Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Bệnh ngoại cảm lục dâm (Phần 3)

a/ Nguyên nhân: cảm nhiễm hàn thấp tà qua đường mũi, da lông hoặc đường ăn uống.
b/ Bệnh sinh: ngoài tính chất hàn tà làm dương khí tụ lại, thấp tà làm trở trệ hoạt động của khí đưa đến ngăn trở công năng hoạt động của Tỳ Vị. Bệnh cảnh lâm sàng còn mang những đặc điểm của thấp như tính chất nặng nề, trơn dính, đầy trướng bụng, thũng (chư thấp thũng mạn). Hàn có tính chất nhạt nhẽo, trong suốt (chư bệnh thủy dịch) hoặc co rút mờ tối (chủ hàn thu dẫn). Do Hàn thấp gây nên
−Vị khí trở trệ: bụng chướng, nôn nước trong.
−Tỳ không vận hóa thủy cốc: chán ăn, nhạt miệng, sôi bụng, tiêu chảy nước trong. Tỳ chủ huyết nên ở đây nước miếng nhớt dính.
−Tỳ không vận hóa thủy thấp: tiểu ít, tay chân nặng nề.
−Tỳ quan hệ với Tâm chủ Thần minh: lơ mơ, buồn ngủ. c/ Triệu chứng lâm sàng
−Buồn ngủ, thường xuyên muốn ngủ, thích uống nước nóng, buồn nôn.
−Phân nhão, tiêu chảy phân lỏng, tay chân nặng nề, đau thượng vị, đau dạ dày, trướng. bụng, ăn kém, lợm giọng.
−Rêu trắng dày, nhớt, nước miếng nhớt dính. Mạch phù hoãn, trì.
d/ Bệnh cảnh Tây y thường gặp: tiêu chảy cấp do dị ứng thức ăn hoặc do lạnh. e/ Pháp trị: tán hàn, hóa thấp, kiện Tỳ. f/ Phương dược: Hoắc hương chính khí tán (Cục phương).
+ Phân tích bài thuốc (Pháp hãn)

Vị thuốc Dược lý Đông y
Hoắc hương Cay, ấm, vào Phế, Tỳ, Vị. Tán thử thấp điều hòa Tỳ, Vị. Tán thấp tà ra khỏi bì phu, điều hòa Tỳ, Vị chữa chứng tiêu lỏng, mình mẩy nặng nề, buồn nôn, lợm giọng
Tử tô Cay, ấm, vào Tỳ, Vị, Phế. Phát tán phong hàn, giải biểu, lý khí
Bạch chỉ Cay, ấm, vào Phế, Vị, Đại trường. Phát tán phong hàn, chỉ thống, tiêu viêm
Cát cánh Đắng, cay, hơi ấm vào Phế. Ôn Phế, tán hàn, chỉ khái, tiêu đờm
Bạch linh Ngọt, bình, vào Tâm, Tỳ, Phế, Thận. Lợi niệu, thẩm thấp, kiện Tỳ, an Thần
Bạch truật Ngọt, đắng ấm vào Tỳ, Vị. Kiện Tỳ, táo thấp, chỉ hãn, an Thần
Đại phúc bì Cay, ấm, vào Tỳ, Vị. Hành khí lợi thủy
Hậu phác Cay, đắng, ấm, vào Tỳ, Vị, Đại trường. Hành khí, hóa đờm, chỉ nôn
Trần bì Cay, đắng, ấm, vào Tỳ, Phế. Hành khí, bình Vị, hóa đờm, táo thấp
Bán hạ chế Cay, ấm, độc vào Phế, Vị. Lợi hầu họng, thải độc, táo thấp, hóa đờm, giáng nghịch, chỉ nôn
Cam thảo Ngọt, bình, vào 12 kinh. Bổ trung, ích khí, hòa hoãn, giải độc
+ Công thức huyệt sử dụng
Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Công tôn Lạc huyệt của Tỳ Tán thực tà (hàn thấp tà) ở Tỳ kinh
Khí hải Bể của khí  
Thái bạch Nguyên huyệt của Tỳ Trợ Tỳ đang bị hàn thấp
Phong long Lạc huyệt của Vị làm khốn
2.4.11. Tỳ Vị thấp nhiệt a/ Nguyên nhân: cảm nhiễm thấp nhiệt tà qua đường mũi da lông hoặc đường ăn uống.
b/ Bệnh sinh: ngoài tính chất của thử (nhiệt) tà là làm hao khí, tổn hao tân dịch và thấp tà làm trở trệ hoạt động của khí đưa đến ngăn trở hoạt động công năng của Tỳ, Vị và làm hao tổn tân dịch của Vị. Bệnh cảnh lâm sàng còn mang những đặc điểm như: bụng căng to gõ kêu như trống, sôi ruột thuộc nhiệt (chư bệnh hữu thịnh, chư phúc trướng đại). Bứt rứt, phát cuồng thuộc Hỏa (chư tháo cuồng việt) (chí chân yếu đại luận). Màu vàng là màu của Thổ thuộc nhiệt (nghệ xung chi/744, Linh Khu).
Bụng trướng đầy thuộc thấp. Thử (nhiệt), thấp làm cho Tỳ, Vị:
−Vị khí trở trệ: trướng bụng, sôi bụng, nôn ra nước đắng đục.
−Tỳ không vận hóa thủy cốc: chán ăn, miệng đắng, tiêu chảy.
−Tỳ không vận hóa thủy thấp: tiểu ít, tay chân nặng nề.
−Tân dịch hao tổn: khô khát mà không uống nhiều.
−Tỳ, Vị có lạc nối với Tâm chủ Thần minh nên có triệu chứng bứt rứt, phát cuồng.
c/ Triệu chứng lâm sàng:
−Mệt mỏi, bứt rứt (Tâm phiền). Tay chân nặng nề, cảm giác nặng nề toàn thân. Miệng đắng, khát nước mà không dám uống.
−Sốt hoặc có cảm giác nóng, sốt cơn. Sắc mặt vàng sậm, có thấp chẩn ghẻ lở ngoài da. Đau thượng vị, đau dạ dày. Buồn nôn, nôn mửa, trướng bụng, tiêu chảy, phân lỏng.
−Nước tiểu sẫm màu (vàng, đỏ, đục), đi tiểu ít. Rêu vàng nhớt. Mạch phù, sác, vô lực.
d/ Bệnh cảnh Tây y thường gặp −Nhiễm trùng ruột.
−Ngộ độc thức ăn.
−Viêm dạ dày ruột cấp.
e/ Pháp trị: thanh nhiệt lợi thấp.
f/ Phương dược: Cát căn cầm liên thang gia giảm (Thương hàn luận). Xin tham khảo phần điều trị tương ứng ở hội chứng Nhiệt bức Đại trường.
2.4.12. Vị nhiệt ủng thịnh a/ Nguyên nhân: ôn tà xâm phạm đến Tỳ, Vị.
b/ Bệnh sinh: nhiệt (hỏa) tà phạm Vị làm tiêu hao tân dịch, khô khát, lở miệng, tiểu sẻn. Đồng thời nhiệt tà làm bức huyết (chảy máu răng miệng). Vị lạc với Tâm (Thần minh) nên gây bứt rứt, cuồng sảng. c/ Triệu chứng lâm sàng
−Miệng khô khát, môi nứt nẻ. Dễ đói sôi ruột.
−Chân răng sưng đau, chảy máu nướu răng.
−Cảm giác bụng nóng như lửa, đại tiện bí kết, tiểu sẻn đỏ.
−Lưỡi đỏ, rêu vàng dầy. Mạch trầm sác hữu lực.
−Trong một số trường hợp nặng, có thể thấy dấu bứt rứt, cuồng, sảng. d/ Bệnh cảnh Tây y thường gặp:
−Viêm dạ dày.
−Sốt phát ban. Scarlatin. Bệnh truyền nhiễm e/ Pháp trị: thanh vị lương huyết. f/ Phương dược: Thanh vị thang. (Lan Bí thất tàng)
+ Phân tích bài thuốc (Pháp thanh)
Vị thuốc Dược lý Đông y
Hoàng liên Đắng, hàn, vào Tâm, Can, Đởm, Đại trường, Vị. Thanh nhiệt, táo thấp, thanh Tâm, trừ phiền, giải độc, thanh Can hỏa sáng mắt, chỉ huyết do nhiệt
Đương quy Ngọt, cay, ấm vào Tâm, Can, Tỳ. Dưỡng huyết, hoạt huyết
Sinh địa Đắng, hàn, vào Tâm, Can, Thận. Thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng âm, sinh tân
Đơn bì Cay, đắng, hơi hàn vào Tâm, Can, Thận, Tâm bào. Thanh huyết nhiệt, tán huyết ứ
Thăng ma Cay, ngọt, hơi đắng, tính hàn vào Phế, Vị, Tỳ, Đại trường. Thanh nhiệt giải độc, thăng đề
+ Công thức huyệt sử dụng
Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Khúc trì
Hợp cốc
Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt Thanh nhiệt, hạ sốt
 
Túc tam lý Hợp thổ huyệt của Vị Thanh Vị nhiệt (Tả)
Thiên khu Mộ huyệt của Đại trường Hạ tích trệ trường vị
Chi câu Kinh hỏa huyệt của Tam tiêu. Có tác dụng tán ứ kết, thông trường vị Trị táo bón
2.4.13. Nhiệt thập Tâm bào a/ Bệnh nguyên: ngoại tà ôn bệnh: Phong, Nhiệt, Thử, Táo xâm nhập vào đến phần dinh. Vị trí bệnh là Tâm và Tâm bào.
b/ Bệnh sinh: Tâm bào lạc thuộc Quyết âm phong mộc, có quan hệ biểu lý với Thiếu dương Tam tiêu (Tướng hỏa). Tâm bào lại là ngoại vệ của Tâm, bảo vệ cho Thiếu âm Quân hỏa. Do đó, dù ngoại tà là loại gì, khi vào đến Quyết âm gây bệnh thì hội chứng của nó sẽ biểu hiện mang thuộc tính của Phong, của Hỏa. Chứng trạng chủ yếu gồm
−Rối loạn chức năng Tâm bào, Tâm: hôn mê, nói sảng.
−Triệu chứng mang tính chất Hỏa nhiệt: sốt cao, mất nước.
−Triệu chứng mang tính chất của Phong: co giật. c/ Triệu chứng lâm sàng
−Mê sảng, nói năng lảm nhảm hoặc hôn mê, lìm lịm. Vật vã không ngủ.
Sốt cao.
−Lưỡi đỏ sẫm. Mạch hoạt sác hoặc tế sác.
d/ Bệnh cảnh Tây y thường gặp
Các bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc, nhiễm độc Thần kinh, viêm não màng não.
e/ Pháp trị
−Dưỡng âm thanh nhiệt..
−Thanh Tâm khai khiếu.
−Thanh nhiệt lương huyết khai khiếu. f/ Phương dược: Thanh ôn bại độc ẩm (Dịch chẩn nhất đắc).
+ Phân tích bài thuốc (Bổ - thanh)
Vị thuốc Dược lý Đông y
Tê giác Đắng, mặn, lạnh. Thanh Tâm, giải độc
Sinh địa Ngọt, đắng, lạnh. Bổ Thận, thanh nhiệt, lương huyết
Xích thược Đắng, lạnh. Thanh nhiệt, lương huyết
Thạch cao Ngọt, cay, lạnh. Thanh nhiệt tả hỏa, Trừ phiền chỉ khát
Tri mẫu Đắng, lạnh. Thanh nhiệt, giáng hỏa
Hoàng cầm Đắng, lạnh. Thanh nhiệt, táo thấp
Hoàng liên Đắng, lạnh. Thanh tâm nhiệt, giải độc
Vị thuốc Dược lý Đông y
Chi tử Đắng, lạnh. Thanh nhiệt, giáng hỏa, thanh huyết nhiệt
Đan bì Ngọt, đắng, lạnh. Thanh nhiệt, lương huyết, hoạt huyết
Liên kiều Đắng, lạnh. Thanh nhiệt, giải độc
Huyền sâm Đắng, mặn, lạnh. Thanh nhiệt, lương huyết, giải độc
Trúc diệp Ngọt, lạnh. Thanh Tâm hỏa, lợi tiểu, trừ phiền
Cát cánh Ngọt, đắng, cay, bình. Thông khí Phế, tiêu đờm, dẫn thuốc lên
Cam thảo Ngọt, bình. Điều hòa và dẫn thuốc
Phương thuốc này chính là hợp bài Bạch hổ thang, Tê giác địa hoàng thang, Hoàng liên giải độc thang rồi gia giảm mà thành. Trong phương có Thạch cao, Tri mẫu thanh đại nhiệt ở phần khí, bảo vệ tân dịch. Hoàng cầm, Hoàng liên, Chi tử để tả hỏa nhiệt ở Tam tiêu. Tê giác, Sinh địa, Xích thược, Đan bì để thanh nhiệt giải độc lương huyết tán tà. Liên kiều, Huyền sâm để giải các hỏa phù du. Trúc diệp, Cát cánh để đưa thuốc đi lên. Cam thảo để điều hòa các vị thuốc.
