Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

Chứng ho mùa đông

 Đông y cho rằng “5 tạng, 6 phủ đều có thể làm cho người ta sinh ra chứng ho. Nhưng chủ yếu là do các tạng tỳ, phế, thận. Vì tỳ là nguồn gốc sinh ra đờm, phế là chỗ chứa đờm.

Phế với thận là tạng mẹ con, 3 tạng ấy có quan hệ với nhau rất chặt chẽ, cho nên khi bị bệnh là có liên quan với nhau”.

Chứng ho có 2 nguyên nhân: ngoại nhân và nội nhân. Chứng ho Đông y gọi là khái thấu. Khái là ho nhưng không có đờm, bệnh phát ra từ thận. Thấu là không ho nhưng có nhiều đờm bệnh thường phát ra từ tỳ, nhưng phần nhiều ho có đờm nên mới gép hai từ lại với nhau gọi là khái thấu.

Ho do ngoại cảm

Do bị nhiễm lạnh, phong hàn nhập vào phế, làm cho phế khí ủng tắc lại, không tuyên thông

Triệu chứng: ho ngứa cổ, đờm loảng màu trắng, ngạt mũi, chảy nước mũi trong, sợ rét, phát sốt, đau đầu, đau khắp mình mẩy, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.

Điều trị: tán phong hàn, tiêu đờm.

Tuy là mùa đông, những hôm trời nắng nóng, bệnh nhân bị cảm phong nhiệt nung nấu tân dịch,  làm phế khí bế tắc sinh chứng ho

Triệu chứng: bệnh nhân ho nhiều đờm màu vàng nhưng khó khạc ra, mặt đỏ, miệng khát, sốt cao, ra mồ hôi, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác. Điều trị: tân lương giải biểu, trừ ho hóa đờm.

Bệnh thường xảy ra mùa Đông nhưng trời nắng nóng cảm nhiễm thử thấp làm tắc các khiếu ở phế

Triệu chứng: Ho đờm nhiều dễ khạc ra, sốt, khát nước nhựng không muốn uống, tâm phiền, lồng ngực đầy tức, mặt đỏ, tay chân nặng nề, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch nhu hoạt.

Điều trị: thanh nhiệt tiêu thấp hóa đờm trừ ho.

Nếu thời tiết cuối thu do táo hỏa làm khô tân dịch ở phế sinh chứng ho khan.

 Triệu chứng: ho khan không có đờm, nếu có ít đờm thì khó khạc ra, phiền khát, mặt đỏ, đại tiện bí kết, rêu lưỡi vàng, mạch hồng sác.

Điều trị: thanh phế giáng hỏa.

Ho do nội nhân

Ho vị hỏa xông lên phế sinh chứng ho đờm

Triệu chứng: ho khi nặng, khi nhẹ, đờm dính ở cổ họng khạc khó ra, ngực sườn trướng đầy, lưỡi không có rêu, mạch huyền. Điều trị: khai thông phế khí, lợi đờm

Ho do lao động quá sức ăn uống sút kém tổn thương tỳ thổ không sinh ra phế kim mà ho

Triệu chứng: tiếng ho nhỏ, đờm nhiều dễ ra, ăn ít, mặt nhợt, nhiều mồ hôi, hơi thở ngắn tinh thần mệt mỏi, sức yếu, nặng thì sinh chứng ỉa chảy, mạch hư vô lực. Nếu để lâu ngày không được điều trị sinh chứng hư lao. Nếu bệnh lâu ngày do tỳ hư, tỳ thổ không sinh ra được phế kim. Điều trị: bổ thổ để sinh kim.

Người nghiện rượu, thuốc lá làm thận âm, can âm hư, hỏa bốc lên sinh ho.

 Triệu chứng: to ít đờm, ngày ho ít đêm ho nhiều, họng khô, nóng về đêm, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ sẫm, mạch tế sác.

Điều trị: Tư bổ thận âm can âm, giáng hỏa khu đờm.



Trị tiểu máu

 Tiểu ra máu thuộc phạm vi chứng ngũ lâm (huyết lâm) của Y học cổ truyền. Nguyên nhân là do viêm nhiễm cấp và mạn tính đường tiết niệu, do sỏi đường tiết niệu và các nguyên nhân toàn thân khác. Sau đây là một số bài thuốc điều trị chứng này theo từng thể bệnh.

Tiểu ra máu do viêm nhiễm cấp tính đường tiết niệu, viêm cầu thận cấp, viêm bàng quang cấp (thể tâm hỏa  vọng động, nhiệt tích xuống hạ tiêu gây tiểu ra máu). 

Người bệnh có biểu hiện nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiểu ra máu, miệng khát, sốt, mặt đỏ, ngủ ít, hay mê, mạch hồng sác. Phép chữa là thanh tâm hỏa, thanh nhiệt giải độc lương huyết chỉ huyết.

Tiểu ra máu do viêm nhiễm mạn tính đường tiết niệu, viêm bàng quang mạn, lao thận (thể âm hư hỏa động). 

Người bệnh có biểu hiện nhiễm khuẩn mạn tính ở đường tiết niệu với biểu hiện tiểu ít, đỏ, khát nước, họng khô, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác. Phép chữa là tư âm thanh nhiệt, chỉ huyết.

Tiểu ra máu do sỏi đường tiết niệu (thể huyết ứ).

Phép chữa là hoạt huyết chỉ huyết. 

Tiểu ra máu kéo dài do các nguyên nhân toàn thân khác (thể tỳ hư không thống huyết). 

Người bệnh có biểu hiện tiểu tiện nhiều lần, có lẫn máu, ăn không ngon, mệt mỏi, sắc mặt vàng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi bẩn, mạch hư nhược. Phép chữa là kiện tỳ chỉ huyết. 

Chứng đau cột sống

 Đau cột sống là chứng bệnh thường gặp ở cả “nam, phụ, lão, ấu”. Cột sống là chỉ phần xương chạy từ phần tiếp giáp xương sọ đến xương cùng cụt. Khi cột sống bị tổn thương sẽ có rất nhiều biểu hiện khác nhau tùy từng đoạn cột sống bị bệnh.

Đau cột sống là chứng bệnh thường gặp ở cả “nam, phụ, lão, ấu”. Cột sống là chỉ phần xương chạy từ phần tiếp giáp xương sọ đến xương cùng cụt. Khi cột sống bị tổn thương sẽ có rất nhiều biểu hiện khác nhau tùy từng đoạn cột sống bị bệnh. Có thể rối loạn về cảm giác, vận động của cơ bắp, hay rối loạn hoạt động của các cơ quan bên trong như thay đổi nhịp tim, huyết áp, đầy trướng bụng...

Nói đến cột sống, các thầy thuốc Đông y thường liên hệ tới tạng thận. Thận tàng tinh, sinh tinh, sinh tủy. Thận chủ xương, phủ của thận ở vùng thắt lưng. Các nguyên nhân gây tổn thương thận thường gặp là:

Cha mẹ yếu sinh ra con yếu, có thể có dị tật ở xương sống. Khi còn nhỏ chế độ dinh dưỡng thiếu hay sai sẽ làm còi xương suy dinh dưỡng. Khi ngồi học khoảng cách bàn ghế không hợp lý, trẻ ngồi vẹo, lệch người làm biến dạng cột sống. Lớn lên trong lao động phải khiêng xách nặng kéo dài, hay lao động nơi chật hẹp, gò bó ẩm thấp, gây ra cột sống bị chèn ép. Do ăn uống sinh hoạt không hợp lý, quá ham mê tửu sắc (đa dâm hại thận).

Nguyên nhân bên trong gây viêm dính cột sống, lao, ung thư. Chấn thương có thể gây xẹp cột sống, hay đĩa đệm giữa hai đốt bật ra ngoài. Nơi hay bị trật là vùng thắt lưng.

Vậy cách phòng chống bệnh cột sống phải được chú ý từ lúc còn ở tuổi nhà trẻ, mẫu giáo tới khi già. Hằng ngày chú ý tư thế đứng, ngồi sao cho ngay ngắn, cho xương sống không quá bị cúi, gập, cong vẹo kéo dài. Nếu phải lao động ở tư thế bất lợi thì nên xen kẽ thời gian nghỉ, để cột sống được trở lại trạng thái cân bằng.

Khi đã bị bệnh nghĩa là có biểu hiện đau vùng cột sống (ở cổ, hay ở thắt lưng...) càng cần chú ý phòng bệnh, để bệnh bớt tăng lên. Không chạy nhảy, không khiêng xách nặng, lệch tư thế, cần sinh hoạt điều độ.

Đông y có hai cách chữa. Một là hướng dẫn người bệnh một số động tác luyện tập để nới giãn cột sống, có thể bơi hằng ngày, hoặc xoa bóp, châm cứu. Hai là dùng thuốc tác dụng bên ngoài hay thuốc uống bên trong.

Sỏi tiết niệu trong đông y

 Sỏi tiết niệu là một bệnh thường gặp và hay tái phát ở đường tiết niệu do sự kết thạch của một số thành phần trong nước tiểu ở điều kiện lý hóa nhất định.

Đông y có những bài thuốc điều trị chứng bệnh này tùy theo từng thể bệnh.

Sỏi gây nghẽn tắc đường tiết niệu mà hậu quả có thể dẫn đến ứ nước thận và hủy hoại tổ chức thận, gây nhiễm khuẩn và gây đau, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Sỏi tiết niệu được mô tả trong chứng thạch lâm, một trong 5 chứng lâm được YHCT gọi là chứng ngũ lâm, đó là: nhiệt lâm, huyết lâm, thạch lâm, cao lâm, lao lâm.

