Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

Bài trị chứng tâm phế khí hư

  Chứng tâm phế khí hư thường do nội thương mệt nhọc hoặc tâm và phế mắc bệnh kéo dài làm công năng của hai tạng tâm và phế đều suy nhược, dẫn đến phế khí bất túc, tâm khí hao tổn. Hoặc do các tạng khác mắc bệnh liên lụy đến hai tạng này mà sinh bệnh.

Biểu hiện: hồi hộp, đoản hơi, ho suyễn thở gấp, lao động nhẹ thì thở suyễn tăng, sắc mặt trắng bệch, tự ra mồ hôi, dễ cảm mạo, nếu bệnh nặng thì tay chân phù thũng, môi miệng tím tái, chất lưỡi nhợt, màu lưỡi tối, mạch trầm tế mà nhược.

Pháp trị: Bổ phế dẹp suyễn ích khí dưỡng tâm.

Do hư lao dẫn đến tâm phế khí hư:

Triệu chứng: Bệnh nhân đoản hơi, hồi hộp, tiếng nói nhỏ, mặt nhợt nhạt, tự ra mồ hôi, đêm ngủ không yên, hay mỏi mệt, sức yếu, ho thở gấp.

Điều trị: Bổ ích khí của tâm phế.

Do Tâm phế khí hư sinh ra chứng tự hãn (tự ra mồ hôi).

Triệu chứng: Bệnh nhân ra mồ hôi, sợ gió hoặc ra mồ hôi mà tâm hồi hộp, ngủ không yên, hay cảm mạo, rêu lưỡi trắng, mạch tế nhược.

Điều trị: Dưỡng tâm, ích khí cố biểu.

Do tâm phế khí hư sinh quyết chứng (run tay chân).

Triệu chứng: Bệnh nhân đoản hơi, thở ngắt quãng, ra mồ hôi, tay chân lạnh, sắc mặt trắng nhợt, có khi bị ngất xỉu.

Điều trị: Ích khí cố thoát.


Chứng tai biến mạch máu não trong đông y

  Theo y học cổ truyền, tai biến mạch máu não là một hội chứng trong phạm vi chứng “trúng phong” được mô tả là bệnh nhân đột nhiên chóng mặt, ngã, một nửa người không cử động được, méo mồm, nói ngọng; nếu nặng thì bất tỉnh hôn mê. Bệnh cũng thường xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh… YHCT chia thành 2 thể: Trúng phong kinh lạc và trúng phong tạng phủ. Trúng phong tạng phủ có thể gặp chứng bế hoặc chứng thoát.

Tai biến mạch máu nao thể trúng phong kinh lạc: 

Thường gặp trong co thắt mạch não, nhồi máu não và xuất huyết não mức độ nhẹ: Liệt nửa người không có hôn mê, liệt mặt, thoáng mất ý thức, hoa mắt, chóng mặt, mạch huyền tế sác thuộc âm hư hỏa vượng. Nếu chân tay co quắp, miệng sùi bọt, cử động lưỡi khó khăn, rêu lưỡi trắng dày, mạch phù hoạt hoặc huyền hoạt thuộc chứng phong đàm.

Tai biến mạch máu nao thể trúng phong tạng phủ: 

Thường gặp trong xuất huyết não, nhồi máu não ổ lớn, có hôn mê. Chứng bế thể liệt cứng do dương khí thịnh, bệnh ở tại tạng tâm và can, hai tay nắm chặt, co quắp, hàm răng nghiến chặt, thở khò khè, mắt đỏ, người nóng, chất lưỡi vàng, không ra mồ hôi, rêu lưỡi vàng dày, mạch hoạt sác hữu lực. Chứng thoát thể liệt mềm: Hôn mê, mồm há, chân tay mềm duỗi, đái dầm dề, ra mồ hôi nhiều, sắc mặt trắng bệch, chân tay lạnh, lưỡi nhạt, mạch tế sác, trầm tế muốn mất.

Sau khi bị trúng phong, bệnh nhân còn lại di chứng trúng phong chủ yếu là bán thân bất toại biểu hiện thượng hạ chi của bán thân bên trái hoặc bên phải tê dại, giảm hoặc mất cử động, giảm cảm giác đau, nóng, lạnh, tay không còn cầm nắm được, chân không đi lại được.

Bài trị viêm tuyến vú

 Viêm tuyến vú hay viêm vú, viêm tuyến sữa là một bệnh nhiễm trùng các mô vú gây đau ngực, sưng, nóng và đỏ vú.

Bệnh hay gặp ở phụ nữ cho con bú, tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra ở người không cho con bú.

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh viêm vú xảy ra trong vòng vài tháng đầu sau khi sinh nhưng cũng có thể xảy ra trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Các biểu hiện có thể thấy như mệt mỏi, đau vú, sốt, khó chịu, sưng vú, đau hoặc cảm giác nóng rát liên tục trong khi cho con bú... Viêm vú cho con bú có xu hướng ảnh hưởng đến một vú, không phải cả hai vú.

Mặc dù bệnh viêm tuyến vú thường xảy ra trong vài tuần đầu cho con bú nhưng nó vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thời gian cho con bú. 

 Viêm tuyến vú do nhiệt uất khí trệ sinh chứng sang độc bầu vú

Triệu chứng: Bầu vú sưng đỏ đau, da nóng rát, khát nước, ngực sườn trướng đầy.

Điều trị: Thanh nhiệt lý khí tiêu sưng giảm đau

 Viêm tuyến vú do ố hàn phát sốt uất kết, có khối sưng rắn đau dữ dội

Điều trị: Điều hòa khí huyết, thông kinh lạc, tiêu sưng tán kết.

 Viêm tuyến vú do nhiệt độc quá thịnh làm khí huyết ứ trệ sinh nhiệt độc ở vú

Biểu hiện: Bầu vú sưng đau dữ dội, đỏ, nóng rát, khối sưng rắn chắc, ố hàn phát nhiệt, sốt cao, tâm phiền, miệng khát.

Điều trị: Thanh nhiệt, tiêu độc hóa ứ, tán kết thông kinh lạc, giảm đau.

  Viêm tuyến vú do sang độc nặng, khối u quá rắn chắc, sốt cao đau dữ dội mệt mỏi ăn uống kém

Điều trị: Thanh nhiệt giải độc hóa ứ tiêu ung.

  Viêm tuyến vú do nhiệt độc uất kết sang độc quá mạnh làm cả bầu vú sưng to

Biểu hiện: Một hoặc cả hai bầu vú sưng to quá mức, cứng rắn chắc, nóng rát sốt cao, đau nhức sợ lạnh, trong người khó chịu, mệt mỏi, ăn ngủ kém, nước tiểu đỏ. Mạch huyền hoạt.

Điều trị: Thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng tán kết, trục ứ thông tia sữa.

Bài đông y trị bệnh răng miệng

 Trong đông y có rất nhiều bài thuốc trị các bệnh răng miệng khá an toàn và hiệu nghiệm. Bài viết dưới đây xin giới thiệu với bạn đọc một số bài thuốc tiêu biểu trị các bệnh răng miệng thường gặp.

Chứng lở loét trong miệng

Tâm hỏa bốc lên sinh chứng lở loét trong miệng

Triệu chứng: Trong khoang miệng có một đám hoặc nhiều đám lở loét, màu trắng như rêu lưỡi. Nếu trẻ em mắc chứng này gọi là nga khẩu sương. Trên lưỡi trong miệng lở loét, mọc mụn, xung quanh sưng đỏ, đau nhức tâm phiền, nước tiểu vàng.

Điều trị: Thanh tâm giáng hỏa.

Vị hỏa bốc lên làm tổn thương phần âm sinh chứng lở loét trong miệng lan tỏa chân răng

Triệu chứng: Môi má sưng đỏ, nóng rát, tâm phiền, do vị hỏa bốc lên nên có kiêm chứng cồn cào, khát nước, hay đói.

Điều trị: Thanh tả vị hỏa, làm mát huyết để giữ phần âm.

Do thận âm hư, hư hỏa bốc lên nóng bên trong bệnh lở miệng tái phát nhiều lần

Triệu chứng: Trong miệng lở loét, họng khô, khát nước, thích uống nước mát, tâm phiền, chóng mặt, hoa mắt, tính tình nóng nảy, đau lưng, đại tiện táo bón.