Có thể sử dụng bài An cung ngưu hoàng hoàn (ôn bệnh điều biện) gồm Tê giác, Xạ hương, Ngưu hoàng, Băng phiến, Hoàng cầm, Hùng hoàng, Hoàng liên, Chu sa, Uất kim, Chi tử.
+ Công thức huyệt có thể sử dụng
Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Tam âm giao Giao hội huyệt của 3 kinh âm/chân Tư âm
Đại chùy Hội của mạch Đốc và 6 dương kinh, chủ biểu.
Mình nóng, mồ hôi tự ra (tả)
Sợ lạnh, không có mồ hôi (bổ)
Thanh nhiệt
Khúc trì, Thập tuyên, Hợp cốc Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Thập tuyên, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị sốt cao Thanh nhiệt
Phục lưu Kinh Kim huyệt/Thận
Điều hòa và sơ thông huyền phủ (lỗ chân lông)
Tư âm bổ Thận
Trị chứng đạo hãn
Bách hội Thanh Thần chí, tiết nhiệt Trị chứng nói nhảm, lơ mơ

BỆNH DO NGOẠI TÀ PHẠM VÀO TẠNG PHỦ
- Có 13 bệnh cảnh ngoại tà phạm vào tạng phủ thường gặp. Gồm 1 ở Bàng quang, 1 ở Can - Đảm, 3 ở Phế, 4 ở Đại trường, 3 ở Tỳ -Vị và 1 ở Tâm bào
- Triệu chứng quan trọng của Nhiệt kết Bàng quang: mót tiểu mà tiểu không hết, bụng dưới trướng đau
- Thuốc tiêu biểu điều trị Nhiệt kết Bàng quang: Bát chính tán, Lục nhật tán.
- Triệu chứng quan trọng của Can, Đởm thấp nhiệt: sốt cao, rét run, hàn nhiệt vãng lai. Da vàng, miệng đắng. Đau bụng lan tới hông sườn
- Thuốc tiêu biểu điều trị Can Đởm thấp nhiệt: Long đởm tả can thang gia giảm.
- Triệu chứng quan trọng của Phong hàn thúc Phế: sốt, sợ lạnh, sợ gió, đau nhức cơ, sổ mũi, ho.
- Thuốc tiêu biểu điều trị Phong hàn thúc Phế: Tô tử giáng khí thang.
- Triệu chứng quan trọng của Phong nhiệt phạm Phế: sốt, sợ gió. Ho khạc đàm vàng dày - Thuốc tiêu biểu điều trị Phong nhiệt phạm Phế: Tang cúc ẩm.
- Triệu chứng quan trọng của Táo khí thương Phế: sốt, ho khan, ho ran ngực.
- Thuốc tiêu biểu điều trị Táo khí thương Phế: Thanh táo cứu phế thang.
- Triệu chứng quan trọng của Nhiệt kết Đại trường: táo bón, đau bụng, bụng trướng, không ưa sờ nắn. Sốt.
- Thuốc tiêu biểu điều trị Nhiệt kết Đại trường: Đại thừa khí thang.
