chứng lâm sàng
−Sắc mặt xanh, môi nhợt nhạt. Hồi hộp, dễ kinh sợ, vật vã. Hoa mắt, chóng mặt.
−Mất ngủ, hay quên. Đánh trống ngực −Lưỡi nhợt bệu. Mạch sác vô lực.
2.1.4.4. Bệnh cảnh Tây y thường gặp
−Rối loạn Thần kinh tim.
−Thiếu máu.
−Suy nhược cơ thể, suy nhược Thần kinh.
−Suy tim.
2.1.4.5. Pháp trị
Dưỡng tâm huyết, an Thần.
Những bài thuốc Y học cổ truyền có thể sử dụng −Thiên vương bổ tâm đan.
−Dưỡng tâm thang.
* Phân tích bài thuốc Thiên vương bổ tâm đan (Nhiếp sinhbíThần)
−Phân tích bài thuốc
Vị thuốc Dược lý Đông y
Sinh địa Ngọt, đắng, hàn. Dưỡng âm, dưỡng huyết
Huyền sâm Đắng, mặn, hơi lạnh. Thanh nhiệt, dưỡng huyết, giải độc, giáng hỏa
Đan sâm Đắng, lạnh. Hoạt huyết, khử ứ
Đương quy Ngọt, cay, ấm. Bổ huyết, hành huyết
Đảng sâm Ngọt, bình. Bổ dưỡng Tỳ, Vị
Phục linh Ngọt, bình. Bổ Tỳ thổ, định Tâm, lợi thủy
Bá tử nhân Ngọt, bình. Bổ huyết, kiện Tỳ, an Thần
Viễn chí Đắng, ấm. Bổ Tâm, Thận, an Thần
Thiên môn Ngọt, lạnh. Thanh Tâm nhiệt, giáng Phế hỏa
Mạch môn Ngọt, đắng, lạnh. Nhuận Phế, sinh tân dịch
Ngũ vị tử Mặn, chua, ấm. Liễm hãn, cố tinh
Toan táo nhân Ngọt, chua, bình. Dưỡng Tâm an Thần, sinh tân dịch
Cát cánh Đắng, cay, ấm. Điều hòa các vị thuốc
Chu sa Ngọt, lạnh. An Thần, trấn kinh, dẫn thuốc vào Tâm
* Phân tích bài Dưỡng tâm thang (Chứng trị chuẩn thằng)
−Phân tích bài thuốc
Vị thuốc Dược lý Đông y
Nhân sâm Ngọt, hơi đắng. Bổ Tâm khí, đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân
Đương quy Ngọt, cay, ấm. Bổ huyết, hành huyết
Xuyên khung Đắng, ấm. Dưỡng Tâm huyết
Hoàng kỳ Ngọt, ấm. Bổ Tâm khí, thăng dương khí của Tỳ
Phục thần Tiết Tâm nhiệt, bình ổn tâm Thần
Viễn chí Đắng, ấm. Bổ Tâm, Thận, an Thần
Bá tử nhân Ngọt, bình. Bổ huyết, kiện Tỳ, an Thần
Toan táo nhân Ngọt, chua, bình. Dưỡng Tâm an Thần, sinh tân dịch
Ngũ vị tử Mặn, chua, ấm. Liễm hãn, cố tinh
Cam thảo Ngọt, ấm. Bổ Tỳ thổ, bổ trung khí
Nhục quế Cay, ngọt, rất nóng. Bổ Mệnh môn hỏa, kiện Tỳ, dẫn thuốc
−Công thức huyệt sử dụng
Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Tâm du Bối du huyệt của Tâm Dưỡng Tâm an Thần
Quyết âm du Du huyệt của Tâm bào Bổ Tâm
Tam âm giao Hội huyệt của 3 kinh âm Tư âm thanh nhiệt
Nội quan Lạc huyệt của Tâm bào Định Tâm
Thần môn Du thổ huyệt /Tâm⇒ Tả Tâm hỏa Thanh Tâm an Thần
Cách du Hội huyệt của huyết Bổ huyết
Huyết hải Bể của huyết Bổ huyết
 
