Hiển thị các bài đăng có nhãn TÀI LIỆU Y HỌC CỔ TRUYỀN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TÀI LIỆU Y HỌC CỔ TRUYỀN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2020

Nhĩ châm

Nhĩ châm - phương pháp chữa bệnh độc đáo 

Trong Nội kinh tố vấn có đề cập: tai không phải bộ phận cô lập mà có liên quan mật thiết với toàn bộ cơ thể con người, với lục phủ ngũ tạng. Từ đó, nhĩ châm đã được lưu truyền và sử dụng để điều trị bệnh.

Tại Việt Nam và thế giới, nhĩ châm cũng đã được sử dụng lâu đời trong phòng ngừa và điều trị bệnh lý. Đã có nhiều công trình nghiên cứu hiệu quả của nhĩ châm trong điều trị các bệnh lý.

 

Nhĩ châm

 

Cấu trúc loa tai

Theo Nogier, loa tai  đại biểu cho hình thái của bào thai lộn ngược, đầu chúc xuống, chân ở trên.  Do  đó, vị trí khái quát của các vùng đại biểu đó sắp xếp như hình bên.

Từ trên xuống lần lượt:

Ở thuyền tai: ngón tay, bàn tay; cổ tay (ngang với lồi củ vành tai); cẳng tay, khuỷu tay; vai (ngang với rãnh trên bình tai); khớp vai; xương đòn (ngang với chỗ đối vành tai và đối bình tai giao nhau).

Chân trên đối vành tai có từ trên xuống: ngón chân, bàn chân; cẳng chân, đầu gối.

Chân dưới đối vành tai từ sau ra trước có: điểm dây thần kinh hông; mông.

Bụng ngực nằm trên đoạn hợp nhất của 2 chân đối vành tai: bụng ở trên ngang với bờ dưới của chân dưới đối vành tai; ngực ở dưới ngang với chân vành tai.

Cột sống chạy suốt từ bờ dưới chân dưới đối vành tai vòng xuống hết đối vành tai: L5 - L1: bờ dưới của chân dưới đối vành tai;  D12 - D1: bờ trong của đoạn chạy thẳng của đối vành tai;  C1 - C7: bắt  đầu từ chỗ tiếp giáp với  đối vành tai lên đến đoạn nối với đối sống lưng  (D1).

Trán: phía trước và dưới đối bình tai.

Chẩm: phía sau và trên đối bình tai.

Mắt: giữa dái tai.

Mũi: phần bờ bình tai thuộc xoắn tai dưới.

Miệng: bờ ngoài ống tai.

Sát chân dưới đối vành tai: bàng quang; thận; tụy (loa tai trái) hoặc túi mật  (loa tai phải); gan; lách.

Sát chân vành tai: ruột già; ruột thừa; ruột non; tá tràng; dạ dày; tim; phổi; khí quản.

Nguyên tắc lựa chọn huyệt trong nhĩ châm

Các huyệt nhĩ châm tương ứng với vùng bị bệnh có thể được lựa chọn để điều trị: điều này là phổ biến nhất và là phương pháp cơ bản để lựa chọn huyệt.

Ví dụ: đau cổ tay chọn huyệt nhĩ châm tương ứng vùng cổ tay, đau dạ dày chọn huyệt nhĩ châm tương ứng vùng dạ dày.

Chọn huyệt theo các học thuyết của Y học cổ truyền: quan trọng nhất là học thuyết tạng phủ.

Ví dụ: nếu bệnh nhân có bệnh lý xoang hay da, châm điểm phổi (Phế) bởi vì Phế khai khiếu ra mũi và chủ bì mao.

Và học thuyết kinh lạc.

Ví dụ: với đau đầu, nếu đau khu vực trán thuộc về vùng chi phối kinh Dương Minh Vị, có thể chọn điểm Dạ dày để châm. Nếu là đau nửa đầu thuộc vùng chi phối kinh Thiếu dương Đởm, có thể chọn điểm túi mật để châm

Chọn huyệt theo bệnh học và sinh lý bệnh của Y học hiện đại: nhiều huyệt được đặt tên theo tên y học hiện đại, chẳng hạn như vùng dưới vỏ, điểm giao cảm, thượng thận, và nội tiết.

Ví dụ: điểm thượng thận có chức năng điều chỉnh chức năng tuyến thượng thận, và đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị viêm, dị ứng, viêm khớp dạng thấp…

Các điểm thần kinh giao cảm, vỏ não có thể được sử dụng cho nhiều bệnh lý có rối loạn chức năng thần kinh .

Chọn huyệt dựa theo chức năng của huyệt:

Ví dụ: điểm chẩm là một điểm quan trọng để sử dụng điều trị chóng mặt. Thần môn có chức năng để ngăn chặn cơn đau...

Chọn huyệt theo phản ứng nhạy cảm:

Sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán như: nhìn, sờ nắn, và các máy dò huyệt để tìm những điểm nhạy cảm cần điều trị.

Kỹ thuật châm loa tai

Cấu tạo loa tai chủ yếu trên da dưới sụn, một vài chỗ có vài cơ dẹt mỏng, vì vậy châm ở loa tai khác với châm ở cơ thể.

Châm kim: có thể theo hai hướng: châm thẳng góc với da sâu 0,1 - 0,2cm không châm xuyên qua sụn, châm chếch 30 - 40 độ. Hoặc khi cần có thể châm luồn dưới da xuyên vùng này qua vùng khác.

Cảm giác đạt được khi châm:

- Châm vào huyệt A thị trên loa tai, bệnh nhân thường có cảm giác đau buốt, nóng bừng và đỏ ứng bên tai châm.

- Châm vào những vùng không phải là điểm ấn đau, bệnh nhân thường có cảm giác căng tức.

Cài kim: thủ pháp thường áp dụng khi thầy thuốc muốn kéo dài tác dụng của nhĩ châm. Kim  được sử dụng là loại kim đặc biệt, giúp thầy thuốc dễ dàng cài đặt và cố định trên loa tai. Kim này có tên là nhĩ hoàn.

Cứu: rất ít sử dụng vì khó thực hiện.

Thủ thuật bổ tả: trong nhĩ châm, phương pháp bổ tả được thực hiện  đơn giản hơn hào châm. Kích thích mạnh (Tả). Kích thích nhẹ (Bổ).

Liệu trình:

- Khi chữa bệnh cấp tính, nếu bệnh giảm thì có thể ngưng châm.

- Nếu chữa bệnh mãn tính, nên ước định một liệu trình khoảng 10 lần châm. Có thể thực hiện tiếp liệu trình thứ 2 (nếu cần thiết). Giữa 2 liệu trình nên chỉ nghỉ vài ngày. Khi cần điều trị dự phòng, có thể châm cách 7 - 10 ngày /lần.

Lưu kim: tùy theo mục đích chữa bệnh mà quyết định lưu kim lâu mau. Điều trị bệnh cấp, nhất là có kèm đau: Rút kim khi hết đau hoặc khi bệnh giảm nhiều. Muốn duy trì tác dụng, có thể lưu kim 24 - 48 giờ, thậm chí cả 7 - 10 ngày

Có thể đề phòng vựng châm bằng cách để bệnh nhân nằm châm, thầy thuốc châm kim cần tránh những thao tác đột ngột và quá mạnh; cần có thời gian  để cho bệnh nhân thích nghi dần, tránh gây căng thẳng không cần thiết cho bệnh nhân. Cũng như hào châm,  đừng châm khi bệnh nhân no quá,  đói quá hoặc đang mệt nhọc.

Hiện tại Cơ sở 3 - Bệnh viện Đại học Y Dược đã triển khai 2 hình thức nhĩ châm: châm kim lưu trong 10 - 30 phút và châm kim cài với thời gian lưu kim 4 - 7 ngày để điều trị và phòng các bệnh lý có liên quan đến đau và liệt, rối loạn chức năng thần kinh cảm giác…

 

Chỉ định:
Thứ nhất là chống đau và ngăn ngừa tái phát. Gần đây đã phát triển thêm, ứng dụng thành công vào châm tê để mổ.
Thứ đến, châm loa tai cũng còn được dùng trong một số trường hợp rối loạn chức năng của cơ thể, an thần, giảm dị ứng, điều chỉnh hệ thống nội tiết…
Chống chỉ định:
Những cơn đau cấp chưa xác định được chẩn đoán.

Chứng phế thận âm hư

Chứng phế thận âm hư là chỉ phế âm khuy tổn

 Chứng phế thận âm hư là chỉ phế âm khuy tổn, bệnh lâu ngày liên lụy đến thận, xuất hiện chứng âm suy, tân dịch của hai tạng phế thận bất túc, phế lạc bị tổn hại, dẫn đến thủy suy hỏa vượng, bệnh phần nhiều do tà nhiệt vướng vất ở phế hoặc do buồn thương quá độ hoặc do phòng lao quá độ mà gây nên.

Chứng phế thận âm hư thường gặp trong các bệnh: khái thấu, suyễn chứng, thất âm, hư lao, tiêu khát. Dưới đây là một số bài thuốc điều trị:

Do phế thận âm hư sinh chứng khái thấu

Nguyên nhân: Do nhiệt tà làm tổn thương phế, phế lạc bị tổn hại, dần dà lan tỏa tới thận mà biến thành chứng phế thận âm hư.

Triệu chứng: Bệnh nhân khái thấu ít đờm hoặc trong đờm có lẫn máu ngũ tâm phiền nhiệt, bệnh thường nặng về đêm, họng khô, tai ù, miệng ráo, choáng váng, cơ thể gầy còm, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.

Phép trị: Tư dưỡng thận âm, nhuận phế chỉ khái.

Do phế thận âm hư sinh hen suyễn

Nguyên nhân: Do khái suyễn lâu ngày, bệnh ở phế liên lụy đến thận. Phế kim không sinh thận thủy (bệnh mẹ liên lụy đến con) dẫn đến phế thận âm cùng hư.

Triệu chứng: Bệnh nhân suyễn gấp, hễ lao động thì bệnh tăng, tinh thần mệt mỏi.

Phép trị: Bổ phế chế thủy.

Do phế thận âm hư sinh chứng thất âm (mất tiếng)

Nguyên nhân do táo hỏa làm tổn thương âm, tân dịch bị hun đốt, nếu bệnh lâu ngày thì phế thận đều suy, sự thanh túc của phế kim yếu đi, thận âm không đủ thủy để dâng lên làm khàn tiếng hoặc tiếng nói bị biến dạng.

Triệu chứng: Bệnh nhân thường khàn tiếng, họng ráo, ho khan ít đờm, hư phiền ngủ kém, lòng bàn tay lòng bàn chân nóng, lưng đùi yếu, lưỡi đỏ mạch tế sác.

Điều trị: Dưỡng âm nhuận phế, hóa đờm.

Do hư lao xuất hiện chứng phế thận âm hư

Nguyên nhân: Do ốm lâu ngày dẫn đến hư lao, làm tổn thương đến phần âm của phế và thận.

Triệu chứng: Bệnh nhân thường có chứng mỏi lưng, triều nhiệt vãng lai, váng đầu, ù tai, họng ráo, ho khan, khạc ra huyết, lưỡi sáng, ít tân dịch, mạch tế sác.

Điều trị: Dưỡng âm nhuận phế, tư thận ích tinh.

Do phế thận âm hư sinh bệnh tiêu khát (đái tháo đường)

Nguyên nhân: Do táo nhiệt phạm phế hoặc do buông thả tình dục, tinh khí suy tổn, thận âm bị tổn hao, dẫn đến phế thận âm hư, phế mất chức năng trị tiết, sự nhiếp nạp của thận không bền, mất tác dụng co thắt, thủy dịch dồn thẳng xuống mà sinh bệnh.

Triệu chứng: Bệnh nhân tiểu tiện nhiều lần trong ngày mà sinh ra chứng tiêu khát.

Phép trị: Nhuận phế tư thận, sinh tân trừ khát.



Thúc dương

Trong Y học cổ truyền, thúc dương hay còn gọi là dương thúc, âm thúc

Trong Y học cổ truyền, thúc dương hay còn gọi là dương thúc, âm thúc...là bệnh danh dùng để chỉ tình trạng bộ phận sinh dục ngoài của nam đột nhiên co rụt vào bên trong, co giật và đau dữ dội, người bệnh tinh thần căng thẳng, sợ hãi, chỉ sợ dương vật co rụt vào trong bụng mà chết, có thể kèm theo các triệu chứng thở gấp, mặt tái xanh, ngực sườn trướng tức, rét run, chân tay lạnh toát...

Bệnh nhân không dám làm các công việc nặng và sinh hoạt tình dục vì sợ bệnh tái phát mặc dù đã được giải thích kỹ lưỡng. Bệnh mang tính chất thần kinh chức năng, phần nhiều do nguyên nhân về tâm lý, thường xảy ra ở những người dễ mẫn cảm, hay lo âu.

Cao ích mẫu.

Cao ích mẫu.

Theo Y học cổ truyền, gốc của bệnh là thận dương hư yếu, ngọn là hàn thấp bên ngoài xâm nhập. Thận chủ bộ phận sinh dục, hàn tà có tính co rút, cả gốc và ngọn đều cùng co rụt sẽ sinh bệnh. Ngoài ra, can huyết bất túc lại cảm nhiễm hàn thấp cũng có thể gây nên bệnh. Can chủ cân (gân bắp), can mạch đi từ bộ phận sinh dục vào bụng dưới, hàn thấp làm bế tắc can mạch mà sinh chứng đau kịch liệt. Thúc dương phần nhiều phát sinh sau khi xuất tinh ban đêm (có thể do di tinh hoặc giao hợp), sáng dậy đi tiểu hoặc rửa bộ phận sinh dục bằng nước lạnh, hàn tà thừa cơ xâm nhập mà phát thành bệnh. Một số ít trường hợp là do giận dữ quá độ khiến can hỏa bốc lên làm gân co rút gây ra thúc dương.

Tê bì chân tay theo quan điểm của Y học cổ truyền

Tê bì chân tay theo quan điểm của Y học cổ truyền

Tê chân tê tay thường hay gặp ở người sức khỏe suy nhược, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm nên cơ thể dễ bị xâm nhập bởi gió (phong), lạnh (hàn), ẩm thấp (thấp) khiến kinh mạch bị ứ trệ, khí huyết lưu thông kém, gây nên các triệu chứng tê mỏi chân tay, có thể đau lan dọc cánh tay, đau vai gáy, đôi khi kèm theo cả chứng đau đầu.

Tê bì chân tay là gì, có triệu chứng như thế nào?

Tê chân tê tay trong đông y thuộc phạm vi của chứng ma mộc. Tê (ma) là hiện tượng da bị tê rần, vẫn cảm nhận được kích thích và vẫn có thể sinh hoạt cuộc sống như bình thường tuy có khó chịu, bì (mộc) là giai đoạn sau của tê, là khi đó tay chân mất hết cảm giác, tê bại hoàn toàn. Theo Đông y thì ma mộc đa phần là hư chứng, đau đa phần là thực chứng.

Tê bì chân tay cũng khiến người bệnh có cảm giác đau mỏi cổ vai gáy lan xuống nửa người kèm theo triệu chứng tê bì một bên. Khi nằm lâu hoặc để tay chân ở vị trí cố định trong một khoảng thời gian có cảm giác râm ran như kiến bò. Tê buốt lan đến hết cánh tay, cổ chân, cẳng chân và gây hạn chế vận động. Tình trạng tê kéo dài sẽ khiến tay, chân bị mất cảm giác, thường gặp nhất về đêm. Đôi khi xuất hiện chuột rút ở tay chân, co thắt đột ngột gây đau nhức âm ỉ ở bắp tay, bắp chân.

Ảnh minh hoạ

Nguyên nhân và triệu chứng

Theo Đông y, tê bì tay chân thường gặp khi sức khỏe giảm sút, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm nên dễ bị tác động bởi gió (phong), lạnh (hàn), ẩm thấp (thấp) khiến kinh mạch bị ứ trệ, lưu thông máu kém, gây nên các triệu chứng tê mỏi, chân tay lạnh, tê buốt, co mỏi, các khớp đau nhức, vai gáy và lưng gối đau mỏi.

Người cao tuổi, người phải làm công việc khuân vác nhiều, người chạy xe ôtô, xe máy nhiều giờ, công nhân làm việc thường xuyên phải tiếp xúc nước lạnh, môi trường ẩm ướt hay nhân viên văn phòng ít vận động, ngồi máy lạnh nhiều là những đối tượng dễ bị tác động bởi gió, lạnh, ẩm và dễ bị tê mỏi chân tay. Đặc biệt, thời tiết thay đổi, nắng mưa, gió lạnh thất thường cũng khiến mức độ tê mỏi, thậm chí nhức tăng lên nhiều.

Quan điểm của y học cổ truyền về bệnh tê bì tay chân

Cơ thể con người là một chỉnh thể hưu cơ, một khối thông nhất, với  ngũ tạng ( Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận) làm trung tâm, được bao phủ thông suốt, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, bằng mạng lưới hệ thông kinh lạc.

Khí huyết là cơ sở vật chất và động lực cho mọi hoạt động để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Khí huyết con người như nguồn suối chảy:  “Nhờ có kinh mạch, khí huyết có thể dưỡng âm dương, nhuận gân cốt, các khớp có thể vận động”, “Trong tưới tạng phủ, ngoài nhuận tẩu lý” (Sách Hải Thượng Y Tông), (sách: Linh khu- Bàng tàng)

Chức năng sinh lý của kinh lạc chủ yếu là: Vận hành khí huyết, nuôi dưỡng, bảo vệ duy trì hoạt đông cơ thể; nhận, dẫn truyền thông tin, nhằm nối thông trên dưới, trong ngoài, điều tiết các chức năng giữa các bộ phận cơ thể.

- Vận hành khí huyết, nuôi dưỡng, bảo vệ duy trì hoạt động cơ thể:

Mười hai đường kinh là hạt nhân chính của hệ thống kinh mạch là đường vận hành chủ yếu của khí huyết, trong nối với tạng phủ, ngoài nối tiếp ngũ quan, cửu khiếu… Hệ thống kinh mạch phân bố khắp: Trong ngoài, trên dưới toàn thân, chạy mãi không nghỉ, tưới thắm các tổ chức cơ quan, ngũ tạng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng duy trì hoạt động sinh lý bình thường cơ thể. Đồng thời khí huyết cũng dựa vào sự dẫn truyền của kinh lạc phát huy vai trò dinh dưỡng cho cơ thể, chống lại ngoại tà xâm phạm cơ thể.

Mỗi đường kinh, trong mười hai đường kinh chính, đều liên hệ mật thiết với tạng phủ bên trong. Tạng phủ cường thịnh, kinh mạch thông suốt, cơ thể khỏe mạnh. Ngược lại kinh lạc bế tắc, tạng phủ hư yếu, phong tà sẽ thừa hư xâm phạm mà gây bệnh.

Hoạt động chức năng kinh lạc bình thường, khí huyết vận hành thông suốt, chức năng tạng phủ cường thịnh, chống xâm nhập của ngoại tà.  Ngược lại kinh lạc mất đi chức năng bình thường, kinh lạc bế tắc không thông,  không nuôi dưỡng được kinh mạch,  ngoại tà thừa hư mà xâm nhập gây bệnh tê chân tay, đau vai gáy, ...

- Xác định phương pháp xử lý theo YHCT: Sách Hải Thượng Y Tông viết : “Huyết mạch trong nhân thể cũng như sông ngòi của trời đất, huyết được lưu thông thời muôn vật tốt tươi, huyết được vận hành toàn thân tưới nhuận, bế tắc một tý thời vạn bệnh phát sinh”.

+ Theo y học cổ truyền, chứng tê bì chân tay cũng thuộc chứng phong do cơ thể suy nhược, gặp phải phong hàn, thấp gây cảm giác tê bì chân tay như kim châm ở các chi: Cố vấn- Cốt luận viết: “Phong là khởi đầu trăm bênh”, phong có tính: “Thiện hành” là chỉ phong có tính di chuyển, không cố định. Vì vậy trên lâm sàng người bệnh tê bì tay chân thường có thêm biểu hiện đau vai gáy, đau mỏi tê  bì  tay chân, nặng chân, chuột rút, chân đi không thật, bệnh nặng dẫn đến viêm nhiễm hoại tử.

+ Vì chức năng sinh lý của kinh lạc là: Dẫn truyền thông tin, nối thông trên dưới, trong ngoài cơ thể, mà  “Trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tất diệt” (Sách Hải thượng Y tông), lại nói  “Thông bất thống, thống bất thông” nghĩa là khí huyết lưu  thông thì không đau, đau chẳng qua khí huyết không lưu thông, cho nên nguyên tắc điều trị tê bì chân tay là : Bổ khí huyết và thông kinh hoạt lạc (thông mạch), tán hàn và nâng cao sức đề kháng của cơ thể…

“Ngọc Bình Phong Tán” là bài thuốc cổ phương có từ lâu đời có khả năng tăng miễn dịch cơ thể, (Theo thực nghiệm chứng minh tăng lượng globuiin trong máu). “Phong” là gió, “phòng phong” là phòng gió. Bài thuốc: “Ngọc Bình Phong Tán”  được ví như tấm bình phong vững chắc, là vệ khí chắc chắn, bảo vệ ngoại tà xâm nhập bì mao (ngoài cơ thể).


Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Trị chứng tâm dương hư ở người cao tuổi

Chứng tâm dương hư

là do dương khí trong tâm bất túc, khí huyết vận chuyển không sung mãn đầy đủ, phần nhiều do tuổi cao tạng khí hư suy. Nguyên nhân: do ốm lâu ngày thể lực suy yếu, hoặc ra mồ hôi quá nhiều làm hao tổn dương khí; phú bẩm bất túc dẫn đến tâm dương không mạnh, nên sự vận chuyển khí huyết không đầy đủ, do suy nghĩ quá nhiều, làm tổn hao tâm thần dẫn đến tâm dương suy kém hoặc do tâm âm bất túc làm liên lụy đến tâm dương, sự hao tổn của dương khí mà sinh bệnh.
Theo Đông y, chứng tâm dương hư thường gặp trong các chứng: Tâm quý (tim hồi hộp), hung tý (đau vùng ngực), hư lao (cơ thể suy nhược mỏi mệt). Bệnh nhân luôn luôn thấy tim hồi hộp, có cảm giác vùng ngực trống rỗng khó chịu, hay sợ sệt, thở gấp, tự ra mồ hôi, tay chân lạnh, sắc mặt trắng bệch, mỏi mệt, sức yếu, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, lưỡi bệu, mạch tế nhược hoặc kết đại, hoặc trì. Tuỳ từng thể mà dùng bài thuốc thích hợp.
Chứng tâm dương hư sinh chứng suy tim, co thắt mạch vành tim.

Tâm dương hư sinh chứng tâm quý (rối loạn nhịp tim). 

Do khí và âm của tâm đều hư liên lụy đến dương, dẫn đến tâm dương bất túc, thần không có nơi ở yên ổn, hoặc do âm tà nghịch lên làm tổn hại tâm dương mà sinh bệnh.

Biểu hiện Tâm dương hư sinh chứng tâm quý (rối loạn nhịp tim):

 Trong tâm có cảm giác trống rỗng nên hồi hộp sợ hãi.

Phép trị  Tâm dương hư sinh chứng tâm quý (rối loạn nhịp tim)

ôn thông tâm dương.

Tâm dương hư sinh chứng hung tý (co thắt mạch vành tim). 
Do tâm khí bất túc dương khí trong hung cách không mạnh, làm vít lấp tắc nghẽn tâm khiếu (động mạch vành) hoặc do đàm trọc làm nghẽn tâm dương, dương khí ở vùng ngực không thông, khí huyết vận hành bị trở ngại, mạch ở tâm tắc nghẽn mà sinh bệnh.

Biểu hiện Tâm dương hư sinh chứng hung tý (co thắt mạch vành tim): 

Vùng ngực khó chịu, đau từng cơn, đoản hơi, người mệt mỏi...

Phép trị Tâm dương hư sinh chứng hung tý (co thắt mạch vành tim): 

Ôn trung tán hàn.

Tâm dương hư sinh chứng hư lao (suy tim)

Do tâm dương bất túc, huyết đi không lưu lợi, tâm khí không đầy đủ mà sinh bệnh.
Biểu hiện Tâm dương hư sinh chứng hư lao (suy tim)
Bệnh nhân sắc mặt trắng bệch, tự ra mồ hôi, người mệt mỏi, sức yếu, lưỡi nhạt, mạch nhược.

Phép trị Tâm dương hư sinh chứng hư lao (suy tim) :

 Ôn dương ích khí.




Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Chứng phong ôn

Phong ôn là loại bệnh ôn nhiệt do cảm nhiễm bệnh độc phong nhiệt gây ra. Khí hậu mùa đông trái thường đáng lẽ lạnh mà lại ấm, chính khí trong cơ thể suy yếu cũng có thể cảm nhiễm bệnh độc phong nhiệt; vì phát ra bệnh trong mùa đông nên cũng còn gọi là đông ôn nhưng chúng khác nhau ở nguyên nhân gây bệnh và thời gian cảm thụ tà khí.
Bệnh biểu hiện một số triệu chứng ở phế như: sốt, sợ gió, ho... Nếu tà ở phế không giải sẽ phát triển theo hai xu hướng: thuận truyền xuống vị gây ra chứng dương minh nhiệt thịnh, nghịch truyền vào tâm bào gây ra chứng mê man nói nhảm. Dưới đây là một số bài thuốc điều trị chứng phong ôn tùy thể bệnh:
Tà ở phần vệ
Biểu hiện: sốt, hơi sợ gió lạnh, không có mồ hôi hoặc ít mồ hôi, nhức đầu, ho, hơi khát nước, rêu lưỡi trắng mỏng.
Nhiệt uất ở ngực
Biểu hiện: sốt, bực dọc, bứt rứt, nằm ngồi không yên, rêu lưỡi vàng.
Nhiệt tà ở dương minh
Biểu hiện: sốt, mắt đỏ, sợ nóng, bực dọc, ra nhiều mồ hôi, rêu lưỡi vàng khô, khát muốn uống nước mát.
Hữu hình nhiệt kết
Biểu hiện: sốt cơn vào buổi chiều, có lúc nói lảm nhảm, táo bón hoặc tiêu chảy toàn nước, ấn vào bụng đau, rêu lưỡi vàng khô.
Phế nhiệt phát chẩn
Biểu hiện: sốt, ho, tức ngực, mọc chẩn đỏ.
Nhiệt hãm tâm bào
Biểu hiện: sốt cao, mê man, nói nhảm hoặc nói ngọng, chân tay lạnh.
Nhiệt thịnh làm động phong
Biểu hiện: sốt cao, đầu váng, chân tay buồn, giật hoặc run giật, cuồng loạn, kinh quyết, lưỡi đỏ, rêu khô. Mạch huyền sác.

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

Đông y điều trị rối loạn nhịp tim

Theo y học cổ truyền, loạn nhịp tim tùy theo triệu chứng lâm sàng có thể phân các thể bệnh sau đây để điều trị: khí âm lưỡng hư, âm hư hỏa vượng, tâm tỳ lưỡng hư và tỳ thận dương hư. Phương pháp thường dùng trị liệu là bổ ích khí huyết, điều lý âm dương, hóa đờm địch ẩm, hoạt huyết hóa ứ, dưỡng tâm an thần. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, ăn uống là yếu tố quan trọng để điều trị rối loạn nhịp tim.
Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh
- Với thể khí âm lưỡng hư thì có triệu chứng người mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều, hồi hộp, đánh trống ngực, ăn uống ít, bụng đầy, người bứt rứt, khó ngủ hoặc ngủ hay mơ không ngon giấc. Phép trị là “bổ khí, dưỡng tâm”
- Với thể âm hư hỏa vượng có triệu chứng hồi hộp, khó ngủ, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nhức mỏi lưng... phép trị là “tư âm, giáng hỏa”
 Với thể tâm tỳ đều hư người mệt mỏi, sắc mặt không tươi, ăn uống ít, hồi hộp, mất ngủ, hay quên, hoa mắt... 
- Với thể tỳ thận dương hư da khô kém tươi nhuận, phù toàn thân, người mệt mỏi, sắc mặt tái, các khớp đau nhức, lưng gối đau mỏi, ăn uống kém...