Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

Bài khàn tiếng do viêm thanh quản

  Viêm thanh quản là bệnh thường gặp, do nhiều nguyên nhân, dễ dẫn đến khàn tiếng. 

Bên trong thanh quản là dây thanh - hai nếp gấp của niêm mạc bao phủ cơ và sụn. Thông thường dây thanh mở và đóng êm, tạo thành âm thanh thông qua chuyển động và rung động. Nhưng trong viêm thanh quản, dây thanh bị viêm hay bị kích thích. Điều này gây ra sưng thanh quản, biến dạng của các âm thanh bởi không khí đi qua chúng. Kết quả là, giọng nói khàn. Trong một số trường hợp viêm thanh quản, giọng nói có thể trở thành gần như không nghe được.

Viêm thanh quản có thể ngắn (cấp tính) hoặc lâu dài (mạn tính). Hầu hết các trường hợp viêm thanh quản được kích hoạt bởi nhiễm virút tạm thời hoặc biến dạng giọng nói và không nghiêm trọng.

Theo y học cổ truyền, chứng khàn tiếng trên lâm sàng được chia ra 4 loại hình:

Khàn tiếng thể phong hàn: 

Triệu chứng thường thấy là phát bệnh nhanh, tiếng nói không rõ, âm khàn, đau đầu, sổ mũi, hokhông ra tiếng, lạnh run phát sốt.

Khàn tiếng thể phong nhiệt:  

triệu chứng thường thấy là phát ra âm thanh không rõ, âm thanh nặng đục, miệng nóng, cổ khô, ho ra đờm vàng đặc.

Khàn tiếng thể  phế nhiệt:

 triệu chứng chủ yếu là đổ mồ hôi, âm khàn, miệng khô họng nóng, ho khankhông đờm.

Khàn tiếng thể phế thận âm hư:

 triệu chứng thường thấy là bệnh khởi phát từ từ, dần dần âm khàn, họng khô lâu ngày không hết, hoặc ho khan không đờm, tâm ngũ phiền nhiệt, choáng váng ù tai, lưng gối mỏi nhừ.

Trên lâm sàng thường gặp thể mất tiếng do cảm phải phong hàn với các triệu chứng: tiếng khản, ho, sốt, mũi tắc, tiếng thở phô, mạch phù, rêu lưỡi mỏng trắng. Phép điều trị: sơ tán phong hàn, tuyên phế khí.

Bong gân

 Bong gân Đông y gọi là thương cân, là trạng thái tổn thương ở gân, cơ, dây chằng, bao khớp do lao động nặng, chơi thể thao cả do khi bước hụt trẹo chân… làm khớp xê dịch đột ngột gây tổn thương gân mạch, ứ trệ khí huyết.

Biểu hiện của bong gân cảm giác đau buốt, sau đó vùng khớp bị trẹo tê dại không còn biết đau nữa, một giờ sau cảm giác đau nhức trở lại, sưng đỏ hoặc xanh tím phù nề quanh vị trí tổn thương. 

Cạo gió chữa cảm lạnh

  Cạo gió là phương pháp chữa bệnh cảm lạnh trong dân gian đã có từ lâu đời. Khi có bệnh người ta thấy thân thể mệt mỏi rã rời nếu được cạo gió sẽ thấy tinh thần sảng khoái và dễ chịu khác thường

Đặc biệt là những nơi xa các trung tâm y tế, thiếu phương tiện chữa trị thì cạo gió trị bệnh là biện pháp vô cùng hữu hiệu. Bài viết này xin giới thiệu những kiến thức cơ bản về cạo gió để bạn đọc biết và áp dụng khi cần thiết.

Cạo gió thường cạo các bộ phận chính trên cơ thể như: 

Ở lưng cạo hai bên xương sống từ vai xuống thắt lưng, dọc theo xương sống nửa thân trên; ở tay cạo dọc cánh tay mặt theo mặt trước và mặt trong theo lòng bàn tay. Thông qua cạo gió có thể giải hàn, giảm nhiệt, thuyên giảm bệnh. Nếu người bệnh có ho và ngứa cổ họng thì cạo thêm dọc xương mỏ ác ở ngực.

