XIV.NHÂM MẠCH
(Kinh huyệt chủ trị)
- Nhâm mạch kinh huyệt ca:
Nhâm mạch tam bát khởi Hội âm,
Khúc cốt, Trung cực, Quan nguyên thoát,
Thạch quan, Khí hải, Âm giao nhưng,
Thần khuyết, Thủy phân, Hạ quản phối,
Kiến lý, Trung quản, Thượng quản tương liên,
Cự khuyết, Cưu vĩ, Tế cốt hạ
Trung đình, Chiên trung mạc Ngọc đường,
Tử cung, Hoa cái, Toàn cơ dạ,
Thiên đột, Kết hầu thị Liêm tuyền,
Thần hạ, Uyển ngẩn, Thừa tương xá.
Gồm 24 huyệt.
Kinh này không lấy Tỉnh, Vinh, Du, Hợp. Mạch này bắt đầu ở dưới Trung cực, đã lên bờ mép lông theo phía trong bụng lên Quan nguyen, đến hầu họng, thuộc cái bể của các Âm mạch, đem các mạch lạc của người ta đi vòng khắp các phần âm, thí dụ ở nước mà Nhâm mạch là nơi tổng hợp (hội) ở đó, cho nên gọi là Âm mạch chi hải. Dùng thuốc phải phân nam, nữ, kinh nguyệt thường chủ ở Xung Nhâm, là nhiệm任 gọi là Nhâm妊 (Nhâm là chửa). Nhưng thường người ta sống dưỡng ở gốc, giữ gìn ở nguồn, Đốc thì từ Hội âm mà đi lên lưng, Nhâm thì từ Hội âm mà đi lên bụng. Thân mình người ta có Nhâm, Đốc bởi Thiên, Địa có Tý Ngọ. Nhâm Đốc ở người ta lấy lưng bụng mà nói, Tý Ngọ của trời đất, lấy Nam Bắc mà nói, có thể chia ra, có thể hợp lại. Phân ra để thấy âm dương không lẫn lộn, hợp lại để thấy xét bà không có khoảng cách, một mà là hai, hai mà là một. Nhưng ở Tăng đạo không rõ mạch này, các chấp đều ở mức rất cao, cấm ăn, cấm đi, cấm nói, đứt mọi sự (so sánh). Ví dụ: đốt ngón tay, thiêu thân, ngồi kiết già mà chết, rất đáng buồn thay! (Vì) trong đó còn một việc là phân cứt, mà (cứ) đợi thần khí ngưng tụ. Có thứ thì Tinh vận Tam hóa ngũ khí, mà nửa xương cắt lông, thay đổi hầu hỏa khắp trời, có thứ thì ngày vận ở rốn, đêm vận ở Nê hoàn để luyện thể. Có thứ thì Hồ Cửu Linh đọc chú Tam tinh mà quy linh phủ. Có thứ thì dảo đầu Bính mà vận hóa cơ, có thứ mặc chầu Thượng đế, có thứ Phục khí nuốt ráng mây, có thứ bế thờ tồn thần, có thứ lấy huyệt Nhật tinh nguyệt hoa, có thứ thổ nạp đạo dẫn, có thứ đơn vận khí hành hỏa hầu, có thứ đầu thai đoạt xá, có thứ Bàng môn cửu phẩm tiện pháp tam thừa. Mỗi loại đều khác nhau (về cách), nhưng làm sao rồi Nhâm Đốc ra được.
Cái sự sáng tỏ về Nhâm Đốc đã giữ được thân. Cũng ví như vua sáng suốt có thể chăm dân để yêu nước, dân chết thì mất nước. Nhâm suy thì thân tàn. Đã là Thượng nhân triết sĩ hẳn trước tiên phải theo lời dặn ngày xưa, đạo dân các kinh, điều dưỡng thành thục, thì nhà Tiên có thể chắc nền móng, rồi sau đó quét trừ vọng niệm, lấy Tĩnh Định làm cơ bản, mà thu cái nhìn về, nghe gần lại chứa ánh sáng mặc mặc, điều hơi thở êm êm, nắm vững giữ bên trong chú ý tới cái huyền, khoảnh khắc thì lửa phát trong nước, hoa nở trong tuyết, hai cái thận như đun sôi lên, bàng quang như lửa nóng Nhâm Đốc ví như cái xe lăn, tứ chi tựa như núi đá. Khoảng chừng như uống một ngụm nước, thiên cơ tự động, nhè nhẹ mà xoay, im lặng im lặng mà nâng, hơi hơi có ý yên định thì Kim Thủy tự nhiên trộn lẫn, Thủy Hỏa tự nhiên thăng giáng như cái gàu nước như hoa lúc ngưng sương, hốt nhiên một hạt to như lúa nếp rơi vào giữa Hoàng đình. Đây lấy duyên ném hồng (chỉ ném thủy ngân) thật mạt, người ta không thể coi thường, quét đi (những cái) đã chà đạp bên cạnh làm cong đường kinh, chỉ ra một cái đường lớn, làm cho người người có thể đi. Đến lúc đó, ý không thể tán, ý tán thì đan không thành. Tử Dương Chân Nhân nói rằng: ‘Hống đúng là sinh ở Ly, lại đi dùng ở Khảm, người con gái đẹp đi qua Nam viên tay giữ ngọc cảm lãm”. Chính là nói cái đó.