Điều trị: Tư bổ thận âm, tăng cường âm dịch, giáng hỏa thoái nhiệt.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống liên tục 30 thang bệnh hết hẳn.

Chứng hôi miệng

Thở ra hơi trong miệng có mùi hôi.

Chứng hôi miệng do vị hỏa nhiệt bốc lên

Triệu chứng: Miệng hôi, khát nước, bụng cồn cào hay đói, nước tiểu vàng đỏ, đại tiện táo kết.

Điều trị: Tả vị hỏa, giải nhiệt kết.

Chứng hôi miệng do thực tích hóa nhiệt uất trệ ở trong

Triệu chứng: Bụng luôn trướng đầy, phản vị (trào ngược), ợ hơi, khát nước, đại tiện táo bón, rêu lưỡi vàng dày nhớt.

Điều trị: Hòa vị sơ trệ tiết nhiệt trừ tích.

Đắng miệng

Chứng đắng miệng do can đởm hỏa vượng bốc lên.

Triệu chứng: Miệng đắng, họng khô đau vùng vị quản, chất lưỡi đỏ.

Điều trị: Bình can thông lợi đởm, nhuận mật lý khí.

Cách dùng: Ngày uống một thang sắc, uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Lưỡi khô

Do tâm hỏa vượng làm tổn thương tân dịch âm và khí đều hư

Triệu chứng: Lưỡi khô đỏ, ít rêu, môi ráo nứt nẻ, ăn kém, đại tiện khó đi.

Điều trị: Dưỡng âm nhuận táo, ích khí sinh tân.

Do can thận âm hư kiêm khí hư

Triệu chứng: Miệng khô lưỡi ráo, chất lưỡi đỏ tía ít rêu, khát nước, nước tiểu sẻn đỏ, lòng bàn tay, bàn chân nóng, lưng gối đau mỏi.

Điều trị: Bổ can ích thận, tư âm ích khí.

Đau răng

Do ăn nhiều thức ăn cay nóng, uống nhiều rượu bia, phong hỏa nhiệt độc xông lên sinh chứng đau răng

Triệu chứng: Chân răng sưng đau khát nước, gặp lạnh thì đỡ đau.

Điều trị: Sơ phong tán hỏa, mát huyết tiêu sưng.

Đau răng do thận âm hư hỏa vượng người cao tuổi đau răng không chịu nổi

Triệu chứng: Chân răng lung lay, nơi đau thích mát, sợ nóng, họng khô, gò má đỏ, lưng đau, đùi mỏi.

Điều trị: Tư âm giáng hỏa.

Chân răng chảy máu

Chân răng chảy máu đông y gọi là sĩ nục thường do âm hư huyết nhiệt.

Triệu chứng: Bệnh nhân thường xuyên thấy máu chân răng chảy ra có màu đỏ thẫm, chân răng không sưng, miệng khô, họng ráo, lưỡi đỏ chót ít rêu, mạch tế sác.

Điều trị: Dưỡng âm thanh nhiệt mát huyết chỉ huyết.



Trị bệnh liệt run trong đông y

 Bệnh liệt run là bệnh Parkinson trong y học hiện đại xảy ra do có những tổn thương thoái hóa ở vài vùng trên não, đưa đến sự thiếu hụt chất sinh học là dopamin.

Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Y học cổ truyền gọi là ma mộc, tứ chi nhuyễn nhược, chấn chiến. Giai đoạn cuối cùng của bệnh được xếp vào loại nuy chứng.

Theo Y học cổ truyền nguyên nhân chính gây nên bệnh Parkinson là do ảnh hưởng của tuổi già, do can huyết và thận âm bị suy yếu. Huyết bị suy kém không nuôi dưỡng được các khớp và các mạch máu gây nên co rút, co cứng, run giật. Âm hư thì dương vượng sẽ khiến cho can phong nội động. Nếu phong hợp với đờm thấp thì kinh lạc sẽ bị ngăn trở gây ra run.

