Mặt khác do thận khí hư tổn; Bệnh nhân cảm thụ hàn thấp; hàn và thấp ứ đọng lâu ngày làm cản trở vận hành của kinh mạch, khí huyết; Do ăn nhiều chất béo mỡ hoặc hút thuốc, nghiện rượu là những yếu tố thuận lợi để phát sinh bệnh. Hoặc các nguyên nhân gây ứ đọng, nhiễm độc như: dùng thuốc, sử dụng thuốc trừ sâu, hoá chất...
Bệnh ở thời kỳ đầu: Vệ khí dinh huyết không điều hòa máu lưu thông kém đặc biệt là vùng xa như đầu ngón tay, chân; nên có dấu hiệu ngón chân lạnh, tê dại kiến bò; bàn tay, bàn chân, cẳng chân đau, tê lạnh, đau cách hồi.
Thời kỳ tiếp theo khí trệ huyết ứ, mạch máu tắc nghẽn, ngón chân hoặc ngón tay tím đỏ dần chuyển thành tím, đen, đau tê, nhức không chịu được.
Thời kỳ cuối hàn tà bị bó lại, uất kết nung nấu tân dịch, hóa hỏa, hỏa độc làm cơ nhục tổn thương, sưng to, vỡ, chảy nước vàng hoặc máu, mủ tùy thuộc vào hỏa độc tà mạnh hay yếu, nhiều hay ít; cuối cùng gây tổn thương cơ nhục, cân mạc, xương khớp hoại tử thậm chí rụng đốt xương.
Đông y bàn về phương pháp điều trị viêm tắc tĩnh mach như sau:
Phép điều trị ôn kinh, tán hàn, hoạt huyết, thông lạc
Biểu hiện: Sắc mặt tái nhợt, người mệt mỏi, thích ấm sợ lạnh, chi mắc bệnh lạnh sắc da tái nhợt, tê dại đau, chườm nóng hoặc đắp ấm dễ chịu, cẳng chân, tay hay giật, đau mỏi tăng dần, nhiều khi đang đi phải đứng lại vì đau (đau cách hồi), tiểu tiện trong, đầy bụng hoặc sôi bụng, đại tiện lỏng; lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng; Mạch trầm trì vô lực.
Phép điều trị hoạt huyết khứ ứ, hành khí giải uất
Biểu hiện: Sắc mặt tối sạm, tinh thần ủ rữ, bứt rứt, dễ nóng nảy, đêm đau tăng, chân hoặc tay lạnh, sắc da thâm tím, khô; Chất lưỡi đỏ hoặc tím thâm. Mạch trầm tế.
Phép điều trị thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc
Biểu hiện: Sắc mặt sạm khô, người bứt rứt khó chịu, ù tai chóng mặt, chi mắc bệnh đen tím, sưng to mọng, đau liên tục, tại chỗ bắt đầu lở loét hoại tử, chi phù da bóng, chảy nước hoặc chảy máu, mủ; Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày. Mạch tế sác.
Phép điều trị bổ khí dưỡng huyết, hoạt huyết thông lạc
Biểu hiện: Người mệt mỏi, gầy yếu, ra nhiều mồ hôi, chi bị bệnh đau ít hoặc đỡ đau, vết loét lâu ngày chảy mủ, máu hoặc nước vàng, không liền miệng, da sắc vàng sạm; Chất lưỡi bệu, nhợt, mạch trầm tế vô lực.