Hàng ngày làm không gián đoạn, không hại một cái tơ sợi tóc, luyện như thể một Khắc, thì một Khắc vòng khắp trời. Luyện được một giờ thì một giờ đã khắp trời. Luyện được một ngày thì một ngày đã khắp trời. Luyện được 100 ngày thì 100 ngày đó khắp trời. Gọi đó là Lập cơ. Luyện được 10 tháng, gọi đó là Thai tiên. Công phu đó đến đó thân tâm hỗn độn cùng với hư không, không biết thân đó là ta, ta đó là thân, cũng chẳng biết Thần đó là Khí, Khí đó là Thần, chẳng quy vafotrong mà tự quy vào trong, không thai tức mà tự thai tức, thủy không cần mà tự sinh, hỏa không cầu mà tự ra. Hư thất sinh trắng, đất đen dẫn Kim, không biết chỗ đã rồi mà đã rồi, cũng không biết Nhâm là Đốc, Đốc là Nhâm vậy. Đến mức lục hại không trừ, Thập thiếu không còn giữ, ngũ yếu không điều tuy là thường có bớt giảm cuối cùng là đạo lớn thì mệt mỏi.
- Như thế nào là Lục hại (Sáu cái hại) :
o Nhất viết : Bạc danh lợi - Coi nhẹ danh lợi.
o Nhị viết : Cấm thanh sắc - - Cấm tiếng hát và sắc đẹp
o Tam viết : Liêm hóa tài - Trong sạch về tiền của
o Tứ viết : Tổn tư vị - Giảm bớt chất béo bổ
o Ngũ viết : Bình hư vọng - Che những mong muốn đâu đâu
o Lục viết : Trừ tật đố - Bỏ ghen ghét
Sáu cái đó (mà còn) có một (sẽ) còn xa con đường vệ sinh, mà (chưa thể) thấy có được. Tuy lòng (cầu) mong diệu lý, miệng niệm chân kinh, mồm nhai anh hoa, thở hít cảnh tượng, không thẻ bổ (thêm) cái đã mất.
- Thế nào gọi là Thập thiểu (Mười cái ít) :
o Nhất viết : Thiểu tư - Ít lo nghĩ,
o Nhị viết : Thiểu niệm - Ít nhắc nhớ,
o Tam viết : Thiểu tiếu - Ít cười,
o Tứ viết : Thiểu ngôn - Ít nói
o Ngũ viết : Thiểu ẩm - Ít uống rượu
o Lục viết : Thiểu nộ - Ít cáu giận
o Thất viết : Thiểu lạc - Ít vui
o Bát viết : Thiểu sầu - Ít rầu rĩ
o Cửu viết : Thiểu hảo - Ít ham thích
o Thập viết : Thiểu cơ - Ít đói.
Phàm nghĩ nhiều thần tán,
Nhắc nhớ nhiều thì tâm lao,
Cười nhiều thì phế phủ thiên,
Nói nhiều thì khí huyết hư hao,
Uống (rượu) nhiều thì thương thần tổn thọ,
Cáu nhiều thì tấy lý bôn phù
Cười nhiều thì tâm thần tà đãng,
Rầu rĩ nhiều thì đầu diện tiêu khô,
Ham nhiều thì chí khí hội (vỡ) tán,
Đói nhiều thì trí lự trầm mê.
Đây là những thứ tìm người để sống, rất là búa rìu, tính nó ăn người ta mạnh như lang sói. Người vệ sinh tránh cái đó vậy.
CÁCH TÌM ĐÚNG HUYỆT :
1. HỘI ÂM : 會陰
• Chỗ gặp nhau của Tiền âm và Hậu âm
• Có tên là Bình ế
- Vị trí : Ở giữa Tiền âm và Hậu âm, đàn ông thì lấy sau túi dái và trước lỗ đít, đàn bà thì lấy chỗ nối sau của môi lớn và lỗ đít. Chỗ đó bắt đầu của các mạch Nhâm, Đốc, Xung. Đốc từ Hội âm mà lên lưng, Nhâm từ Hội âm là lên bụng, Xung từ Hội âm mà đi theo Túc Thiếu âm.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 – 5 mồi, hơ 10 – 20’
- Chủ trị : Trĩ, viêm âm đạo, viêm niệu đạo, đau dương vật, kinh nguyệt không đều, sa dạ con, viêm tiền liệt tuyến, âm hộ có mồ hôi, mọi thứ bệnh trong âm hộ, tiền âm, hậu âm cùng lẫn đâu, không thể đái ỉa được, con trai ở quy đầu lạnh xông lên tim, trong khiếu nóng, da đau đớn, ngứa gãi trong lỗ đít, trĩ lâu ngày thông nhau, con gái kinh nguyệt không thông, cửa mình sưng đau. Tự nhiên chết, châm 1 thốn, bổ ở đó. Rơi chìm xuống nước tắc thở (chết đuối), đảo người dốc ngược lên, cho ra nước, châm bổ ở đó, nước đái và phân ra được thì sống, ngoài ra thì không nên châm.
2. KHÚC CỐT :曲骨
• Xương sống
- Vị trí : Ở đường chính giữa bụng, phía bờ trên xương mu thẳng rốn xuống. Túc Quyết âm và Nhâm mạch hội ở đó.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 15’. Người chửa CẤM CHÂM.
- Chủ trị : Đái dầm, khó đái, liệt dương, di tinh, nhiều khí hư, dạ con co không đều khắp, sa dạ con, viêm bàng quang, viêm trứng dái, mất tinh, ngũ tạng hư nhược, hư yếu cực lạnh, quỷ sán, đau bụng dưới.
3. TRUNG CỰC :中極
• Giữa nhất, rất giữa
• Có tên là Ngọc tuyền, Khí nguyên
• Huyệt Mộ của Bàng quang
- Vị trí : Từ rốn xuống đến bờ trên xương mu chia làm 5 thốn, lấy từ rốn xuống 4 thốn, Khúc cốt lên 1 thốn, là Mộ huyệt của Bàng quang, Túc tam âm và Nhâm mạch hội ở đó. Người chửa CẤM CHÂM.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 0,8 – 1 thốn, cảm giác tê tức cục bộ, có khi lan truyền đến bộ máy sinh dụng, cứu 5 mồi, hơ 5 – 10’
- Chủ trị : Di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm, đái dầm, đau cắn dưới rốn, ỉa ra máu, lị, kinh nguyệt không đều và huyết kết thành hòn, khí hư, hành kinh đau bụng, tắt kinh, băng lậu huyết, căng bọng đái, đàn bà không có chửa, viêm thận, viêm niệu đạo, xiêm xoang chậu, đau thần kinh tọa, ngứa âm bộ mà nóng, đau âm bộ, thủy thũng, đái lâu hoặc không đái được, khí lạnh tích tụ có khi xông lên tâm, trong bụng nóng, dưới rốn kết thành hòn cục, bôn đồ đâm lên tim, âm bộ ra mồ hôi, tuyệt tự, sán hà, đàn bà sau khi đẻ nước hôi không ra, cổ dạ con sưng đau, và không thẳng ngay, hoảng hốt thi quyết, đói mà không ăn được, đang hành kinh mà giao hợp rồi gầy mòn đi, nóng rét, xoay bọng đái không đái được.
- Tác dụng phối hợp : Với Tam âm giao trị trẻ em đái dầm, với Quan nguyên, Tam âm giao trị si tinh, với Tử cung trị dạ con xuất huyết, Trung cực thấu Khúc cốt,Thủy tuyền, Thủy phân, Tam âm giao thấu Huyền chung, Phục lưu trịb ệhn tim do phong thấp dẫn đến bụng có nước, với Hoành cốt, Âm lăng tuyền trị di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm, với Âm lăng tuyền, Tam âm giao trị đái dầm, với Tử cung, Tam âm giao, trị kinh nguyệt không đều, với Thận du, Hợp cốc, Tam âm giao trị bế kinh.
4. QUAN NGUYÊN :關元
• Có quan hệ với nguyên khí
• Huyệt Mộ của Tiểu trường
- Vị trí : Ở phía dưới rốn, thẳng giữa rốn xuống thốn, từ huyệt Trung cực lên 1 thốn, là Mộ của tiểu trường, túc tam am và Nhâm mạch hội ở đó. Người chưa CẤM CHÂM.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 0,8 – 1,5 thốn, cứu 7 mồi, hơ 5 – 15’.
- Chủ trị : Đau lưng, đau bụng, đau quanh rốn, đái dầm, di tinh, liệt dương, ỉa chảy, kinh nguyệt không đều, băng lậu huyết, choáng váng sau đẻ, trúng gió hư thoát, ung nhọt trong ruột, lị, viêm ống dái, viêm thận, đau bụng hành kinh, khí hư quá nhiều, xiêm xoang chậu, sa dạ con, giun đường ruột, trúng gió hư thoát, suy nhược toàn thân, bế kinh, không có chửa, bạo sán, đái ra máu, ỉa ra máu, sốt về chiều, ho ra máu, tiêu khát, tích lạnh hư yếu, dưới rốn cắn đau dẫn vào trong âm bộ, làm bệnh không có giờ giấc, khí lạnh kết thành hòn đau, khí hàn vào trong bụng đau, đái trắng đục, phong choáng váng đầu đau, xoay bọng đái bế tắc, đái không thông mà vàng đỏ, lao nhiệt, sỏi bàng quang và 5 thú đái buốt, dễ ỉa, dưới rốn kết huyết như cái chén úp, tuyệt tự không sinh đẻ, cửa dạ con bế tắc, có thai ra máu nhỏ giọt, sau khi đẻ nước hôi không dứt.
- Tác dụng phối hợp : Với Tam âm giao trị di tinh, với Túc tam lý trị 5 thứ lậu, với Khí hải, Dũng tuyền trị bí đái sau đẻ, với Âm bạch, Huyết hải, Túc tam lý trị công năng tính tử cung cuất huyết, với Thái xung trị giun đũa, với Túc tam lý, Tam âm giao, Quan nguyên thấu Khúc cốt trị di tinh, liệt dương, với Âm lăng tuyền, Tam âm giao trị viêm ống dái, với Ủy dương trị căng bọng đái, với Đại chùy, Túc tam lý trị còng gù, với Đại đôn trị trứng dái sa một bên, với Dũng tuyền trị xoay bàng quang lậu khí (Khí lâm).