TÂM HUYẾT HƯ
- Chức năng chủ yếu bị rối loạn là chức năng chủ Thần minh và chủ huyết mạch của Tâm.
- Chủ chứng (triệu chứng quan trọng): mặt xanh, môi nhạt. Hồi hộp, trống ngực, mất ngủ
- Thuốc tiêu biểu trong điều trị bệnh chứng Tâm huyết hư: Thiên vương bổ tâm đan, Dưỡng tâm thang
2.1.5. Tâm khí hư
2.1.5.1. Bệnh nguyên
−Do bệnh lâu ngày ở Tâm.
−Do Tâm âm hư dẫn đến Tâm khí hư.
−Người già, lão suy, khí toàn thân hư yếu ảnh hưởng đến Tâm khí.
2.1.5.2. Bệnh sinh
−Khí hư có đặc điểm: trống ngực, thở ngắn, tự ra mồ hôi, hoạt động lao động bệnh tăng lên.
−Tâm khí hư sinh ra chứng sắc mặt xanh xao, mệt mỏi, lưỡi nhợt mềm bệu, mạch hư vô lực.
2.1.5.3. Triệu chứng lâm sàng
−Nặng vùng trước tim, mất ngủ; hay sợ hãi. Hồi hộp, vận động nhiều trống ngực càng nhiều hơn. Thở ngắn, thiếu hơi. Tự hãn. Mệt mỏi mất ngủ.
−Cảm giác nóng, sợ lạnh, khát. Da tái xanh, gò má đỏ.
−Lưỡi nhạt, mềm bệu, rêu trắng. Mạch tế vô lực.
2.1.5.4. Bệnh cảnh Tây y thường gặp
−Choáng, huyết áp thấp
−Suy tim, hen phế quản mạn.
−Đau thắt ngực
−Loạn nhịp tim.
2.1.5.5. Pháp trị
−Bổ ích Tâm khí
Những bài thuốc Y học cổ truyền có thể sử dụng −Tứ Quân tử thang gia giảm.
−Sâm phụ thang gia vị.
* Phân tích bài thuốc Tứ Quân tử thang gia giảm (Cục phương)
−Phân tích bài thuốc
Vị thuốc Dược lý Đông y
Nhân sâm Ngọt, hơi đắng. Bổ Tâm khí, đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân
Phục linh Ngọt, bình. Lợi tiểu thẩm thấp, kiện Tỳ, an Thần
Bạch truật Ngọt, đắng, hơi ấm. Kiện tỳ, táo thấp, liễm hãn
Bá tử nhân Ngọt, bình. Bổ huyết, kiện Tỳ, an Thần
Phụ tử chế Cay, ngọt, rất nóng. Bổ mệnh môn hỏa, kiện Tỳ
Viễn chí Đắng, ấm. Bổ Tâm, Thận, an Thần
Đại táo Ngọt, bình. Bổ Tỳ, Vị, điều hòa tính năng của thuốc
Cam thảo Ngọt, ấm. Bổ Tỳ thổ, bổ trung khí
* Phân tích bài Sâm phụ thang gia vị
−Phân tích bài thuốc
Vị thuốc Dược lý Đông y
Đảng sâm Ngọt, bình. Bổ dưỡng Tỳ Vị
Hoàng kỳ Ngọt, ấm. Bổ Tâm khí, thăng dương khí của Tỳ
Phụ tử chế Cay, ngọt, rất nóng. Bổ Mệnh môn hỏa, kiện Tỳ
Nhục quế Cay, ngọt, rất nóng. Bổ Mệnh môn hỏa, kiện Tỳ, dẫn thuốc
Đan sâm Đắng, lạnh. Hoạt huyết, khử ứ
Hồng hoa Hoạt huyết, hóa ứ
Cam thảo Ngọt, ấm. Bổ Tỳ thổ, bổ trung khí
−Công thức huyệt sử dụng
Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Đản trung Mộ huyệt của Tâm bào. Hội của khí Bổ khí
Cự khuyết Mộ huyệt của Tâm Bổ Tâm
Khí hải Bể của khí Bổ khí
Quan nguyên Bổ nguyên khí Bổ khí
Tam âm giao Hội của 3 kinh âm Huyệt đặc hiệu an Thần
TÂM KHÍ HƯ

(Nội dung này có nhiều phần, xem phần tiếp theo bên dưới)
Nguồn: Bệnh học và Điều trị Đông y
NXB Y Học - 2007
Chủ biên: PGS.TS. Phan Quan Chí Hiếu

1 nhận xét: