Thứ Ba, 25 tháng 8, 2020

Bài trị sưng đau các khớp theo đông y

 Sưng đau các khớp theo Đông y thuộc phạm vi chứng tý. Bệnh thuộc hệ cơ xương khớp ở tứ chi và cơ nhục.

Tý có nghĩa là không thông của kinh lạc, khí huyết gây ra bệnh lý ở các phần kể trên. Chứng tý tùy nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà chia làm 3 loại: Phong thắng gọi là hành tý; Hàn thắng gọi là thống tý; Thấp thắng gọi là trước tý.

Nguyên nhân do thời tiết ẩm thấp hoặc tiếp xúc, lao động nơi ẩm thấp hoặc khi lao động mệt nhọc gặp mưa rét làm cho 3 thứ khí phong hàn thấp nhân lúc chính khí suy yếu tẩu lý sơ hở, tà khí thừa cơ xâm nhập cơ thể, lưu lại ở kinh lạc gân cơ xương khớp làm cho khí huyết không lưu hành được mà gây nên bệnh.

Bài thuốc trị sưng đau các khớpSưng khớp ngón tay.

Hành tý do phong tà là chính

Biểu hiện Hành tý do phong tà là chính

Sưng đau hoặc đau mỏi các khớp, gân cơ, thớ thịt, đau di chuyển, có khi hết hẳn xong tự nhiên lại xuất hiện trở lại, sợ gió, rêu lưỡi trắng, mạch phù.

Điều trị Hành tý do phong tà là chính

tán phong khu hàn, trừ thấp.

Thống tý do hàn là chính

Biểu hiện Thống tý do hàn là chính: 

Sưng đau các khớp, cơ, xương. Đau cố định ít hoặc không di chuyển. Tại vùng sưng đau không nóng, không đỏ, chân tay lạnh, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù trì hoặc nhu hoãn.

Điều trị Thống tý do hàn là chính: 

tán hàn khu phong, trừ thấp, hành khí, hoạt huyết.

Trước tý do thấp tà là chính

Biểu hiện Trước tý do thấp tà là chính

Các khớp đau mỏi nặng nề, vận động khó khăn, cảm giác tê, đôi khi sưng đau nếu thấp phối hợp với nhiệt có sưng nóng, đỏ, người mệt mỏi rã rời, rêu lưỡi dính, nhớt, mạch nhu hoãn.

Điều trị Trước tý do thấp tà là chính:

Nếu thiên về thấp hàn: Táo thấp, khu hàn, tán phong.

Nếu thiên về thấp nhiệt: Táo thấp, thanh nhiệt, tán phong.


Bài đau bụng do tỳ, dương khí hư

 Theo Y học cổ truyền, chứng dương khí hư bệnh phần nhiều tiên thiên bất túc, bệnh ốm lâu ngày cơ năng nội tạng suy giảm, nguyên nhân có liên quan đến ăn uống lạm dụng thực phẩm chua đắng hàn lạnh quá.

Người bệnh có biểu hiện ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi, tiêu chảy kéo dài, cơ nhục mềm nhão, ăn không ngon, nôn mửa, tay chân lạnh, sắc mặt thường trắng bệch, sức yếu hay mệt mỏi, do thiếu khí nên hay hụt hơi, biếng nói, tự ra mồ hôi mạch hư trì hoặc trầm nhược. Phép trị là ích khí, kiện tỳ, chỉ tả. 

Bài sỏi tiết niệu theo y học cổ truyền

 YHCT gọi sỏi tiết niệu là chứng: sa lâm, thạch lâm hoặc cát lâm, gồm các triệu chứng chủ yếu: đau bụng, đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó...

YHCT gọi sỏi tiết niệu là chứng: sa lâm, thạch lâm hoặc cát lâm, gồm các triệu chứng chủ yếu: đau bụng, đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân do thấp nhiệt kết ở hạ tiêu, làm cặn nước tiểu đọng lại, nhỏ gọi là sa, to gọi là thạch. Sa và thạch làm trở ngại đến việc bài tiết nước tiểu gây ra tiểu tiện khó, ứ lại gây đau. Thấp nhiệt còn gây sốt, huyết ứ trệ gây chảy máu.