5. THẠCH MÔN :石門
• Cửa đá
• Có tên là Lợi cơ – Tinh lộ - Đan điền – Mệnh môn.
• Huyệt Mộ của Tam tiêu
- Vị trí : Từ giữa rốn thẳng xuống 2 thốn, nằm ngửa lấy huyệt, là Mộ của Tam tiêu. Người chửa CẤM CHÂM.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’
- Chủ trị : Kinh nguyệt quá nhiều, bế kinh, sán khí, bí đái, đái dầm, phù thũng, cao huyết áp, băng lậu huyết, viêm tuyến vú, thương hàn, ỉa dễ không cầm, bụng dưới cắn đau, bìu dái co vào bụng dưới, bụng đau rắn cứng, tự nhiên sán quanh rốn (đau co thắt), khí lâm, huyết lâm, nước đái vàng, nôn mửa ra máu không ăn được chất bột, cốc không hóa, thủy khí hành ở da dẻ, da bụng dưới căng căng, tức hơi, đàn bà do đẻ mà ra nước hôi không dứt, kết thành cục.
- Tác dụng phối hợp : Với Trung cực, Dương lăng tuyền trị đái dầm.
6. KHÍ HẢI:氣海
• Bể chưa khí
• Có tên là Bột anh – Hạ hoang
- Vị trí : Nằm ngửa đo từ giữa rốn xuống 1,5 thốn, con trai cái bế sinh ra khí ở đó. Người chửa CẤM CHÂM.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 0,8 – 1,5 thốn, cứu 7 mồi, hơ 5 – 15’
- Chủ trị : Đau bụng, tảng sáng ỉa chảy, đau lưng, đái dầm, di tinh, kinh nguyệt không đều, băng lậu huyết, hành kinh đau bụng, tắc kinh, sau khi đẻ choáng váng xây xẩm, trúng gió hư thoát, thần kinh suy nhược, ruột tê bại, đái láu nhiều lần, căng bọng đái, liệt dương, ra khí hư trắng đỏ, không có chửa, sán khí ở bụng dưới, say nắng, thương hàn, uống nước quá nhiều, bụng chướng sưng, khí xuyễn đau dưới tim, bệnh lãnh (lạnh) mà mặt đỏ, tạng hư khí bại, chân khí bất túc, các loại bệnh khí lây ngày không khỏi, cơ thể gày mòn, tứ chi sức yếu quyết lạnh, bảy loại sán ở tiểu trước, bàng quang, thận, trưng hà kết thành hòn giống như cái chén úp, bụng chướng nhanh, ẩn ở đó không xuống, âm chứng co trứng dái, ỉa không thông, nước đái đỏ, tự nhiên đau tim, đàn bà hành kinh rồi giao hợp mà gày mòn, sau đẻ ra nước hôi không dứt, đau quanh rốn và háng.
- Tác dụng phối hợp : Với Tam âm giao trị đái trắng đục, di tinh, với Hành gian, Trung cực trị đau bụng hành kinh, với Huyết hải, Tam âm giao trị kinh nguyệt không đều, với Trung cực, Tam âm giao trị đau bụng hành kinh, với Duy bào, Tam âm giao trị sa dạ con, với Chi câ, Túc tam lý, Đại trường du trị tắc ruột do ruột tê bại liệt nhu động, với Mệnh môn, Yêu du trị đái tháo, chứng đái ồ ạt, với Ủy trung trị khí hư.
Phối Giang Trịnh Nghĩa Tông nạn khí hư xây xẩm té ngã, mắt nhìn ngước lên, đái ra và ra mồ hôi, mạch to, đó là âm chứng dương bạo tuyệt, bị mắc bệnh rồi mà còn tửu sắc, Đan Khê làm cứu Khí Hải mà tỉnh dần (lại), cho uống mấy miếng cao Nhân sâm mà khỏi.
7. ÂM GIAO :陰交
• Chỗ âm khí giao nhau
• Có tên là Hoành hộ
- Vị trí : Ở thẳng giữa rốn xuống 1 thốn, là Mộ của Tam tiêu, Nhâm mạch, Xung mạch và Túc Thiếu âm hội ở đó. Người chửa CẤM CHÂM.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1,5 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10 – 20’
- Chủ trị : Viêm niệu đạo, viêm màng trong dạ con, kinh nguyệt không đều, đẻ xong đau bụng, sản dịch không dứt, đau sán khí, băng lậu huyết, khí hư, thủy thũng, sa dạ con, khí đau như dao cắt, bụng chặn lại rắn đau dẫn xuống trong âm bộ không thể đái được, hòn dái co lên cao, âm bộ ra mồ hôi ẩm ngứa, thắt lưng và đầu gối cong co, nóng dưới rốn, quỷ bẳn, mũi ra máu, kinh nguyệt ra máu kéo dài (rong kinh), chung quanh rốn lạnh đau, tuyệt tự, trẻ em lõm thóp thở.
8. THẦN KHUYẾT :神闕
• Đào bới sâu mới nguồn của thần. Cửa trước của cung điện nhà thần
• Có tên là Khí xá.
