Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

DANH TỪ HUYỆT VỊ CHÂM CỨU - PHẦN 12: TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG KINH

VII.TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG KINH
(Khí huyết của bàng quang đi học theo phần dương nhiều của chân)

- Túc thái dương kinh huyệt chủ trị :

« Nội kinh » nói : Cái Bàng quang là chức quan châu đô, tên dịch chức ở đó. Khí hóa thì có thể ra. Lại nói : Bàng quang là Mạc trường (ruột đen)

Mọi cách trình bày về bàng quang không giống nhau, có sách nói trên dưới đều có miệng. Hoặc có sách nói có chỗ lỗ nhỏ chú tiết, đều là không đúng vậy. Duy chỉ có lỗ dưới ra nước tiểu, ở trên đều do bế nhiệt thấm vào bàng quang, đó là chỗ vào, ra do ở khí làm thành, ở trên khí không thí thì đi vào đại trường mà tiết, ở dưới khí không thí thì chướng cấp mà tắc sáp, nếu không ra được thì làm thành lậu (lâm, bí đái).

- Túc thái dương bàng quang kinh huyệt ca :

Túc thái dương kinh sáu mươi bảy huyệt,
Tình minh chứa ở thịt đỏ trong mắt,
Tán trúc, Mi xung và Khúc sai,
Ngũ xú lên thốn rưỡi là Thừa quang,
Thông thiên, Lạc khước, Ngọc chẩm ngang,
Thiên trụ sau mép tóc ngoài gân lớn,
Đại trữ phần lưng hàng thứ hai,
Phong môn, Phế du, Quyết âm bồn,
Tâm du, Đốc du, Cách du cường,
Can, Đảm, Tỳ, Vị đều theo thứ tự,
Tam tiêu, Thận, Khí hải, Đại trường
Quan nguyên, Tiểu trường, đến Bàng quang,
Trung lữ, Bạch hoàn đếm cẩn thận,
Đó là từ Đại trữ đến Bạch hoàn,
Tất cả đều cách ngoài đốt sống dài thốn rưỡi,
Thượng liêu, Thứ liêu, Trung lại Hạ,
Lỗ trống một, hai ngang đúng thắt lưng, 
Hội dương lấy ở ngoài xương âm đuôi,
Phụ phân sát cột sống là hàng thứ ba,
Phách hộ, Cao hoang và Thần đường,
Y hi, Cách quan, Hồn môn số chính,
Dương xương, Ý xá rồi Vị xoang,
Hoang môn, Chí thất, Bào hoang nổi,
Dưới chùy hai mươi Trật biên rộng,
Thừa phù ở giữa ngấn ngang mông,
Ân môn, Phú khích đến Ủy dương,
Ủy trung, Hội dương, Thừa cân đó,
Thừa sơn, Phi dương đến Phụ dương,
Côn lôn, Độc tham, liền Thân mạch,
Kim môn, Kinh cốt, Thúc cốt nhiều,
Thông cốc, Chí âm cạnh ngón út
(Một trăm ba mươi tư huyệt)
Đó là một đường dọc bắt đầu ở Tinh minh, tận cùng ở Chí âm. Lấy Chí âm, Thông cốc, Thúc cốt, Kinh cốt, Côn lôn, Ủy trung làm Tỉnh, Vinh, Du, Nguyên, Kinh, Hợp.

Mạch bắt đầu ở khóe mắt trong, lên trán, giao lên đỉnh đầu, có nhánh từ đỉnh đầu đến góc trên tai, đoạn đó đi thẳng từ đỉnh não nối với não, lại tách ra xuống gáy, đi theo trong vai, cánh tay giáp cột sống, dưới gầm giữa thắt lưng, vào theo cột sống, nối với thận, thuộc bàng quang, có một nhánh tách ra từ giữa thắt lưng, xuống xuyên qua mông, vào hố khoeo chân, còn một nhánh tách riêng ra từ bên trong cánh tay trái, phải tách ra, xuông xuyên qua xương bả vai, vào trong cạnh cột sống, qua khu hông, theo cạnh ngoài sau ngoài hông, xuống hợp vào hố khoeo, rồi xuống xuyên qua trong bắt chân, ra sau mắt cá ngoài, theo Kinh cốt đến đầu nhọn cạnh ngón chân út. Kinh này nhiều huyết, ít khí, giờ Thân khí huyết trú ở đó.

Phủ là Nhâm, Thủy, mạch ở thốn bộ bên mu trái.

CÁCH TÌM ĐÚNG HUYỆT :
1. TÌNH MINH : 晴明

Tạnh con mắt
Có tên là mục không

- Vị trí : Ở khóe mắt trong, Minh Đường nói :Ngoài đầu khóe mắt trong một phân, giữa chỗ cong cong, Thủ túc thái dương, Túc dương minh, Âm kiều, Dương kiều gồm 5 mạch hội ở đó.

- Cách lấy huyệt : Ngồi ngay hoặc ngửa mặt, ngón tay trái thầy thuốc áp vào nhãn cầu mà lấy huyệt, từ góc khóe mắt trong ra 1 phân, dựa vào bờ trong xương hốc mắt.

- Cách châm cứu : Mũi kim dựa vào gần bờ hốc mắt, châm đứng kimh, sâu 5 phân, tiến kim xong không được nâng len ấn xuống, lưu kim 5 – 10’. Khi rút kim ấn day chỗ đó khoảng 1 – 2’ đề phòng xuất huyết. KHÔNG CỨU.

