Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

Sùi mào gà trong y học cổ truyền

 Trong y học cổ truyền, sùi mào gà thuộc phạm vi các chứng táo vưu, tao hậu, táo hậu... với nguyên nhân chủ yếu là do vệ sinh không tại chỗ không sạch sẽ...

Trong y học cổ truyềnsùi mào gà thuộc phạm vi các chứng táo vưu, tao hậu, táo hậu... với nguyên nhân chủ yếu là do vệ sinh không tại chỗ không sạch sẽ, thấp nhiệt hạ chú bì phu, niêm mạc lâu ngày mà phát thành bệnh. Về mặt trị liệu, nguyên tắc chung là phải thanh nhiệt lợi thấp, giải độc tán kết.

Bài trị chứng mất ngủ theo đông y

 Giấc ngủ rất cần thiết để duy trì mức độ hoạt động bình thường của các chức năng nhận thức, tư duy, sáng tạo và linh hoạt.

Theo nghiên cứu, mỗi ngày trẻ em từ 1-3 tuổi cần 12 - 13 giờ ngủ, từ 4 - 13 tuổi cần 10 -11 giờ ngủ, từ 14 - 20 tuổi cần 8-9 giờ ngủ, 20 tuổi trở lên cần ngủ 7 - 8 giờ. Mất ngủ khiến người mệt mỏi, uể oải và tăng nguy cơ mắc bệnh như tăng huyết áp, sa sút trí tuệ... Ngủ còn giúp cho sự tái tạo tế bào, thanh lọc bộ não, loại trừ những stress tâm lý và cân bằng hệ miễn dịch, cân bằng hormon trong cơ thể...

Người bị chứng mất ngủ thường có biểu hiện: khó vào giấc, mãi không ngủ được, ngủ không sâu dễ thức giấc, khó ngủ lại, có khi thức trắng đêm... Kèm theo người mệt mỏi, hay quên, bực dọc hay cáu gắt, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp, ăn kém...

Chứng mất ngủ Đông y quy về chứng “bất miên”, “bất mị”, “thất miên”... Chứng mất ngủ theo y học cổ truyền có hư có thực.

Mất ngủ do hư chứng chủ yếu do chính khí bất túc do khí huyết hư, âm huyết hư, trong đó âm huyết hư hay gặp nhất. Điều trị chủ yếu phù chính kiêm an thần. Mất ngủ do thực chứng phần nhiều do tà nhiệt nhiễu tâm, can đởm uất nhiệt biểu hiện đột ngột khó vào giấc ngủ, nằm ngồi không yên, ngực khó chịu nhiều đờm, buồn nôn, nôn mửa... Điều trị chủ yếu thanh nhiệt tả hỏa và thanh nhiệt hóa đàm.

Đông y thường quy nạp chứng mất ngủ dựa theo công năng tạng phủ, từ đó có những bài thuốc điều trị phù hợp.

Mất ngủ do tâm âm suy và tâm thận âm suy

Người bệnh khó vào giấc ngủ, hồi hộp, ngủ hay mê, chóng quên, mồ hôi trộm, lòng bàn chân bàn tay nóng. Nếu thận âm hư thêm các chứng đầu choáng mắt hoa, triều nhiệt, ngũ tâm phiền nhiệt, hay quên, lưng đùi mềm yếu, nam giới di tinh... Hay gặp chứng tâm thận bát giao: do thận âm suy tổn tân dịch hư hao (thận chủ thủy) không giúp được tâm (tâm chủ hỏa) ở trên nên tâm hỏa một mình mạnh ở trên không giao với thận ở dưới; thủy hỏa không giúp đỡ nhau. Phép điều trị chủ yếu tư tâm âm, tư thận thuỷ và giao thông tâm thận.

Mất ngủ do tâm tỳ đều hư

Người bệnh không ngủ được, người mệt nhọc, chân tay rã rời, hồi hộp, đoản hơi, hay quên, ăn kém, đầu choáng mắt hoa, sắc mặt ủ rũ, đại tiện nhão... Phép điều trị là kiện tỳ ích khí, dưỡng huyết an thần. 

Mất ngủ do can đởm uất nhiệt và đàm nhiệt nhiễu tâm

Người bệnh ngủ không yên giấc, dễ thức giấc, phiền táo, dễ cáu giận, ngực sườn đầy tức, miệng đắng, có khi đờm nhiều, hay buồn nôn, tiểu tiện sẻn đỏ... Phép điều trị là thanh nhiệt tả hỏa an thần hay thanh tâm an thần.

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020

Chứng phế âm hư và phép trị

 Phế âm hư thuộc chứng âm hư trong hư lao.

 Đây là hội chứng hay gặp ở những người sức khỏe suy yếu do bẩm sinh (tiên thiên bất túc), do dinh dưỡng kém, do mắc các bệnh mạn tính hoặc ở thời kỳ phục hồi sau khi mắc bệnh cấp tính nặng.

Từ đó cơ thể suy nhược, giảm sút về tinh khí huyết và tân dịch, làm mất điều hòa của công năng tạng phủ.

Phế âm hư gặp ở người suy nhược do lao phổi, hen phế quản, viêm phế quản mạn, thời kỳ hồi phục của bệnh viêm phổi, viêm màng phổi do lao, viêm thanh quản mạn...

Phế âm hư làm tân dịch bị suy giảm gây ho không có đờm, đờm ít vàng và dính, ngứa họng, tiếng nói khàn, mạch tế sác, chất lưỡi đỏ, ít rêu. Nếu âm hư nhiều, hư hỏa bốc lên gây sốt về chiều, hai gò má đỏ, khát nước, trong đờm có máu, chất lưỡi đỏ, rêu ít, mạch tế sác. Phương pháp chữa là tư dưỡng phế âm, tư âm giáng hỏa. 


Béo phì theo y học cổ truyền

  Theo y học cổ truyền, béo phì thuộc phạm trù Phì nhân, Nhục nhân; do nhiều nguyên nhân như ngoại cảm thấp tà nhập lý vào tạng phủ và do nội thương ảnh hưởng đến công năng của...

Theo y học cổ truyền, béo phì thuộc phạm trù Phì nhân, Nhục nhân; 

do nhiều nguyên nhân như ngoại cảm thấp tà nhập lý vào tạng phủ và do nội thương ảnh hưởng đến công năng của: tỳ, thận, can, đởm. Nguyên nhân do tỳ thận dương hư, can đởm thất điều làm cho khí cơ không được lưu thông. 

Hóa thấp pháp gây béo phì :

 do tỳ hư vận hóa không tốt làm cho thấp tụ lại mà gây béo phì, biểu hiện người mệt mỏi, ăn uống không ngon, tâm ngực đầy tức, rêu lưỡi bẩn, mạch trầm tế.

Lợi thủy pháp gây béo phì : 

hay gặp ở những người béo bệu, mặt phù chân phù, tiểu tiện ít, bụng trướng, đại tiện nát, mạch trầm tế.

Thông phủ pháp gây béo phì :

 thường gặp ở những người béo phì do ăn nhiều đồ béo ngọt, uống rượu nhiều, đại tiện bí kết, đàm trọc tích tụ, phủ khí không thông mà kèm theo có bụng trướng, tức ngực khó chịu, rêu lưỡi vàng dày, mạch thực.

Sơ lợi pháp gây béo phì :

người béo phì kiêm có can uất khí trệ hoặc huyết ứ. Biểu hiện đau mạng sườn, cấp táo, huyễn vựng, mệt mỏi, bụng trướng, miệng đắng phiền muộn, phụ nữ kinh nguyệt không đều, kinh bế hoặc trước kỳ kinh nhũ phòng trướng đau, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.

Kiện tỳ pháp gây béo phì :

 thường có biểu hiện của tỳ hư khí nhược, người mệt mỏi không có lực, đoản khí ngại nói, ăn uống kém, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược vô lực.

Tiêu đạo pháp gây béo phì : 

gặp ở những người ăn ít mà vẫn béo phì, mệt mỏi ngại vận động, sau ăn bụng trướng đầy khó tiêu, rêu lưỡi trắng.

Ôn dương: bệnh lâu ngày, tuổi cao. Biểu hiện: sợ lạnh, lưng gối đau mỏi, tứ chi phù nặng, thường hay gặp ở người do thận dương hư.

Dưỡng âm: do âm dịch không đủ, âm hư sinh nội nhiệt. Biểu hiện: đau đầu, váng đầu, lưng gối đau mỏi, hai gò má đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch tế sác hoặc vi huyền.

Viêm tắc động mạch chi theo y học cổ truyền

 Bệnh viêm tắc động mạch chi hay gặp ở nam giới trưởng thành hơn là nữ. Bệnh khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Người bệnh có khi tàn phế vì phải cắt cụt chi, nặng có thể tử vong. Kết hợp điều trị Tây y và Đông y có nhiều ưu điểm và hiệu quả rõ rệt, ngay cả với những bệnh nhân tắc mạch chi biến chứng do đái tháo đường.

Viêm tắc động mạch chi theo y học cổ truyền thường gọi “Cốt thư” hay “Thoát cốt thư ”. Theo y học cổ truyền, có 3 nguyên nhân: ngoại nhân là do hàn tà, thấp tà, hỏa tà; bất nội ngoại nhân do ăn uống, lao thương; nội nhân  do thất tình, đàm ẩm, khí huyết.