- Vị trí : Ở chính giữa rốn, CẤM CHÂM. Châm ở đó làm cho trong rốn người ta có mụn ác vỡ, phân ra mà chết.
- Cách cứu : Dùng phép cứu cách muối, cứu 5 – 15 mồi hoặc hơn nữa. Lấy muối ăn sạch bỏ đầy lỗ rốn, đặt mồi ngải lên trên để cứu, nếu rốn lồi thì đắp muốn xung quanh rộng của vành muối chừng hơn 1 cm cao bằng núm lồi của rốn, rồi đặt mồi ngải lên rốn cứu.
- Chủ trị : Sôi bụng, ỉa chảy, đau bụng, lị, trúng gió hư thoát, choáng váng xây xẩm sau khi đẻ, cấp mãn tính viêm ruột, lị cấp, mãn tính, lao ruột, dính ruột mà choáng, phù thũng, lòi dom, say nắng bất tỉnh nhân dự, sôi ruột ỉa chảy, ỉa dễ không cầm, cang hắc loạn, trong bụng hư lạnh, thương bại tạng phủ, thủy thũng cổ chướng, ruột kêu giống như tiếng nước chảy, đau bụng vòng quanh rốn, phong giản, uốn ván.
- Tác dụng phối hợp : với Quan Nguyên, Tam âm giao, Khí hải trị trúng gió hư thoát, với Thiên khu, Thượng quản, Nội quan, Túc tam lý trị cấp tính viêm đường ruột, với Thiên khu (cứu) Đại trường du (cứu) trị mãn tính viêm ruột, với Bách hội (cứu) Quan nguyên (cứu) trị hư thoát, với Thủy phân, Khí hải trị đau vòng quang rốn.
Từ Bình Trọng trúng gió bất tỉnh, Đào Nguyên Hạ làm cứu giữ giữa rốn 100 mồi bắt đầu tỉnh, không dậy được lại cứu 100 mồi nữa thì khỏi.
9. THỦY PHÂN :水分
• Chia nước
• Có tên là Phân thủy
- Vị trí : Giữa rốn thẳng lên 1 thốn, huyệt đúng miệng dưới của tiểu trường, đến đấy là (nơi) phân biệt trong đục, nước dịch thì vào bàng quang, cặn bã thì vào Đại trường, cho nên gọi là Thủy phân. « Tố Chú » : châm 1 thốn. « Đồng Nhân » nói : Châm 8 phân lưu 3 hơi thở ra, tả 5 hơi hít vào. Bệnh thủy cứu đại hay ... ??..., CẤM CHÂM, châm ở đó nước hết thì chết. « Minh Đường » bệnh về thủy thì cứu 7 x 7 = 49 mồi, đủ 400 mồi thì dừng ; « Tư Sinh » nói : không châm vì là thế.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1,5 thốn, cứu 3 – 15 mồi, hơ 10 – 20’. Người chửa 5 tháng trở lên CẤM CHÂM.
- Chủ trị : Khó tiểu tiện, phù nước, sôi ruột, ỉa chảy, nôn mửa, viêm thận, bụng rắn sưng như cái trống, viêm phúc mạc, chuột rút, không hám ăn, trường vị hư chướng, đau xung quanh rốn xông lên tim, thắt lưng và cột sống cứng cấp, quỷ bẳn, mũi ra máu, trẻ em lõm thóp.
10. HẠ QUẢN :下脘
• Phía dưới dạ dày
- Vị trí : Chính giữa rốn thẳng lên 2 thốn. Nhâm mạch và Túc Thái âm hội ở đó. Người chửa trên 5 tháng CẤM CHÂM.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn, cứ 3 – 15 mồi, hơ 10 – 20’
- Chủ trị : Tiêu hóa không tốt, đau dạ dày, sa dạ dày, ỉa chảy, viêm ruột, dưới rốn có quyết khí động, bụng rắn cứng, dạ chướng gầy mòn, bụng đau, khí ở 6 phủ hàn, cốc không chuyển hóa, không hám ăn, đái đỏ, có hòn báng liền với trên rốn quyết khí động phiên vị.
11. KIẾN LÝ :建里
• Xây dựng ở bên trong, làm nên ở bên trong
- Vị trí : Chính giữa rốn lên 3 thốn
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1,5 thốn, cứu 3 – 15 mồi, hơ 10 – 20’. Người chửa trên 5 tháng CẤM CHÂM.
- Chủ trị : Đau dạ dày, nôn mửa, tiêu hóa kém, thủy thũng, viêm phúc mạc, viêm dạ dày cấp mãn tính, tim cắn đau, sôi ruột, đau bụng, bụng chướng, mình sưng, khí lên, không ham ăn.
12. TRUNG QUẢN :中脘
• Ở giữa dạ dày
• Có tên là Thái thương
- Vị trí : Chính giữa rốn thẳng lên 4 thốn ở giữa đoạn từ lõm ức xuống đến rốn, đó là Mộ của vị. Thủ Thiếu dương, Thái dương, Túc Dương minh và Nhâm mạch hội ở đó. « Nạn kinh » nói rằng : Phủ hội ở đó. « Sớ » nói rằng : bệnh phủ chữa ở đó.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 - 1,5 thốn, cứu 3 – 15 mồi, hơ 10 – 20’. Người chửa trên 5 tháng CẤM CHÂM.
- Chủ trị : Đau dạ dày, chướng bụng, nôn mửa, ợ chưa, ỉa chảy, lị, táo bón, mất ngủ, cao huyết áp, viêm dạ dày cấp mãn tính, loét dạ dày, sa dạ dày, cấp tính tắc ruột, bí ỉa, tiêu hóa không tốt, thần kinh suy nhược, bệnh tinh thần, phiên vị, ăn không hóa, ăn không ngon miệng, hư lao mửa ra máu, điên cuồng, vàng da, năm thứ cách khí, thở xuyễn không dứt, trúng ác (dọc), đau tỳ, hàn làm tích, tâm khí đau, phục lương (u dạ dày) dưới tâm như cái chép úp (bụng trên) bành trướng, trời làm thương hàn sốt không dứt, sốt rét ôn dịch (sốt cuối hạ), trước tiên là đau bụng, ỉa chảy, hoắc loạn, ỉa ra không tự biết, đau vùng bụng trên, mình lạnh không thể cúi ngửa, khí phát ra nghẹn.
- Tác dụng phối hợp : Với Thiên khu, Túc tam lý trị lị, với Túc tam lý trị đau bụng, với Vị thương, Túc tam lý trị sa dạ dày, với Lương môn, Thiên khu, Nội quan, Túc tam lý trị cấp tính thủng ở vết loét dạ dày, với Thiên khu, Nội quan, Khí hải tắc ruột cấp tính, với Chí dương, Đảm du, Trị hoàng đảm, với Nội quan, Lương khâu trị đau dạ dày, với Khí hải, Chiên trung trị mửa (Hành), với Kỳ môn, Thượng cự hư trị thở xuyễn.
13. THƯỢNG QUẢN :上脘
• Phía trên dạ dày
• Có tên là Vị uyển
- Vị trí : Trên rốn 5 thốn, Thượng quản và Trung quản thuộc Vị, lạc sang Tỳ, Túc Dương minh, Thủ Thái dương, Nhâm mạch hội ở đó.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1,5 – 2 thốn, cứu 3 – 15 mồi, hơ 5 -15’
- Chủ trị : Viêm dạ dày, loét hành tá tràng, nôn mửa, chướng bụng, nấc, dẫn dạ dày, dạ dày co rút, nhiều bọt dãi, hoàng đản, trong bụng sôi kêu, ăn không hóa, bụng háng đau nhói, hoắc loạn thổ lợi, đau bụng, mình nóng, mồ hôi không ra, phiên vị nôn mửa ăn không xuống, bụng chướng khí tức, tim thổn thức, có khi nôn ra máu, nhiều đờm, mửa ra dãi, bôn đồn, phục lương, nhị trùng, tự nhiên đau tâm, phong giản, bệnh nhiệt, mã hoàng hoàng đản, tích tụ rắn cứng như cái châu, hư lao mửa ra máu, 5 thứ độc, ỉa chảy không ăn được.
- Tác dụng phối hợp : Với nội quan, Công tôn trị bí môn co rút, với Nội quan, Thủ, Túc Tam lý trị viêm dạ dày cấp tính, với Trung quản, trị đau dạ dày.
« Tố Chú » ghi : Châm 8 phân, trước bổ sau tả, Phong giản nhiệt bệnh, trước tả sau bổ, khỏi ngay.
14. CỰ KHUYẾT :巨闕
• Cửa khuyết rất to, chỗ đào bới rất lớn
- Vị trí : Ở chính giữa rốn thẳng lên 6 thốn, dưới huyệt Cưu vĩ 1 thốn, là Mộ huyệt của Tâm.
- Cách châm cứu : Châm chếch mũi kim trở xuống sâu 0,3 – 0,5 thốn, cứu 5– 10 mồi, hơ 10 – 20’
- Chủ trị : Đau vùng tim ngực, nghẹn, điên cuồng, động kinh, bệnh tinh thần, điên nhàn, tim cắn đau, đau dạ dày, nôn mửa, co thắt cơ hoành, giun chui ống mật, viêm gan mãn tính, khí lên ho hắng, thổn thức, phiên vị, nói nhảm, cáu cuồng, vàng da, đau bụng trên do giun đũa, ngực tức mà ngắn hơi, lưng đau, nhiều loại đau tim, đau lạnh, trúng độc mèo quỷ, trong ngực có đàm ẩm, hoắc loạn bất tỉnh, hoảng hốt không dứt, thương hàn phiền tâm, hồ sán, phiền nhiệt, khí 5 ặng cùng khô, tự nhiên đau tim ngất, có chửa mà thai xông lên tim làm mê mệt bứt rứt, châm Cự khuyết hạ kim làm người ta tỉnh ngay không bứt rứt.
- Tác dụng phối hợp : Với Tâm du, Khích môn, Thông lý trị tim cắn đau, với Phong trì thấu Phong trì bên đối diện, Túc tam lý, Nộ iquan trị thần kinh phân liệt, với Đại chùy, Nhân trung, Yêu kỳ, Nội quan trị điên nhàn, với Thiên tỉnh, Tâm du trị tim hoảng hốt, với Tâm du trị phiền tâm.
15. CƯU VĨ :鳩尾
• Đuôi chim bồ cầu
• Có tên là Vĩ ế - Kiệt khao
• Huyệt Lạc với Mạch Đốc
- Vị trí : Ở giữa rốn lên 7 thốn, ở mũi nhọn xương ức, dưới lõm ức 1 thốn, Nhâm mạch, biệt lạc nối với Đốc mạch ở đó. « Đồng Nhân » CẤM CỨU, cứu ở đó làm người ta ít tâm lực, (thầy thuốc) rất diệu tay mới châm, không tự nhiên (lại) châm lấy (đi) nhiều khí, làm cho người ra chết non.
- Cách châm cứu : Châm chếch mũi kim xuống sâu 0,5 – 1,5 thốn, KHÔNG CỨU.
- Chủ trị : Đau vùng tim ngực, chứng nghẹn, điên cuồng, động kinh, tim cắn đau, nấc, bệnh tinh thần, hen xuyễn, thở bôn (chạy), bệnh nhiệt, đau bên đầu dẫn vào khóe mắt, sặc xuyễn, hầu kêu, ngực tức ho nôn, hầu bại họng sưng, nước sền sệt cũng không xuống qua họng được, điên nhàn chạy cuồng, lời nói không (nghiêm) luật, trong tâm trí bứt rứt, không muốn nghe người nói, hay nhổ ra máu, tâm sợ hồi hộp, tinh thần hao tán, ít tuổi mà mệt mỏi vì phòng dục, ngắn hơi, ít hơi.
- Tác dụng phối hợp : Với Thần khuyết, Hậu khê trị điên cuồng động kinh.
16. TRUNG ĐÌNH :中庭
• Cung đỉnh ở giữa
- Vị trí : Ở giữa ngực, ngang đầu khe sườn 5 – 6, tương đương Chiên trung xuống 1,6 thốn.
- Cách châm cứu : Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’
- Chủ trị : Viêm phế quản, lao phổi, viêm mạc lồng ngực, nghẹn tắc ăn uống không xuống, nôn mửa ra thức ăn, trẻ em trớ sữa.
17. CHIÊN TRUNG :膻中
• Giữa chỗ có mùi hoi sữa dê
• Có tên là Nguyên kiến, Đản Trung
• Huyện mộ của Tâm Bào
- Vị trí : Ở giữa đường nối 2 núm vú trên ngực, nằm ngửa mà chiếu ngang vào chính giữa đường trục Nhâm mạch, Túc Thái âm, Thiếu âm, Thủ Thái dương, Thiếu dương và Nhâm mạch hội ở đó.
« Nạn Kinh » nói rằng : Khí hội ở Chiên trung. « Sớ » nói rằng : Bệnh khí chữa ở đó, thẳng đó vào trong là Tâm bào và Tâm.
- Cách châm cứu : Châm mũi kim hướng lên hay hướng về 2 bên cạnh bầu vú, hoặc hướng xuống dưới, luồn kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 10’
- Chủ trị : Ho hắng, hen xuyễn, sưng họng, nấc, sưng cổ, nôn mửa bọt, hen phế quản, viêm phế quản, đau ngực, viêm tuyến vú, ít sữa, đau thầ kinh liên sườn, khí lên ngắn hơi, nghẹn hơi, cách khí, hầu kêu, trong ngực như tắc, phế ung nhổ ra mủ.
- Tác dụng phối hợp : Với Thiế trạch, Nhũ căn trị ít sữa, với Nội quan, Tam âm giao trị đau tim, với Thiên đột thì trị ho, với Định xuyễn (hoặc Ngoại định xuyễn), Thiên đột, Nội quan trị hen phế quản, với Nhũ căn, Thiếu trạch, Túc tam lý trị nước sữa quá ít, với Hợp cốc, Khúc trì, trị viêm tuyến vú, với Thiên tỉnh trị ngực bại tim đau.
18. NGỌC ĐƯỜNG :玉堂
• Ngôi nhà bằng ngọc
• Có tên là Ngọc anh
- Vị trí : Từ huyệt Chiên trung lên 1,6 thốn, ngang hai đầu sường 3 – 4 vào giữa xương ức.
- Cách châm cứu : Châm chếch mũi kim, sâu 0,3 – 0,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’
- Chủ trị : Viêm phế quản, lao phổi, viêm mạc lồng ngực, nôn mửa, tắc đờm, phế khí, thũng, đau thần kinh liên sườn.
19. TỬ CUNG :紫宮
• Cung điện màu đỏ tím
- Vị trí : Huyệt Chiên trung lên 3,2 thốn, ngang khe sườn 2 – 3
- Cách châm cứu : Châm chếch sau 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’
- Chủ trị : Viêm phế quản, lao phổi, viêm mạc lồng ngực, giãn phế quản, hen xuyễn, ngực và xương ngực đau đớn, ăn không xuống, nốn ngược khí lên, tâm phiền, ho ngược lên mửa ra máu, nước bọt như keo trắng.
20. HOA CÁI :華蓋
• Làm thành cái hoa, Cái hoa để làm nắp đậy
- Vị trí : Ở đường chính giữa ngực, giữa chỗ tiếp giáp phần cán và thân xương ức, ngang đầu khe sườn 1 – 2
- Cách châm cứu : Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’
- Chủ trị : Viêm hầu họng, nuốt chất sền sệt cũng không xuống, ho hen, đau ngực, viêm khí quản, đau thần kinh liên sườn, đằng hắng.
21. TOÀN CƠ :璇璣
• Còn gọi là Tuyền Cơ
• Viên ngọc đẹp mà không tròn
- Vị trí : Từ huyệt Thiên đột xuống 1 thốn, ở đường dọc chính giữa ngực
- Cách châm cứu : Châm chếch sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’
- Chủ trị : Đau tức sườn ngực, hầu họng sưng đau, ho nghịch khí lên, trẻ em trong hầu kêu, hen phế quản, viêm phế quản mãn tính, co thắt thực quản, co thắt bí môn, trong dạ dày có tích.
- Tác dụng phối hợp : Với Đại chùy, Giải xuyễn, trị hen xuyễn, với Thiên đột, Nội quan trị thực quản co thắt, với Khí Hải trị gầy mòn hen xuyễn.
22. THIÊN ĐỘT :天突
• Xúc phạm tới trời
• Có tên là Thiên cù
- Vị trí : Ở chỗ lõm trên xươgn ngực, ngang với bờ trên xương đòn ở hai bên, Âm duy mạch và Nhậm mạch hội ở đó. Nếu như châm kim thẳng đứng (với da mặt) không thấp tay (kim châm chếch) thì hại khí của ngũ tạng, làm thương nhân đoản thọ.
- Cách châm cứu : Châm chếch mũi kim trở vào phía trong cánh xươgn ức (xương ức có hình cái dao găm, đoạn trên có hình cán sao, chỗ huyệt này là trên cùng của cán dao) sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’.
- Chủ trị : Ho hắng dữ dội, hen phế quản, sưng họng, nấc, sưng cổ nôn mửa, viêm phế quả, tuyến giáp trạng sưng to, cơ hoành co thắt, co thắt thực quản, bệnh tật ở thanh đới, ho ra máu mủ, trong hầu như có tiếng gà nước, bạo câm, da mặt nóng, trong ngực khí vướng vướng, có mạch xanh kẹp hai bên lưỡi, dưới lưỡi cấp, tim và lưng cùng co kéo nhau mà đau, ngũ ế (5 thứ nghẹn), ngủ nhiều, lòng đố kỵ, hoàng đản.
- Tác dụng phối hợp : Với Chiếu hải, trị Mai hạch khí, với Chiên trung trị ho hắng, với Định xuyễn, Chiên trung, Phong long trị viêm phế quản, với Du phủ, Chiên trung, Trung phủ trị bệnh tim do phong thấp gây ra ho hắng, hem xuyễn, với Khúc trì, Định xuyễn, Hợp cốc trị viêm phế quản mãn tính, với Nội quan, Trung quản trị co thắt cơ hoành.
Hứa Thị nói rằng : « Huyệt đó một lần châm có 4 hiệu quả, phàm sau khi hạ kim rất lâu, trước hết là Tỳ nghiền thức ăn, thấy kim động là hiệu thứ nhất, Thứ là kim phá gốc bệnh trong bụng, làm ra tiếng kêu là hiệu quả thứ 2, rồi sau thấy chảy vào bàng quang là hiệu thứ 3, rồi sau thấy khí lưu hành vào khe lưng dưới lưng trên và thận đường là hiệu thứ 4 ».
23. LIÊM TUYỀN :廉泉
• Con suối trong sạch
• Có tên là Thiệt bản
- Vị trí : Chỗ lõm phía trên kết hầu, dưới xương lưỡi, Âm duy mạch và Nhâm mạch hội ở đó.
- Cách châm cứu : Ngửa đầu lấy huyệt, châm mũi kim hướng về phía huyệt Não hộ sâu 3 – 5 phân có thể tới 1 – 1,5 thốn.
- Chủ trị : Sưng lưỡi, đau dưới lưỡi, trúng gió cứng lưỡi không nói được, nuốt xuống họng khó khăn, viêm phế quản, viêm hầu họng, viêm amidan, mất tiếng, cơ lưỡi tê bại, thở xuyễn, nôn ra nước bọt, lưỡi trùng vươn ra, mồm có mụn.
- Tác dụng phối hợp : Với Trung xung trị dưới lưỡi sưng đau.
24. THỪA TƯƠNG :承漿
• Chịu nhận nước tương
• Có tên là Huyền tương
- Vị trí : Ở giữa chỗ lõm giữa rãnh dưới môi, mạch Nhâm và mạch Đốc, mạch Vị, mạch Đại trường hội ở đó.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 2 – 3 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’
- Chủ trị : Cổ cứng, động kinh, đau răng, méo miệng, chảy dãi, tê bại thần kinh mặt, trúng gió liệt nửa người, vòm mồm lở lóet, có cam trùng, mặt sưng phù, tiêu khát, bạo câm không nói được.
- Tác dụng phối hợp : với Phong phủ trị cổ gáy cứng đau, với Địa thương trị môi miệng lở mụn, với Hòa liêu, Khiên chính, Phong trì trị liệt mặt, với Địa thương, Lệ đoài trị môi mép có mụn bọc nước, với Phong phủ trị đau đầu cứng gáy.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317