Sỏi tiết niệu Thể thấp nhiệt:

Nguyên nhân Sỏi tiết niệu Thể thấp nhiệt: 

do ăn nhiều các thức ăn cay nóng béo ngọt hoặc nghiện rượu lâu ngày gây nên thấp nhiệt, thấp nhiệt lâu ngày làm cho cặn trong nước tiểu tụ thành sỏi.

Biểu hiện Sỏi tiết niệu Thể thấp nhiệt

tiểu tiện ra máu, kèm theo đau quặn bụng, tiểu tiện nhiều lần, đái buốt, miệng đắng họng khô, bụng dưới tức trướng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt, mạch huyền hoạt.

Sỏi tiết niệu Thể can uất khí trệ:

Nguyên nhân Sỏi tiết niệu Thể can uất khí trệ

do tinh thần không thư thái, cáu giận tổn thương can, gây nên can uất khí trệ, khí trệ không tuyên thông uất hóa hỏa, hỏa uất ở hạ tiêu, ảnh hưởng khí hóa của bàng quang, mà dẫn tới tiểu tiện khó, đau, tiểu không hết bãi.

Biểu hiện Sỏi tiết niệu Thể can uất khí trệ

tiểu tiện ra máu, đái buốt, đái dắt, ấn vùng then đau, ngực sườn đầy trướng, chất lưỡi tối hoặc có ban ứ huyết, mạch huyền sáp.

Sỏi tiết niệu Thể thận âm hư suy:

Sỏi lâu ngày không khỏi, thấp nhiệt gây hao thương chính khí, hoặc tuổi già, bệnh lâu ngày cơ thể bị hư nhược, hoặc tiên thiên bất túc, lao lực quá độ, dẫn tới thận âm suy hư, âm hư hỏa vượng, hư hỏa bức huyết vong hành gây nên tiểu tiện ra máu.

Biểu hiện Sỏi tiết niệu Thể thận âm hư suy

tiểu tiện ra máu không ngừng, bụng dưới trướng đầy, lưng gối mềm yếu, đầu váng tai ù, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, rêu ít, mạch tế sác.

Trị chứng đởm nhiệt trong đông y

 Chứng đởm nhiệt là gi?

Chứng đởm nhiệt là do đởm khí bị uất kết mà hóa nhiệt hoặc do uất nhiệt ủng tắc ở đởm phủ mà gây nên. Bệnh phần nhiều do nội thương thất tình hoặc ngoại cảm lục dâm gây nên.

Chứng đởm nhiệt là do đởm khí bị uất kết mà hóa nhiệt hoặc do uất nhiệt ủng tắc ở đởm phủ mà gây nên. Bệnh phần nhiều do nội thương thất tình hoặc ngoại cảm lục dâm gây nên. Chứng này thường thấy trong các bệnh: huyễn vậng, hiếp thống, hoàng đản, bất mị... với các triệu chứng chủ yếu váng đầu, ù tai, đắng miệng, họng khô, tâm phiền, mất ngủ, mặt hồng, tai đỏ, bụng, sườn đầy tức... 

Đởm nhiệt sinh ra chứng huyễn vậng

Biểu hiện Đởm nhiệt sinh ra chứng huyễn vậng:

 Váng đầu hoa mắt, ngực sườn đầy, miệng đắng, nôn ra nước đắng, đêm ngủ không yên, hay mê, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.

Điều trị Đởm nhiệt sinh ra chứng huyễn vậng

Tả đởm thanh nhiệt.

Đởm nhiệt sinh ra chứng hiếp thống

Biểu hiện Đởm nhiệt sinh ra chứng hiếp thống

Đau sườn, có khi họng khô, miệng đắng, buồn nôn, nôn ra nước đắng, tâm phiền, ngủ kém, đại tiện bí kết, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.

Điều trị Đởm nhiệt sinh ra chứng hiếp thống

Thanh can đởm, điều hòa khí cơ.

Đởm nhiệt sinh ra chứng hoàng đản

Biểu hiện Đởm nhiệt sinh ra chứng hoàng đản:

 Mặt và mắt vàng, da vàng, nước tiểu vàng, người mệt mỏi.

Điều trị Đởm nhiệt sinh ra chứng hoàng đản

Thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.

Đởm nhiệt sinh ra chứng bất mị (ngủ kém)

Triệu chứng Đởm nhiệt sinh ra chứng bất mị (ngủ kém):

 Đêm nằm ngủ không yên, tâm phiền hay sợ sệt, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác.

Điều trị Đởm nhiệt sinh ra chứng bất mị (ngủ kém)

Sơ đởm tả nhiệt, an thần định chí.

Bệnh vảy nến theo y học cổ truyền

 Bệnh vảy nến là một bệnh ngoài da rất phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Bệnh mang tính di truyền, không nguy hại đến tính mạng, không lây nhưng thường kéo dài, tái phát, gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân.

Bệnh vảy nến là một bệnh ngoài da rất phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Bệnh mang tính di truyền, không nguy hại đến tính mạng, không lây nhưng thường kéo dài, tái phát, gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Theo y học cổ truyền, bệnh vảy nến gọi là tùng bì tiễn, là bệnh ngoài da mạn tính hay tái phát. Thương tổn cơ bản của bệnh vảy nến là đỏ da, có vảy nổi cộm ít hoặc nhiều. Nền đỏ này thường có vảy trắng, xám phủ lên trên, phải cạo hết lớp vảy này mới thấy rõ. Bệnh hay phát vào mùa đông, ở da đầu và mặt ngoài của tay, chân; nặng thì phát ra toàn thân kèm theo sưng đau các khớp tay chân. Y học cổ truyền cho nguyên nhân của bệnh vảy nến là do huyết nhiệt, lại cảm phải phong hàn mà thành bệnh, lâu ngày làm huyết táo, không dinh dưỡng được da sinh vảy nến.

Bệnh vảy nến Thể phong huyết nhiệt:

Triệu chứng bệnh vảy nến Thể phong huyết nhiệt:

 những nốt chấm đỏ xuất hiện nhiều, liên tục, lâu ngày to dần, màu hồng tươi, ngứa nhiều.

Phép chữa bệnh vảy nến Thể phong huyết nhiệt

khu phong, thanh nhiệt, lương huyết.

Bệnh vảy nến Thể phong huyết táo:

Triệu chứng bệnh vảy nến Thể phong huyết táo

ở thể bệnh kéo dài, có triệu chứng: những nốt mới ít xuất hiện, những nốt cũ màu hơi đỏ, ngứa, mặt da khô.

Phép chữa bệnh vảy nến Thể phong huyết táo

dưỡng huyết, nhuận táo, khu phong.

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

Chứng nhức đầu do huyết hư theo y học cổ truyền

 Chứng đau nhức đầu là một triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh. Nguyên nhân có thể do ảnh hưởng do tác nhân bên ngoài (ngoại cảm) hay bên trong cơ thể (nội thương).

Theo y học cổ truyền, đau đầu gồm nhiều thể: can khí nghịch, đàm trọc, huyết ứ, thận khí suy tổn và khí huyết hư... Cúc hoa và xuyên khung là 2 vị thuốc trong bài “Tứ vật thang gia vị” trị nhức đầu do huyết hư.

Người bệnh nhức đầu do khí huyết hư do ăn uống không đầy đủ, lao động quá sức, bị ốm lâu ngày, mất máu, băng huyết làm khí huyết không đầy đủ, không nuôi được não gây đau đầu.

Đau đầu do khí hư:

người bệnh đau đầu lúc đau lúc không, lao động thì đau tăng, sắc mặt trắng, người mệt mỏi, đoản hơi, không muốn nói, đổ mồ hôi, sợ lạnh, miệng nhạt, lưỡi nhợt ít rêu, mạch tế vô lực. 

Phép chữa Đau đầu do khí hư:

 ích khí thăng dương. 