Chứng trạng của thạch lâm: bụng dưới đau co cứng, một bên thăn lưng đau quặn, đau lan xuống bụng dưới và bộ phận sinh dục, tiểu tiện đau buốt khó đi, nước tiểu có khi vàng đục có khi ra máu, có khi ra lẫn sỏi cát.

Nguyên nhân do thấp nhiệt nung nấu ở hạ tiêu khiến ngưng kết trong nước tiểu mà gây bệnh.

Điều trị theo y học cổ truyền

Sỏi tiết niệu thể thấp nhiệt:

Triệu chứng: đau từ eo lưng lan xuống đùi và bộ phận sinh dục ngoài; tiểu tiện vàng sẻn, đỏ đục, nóng rát.

Phép trị: thanh nhiệt, bài thạch, trừ thấp, lợi niệu.

Sỏi tiết niệu thể khí huyết ứ trệ

- Khi đi tiểu thấy đau tức và nặng trước âm nang, tiểu tiện máu đỏ tươi, đi tiểu không hết.

- Nước tiểu vừa có máu vừa đục.

- Lưỡi có điểm ứ huyết.

- Mạch khẩn.

Phép trị: lý khí hành trệ, thông lâm bài thạch.

Sỏi tiết niệu thận hư

- Tiểu ít, đục có mủ, bệnh âm ỉ, sốt kéo dài.

- Người mệt mỏi, bụng trướng hoặc phù thũng, sắc mặt trắng bệch.

- Lưỡi nhợt bệu, rêu trắng dính.

- Mạch tế sác vô lực.

Phép trị: bổ thận, lợi niệu, thông lâm.


Tăng huyết áp

  Tăng huyết áp là một bệnh phổ biến nhất trong các bệnh tim mạch. Nguyên nhân do nhiều yếu tố như xơ vữa động mạch, bệnh ở thận, hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh...

Tăng huyết áp độ 1 (chỉ số huyết áp 140 - 159/ 90 - 99 mmHg); tăng huyết áp độ 2 (160 -175/100 - 109mmHg); tăng huyết áp độ 3 (trên 180/120mmHg). Theo y học cổ truyền, tăng huyết áp thuộc phạm vi các chứng huyễn vựng (chóng mặt, hoa mắt), đầu thống (nhức đầu), thất miên (mất ngủ)...

Nguyên nhân do các tạng can, thận, tỳ, bị mất điều hòa mà gây ra bệnh. Ngoài ra còn do đàm thấp, hay gặp ở những người béo và cholesterol  máu cao. Người bệnh có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, mất ngủ, tính tình hay cáu gắt. 


Bệnh phong thấp

 Phong thấp là bệnh rất phổ biến ở người trung niên và cao tuổi, thường gặp vào mùa đông xuân, mỗi khi thời tiết thay đổi và dai dẳng, lặp lại nhiều lần.

Người bệnh đau nhức và sưng các khớp, nhất là những khớp xương nhỏ của bàn tay và bàn chân.

Theo Đông y, đau nhức xương khớp thuộc phạm vi chứng tý, nguyên nhân do khí huyết không lưu thông tốt, gây ra bế tắc kinh lạc. Bệnh chia làm hai thể: do phong hàn và thấp nhiệt gây ra. Ngoài việc dùng thuốc thì dược thiện cũng là một phương pháp độc đáo hỗ trợ điều trị hiệu quả. 

Phong thấp thể phong hàn:

 Người bệnh đau nhức trong xương, chủ yếu hai chi dưới. Đau âm ỉ, khi gặp gió lạnh thì đau tăng lên. Chân bên đau bị lạnh, đau nhức kéo dài làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, cơ thể suy nhược, ăn uống kém, hạn chế vận động.

Phong thấp thể thấp nhiệt: 

Người bệnh đau nóng đỏ các khớp xương, đau có tính chất cố định. Nguyên nhân do âm hư sinh nội nhiệt, kết hợp với thấp tà ứ kết lâu ngày sinh ra. Kèm theo người bệnh trằn trọc mất ngủ, chất lưỡi đỏ, váng đầu, bốc hỏa từng cơn. Nếu là nam giới dễ bị di tinh hoạt tinh, răng lung lay...


Nấc do lạnh

 Nấc trong y học cổ truyền gọi là ách nghịch. Nguyên nhân do sự điều hòa tân dịch không thuận, ăn uống nóng quá, lạnh quá hoặc do trạng thái tâm lý lo lắng, căng thẳng, kích thích; Nấc do thực tích, bụng sườn đầy tức; Nấc do lạnh; Nấc do nhiệt…

Nấc cụt có khi đơn giản tự hết trong ít phút nhưng cũng có khi dai dẳng. Tiếng do lạnh: tiếng nấc mạnh, thưa, trong dạ dày cảm thấy lạnh, ợ ra nước trong, tiểu tiện nhiều, chườm nóng thì đỡ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tiểu khẩn... Nấc do nhiệt: miệng hôi, khát nước, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo kết, người nóng bứt rứt, lưỡi vàng, mạch hoạt sác.