Cách cạo gió:

 Cạo theo hướng một chiều từ trên xuống dưới. Ở cánh tay và ngực dùng lực nhẹ, ở lưng có thể hơi mạnh nhưng cũng nên căn cứ vào tình hình cụ thể, đặc biệt là sức chịu đựng của người bệnh mà quyết định dùng lực mạnh yếu. Khi cạo thường bôi lên da dầu gió, hay các loại dầu vẫn thường bôi để trị cảm gió. Sau khi cạo gió nên uống nhiều nước nóng, có thể đắp chăn để ra mồ hôi.

Dụng cụ dùng để cạo gió

 Vật gì có cạnh hình cung tròn và nhẵn nhụi như: nhẫn bạc, đồng tiền bằng bạc, lược, thìa canh, miệng chén… Hiện nay sử dụng rộng rãi là cái cạo gió làm bằng sừng trâu vì bản thân sừng trâu là một vị thuốc Đông y có khả năng phát tán chướng khí và thông khí huyết.

Trình tự và phương pháp cạo gió: 

Khi cạo gió người bệnh để lộ da chỗ cần cạo. Người cạo bôi dầu lên mặt da người bệnh, tay cầm vật cạo để góc 90 hoặc 45 độ rồi tiến hành cạo. Cổ, lưng, bụng, chân và tay cạo từ trên xuống dưới; ngực cạo từ trong ra ngoài, chú ý dùng lực đều và miết dài. Mỗi bộ phận cạo khoảng từ 3 đến 5 phút sẽ thấy nổi vết đỏ tím. Nhiều nhất cũng không nên cạo quá 10 phút, cũng không nên dùng lực cưỡng bức để tạo vết. Cạo xong chỗ này mới cạo sang chỗ khác, lần cạo sau cách lần cạo trước từ 3 đến 6 ngày để vết cạo lần trước kịp tan đi.

Lưu ý cạo gió  :

Khi cạo tránh chỗ gió lạnh, mùa đông chú ý giữ ấm, mùa hè không được để quạt thổi vào người bệnh.  Sau khi nổi vết cạo trong khoảng 30 phút tuyệt đối không được tắm rửa bằng nước lạnh. Cạo gió xong người bệnh nên uống một cốc nước nóng (có pha thêm chút muối thì càng tốt). Phải khử trùng vật cạo trước và sau khi cạo. Không cạo chỗ có vết lở loét, phần bụng người có thai, những người da có độ mẫn cảm quá cao, người có bệnh khó đông máu, có các bệnh về da.

Bài chứng đởm nhiệt

 Huyễn vựng, hiếp thống, hoàng đản, bất mị, ho đờm vàng thuộc chứng huyễn vựng trong Đông y.

Nguyên nhân là do đởm khí bị uất kết mà hóa nhiệt, sinh ra chứng đờm nhiệt hoặc do uất nhiệt ủng tắc ở đởm phủ mà gây nên. Bệnh phần nhiều do nội thương thất tình hoặc ngoại cảm lục dâm xâm nhập vào cơ thể. Biểu hiện bệnh váng đầu, ù tai, đắng miệng, họng khô, tâm phiền, ngủ kém, mặt đỏ, tai đỏ, sườn đầy, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng, mạch huyền hoạt. Tuỳ từng thể bệnh mà dùng bài thuốc phù hợp như sau:

Chứng huyễn vựng (nhức đầu chóng mặt): 

Do lo nghĩ kéo dài hoặc gặp chuyện uất ức, làm đởm uất hóa nhiệt, quấy rối thanh khiếu mà sinh bệnh.

Biểu hiện: đầu váng, hoa mắt, chóng mặt, ngực sườn đầy tức, miệng đắng, ho đờm vàng, đêm ngủ không yên, hay mê, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.

Phép trị: Tả đởm thanh nhiệt tiêu đờm.

Chứng hiếp thống (đau hai mạng sườn):

 Do ngoại tà xâm phạm vào lý, hóa thành nhiệt. Hoặc do thất tình, khí không điều hòa. Đởm phủ bị uất nhiệt, nhiệt len lỏi vào đường lạc của can mà gây bệnh.

Biểu hiện: Đau tức hai mạng sườn, người mệt mỏi, có trường hợp chán ăn, ngủ kém, có khi cáu giận, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền hoạt.

Phép trị: Thanh can đởm, điều hòa khí cơ.

Chứng hoàng đản khi tà khí theo mùa xâm nhập vào cơ thể uất lại, làm cho đởm khí không điều đạt. Đởm chất không xơ tiết được bình thường, tràn ra cơ bắp, bì phu, dồn xuống bàng quang gây nên bệnh.