Đau đầu do huyết hư: 

người bệnh đầu đau âm ỉ, ngồi dậy đau tăng, nằm thì giảm đau, xế trưa đau nhiều, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ hay quên, chân tay tê dại, mắt khô, lưỡi nhạt, rêu mỏng, mạch tế.

 Phép chữa Đau đầu do huyết hư:

 tư âm dưỡng huyết. 

Đau đầu do chân đầu thống: 

do nhiễm quá lạnh, khí âm hàn vượt lên trên vị trí của thanh dương, vào tới não tủy. Người bệnh biểu hiện đầu đột nhiên đau nặng, đau dữ dội, đau khắp cả đầu, chân tay rét lạnh, lạnh đến khớp khuỷu tay và khớp gối, đau như gãy xương, chất lưỡi nhạt, mạch vi muốn tuyệt. 

Phép chữa Đau đầu do chân đầu thống:

 ôn thận tán hàn, trấn nghịch cố thoát. 

Bệnh lý của ôn bệnh trong đông y

 Bệnh lý của ôn bệnh chủ yếu là biểu hiện ở vệ khí, dinh, huyết và tạng phủ thuộc tam tiêu.

Chuyển biến bệnh thường bắt đầu từ vệ rồi vào khí, đến dinh, đến huyết. Cũng có khi bệnh bắt đầu từ phần dinh, phần khí mà phần vệ chỉ thoáng qua, triệu chứng của ôn bệnh không cố định.

Vệ, khí, dinh, huyết có quan hệ chặt chẽ với nhau: Vệ và khí đều là khí cơ nhưng vệ chủ phần biểu, khí chủ phần lý. Dinh, huyết đều từ thức ăn uống của ngũ cốc mà hóa sinh ra nhưng dinh là tiền thân của huyết, là khí ở trong huyết. Do đó vệ, khí, dinh, huyết thể hiện sự nông sâu và sự chuyển biến qua lại của ôn bệnh.

Vệ, khí, dinh, huyết

Tà ở phần vệ: 

Ôn bệnh mới phát có các triệu chứng sốt, hơi sợ lạnh, nhức đầu, ho, hắt hơi, không có mồ hôi hoặc ít mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, lưỡi đỏ, mạch phù sác. Đặc điểm của tà ở phần vệ là sốt, sợ lạnh; điều trị biểu chứng phần vệ thường dùng phương pháp tiết trệ thấu hãn.

Tà ở phần khí: 

Nhiệt tích ở phế: Thường thấy sốt, ho, khát, rêu lưỡi vàng; Nhiệt ở hung cách: Vùng cách mô bực dọc, sốt, rêu lưỡi vàng;  Nhiệt thịnh ở dương minh vị: Sốt cao, có mồ hôi, thở mạnh, nước tiểu vàng sẫm, rêu lưỡi vàng ráo. Mạch hồng đại; Nhiệt ở trường vị: Sốt cao, táo bón hoặc tiêu chảy (do nhiệt) đầy bụng, cứng đau, rêu lưỡi vàng dầy khô hoặc xám đen, có gai. Mạch trầm thực hữu lực; Nhiệt uất ở thiếu dương: Nóng lạnh như sốt rét, sốt nhiều, sợ lạnh ít, đắng miệng, đau sườn, đau hoặc tức vùng thượng vị, lợm giọng, rêu lưỡi vàng, hơi nhớt. Mạch huyền sác. Nếu nhiệt hiệp thấp thấy nóng lạnh lúc lên lúc xuống, tức ngực vùng thượng vị, nước tiểu ít; Thấp nhiệt phạm vào tỳ: Sốt âm ỉ bĩ tức vùng thượng vị, nôn mửa, nặng mình, chân tay mỏi, rêu lưỡi nhớt. Mạch nhu hoãn.

Tà ở phần dinh: 

Nhiệt tà ở phần dinh: Lưỡi đỏ thẫm, không khát, bực dọc, mất ngủ không yên, nói lảm nhảm, mạch tế sác. Phương pháp điều trị thanh dinh tiết nhiệt. Khi ôn tà mới vào phần dinh phương pháp điều trị là ngoại thấu nhiệt tà.

