Hiển thị các bài đăng có nhãn chỉ phế âm khuy tổn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chỉ phế âm khuy tổn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2020

Chứng phế thận âm hư

Chứng phế thận âm hư là chỉ phế âm khuy tổn

 Chứng phế thận âm hư là chỉ phế âm khuy tổn, bệnh lâu ngày liên lụy đến thận, xuất hiện chứng âm suy, tân dịch của hai tạng phế thận bất túc, phế lạc bị tổn hại, dẫn đến thủy suy hỏa vượng, bệnh phần nhiều do tà nhiệt vướng vất ở phế hoặc do buồn thương quá độ hoặc do phòng lao quá độ mà gây nên.

Chứng phế thận âm hư thường gặp trong các bệnh: khái thấu, suyễn chứng, thất âm, hư lao, tiêu khát. Dưới đây là một số bài thuốc điều trị:

Do phế thận âm hư sinh chứng khái thấu

Nguyên nhân: Do nhiệt tà làm tổn thương phế, phế lạc bị tổn hại, dần dà lan tỏa tới thận mà biến thành chứng phế thận âm hư.

Triệu chứng: Bệnh nhân khái thấu ít đờm hoặc trong đờm có lẫn máu ngũ tâm phiền nhiệt, bệnh thường nặng về đêm, họng khô, tai ù, miệng ráo, choáng váng, cơ thể gầy còm, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.

Phép trị: Tư dưỡng thận âm, nhuận phế chỉ khái.

Do phế thận âm hư sinh hen suyễn

Nguyên nhân: Do khái suyễn lâu ngày, bệnh ở phế liên lụy đến thận. Phế kim không sinh thận thủy (bệnh mẹ liên lụy đến con) dẫn đến phế thận âm cùng hư.

Triệu chứng: Bệnh nhân suyễn gấp, hễ lao động thì bệnh tăng, tinh thần mệt mỏi.

Phép trị: Bổ phế chế thủy.

Do phế thận âm hư sinh chứng thất âm (mất tiếng)

Nguyên nhân do táo hỏa làm tổn thương âm, tân dịch bị hun đốt, nếu bệnh lâu ngày thì phế thận đều suy, sự thanh túc của phế kim yếu đi, thận âm không đủ thủy để dâng lên làm khàn tiếng hoặc tiếng nói bị biến dạng.

Triệu chứng: Bệnh nhân thường khàn tiếng, họng ráo, ho khan ít đờm, hư phiền ngủ kém, lòng bàn tay lòng bàn chân nóng, lưng đùi yếu, lưỡi đỏ mạch tế sác.

Điều trị: Dưỡng âm nhuận phế, hóa đờm.

Do hư lao xuất hiện chứng phế thận âm hư

Nguyên nhân: Do ốm lâu ngày dẫn đến hư lao, làm tổn thương đến phần âm của phế và thận.

Triệu chứng: Bệnh nhân thường có chứng mỏi lưng, triều nhiệt vãng lai, váng đầu, ù tai, họng ráo, ho khan, khạc ra huyết, lưỡi sáng, ít tân dịch, mạch tế sác.

Điều trị: Dưỡng âm nhuận phế, tư thận ích tinh.

Do phế thận âm hư sinh bệnh tiêu khát (đái tháo đường)

Nguyên nhân: Do táo nhiệt phạm phế hoặc do buông thả tình dục, tinh khí suy tổn, thận âm bị tổn hao, dẫn đến phế thận âm hư, phế mất chức năng trị tiết, sự nhiếp nạp của thận không bền, mất tác dụng co thắt, thủy dịch dồn thẳng xuống mà sinh bệnh.

Triệu chứng: Bệnh nhân tiểu tiện nhiều lần trong ngày mà sinh ra chứng tiêu khát.

Phép trị: Nhuận phế tư thận, sinh tân trừ khát.