Hàn tà gây thu co, đau nhức, tắc ứ huyết mạch. Hỏa tà “ngũ khí hóa hỏa” hay do hàn tà lâu ngày hóa hỏa, hay do thấp tà hóa nhiệt gây sưng tấy hóa mủ lở loét, phù thũng căng nặng. Thất tình làm công năng tạng phủ bị rối loạn gây mất cân bằng dẫn tới khí trệ huyết ứ, kinh mạch bị tắc. Đàm ẩm do thủy thấp dẫn đến ứ trệ ở kinh mạch làm cho khí huyết không lưu thông gây chi thể nặng nề, đi lại khó khăn. Lao thương quá độ làm tổn thương khí huyết cân mạch...

Người bệnh có triệu chứng: khi gặp lạnh, các mạch máu co thắt gây thiếu máu dẫn đến lạnh chi, làm việc nặng hay đi lại nhiều thấy tê, đau bắp chân, có khi lan xuống bàn chân, ngón chân, da chân nhợt nhạt hay tím, nghỉ ngơi hết đau (cách hồi). Khi nặng, rối loạn dinh dưỡng chi thì đau thường xuyên, tím tái vùng ngón, bàn chân... Bệnh nhân đau không chịu nổi, hai tay giữ lấy bàn chân, đầu ngón chân có khi có loét hoại tử khô hay ướt, chi lạnh nhợt teo, toàn thân suy sụp, có khi sốt, sờ mạch khó thấy.

viêm tắc động mạch chi thể khí trệ huyết ứ:

 ngoài đau ở chi bị tổn thương, sắc mặt u ám, da khô trắng nhợt, chi teo nhẽo, lưỡi hồng hay xám tía, mạch huyền tế, trầm huyền.

Phép trị là hoạt huyết khứ ứ, hành khí giải uất.

viêm tắc động mạch chi thể hàn thấp:

 sờ chi lạnh, da bợt trắng bệch, đi lại đau, hay bị chuột rút, nhất là về đêm, lưỡi nhợt có điểm ứ huyết.

viêm tắc động mạch chi thể thấp nhiệt: 

người bệnh hoại tử đầu ngón chân, hoại tử khô hay chảy nước, ngón chi có khi sưng nề, có khi sốt, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác hay hoạt sác.

viêm tắc động mạch chi thể khí huyết lưỡng hư: 

Bệnh lâu ngày cơ thể suy sụp, loét lâu liền, đau kéo dài mất ăn, mất ngủ, toàn thân gầy sút, rêu trắng mỏng, mạch nhược tế vô lực.


Bài trị viêm da thần kinh theo y học cổ truyền

 Y học cổ truyền gọi viêm da thần kinh là ngưu bì tiễn, can tiễn. 

Nguyên nhân là do phong nhiệt làm ảnh hưởng đến da, sau đó gây huyết táo làm da không được nuôi dưỡng.

Người bệnh ngứa và gãi, nhất là về đêm làm da đỏ sẩn, hơi nhăn, cộm, nổi những sẩn dẹt bóng sau thành một đám hình bầu dục, đôi khi thành vệt dài có viền không đều, không rõ. Thường nổi ở hai bên cổ, gáy, đùi, vùng hậu môn sinh dục, nếp kẽ mông. 

Viêm da thần kinh thể phong nhiệt (giai đoạn mới mắc bệnh): 

da mới bị viêm, màu hơi hồng, ngứa, da còn mỏng. 

Phép chữa viêm da thần kinh thể phong nhiệt:

 khu phong thanh nhiệt. 

Viêm da thần kinh thể huyết táo (thể viêm da mạn tính): 

Biểu hiện vùng da bệnh dày và khô, ngứa nhiều về đêm, khi gãi chảy nước và rớm máu. 

Phép chữa viêm da thần kinh thể huyết táo :

dưỡng huyết, nhuận táo, khu phong.

Bài trị chứng tâm hồi hộp do ngoại tà trong y học cổ truyền

 Tâm hồi hộp do ngoại tà phong hàn thấp thuộc chứng “Tâm quý” trong Y học cổ truyền.

Người bệnh thường có triệu chứng tâm hồi hộp, hơi thở ngắn, ngực đau, người nhức mỏi, hai gò má đỏ tía, môi và móng tay chân tím tái, ho suyễn khạc đàm ra máu, mạch tế hoặc kết đại. Bệnh phần nhiều do chính khí hư mà ngoại tà phong, hàn, thấp xâm nhiễm hoặc hay ăn sống lạnh quá mà sinh bệnh.

Sách cho rằng ngoại tà khí phong, hàn, thấp phạm huyết mạch ảnh hưởng tới tạng tâm “Tâm tý huyết mạch không thông”. Doanh huyết vận hành không thông cho nên hồi hộp không yên. Nếu bệnh không chữa trị có thể dẫn đến thiếu máu, nhồi máu cơ tim. 

Chứng tâm hồi hộp do ngoại tà đau tức ngực “tâm quý” do lạnh nhiều .
Chứng tâm hồi hộp do ngoại tà đau tức ngực “tâm quý” do đàm thấp nhiều
Chứng tâm hồi hộp do ngoại tà đau tức ngực “tâm quý” do huyết ứ nhiều