- Triệu chứng quan trọng của Nhiệt bức Đại trường: tiêu chảy, hậu môn nóng đỏ. Sốt - Thuốc tiêu biểu điều trị Nhiệt bức Đại trường: Cát căn cầm liên thang.
- Triệu chứng quan trọng của Thấp nhiệt Đại trường: tiêu chảy, phân nhày có thể có máu, mót rặn.
- Thuốc tiêu biểu điều trị Thấp nhiệt Đại trường: Bạch đầu ông thang.
- Triệu chứng quan trọng của Đại trường hàn kết: táo bón, đau bụng, bụng trướng, không ưa sờ nắn. Không sốt.
- Thuốc tiêu biểu điều trị Đại trường hàn kết: Tam vật bị cấp hoàn.
- Triệu chứng quan trọng của Hàn thấp khốn Tỳ: tiêu chảy, phân lỏng toàn nước, bụng trướng, chối nắn. Không sốt.
- Thuốc tiêu biểu điều trị Hàn thấp khốn Tỳ: Hoắc hương chính khí tán.
- Triệu chứng chẩn đoán và cách điều trị của Tỳ, Vị thấp nhiệt: giống bệnh cảnh Nhiệt bức Đại trường
- Triệu chứng quan trọng của Vị nhiệt ủng thịnh: miệng khô, môi nứt nẻ. Táo bón - Thuốc tiêu biểu điều trị Vị nhiệt ủng thịnh: Thanh vị thang.
- Triệu chứng quan trọng của Nhiệt nhập Tâm bào: sốt cao, mê sảng
- Thuốc tiêu biểu điều trị Nhiệt nhập Tâm bào: Thanh ôn bại độc ẩm, An cung ngưu hoàng hoàn.
3. Phụ lục
Trong bệnh học Đông y, có những bệnh chứng mà nguyên nhân có thể là ngoại nhân, cũng có thể là những nguyên nhân khác hoặc cả hai. Có trường hợp rất khó xác định nguyên nhân (những trường hợp co giật, động kinh mà khi lên cơn không thể xác định được do nội hay ngoại phong). Phần phụ lục này sẽ đề cập đến những trường hợp đặc biệt nói trên.
3.1. Vị thất hòa giáng a/ Nguyên nhân và bệnh sinh
−Thấp tà đình đọng. Thấp (Vị ặVị bất hòa giáng đau tức thượng vị, ợ hơi, nấc cục, mửa).
−ăn nhiều thức ăn không tiêu (Thương thực ặVị Vị khí bất hòa giáng). b/ Triệu chứng lâm sàng:
−Đau vùng thượng vị, căng tức thượng vị, ợ hơi, nấc cục, ụa mửa ra thức ăn chua nát. Đại tiện mất điều hòa.
−Rêu dầy, nhớt dính. Mạch hoạt. c/ Bệnh cảnh Tây y thường gặp
−Trúng thực
−Tiêu chảy cấp
−Trong bệnh cảnh tăng urê máu.
−ốm nghén. d/ Pháp trị:
−Điều Vị giáng khí (nếu do ngoại thấp). Bài thuốc sử dụng: Bình vị tán (Thái bình huệ dân, Hòa tễ cục phương).