Biểu hiện: Mắt vàng, da vàng, nước tiểu vàng, người mệt mỏi, ăn kém, buồn nôn, đờm vàng.

Phép trị: Thanh nhiệt, giải độc lợi tiểu.

Chứng bất mị (ngủ kém):

 Do tình chí uất ức hoặc không toại nguyện trong cuộc sống, hoặc do sợ hãi ưu phiền, khí cơ không điều hòa, đởm nhiệt quấy rối tâm thần mà sinh bệnh

Biểu hiện: Đêm nằm ngủ không yên, tâm phiền hay hồi hộp, lo lắng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, đờm vàng, mạch sác.

Phép trị: Sơ đởm tả nhiệt, an thần định chí.


Trị khản tiếng, mất tiếng cấp tính

  Mất tiếng thuộc phạm vi chứng thất âm của y học cổ truyền, có liên quan đến công năng hoạt động thất thường của 2 tạng:...

Mất tiếng thuộc phạm vi chứng thất âm của y học cổ truyền, có liên quan đến công năng hoạt động thất thường của 2 tạng: phế và thận; vì phế chủ khí là cửa của thanh âm, thận khí là gốc của thanh âm. Nguyên nhân gây bệnh do ngoại cảm phong hàn hay đàm nhiệt xâm phạm vào phế làm phế khí không tuyên gây ra bệnh khản tiếng, mất tiếng cấp tính. 

Khản tiếng do ngoại cảm phong hàn

Người bệnh có biểu hiện tiếng nói khàn, nói không ra tiếng, sốt ít, sợ lạnh, khạc ra nhiều đờm, loãng không dính, mạch phù, rêu lưỡi trắng mỏng. Phương pháp chữa là phát tán phong hàn.

Khàn tiếng do đàm nhiệt

Người bệnh nói không ra tiếng, đờm nhiều đặc vàng dính, họng khô, miệng đắng, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác. Phương pháp chữa là thanh phế hóa đàm. 


Điều trị viêm túi mật

 Viêm túi mật là một bệnh thường có nguyên nhân do sỏi túi mật gây ra. Nếu không được điều trị thường diễn biến kéo dài và tiến triển đến viêm hoại tử túi mật, tắc mật do sỏi...

Viêm túi mật là một bệnh thường có nguyên nhân do sỏi túi mật gây ra. Nếu không được điều trị thường diễn biến kéo dài và tiến triển đến viêm hoại tử túi mật, tắc mật do sỏi... Ðông y mô tả chứng bệnh này trong các phạm trù “hiếp thống, phúc thống, hoàng đản”. Nguyên nhân là do can đởm khí uất, thấp nhiệt uẩn kết, trùng tích (giun sán) chức năng của can đởm bị trở ngại, lưu trệ, dịch mật ứ lâu không lưu thông thì ngưng trệ mà thành sỏi.

Biểu hiện: người bệnh đau tức ở vùng thượng vị, sát với bên phải mũi ức, có thể bị sốt, nôn hoặc vàng da, vàng mắt... nếu như có hiện tượng viêm tắc túi mật kèm theo. Đau dữ dội thành cơn ngay sau bữa ăn no hoặc nhiều mỡ hoặc ăn trứng, sữa..., đau lan ra sau lưng và xuyên lên bả vai phải. Ngoài việc dùng thuốc thì xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp rất hiệu quả để giảm đau, chống viêm, nâng cao hiệu quả điều trị. 

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

Chứng đau nửa đầu trong đông y

  Đông y cho rằng, chứng đau nửa đầu bệnh lý chủ yếu là não ảnh hưởng tới can, tỳ, thận cùng nhiều tạng phủ khác... Các bài thuốc trị đau nửa đầu dùng theo từng thể bệnh.

Chứng đau nửa đầu còn gọi là nhức đầu kiểu migraine, là một loại đau đầu có chu kỳ xuất hiện từng cơn do sự rối loạn chức năng của tế bào thần kinh, đặc biệt là tế bào thần kinh vùng dưới đồi (hypothalamus), dẫn đến sự rối loạn co thắt mạch máu sinh đau đầu.

Đông y cho rằng, chứng đau nửa đầu bệnh lý chủ yếu là não ảnh hưởng tới can, tỳ, thận cùng nhiều tạng phủ khác...