Tà ở phần huyết:

 Ôn tà vào phần huyết ngoài các triệu chứng bực dọc, mất ngủ, sốt nặng về đêm, không khát, thường thấy nôn ra máu, chảy máu cam, ỉa hoặc đái ra máu, ban chẩn, súc huyết, bực dọc phát cuồng. Đặc điểm của nhiệt ở phần huyết là lưỡi đỏ thẫm và các triệu chứng xuất huyết. Phương pháp điều trị: Lương huyết giải độc.

Tam tiêu: 

Dựa vào các tạng phủ thuộc tam tiêu để nghiên cứu diễn biến và tiến trình của ôn bệnh. Quá trình khí hóa của Tam tiêu thực chất là mối liên quan phối hợp với nhau về phương diện công năng vận hành khí cơ của các tạng phủ để duy trì mọi hoạt động sống bình thường trong cơ thể con người.

Triệu chứng thượng tiêu:

Chủ yếu là triệu chứng bệnh ở hai kinh thủ thái âm phế và thủ quyết âm tâm bào. Ôn tà phạm vào phế có các triệu chứng: Sốt, sợ lạnh, không có mồ hôi hoặc ít mồ hôi, hơi khát, rêu lưỡi trắng mỏng, đầu và cạnh lưỡi đỏ, mạch phù sác.

Nếu biểu tà là thấp, lý tà là nhiệt uất ở phế có các triệu chứng: Sốt, có mồ hôi, khát, ho suyễn, rêu lưỡi vàng, mạch sác. Ôn tà vào thủ quyết âm tâm bào có các triệu chứng: Mê man, nói nhảm hoặc nói ngọng, tay chân lạnh ngắt, lưỡi đỏ thẫm.

Triệu chứng trung tiêu:

Chủ yếu là triệu chứng của ba kinh: Túc thái âm tỳ, túc dương minh vị, thủ dương minh đại trường. Vị làm chủ táo, tỳ làm chủ thấp. Tà vào trung tiêu mà táo hóa. Do các triệu chứng lâm sàng của thấp ôn là không sợ lạnh mà sợ nóng, buổi chiều càng nặng, mặt và mắt đều đỏ, tiếng nói nặng và đục, thở mạnh, táo bón, đái rắt, rêu lưỡi vàng. Bệnh nặng thì rêu lưỡi xám đen, có gai là chứng thực nhiệt của trường vị ở dương minh. Tà vào trung tiêu mà thấp hóa gây sốt âm ỉ, ngực và trường vị tức, lợm giọng, buồn nôn, nặng mình, mỏi chân tay, rêu lưỡi nhớt, mạch hoãn là chứng thấp của thái âm tỳ không hoá.

Triệu chứng hạ tiêu:

Chủ yếu là triệu chứng của bệnh ở hai kinh Túc thiếu âm thận và Túc quyết âm can. Tà nhiệt làm hao thận âm gây sốt, mắt đỏ, lòng bàn tay, bàn chân nóng, miệng và họng khô, tinh thần mỏi mệt, bực dọc mất ngủ, mạch hư. Nhiệt làm thận âm khô, ảnh hưởng đến can mộc nên lúc phong dấy lên thì chân tay run rẩy hoặc co giật, chân tay lạnh ngắt, tim đập mạnh.

Triệu chứng bệnh ở thủ thái âm phế thường là thời kỳ đầu của bệnh ôn nhiệt, triệu chứng bệnh ở túc dương minh vị thường là thời kỳ cực thịnh của ôn bệnh, ôn nhiệt. Triệu chứng bệnh ở Túc quyết âm can và túc thiếu âm thận là thời kỳ cuối của bệnh ôn nhiệt bệnh từ thủ thái âm phế truyền tà xuống trung tiêu là truyền thuận, truyền vào tâm bào là truyền nghịch. Bệnh ở trung tiêu không khỏi sẽ truyền đến can thận. Đó là tình hình diễn biến chung và không cố định.