−Tiêu thực hòa Vị (nếu do ăn nhiều thức ăn không tiêu). Bài thuốc sử dụng Bảo hòa hoàn. (ấu ấu tu tri) e/ Phương dược
−Bình vị tán (Thái Bình Huệ Dân, Hòa tễ cục phương)
+ Phân tích bài thuốc
Vị thuốc Dược lý Đông
Thương
truật
Cay, đắng, ấm vào Tỳ, Vị. Kiện Tỳ, táo thấp, phát hãn
Trần bì Cay, đắng, ấm vào Tỳ, Phế. Hành khí, táo thấp, hóa đờm, chỉ khái
Hậu phác Đắng, cay, ấm vào Tỳ, Vị, Đại trường. Giáng khí, hóa đàm, chỉ nôn, điều hòa đại tiện
Cam thảo Ngọt, bình vào 12 kinh. Bổ trung khí, hòa hoãn, giải độc
+ Phân tích bài thuốc Bảo hòa hoàn (ấu ấu tu tri)
Vị thuốc Dược lý Đông y
Sơn tra Chua, ngọt, ấm vào Tỳ, Vị, Can. Tiêu thực, hóa tích (do ăn nhiều thịt không tiêu), phá khí, hành ứ, hóa đờm
Thần khúc Ngọt, cay, ấm, vào Tỳ, Vị. Tiêu thực hóa tích, khai Vị kiện Tỳ, thông sữa
Mạch nha Vị mặn, ấm vào Tỳ, Vị. Tiêu thực, hạ khí, khai Vị hòa trung (ăn bột không tiêu)
Trần bì Đắng, cay, ấm vào Tỳ, Phế. Hành khí, hóa đờm, táo thấp
Bán hạ chế Cay, ấm, hơi độc vào Tỳ, Phế. Hành khí, hóa đờm, táo thấp, chỉ khái, trừ nôn mửa
Phục linh Ngọt, nhạt, bình vào Tâm, Tỳ, Phế, Thận. Lợi niệu thẩm thấp, kiện Tỳ, an Thần
La bặc tử Ngọt, cay, bình vào Phế, Tỳ. Hóa đờm, giáng nghịch, lợi niệu
Liên kiều Đắng, hơi hàn, vào Đởm, Đại trường, Tam tiêu. Thanh nhiệt, giải độc, tán kết, giải cảm thuộc Phong nhiệt, chống nôn
+ Công thức huyệt sử dụng
Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Trung quản Mộ huyệt của Vị Kiện Vị
Túc tam lý Hợp thổ huyệt của Vị Giáng trọc khí (tả)
Khí hải Bể của Khí Kiện Tỳ
Phong long Lạc huyệt của Vị. Đặc hiệu trừ đờm Trừ thấp
3.2. Vị âm hư a/ Nguyên nhân
−Bệnh ôn nhiệt làm tổn thương âm dịch của Vị.
−Những trường hợp âm hư lâu ngày sinh nội nhiệt làm tổn thương âm dịch.
b/ Triệu chứng lâm sàng:
−Môi miệng khô. Nóng. ăn uống kém. Thích uống.
−ợ khan, nấc cục. Đại tiện phân khô cứng. Tiểu tiện ngắn ít.
−Lưỡi khô đỏ. Mạch tế sác.
c/ Bệnh cảnh Tây y thường gặp −Viêm dạ dày.
−Sau những bệnh có sốt cao kéo dài.
−Đái tháo đường.
d/ Pháp trị: dưỡng Vị sinh tân.
e/ Phương: Tăng dịch thang. (Thương hàn luận)
+ Phân tích bài thuốc
Vị thuốc Dược lý Đông y
Huyền sâm Mặn, hơi đắng, hàn vào Phế, Vị, Thận. Thanh nhiệt, lương huyết, tả hỏa, giải độc, sinh tân dịch, tán kết
Sinh địa Ngọt, đắng, hàn vào Tâm, Can, Tiểu trường, Thận. Thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng âm, sinh tân
Mạch môn Ngọt, hơi đắng, hơi lạnh. Vào Phế, Vị. Nhuận Phế, sinh tân, lợi niệu
Thiên hoa phấn Ngọt, chua, hàn vào Phế, Vị, Đại trường. Sinh tân chỉ khái, giáng hỏa, nhuận táo, bài nung, tiêu thũng
Hoàng liên Đắng, hàn vào Tâm, Can, Đởm, Đại trường, Vị. Thanh nhiệt, táo thấp , thanh Tâm
nếu táo bón thì gia Đại hoàng + Công thức huyệt sử dụng
Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Tam âm giao Giao hội huyệt của 3 kinh âm ở chân. Huyệt đặc hiệu bổ âm Tư âm
Xung dương Nguyên của Vị Dưỡng Vị
Công tôn Lạc của Tỳ âm
Khúc trì
Hợp cốc
Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt Thanh nhiệt, hạ sốt
 
Túc tam lý Hợp thổ huyệt của Vị Thanh Vị nhiệt (tả)
Thiên khu Mộ huyệt của Đại trường Hạ tích trệ trường vị
Chi câu Kinh hỏa huyệt của Tam tiêu. Có tác dụng tán ứ kết, thông trường vị Trị táo bón
3.3. Đại trường hư hàn
a/ Bệnh nguyên: cảm nhiễm hàn tà trên cơ địa Tỳ, Thận dương hư.