Án Đông Viên nói rằng : Đâm thái dương, Dương minh ra máu thì mắt khỏi và sáng. Đúng là kinh này nhiều huyết, ít khí, làm cho mắt có màng và đau đỏ là dấy lên từ khóe mắt trong. Đâm Tình minh, Tán trúc để tiết nhiệt ở Thái dương kinh, do đó Tình minh đâm 1,5 phân, Tán trúc đâm 1 – 3 phân là mức nông sâu vừa phải.

- Chủ trị : Đau mắt, gặp gió chảy nước mắt, cận thị, mù về đêm, và các loại bệnh về mắt, viêm cấp, mãn tính, cầu kết mạc, viễn thị, tán quang, mù màu, viêm thần kinh nhìn, teo thần kinh nhìn, viêm võng mạc nhìn, thanh quang nhãn, mức nhẹ ở thời kỳ đầu của viêm màng bồ đào, đục thủy tinh thể, giác mạc có ban trắng, có mộng thịt, thần kinh mặt tê bại, nợ lạnh đau đầu, mắt hoa, khóe trong mắt đỏ đau, mờ mờ không nhìn rõ, khóe mắt ngứa, trẻ em cam mắt, người lớn khí ở mắt nước mắt lạnh.

- Tác dụng phối hợp : 

+Với Hành gian, Túc tam lý trị mù về đến, với Thái dương, Ngư yêu trị mắt sưng đau, với Thừa khấp, Hợp cốc, Quang minh trị cận thị, 

+Với Thượng tình minh, Cầu hậu, Thái dương, Ế minh, Thiếu trạch, Hợp cốc trị đục nhân mắt, giác mạc có ban trắng, 

+Với Thiếu trạch, Thái dương, Hợp cốc trị mộng thịt, với Cầu hậu, Phong trì, Thái xung trị thanh quang nhỡn, với Tý nhu trị nhỡn cầu sưng đỏ, đau đớn chảy nước mắt, 

+Với Cầu hậu, Phong trì, Hợp cốc, Túc tam lý, Quang minh trị teo thần kinh nhìn, với Thái dương Như vĩ trị bệnh mắt.

2. TÁN TRÚC : 攢竹

Trúc để dành
Có tên là Toản trúc, Thủy quang, Viên trụ, Quang minh.

- Vị trí : Ở chỗ lõm đầu lông mày vào 1 phân

- Cách châm cứu : Từ đầu lông mày châm dưới da, mũi kim hướng ra ngoài, hoặc chếch xuống, sâu 3 – 5 phân, không cứu, « Đồng Nhân » - CẤM CỨU.

Theo sách « Châm cứu học” của Thượng Hải : Khi chữa bệnh mắt, có thể chếch xuống châm thấu huyệt Tình minh, tiến kim 0,5 – 1 thốn, cảm giác cục bộ và xung quang khuông mắt chướng đau. Khi chữa bệnh đau dầu hoặc liệt mặt, có thể châm thấu Như yêu, tiến kim 1 – 1,5 thốn, cảm giác cục bộ và chung quanh mắt chướng đau. Khi chữa đau thần kinh trên hốc mắt, có thể châm ngang, hướng về phía ngoài và dưới của bờ trên khuôn mắt, tiến kim 0,5 thốn, cảm ứng có thể thấy tê như điện lan xuống vùng cổ.

- Chủ trị : Đau đầu, hoa mắt, xương ụ mày đau, gặp gió chảy nước mắt, đau mắt động, nóng rét đau đầu, mắt đỏ sưng đau, điên cuồng, trẻ em kinh giản, mắt mờ mờ nhìn vật không rõ, ngứa con ngươi, má sưng, mặt đau, thần cuồng thấy quỷ, phong choáng váng, hắt hơi.

- Tác dụng phối hợp : với Ấn đường chữa viêm xoang trán, với Đầu duy chữa đau đầu và mắt, Tán trúc thấu Ngư yêu trị xương ụ mày đau, mắt đau, Tán trúc thấu Ngư yêu phối hợp với Phong trì, Hợp cốc trị đau trước trán, với Thái dương, Phong trì, Hợp cốc trị cấp tính viêm kết mạc, với Tức bạch, Hiệp thừa tương trị cơ mặt co dúm, với Ngư vĩ, Tý nhu trị mắt đau, với Ế minh, Tinh minh, Túc tam lý trị vẩn đục thủy tinh thể, với Đầu duy trị mắt đau.

3. MI XUNG:  眉沖

Đầu lông mày xông lên

- Vị trí : Ở thẳng huyệt Tán trúc lên vào qua mép tóc 5 phân, ở giữa huyệt Thần đình và Khúc sai.

- Cách châm cứu : Châm chếch 3 – 5 phân, CẤM CỨU.

- Chủ trị : Đau đầu, choáng váng, bệnh mắt, điên dại, tắc mũi, ngũ giản.

4. KHÚC SAI : 曲差

Chỗ lệch, gấp khúc, chỗ lệch dễ nhầm.

- Vị trí : Từ huyệt Thần đình ra mỗi bên 1,5 thốn, từ mép tóc vào 5 phân

- Cách châm cứu : Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Đau phía trước đầu, hoa mắt, tắc mũi, mũi chảy máu cam, các bệnh về mắt, mắt nhìn không rõ, mũi có sụn, tâm bứt rứt, mồ hôi không ra, đau đỉnh đầu, gáy sưng, thân thể phiền nhiệt.

5. NGŨ XỨ : 五處

Chỗ thứ năm

- Vị trí : Phía sau huyệt Khúc sai 3 phân

- Cách châm cứu : Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Đau đầu, hoa mắt, điên dại, động kinh, viêm mũi, cột sống cứng gãy ngược lại, mắt nhìn không rõ, mắt trợn lên không biết người.

6. THỪA QUANG : 承光

Chịu nhận cái sáng sủa

- Vị trí : Phía sau huyệt Ngữ xứ là 1,5 thốn

- Cách châm cứu : Châm chếch 3 – 5 phân. CẤM CỨU.

- Chủ trị : Đau đầu, choáng váng, giác mạc có ban trắng, cảm mạo, viêm mũi, nôn mửa, tâm phiền, mũi tắc không biết thơm thối, miệng méo, mũi nhiều nhử xanh.

7. THÔNG THIÊN :通天

Thông suốt tới trời

- Vị trí : Sau huyệt Thừa quang 1,5 thốn, phía trước Bách hội 1 thốn sang ngang là 1,5 thốn.

- Cách châm cứu : Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Đau đỉnh đầu, viêm xoang phụ mũi, viêm mũi, mũi tắc nhiều nhử mũi, không ngửi thấy mùi thơm thối, đầu choáng say, miệng méo, phong một bên người, cổ gáy xoay sang bên khó, tràng nhạc (mụn nhọt ở đầu cổ gọi là Anh khí), mũi chảy máu, mũi có mụn, thi quyết, thở xuyễn, đầu nặng, vừa mới đứng dậy cứng người ngã xuống.

- Tác dụng phối hợp : với Thượng tinh, Ấn đường, Hợp cốc trị viêm mũi, với Thái dương, Phong trì, Hợp cốc trị đầu đau, với Thừa quang trị miệng méo (liệt mặt), mũi nhiều nhử xanh.

8. LẠC KHƯỚC : 絡卻

Hất đi mối quan hệ
Có tên là Cường dương, Não cái

- Vị trí : Ở sau huyệt Thông thiên 1,5 thốn

- Cách châm cứu : Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Viêm mũi, tắc mũi, mũi chảy máu, đau đỉnh đầu, viêm phế quản mãn tính, choáng váng, liệt mặt, sưng tuyến giáp trạng, nôn mửa, ù tai, chạy cuồng, điên động kinh, hoảng hốt không nghỉ, bụng chướng, thanh mang, nội chướng (mắt mờ do nhãn áp tăng).

9. NGỌC CHẨM : 玉枕

Cái gối ngọc

- Vị trí : Sau huyệt Lạc khước 4 thốn, từ huyệt Não bộ ra mỗi bên 1,3 thốn

- Cách châm cứu : Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Choáng váng, đau phía sau đầu, cận thị, mắt đau như lòi ra, liền vào trong cấp, đầu phong không thể chịu được, mũi tắc không ngửi thấy gì.

10. THIÊN TRỤ :天住

Cái cột giữ trời

- Vị trí : Ở chân tóc sau gáy, chỗ lõm ngoài gân lớn

- Cách lấy huyệt : Ngồi ngay hoặc nằm sấp, ở huyệt Á môn ra 2 nạnh 1,3 thốn (khoảng về ngang ngón tay), chỗ lõm ngoài gân lớn sau gáy.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim hoặc châm từ ngoài vào trong, sâu 0,5 – 1 thốn, CẤM CỨU.

- Chủ trị : Đau phía sau đầu cổ, gáy bong gân, sái cổ, tắc mũi, mất ngủ, viêm hầu họng, bệnh thần kinh chức năng, bệnh thần kinh suy nhược, đầu choáng váng, đầu nặng, bệnh mắt, điên động kinh, trẻ em kinh phong, chân không đỡ được mình mẩy, vai và bả vai đau muốn gãy, não nặng như lòi ra, đỉnh như bị bại.

- Tác dụng phối hợp : Với Phong trì trị sốt cao không ra mồ hôi, với Hậu khê trị sái cổ, với Dưỡng lão chữa đau vai, với Thiếu dương trị viêm hầu họng, với Lạc chẩm trị cứng gáy, với Đào đạo, Côn lôn trị hoa mắt, mắt như lòi ra, với Thiếu thương trị ho kéo dài lâu ngày.

11. ĐẠI TRỮ :大杼

Cái thoi lớn
Huyệt Hội của Cốt

- Vị trí : Ở hai bên dưới đốt sống 1, chỗ đó hội với biệt lạc của Đốc mạch, Thủ túc thái dương, Thiếu dương.

- Cách lấy huyệt : Từ giữa gáy thẳng xuống, trước hết là gặp một mỏm xương sống lồi cao, đó là mỏm gai đốt sống cổ 7, lại xuống thân một đốt nữa, đó là đốt sống lưng 1, lấy chỗ lõm dưới đốt sống lưng 1 này đo sang hai bên, mỗi bên 1,5 thốn là huyệt.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 – 7 mồi, hơ từ 10 – 20’, « Tư sinh Kinh » nói : « Không phải đại cấp không cứu ».

- Chủ trị : Ho hắng, đau răng, đau sang đầu, phát sốt, xương bả vai đau buốt, sốt rét, gáy cứng đau, viêm hầu họng, cảm mạo, viêm phế quản, viêm phổi, viêm mạc lồng ngực, lao xương, viêm khớp, chi thể tê bại, đau xương sống vùng thắt lưng, xuyên tức ngực, giật duỗi (khê túng), đầu gối đau không thể co duỗi, co giật cứng cột sống, thương hàn mồ hôi không ra, nhiệt nhiều quá không hết, đầu phong rét run, đầu choáng choáng, lao khí, mình nóng mắt hoa, bụng đau, đứng ngã xuống, không thể đứng lâu được, phiền tức bứt rứt lý cấp, mình không yên, gân co.

Đông Viên nói : «Cốt hội Đại trữ» - «Khí của ngũ tạng loạn ở trên đầu, lấy Thiên trụ, Đại trữ, không bổ, không tả, lấy dần khí mà khỏi».

Nạn Kinh nói :   «Cốt hội Đại trữ», Bớ nói : «Bệnh xương chữa ở đó» ; Viên Thị nói : « Vai có thể gánh nặng, đó là cốt hội Đại trữ ».

- Tác dụng phối hợp : Với Trường cường chữa đau tức ở Tiểu trường, với Chiên trung, Phong long trị hen xuyễn, với Đại chùy, Thân trụ, Chí dương, Cân súc, Dương quan trị viêm cột sống do phong thấp, với Thế du, Trung phủ, Khổng tối trị viêm phổi, với Phong trì, Phong môn, Phế du trị cảm mạo, với Cách quan, Thủy phân trị cột sống cấp cứng.

12. PHONG MÔN : 風門

Cửa gió, cửa các chứng phong
Có tên là Nhiệt phủ

- Vị trí : Ở giữa chỗ lõm dưới đốt sống 2 sang ngang 1,5 thốn

- Cách châm cứu : Châm chếch từ trong ra ngoài, từ sau ra trước, từ trên xuống dưới, sâu 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5’.

- Chủ trị : Cảm mạo, ho hắng, phát sốt, đau đầu, lưng dưới, lưng trên đau, viêm phế quản, viêm phổi, viêm mạc lồng ngực, hen xuyễn, dị ứng mẩn ngứa, tổ chức phần mềm ở vai và lưng trên tổn thương ; mũi tắc chảy nước mũi, ho nghịch khí lên, cổ gáy cứng, ngực và lưng trên đau. Minh Đường nói : « Nếu châm nhiều lần, tiết nhiệt khí của chư dương, lưng trên mãi mãi không tiết ung thư ». Chữa phát bối ung thư, mình nóng, phong lao nôn mửa, hắt hơi nhiều, mũi chảy máu cam và ra nhiều nhử mũi xanh, mắt mờ, trong ngực nóng, nằm không yên.

- Tác dụng phối hợp : Với Đại Chùy, hoặc Đào đạo trị cảm mạo, châm xong gia bầu giác hút, vói Khúc trì, Hợp cốc trị sốt cao do cảm mạo, với Phế du trị cảm mạo, ho hắng, viêm phổi, với Đại Chùy, Hợp cốc châm xong gia bầu hút trị cảm cúm, với Khúc trì, Liệt khuyết, Huyết hải trị dị ứng mẩn ngứa, với Phế du, Khổng tối trị viêm mạc lồng ngực.

Sách CCH Thượng Hải chú thêm để tham khảo : Tên riêng, bên trái là Phong môn, bên phải là Nhiệt phủ.

13. PHẾ DU : 肺俞

Đáp ứng yêu cầu của phế

- Vị trí : Ở phía dưới đốt sống 3 sang ngang, mỗi bên 1,5 thốn ; « Thiên kim » ghi rằng : «Đối chiếu với vú, lấy dây dẫn sang ngang mà phía sau mà đo ». Châu Quyền thì nói vắt tay, trái lấy phải, phải lấy trái, đúng chỗ đầu cùng của ngón giữa là huyệt, ngồi ngay mà lấy.

- Cách châm cứu : Châm như huyệt Phong môn, cứu 7 mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị : Lao phổi, ho hắng, hen xuyễn, ho gà, viêm phổi trẻ em và các loại bệnh tật về phổi, viêm phế quản, viêm mạc lồng ngực, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, cốt chưng, thổ huyết, xuyễn bằng tiếng hắng, hầu bại, điên tật, giật duỗi (khế túng), bướu cổ, hoàng đản, miệng lưỡi khô, lao nhiệt khí lên, thắt lưng cột sống cứng đau, phế mềm yếu (nuy) ho hắng, thịt da đau ngứa, nôn mửa, da túc, không hám ăn, chạy cuồng muốn tự sát, lưng còng, phế trúng phong, ngã ngửa, ngực tức ngắn hơi, bắt đầu buồn bẳn thì ra mồ hôi, trăm thứ bệnh độc, sau khi ăn mửa ra nước, trẻ em lưng rùa.

Trọng Cảnh nói rằng : Thái dương và Thiếu dương kiêm bệnh, đầu gáy cứng đau hoặc cảm choáng váng, có lúc như kết ngực lại, dưới tâm có hòn cứng, đáng thúc Thái dương, Phế du, Can du.

- Tác dụng phối hợp : Với Thiên đột trị ho hắng, với Nghinh hương trị chảy máu mũi không dứt, với Phong long trị nhiều đờm, với Phế nhiệt huyệt, Chiên trung, Trung phủ, Nội quan trị hen phế quản, với thấu Thiên trụ, Đại chùy thấu Kết hạch huyệt, Chiên trung thấu Ngọc đường hoặc Hoa cái thấu Toàn cơ, Xích trạch, Túc tam lý trị lao phổi, với cứu Đại chùy, cứu Cao hoang, trị viêm phế quản mãn tính, với Cự khuyết trị tức ngực.

(Còn tiếp)

DANH TỪ HUYỆT VỊ CHÂM CỨU - PHẦN 11: THỦ THÁI DƯƠNG TIỂU TRƯỜNG KINH

VI.THỦ THÁI DƯƠNG TIỂU TRƯỜNG KINH
(Khí huyết của Tiểu trường đi qua phần dương nhiều ở tay)

1.Thủ thái dương kinh huyệt chủ trị :

« Nội kinh » nói : Cán tiểu trường là chức vụ Thọ Thịnh, hóa vệt từ đó mà ra. Lại nói Tiểu trường là Xích trường (Ruột đỏ).

Miệng dưới của dạ dày cũng là miệng trên của tiểu trường, ở rốn lên 2 thốn, thủy cốc được phân ở đó. Miệng trên của đại trường cũng là miệng dưới của tiểu trường. Đến đây tất là phân biệt trong đục, nước dịch thấm vào bàng quang, cặn bãn chảy vào đại trường.

2.Thủ thái dương tiểu trường kinh huyệt ca :

Huyệt ở Thủ thái dương có mười chín,
Thiếu trạch, Tiền cốc, Hậu khê tẩu (Tẩu là cái đầm lớn),
Uyển cốt, Dương cốc, Dưỡng lão thàng (Thàng là sợi dây),
Chi chính, Tiểu hải, ngoài khuỷu cánh tay,
Kiên trinh, Nhu du, tiếp Thiên tông,
Ngoài liên có Bỉnh phong, Khúc viên đầu,
Kiên ngoại du liền Kiên trung du,
Thiên mong lại cùng với Thiên dung ngẫu,
Đúng trên xương nhô ra là Quyền liêu,
Thính cung ở trước tai đi trên châu.

Hai bên phải trái cộng là 38 huyệt :

Đây là một đường dọc, bắt đầu từ Thiếu trạch, tận cùng ở Thính cung, lấy Thiếu trạch, Tiền cốc, Hậu khê, Uyển cốt, Dương cốc, Tiểu hải làm Tỉnh, Vinh, Du, Nguyên, Kinh, Hợp.

Mạch bắt đầu từ đầu chót ngón tay út, đi qua cạnh ngoài bàn tay lên cổ tay, ra giữa mắt cá thẳng lên, đi theo cạnh dưới xương cánh tay, ra cạnh trong khuỷu giữa hai xương, đi theo lên cạnh ngoài và sau bắp vai, ra chỗ rộng vai, đi vòng quanh xương bả vai, giao lên trên vai, vào hố đòn, nối vào nhánh tâm, đi qua dưới họng xuống cách dưới gầm dạ dạy, thuộc vào tiểu trường. Có một nhánh từ hố đòn xuyên qua cổ, lên má, đến khóe mắt, biến vào trong tai. Có riêng một nhánh đi lên quật ở dưới mũi, đến khóe mắt trong. Kinh này nhiều huyết ít khí, giờ Mùi khí huyết trú ở đó.

Đó là phủ Bính, Hỏa,. Mạch thấy ở thốn bộ bên phải.

CÁCH TÌM ĐÚNG HUYỆT :

1. THIẾU TRẠCH : 少澤

Cái đầm nhỏ
Có tên là Tiểu cát, huyệt Tỉnh Kim

- Vị trí : Ở cạnh ngoài gốc móng ngón tay út, cách gốc móng 1 phân, chỗ mạch thủ thái dương tiểu trường xuất là Tỉnh, Kim.

- Cách châm cứu : Châm hơn 1 phân, thường chích nặn máu, cứu 1 – 3 mồi, hơ 5’

- Chủ trị : Đau đầu, chảy máu mũi, trúng gió, hôn mê, thiếu sữa, bệnh nhiệt cấp cứu, viêm tuyết vú, mộng thịt trong mắt, nóng rét mồ hôi không ra, đau tim, ngắn hơi, đau sườn ngực, vàng da, mắt có màng, sưng vú, tai điếc, hầu bại, lưỡi cứng, họng khô, tâm bứt rứt, cánh tay đau, động kinh co giật, ho hắng, trong miệng có nhiều dãi bọt, gáy cổ cấp không thể ngoái lại.

- Tác dụng phối hợp : với Hợp cốc, Chiên trung chữa phụ nữ thiếu sữa, với Tình minh, Thái dương, Hợp cốc trị mộng thịt trong mắt, với Thái dương trị vú sưng.

2. TIỀN CỐC : 前谷

Cái hang ở trước (phía trước)
Huyệt Huỳnh Thủy

- Vị trí : Ở chỗ lõm trước khớp bàn ngón của ngón thứ 5, cạnh trụ, khi nếm bàn tay nó ở trước nếp gấp khớp, chỗ phân ra thịt trắng đỏ, chỗ mạch thủ thái dương tiểu trường lưu là Vinh, Thủy.

- Cách châm cứu : châm đứng 3 – 5 phân, cứu 1 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Cách tay đau, ngón tay tê dại, sốt nóng, mắt có màng, tai ù, hầu bại, viêm tuyết vú, bệnh nhiệt mồ hôi không ra, sốt rét lâu ngày, bệnh điên, cổ gáy sưng, má sưng dẫn vào sau tai, mũi tắc không lợi, ho hắng, nôn, chảy máu cam, đàn bà đẻ xong không có sữa.

3. HẬU KHÊ : 后溪

Cái khe suối ở phía sau
 Huyệt Du Mộc

- Vị trí : Ở cạnh ngoài bàn tay (phía ngón út), ở chỗ lõm sau khớp ngón út và đốt bàn số 5. Chỗ mạch thủ thái dương tiểu trường trú là Du, Hỏa. Tiểu trường hư bổ ở đó.

- Cách lấy huyệt : Ngửa bàn tay nắm các ngón lại, chỗ cuối cùng của nếp gấp bàn tay là huyệt.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 5 – 6 phân (Khi nắm bàn tay có thể châm thấu huyệt Hợp cốc, cứu 3 mồi, hơ 5’

- Chủ trị : Đỉnh đầu căng thẳng, đau lưng trên, lương dưới, sái cổ, động kinh, nổi mày đay, ngứa ngáy tay co rút, tinh thần thất thường, sốt rét, bệnh thần kinh chức năng, đau thần kinh liên sường, ra mồ hôi trộm, câm điếc, đau mắt đỏ, mắt có màng, tai ù, vàng da, mũi chảy máu cam, ngực tức, cánh tay và khuỷu tay co cấp, ghẻ lở.

- Tác dụng phối hợp : Với Đại Chùy, Giản sử trị sốt rét, với Liệt khuyết trị ngực cổ đau, với Phong trì trị sái cổ, đỉnh đầu căng đau, với Tam gian trị các xương trong bàn tay, ngón tay đau sưng, với Nhân trung, Điên khẩu thấu Thừa sơn, Đại chùy trị vùng lưng trên lưng dưới bị bỏng, với Âm môn, Áp thống điểm, huyệt Hiệp tích tương ứng trị bong gân cấp tính vùng lưng hoặc tổn thương mạn tính, với Lao cung trị hoàng đảm, với Hoàn khiêu trị đau đùi, với Bách lao, Khúc trì trị rét nhiều nóng ít.

4. UYỂN CỐT : 腕骨

Xương cổ tay
Huyệt Nguyên.

- Vị trí : Cạnh ngoài bàn tay, phía trước xương cổ tay chỗ lõm. Chỗ mạch Thủ thái dương tiểu trường quá là Nguyên.

- Cách lấy huyệt : Ngửa bàn tay, hơi nắm ngón tính từ huyệt Hậu khê ở cạnh ngoài xương bàn số 5 ven theo lên đầu xương móc, chỗ xương móc, xương đậu và xương bàn số 5 gặp nhau.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 5 mồi hơ 5’.

- Chủ trị : Đau đầu, cổ cứng đau, ù tai, đau dạ dày, cấp tính cổ tay và khớp khuỷu, khớp ngón tay đau, cấp tính đau lưng do vặn vẹo, bệnh đái đường, viêm túi mật, bệnh nhiệt mồ hôi không ra, hầu bại, nôn mửa, tiêu khát, đau sườn, hoàng đảm, năm ngón tay không thể co duỗi, cổ và hàm sưng, nóng rét, mắt lạnh, mắt sưng màng, phát cuồng, sợ hãi, khô một bên, khuỷu tay không thể co duỗi, sốt rét lâu ngày, phiền muộn, kinh phong co giật rung động.

- Tác dụng phối hợp : Với Ngoại quan, trị bong gân khớp cổ tay, với Tiểu hải, Khúc trì trị bong gân khớp khuỷu tay, với Trung quản trị vàng da, với Tụy du, Tỳ du, Túc tam lý trị đái đường, với Thân mạch, Ngoạiq uan, Dũng tuyền trị thương hàn phát vàng.

5. DƯƠNG CỐC : 陽谷

Cái hang ở mặt dương
Huyệt Kinh Hỏa

- Vị trí : Trên mu cổ tay, chỗ lõm cạnh trụ, trên lằn cổ tay, chỗ mạch Thủ thái dương tiểu trường hành là Kinh, Hỏa.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’.

- Chủ trị : Cạnh ngoài cánh tay đau,  cổ hàm sưng đau, cổ tay đau, bệnh tinh thần, bệnh nhiệt, tai điếc, tai ù, sưng quai bị (viêm tuyết nước bọt), điên chạy cuồng, sườn đau, nóng rét, răng sâu đau, thè lè lưỡi, có lệ (hạch) ở cổ, nói lung tung và ngoái cổ sang trái, sang phải, mắt hoa, trẻ em kinh giản co giật, lưỡi cứng không bú vú.

6. DƯỠNG LÃO : 養老

Nuôi dưỡng người già

- Vị trí : Ở cổ tay, phía sau mắt cá đầu xương trụ 1 thốn, là khích của Thủ thái dương

- Cách lấy huyệt : Co khuỷu tay vuông góc, úp lòng bàn tay vào ngực, sau mắt cá đầu xương trụ, cạnh xương trụ hướng về xương quay là huyệt.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, hoặc hướng vè khuỷu tay châm dưới da trên dưới 1 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5’.

- Chủ trị : Vai, cột sống, khuỷu tay, cánh tay, lưng đau buốt, chi trên bất toại, sái cổ, mắt mờ, viêm khớp chi trên, liệt một bên, bệnh mắt, đau sán khí.

- Tác dụng phối hợp : Với Yêu du trị đau lưng, với Nội quan trị nấc cụt, với Tý trung trị cổ tay thõng xuống, Dưỡng lão thấu Nội quan và Kiên tring thấu Cực tuyền trị viêm chung quanh khớp vai.

7. CHI CHÍNH: 支正

Nhánh chủ yếu

- Vị trí : Ở sau cổ tay 5 thốn, là Lạc mạch của thủ Thái dương tách đi sang thiếu âm

- Cách lấy huyệt : Ngửa bàn tay lấy huyệt ở cạnh ngoài xương trụ, trên đường từ huyệt Uyển cốt và huyệt Tiểu hải, ở chỗ lằn cổ tay lên 5 thốn.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 5 phân đến 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5’

- Chủ trị : Cổ gáy cứng, khuỷu tay khó vận động, bàn tay khó nắm, thần kinh suy nhược, bệnh tinh thần, phong hư, sợ hãi buồn rầu, điên cuồng, ngũ lao, 10 ngón tay đau đớn, đau nóng trước hết buốt thắt lưng vàc ổ, hay khát, có nốt ruồi lạ. Thực thì khớp rời khuỷu buốt, tả ở đó, hư thì sinh nốt ruồi nhỏ như ngón tay, ghẻ lở bổ ở đó.

- Tác dụng phối hợp : với Ngoại quan, Hợp cốc, Khúc trì trị khuỷu tay và cánh tay đau đớn.

8. TIỂU HẢI :小海

Vùng bể nhỏ bé
Huyệt Hợp Thổ

- Vị trí : Ở khuỷu tay, chỗ lồi xương to cạnh trong khuỷu, chỗ mạch Thủ thái dương tiểu trường nhập là Thổ, Hợp, tiểu trường thực tả ở đó.

- Cách lấy huyệt : Gấp khuỷu tay lên hướng đầu, lấy chỗ lõm cách mắt cá trong khuỷu tay hướng về nếp gấp khuỷu.

- Cách châm cứu : Châm sâu 2 – 3 phân, có cảm giác tê lan đến đầu ngón tay, cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Đau đầu, đau ngón tay út, đau khớp, khuỷu, vai và bả vai đau, động kinh, đau thần kinh trụ, tê bại, thần kinh phân liệt, bệnh múa đạp (Parkinson), cổ - hàm, bắp thịt vai, cạnh sau và ngoài khuỷu, cánh tay đau, nóng rung lợi sưng, phong choáng váng, cổ gáy đau, ung thư sưng rét run, bụng dưới đau, có lệ (hạch) ở cổ, hàm sưng không thể ngoái lại, tai ù, mắt vàng.

- Tác sụng phối hợp : Với Khúc trì trị đau khớp khuỷu

9. KIÊN TRINH : 肩貞

Cái vai vững chắc

- Vị trí : Khi xuôi tay kẹp nách, ở đầu nếp gấp sau nách, lên 1 thốn

- Cách  châm cứu : Châm đứng, sâu 1- 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị : Vai, bả vai đau, cánh tay không giơ lên cao được, tai ù, tai điếc, đau răng, hàm sưng, thương hàn nóng rét, hố đòn trong vai nóng đau.

- Tác dụng phối hợp : Với Kiên ngung, Kiên liêu trị viêm khớp vai, với Khúc trì, Cảnh tý trị chi trên tê bại.

10. NHU DU : 臑俞

Đáp ứng cho bắt thịt bả vai

- Vị trí : Ở huyệt Kiên trinh thẳng lên xương bả vai, chỗ lõm dưới đầu ngoài xương bả vai. Chỗ đó giao hội của ba mạch : Thủ thái dương, Dương duy và Dương kiều.

- Cách châm cứu : Châm đứng 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’

- Chủ trị : Vai, cánh tay đau buốt không có sức, trúng gió liệt nửa người, cao huyết áp, đau khớp vai, viêm chung quanh khớp vai, chứng nhiều mồ hôi, hàn nhiệt khí sưng ống chân đau.

- Tác dụng phối hợp : Với Kiên ngung, Kiên trinh, Cảnh tý chữa chi trên tản hoán.

11. THIÊN THÔNG: 天聰

Tôn kính ông trời

- VỊ trí : Ở chính giữa phía dưới của bờ gai xương bả vai, nó và huyệt Nhu du, Kiên trinh gần thành hình tam giác.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Vả vai đau, khuỷu cánh và cánh tay đau, đau xương bả vai, sườn ngực đầy tức, ho nghịch nhói lên tim, má hàm sưng.

- Tác dụng phối hợp : Với Kiên ngung, Kiên liêu, Dương lăng tuyền trị viêm chung quanh khớp vai, với Chiên trung, Nhũ căn, Thiếu trạch trị viêm tuyến vú và có tác dụng kích thích cho ra sữa.

12. BỈNH PHONG: 秉風

Một bỉnh gió (1 bỉnh là đơn vị đo lường bằng 16 hộc)

- Vị trí : Ở chính giữa bờ gai xương bả vai thẳng từ huyệt Thiên tông lên, khi giơ tay nó thành hố lõm. Chỗ đó có Thủ thái dương, Dương minh và Thủ túc thiếu dương là 4 mạch giao hội.

- Cách châm cứu : Châm chếch 5 phân đến 1 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Bả vai đau đớn, chi trên đau buốt, viêm đầu cơ vùng trên bờ gáy.

13. KHÚC VIÊN : 曲垣

Bờ tường cong

- Vị trí : Ở chỗ lõm cạnh trong, phía trên bờ gai xương bả vai, ở giữa đường nối từ huyệt Nhu du đến mỏm gai đốt sống 2.

- Cách châm cứu : Châm chếch 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’

- Chủ trị : Bả vai co dúm, đau đớn, viêm đầu cơ trên bả vai, bệnh tật ở khớp vai và các tổ chức phần mềm chung quanh, chứng bại, nóng đau, khí trú ở bả vai.

- Tác dụng phối hợp : với Tý nhu, Dương lăng tuyền bên phía cạnh có bệnh, trị viêm đầu cơ trên bờ gai xương bả vai.

14. KIÊN NGOẠI DU : 肩外俞

Đáp ứng cho phía ngoài vai

- Vị trí : Dưới mỏm gai đốt sống 1 sang mỗi bên 3 thốn

- Cách châm cứu : Châm chếch 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Đau bả vai, vai và lưng trên đau buốt, bại chung quanh bả vai và lạnh đến khuỷu.

15. KIÊN TRUNG DU : 肩中俞

Đáp ứng cho phía trong vai

- Vị trí: Ở huyệt Đại chùy, ra mỗi bên 2 thốn

- Cách châm cứu: Châm chếch 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị: Bả vai đau, sái cổ, viêm phế quản, hen xuyễn, giãn phế quản, vai và lưng trên đau, ho hắng khí lên, nhổ ra máu, mắt nhìn không rõ, nóng rét, trẻ em lao sữa.

- Tác dụng phối hợp: Với Thân trụ, Chí dương, Khổng tối trị giãn phế quản, với Phế du, Nội quan, Túc tam lý trị viêm phế quản.

16. THIÊN SONG :天窗

Cửa sổ nhà trời

Có tên là Song lung (cái lồng đôi)

- Vị trí : Ở kết hầu sang ngang 3,5 thốn, phía sau cơ ức đòn chũm, phía sau huyệt Phù đột 5 phân. Giữa chỗ lõm có động mạch ứng tay.

- Cách châm cứu : Châm đứng 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Tai điếc, tai ù, hầu họng sưng đau, cổ gáy cứng, sưng tuyến giáp trạng, trĩ dò, tự nhiên bị câm không nói được, trúng gió cắn răng.

17. THIÊN DUNG :天容

Diện mạo của trời, Trời chứa

- Vị trí : Ở dưới dái tai, dưới góc quai hàm, trước cơ ức đòn chũm

- Cách châm cứu : Châm đứng 1,5 – 2 thốn, hướng về vùng gốc lưỡi, tránh mạch máu, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’

- Chủ trị : Viêm amidan, hầu họng sưng đau, khó phát âm, cổ gáy sưng đau, hen xuyễn, có mụn ở cổ gáy sưng lên, ngực tức không thở được, nôn ngược, mửa nước bọt, tai điếc, tai ù.

- Tác dụng phối hợp : Với Hợp cốc trị viêm amidan, với Thiên trụ, Hợp cốc trị viêm hầu họng, với Dương khê trị ngực tức không thở được (huyệt Trị lung tân số 3 của Tân huyệt tương đương huyệt này).

18. QUYỀN LIÊU : 顴髎

Lỗ xương gò má
Có tên Quyền giao

- Vị trí : Ở thẳng đuôi mắt xuống chỗ lõm dưới gò má, hội của thiếu dương (thủ), thái dương

- Cách châm cứu : Châm chếch 0,5 – 1 thốn, CẤM CỨU.

- Chủ trị : Thần kinh mặt tê bại, đau răng, đau thần kinh tam thoa cơ mặt co rút, liệt mặt, miệng méo, mặt đỏ, mắt vàng, khuông mắt động không dứt, hàm sưng.

19. THÍNH CUNG : 聴宮

Cung điện về sự nghe
Có tên Đa sở văn

- Vị trí : Ở phía trước bình tai, ngay khớp hàm, há mồm thì đấy là chỗ lõm. Ba mạch thủ, túc, thiếu dương, thủ thái dương hội ở đó.

- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5’

- Chủ trị : Tai điếc, tai ù, tai đau, câm điếc, viêm tai giữa, viêm tai ngoài, mất tiếng, điên giật, đau răng, đau bụng trên.

- Tác dụng phối hợp : Với Ế phong, Hợp cốc trị viêm tai giữa, với Thính hội, Ế phong, Hội tông trị tai điếc, với Thính hội, Trung chữ, Ngoại quan trị câm điếc.