Y học cổ truyền chia bệnh liệt run (Parkinson) thành các thể bệnh khác nhau với các phép trị 

Bệnh liệt run thể can âm suy, hư phong nội động:

Biểu hiện: Gân cơ cứng, tay chân hoặc hàm dưới run, đau, tay chân tê, nhất là khi nghỉ ngơi, nhưng khi vận động thì lại đỡ, đi đứng khó khăn, mắt mờ, mắt dại, hố mắt dưới có quầng đen, khó nuốt, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch huyền, tế.

Phép điều trị: Dưỡng can, bổ thận, tư âm, tức phong.

Bệnh liệt run thể can khí uất kết - khí trệ huyết ứ:

Biểu hiện: Đầu, hàm dưới, tay và chân run nhất là lúc ngủ và ban đêm, không thể cúi ngửa, đau cố định và mất cảm giác toàn thân hoặc chân tay, dễ tức giận, lưỡi đỏ tím, có vết xuất huyết, mạch tế, huyền, sáp.

Phép điều trị: Trấn can, tức phong, hoạt huyết, thông kinh lạc.

Bệnh liệt run thể khí huyết đều hư:

Biểu hiện: Khớp không được nuôi dưỡng, kinh mạch ứ trệ. Da mặt xanh xạm, mệt mỏi, tinh thần uể oải, không có sức, sợ lạnh, ngại nói, đầu chi co giật, cứng, tay chân tê, gáy cứng, đi lại khó khăn, phân lỏng, dễ bị phù, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, có vết ứ huyết, mạch trầm tế.

Phép điều trị: Ích khí, dưỡng huyết, tức phong, thông kinh hoạt lạc.

Bệnh liệt run thể tỳ hư thấp trệ, đờm hỏa quấy động phong:

Biểu hiện: Đầu nặng, sợ lạnh, chân tay lạnh, lòng bàn tay chân và ngực nóng, thức ăn không tiêu, phân lỏng, tay chân khó cử động, run, đầu lưỡi đỏ, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng, mạch huyền, hoạt.

Phép điều trị: Tức phong, tiềm dương, hóa đờm, trừ thấp, thông kinh, hoạt lạc.

Chứng hàn thấp

 Chứng hàn thấp do hàn tà từ ngoài xâm phạm (sương mưa lạnh, nằm ngồi nơi ẩm ướt, ăn thức ăn sống lạnh) kết hợp với tỳ dương không mạnh dẫn đến thủy thấp ứ đọng ở trong.

Người bệnh có biểu hiện: người nặng nề, các khớp xương co duỗi khó, đau; sợ lạnh, đau bụng, tiêu chảy, tiểu tiện không lợi, đới hạ nhờn trắng nhiều, rêu lưỡi trắng nhuận; mạch nhu hoãn.

Chứng hàn thấp hay gặp trong các bệnh: vị quản thống, hoắc loạn, tiết tả, lị tật, tý chứng. Bệnh gặp nhiều ở người cao tuổi vì người cao tuổi đa số có tỳ thận dương hư, khí không hóa được thủy nên dễ mắc chứng hàn thấp. Phương pháp chữa là giải biểu tán hàn, phương hương hóa trọc, ôn trung hóa thấp. 

Bài thận ứ nước

 Theo y học cổ truyền, thận ứ nước chưa có tên gọi nhưng theo dấu hiệu lâm sàng, bệnh được chia 3 thể: huyết ứ, thấp nhiệt, thận hư nên phương pháp trị là hoạt huyết...

Theo y học cổ truyền, thận ứ nước chưa có tên gọi nhưng theo dấu hiệu lâm sàng, bệnh được chia 3 thể: huyết ứ, thấp nhiệt, thận hư nên phương pháp trị là hoạt huyết, hóa ứ, trừ thấp, bổ thận. 

Thận ứ nước thể huyết ứ

Biểu hiện: đau tức lưng cố định, tiểu khó, lưỡi tím... 

Thận ứ nước thể thấp nhiệt

Biểu hiện: tiểu buốt, sốt, người nặng nề, mệt mỏi… đó là có nhiễm trùng tiểu. 

 

Hình ảnh thận ứ nước.

 Thận ứ nước thể thận hư (tùy thận âm hay dương hư).

Biểu hiện: đau âm ỉ lưng, kéo dài, cơ thể suy nhược…