b/ Bệnh sinh
−Chức năng của Tỳ là vận hóa thủy cốc, được sự hỗ trợ của Thận dương. Nếu Tỳ Thận dương hư thì sẽ đưa đến Tỳ mất chức năng thăng thanh
00
giáng trọc, do đó chức năng truyền tống phân của Đại trường cũng sẽ bị ảnh hưởng, biểu hiện là đi tiêu phân lỏng, đục thường xuyên.
−Hàn thấp phạm Đại trường gây mệt mỏi, tay chân lạnh, ăn uống kém. Đồng thời, Tỳ, Thận dương suy gây lòi dom, đau lưng.
c/ Triệu chứng lâm sàng:
−Người nặng nề, mệt mỏi, mặt trắng, sợ lạnh, chân tay mát lạnh.
−Tiêu chảy ra nước và phân xanh như cứt vịt.
−ăn uống kém, lòi dom, tiểu trong dài, đau lưng.
−Lưỡi nhợt, rêu mỏng. Mạch trầm, trì, tế.
d/ Bệnh cảnh Tây y thường gặp
−Viêm đại tràng mạn tính. Viêm ruột kết thối rữa. Rối loạn hấp thu
e/ Pháp: ôn dương lợi thấp.
f/ Phương dược: Chân vũ thang (Thương hàn luận)
+ Phân tích bài thuốc
Vị thuốc Dược lý Đông y
Bạch truật Ngọt, đắng, vào Tỳ, Vị. Kiện Tỳ, táo thấp, chỉ hãn, an thai
Bạch linh Ngọt, bình, vào Tâm, Tỳ, Phế, Thận. Lợi niệu, thẩm thấp, kiện Tỳ, an Thần
Phụ tử chế Cay, ngọt, đại nhiệt vào 12 kinh. Hồi dương, cứu nghịch, ôn Thận, lợi niệu, ôn bổ Mệnh môn
Sinh khương Cay, ấm, vào Tâm, Phế, Vị, Tỳ. ôn trung, tán hàn
Bạch thược Đắng, chua, lạnh, vào Can, Tỳ, Phế. Hoạt huyết, dưỡng huyết
+ Công thức huyệt sử dụng
Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Thiên khu Mộ huyệt của Đại trường Huyệt tại chỗ
Đại trường du Du huyệt của Đại trường
Khí hải Bể của Khí
Trung quản Mộ huyệt của Vị
Tỳ du Du huyệt của Tỳ ôn bổ
Tỳ Thận
Mệnh môn Đặc hiệu dùng chữa chứng chân hỏa hư. Bổ mệnh môn tướng hỏa
Thận du Du huyệt của Thận

BỆNH KHÓ XÁC ĐỊNH NHÓM NGUYÊN NHÂN
- Vị thất hòa giáng có thể do ngoại tà (Thấp tà) và thương thực
- Triệu chứng quan trọng của Vị thất hòa giáng: ợ, ụa mửa, đau căng tức thượng vị.
- Thuốc tiêu biểu điều trị Vị thất hòa giáng: Bình vị tán, Bảo hòa hoàn. - Vị âm hư có thể do ngoại tà (ôn nhiệt tà) và bởi bệnh âm hư lâu ngày
- Triệu chứng quan trọng của Vị âm hư: táo bón, môi miệng khô.
- Thuốc tiêu biểu điều trị Vị âm hư: Tăng dịch thang.
- Đại trường hư hàn có thể do ngoại tà (hàn tà) trên cơ địa Tỳ, Thận dương hư - Triệu chứng quan trọng của Đại trường hư hàn: tiêu phân nát kéo dài. Suy nhược
- Thuốc tiêu biểu điều trị Đại trường hư hàn: Chân vũ thang.

2 nhận xét: