Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

Chứng nhức đầu do huyết hư theo y học cổ truyền

 Chứng đau nhức đầu là một triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh. Nguyên nhân có thể do ảnh hưởng do tác nhân bên ngoài (ngoại cảm) hay bên trong cơ thể (nội thương).

Theo y học cổ truyền, đau đầu gồm nhiều thể: can khí nghịch, đàm trọc, huyết ứ, thận khí suy tổn và khí huyết hư... Cúc hoa và xuyên khung là 2 vị thuốc trong bài “Tứ vật thang gia vị” trị nhức đầu do huyết hư.

Người bệnh nhức đầu do khí huyết hư do ăn uống không đầy đủ, lao động quá sức, bị ốm lâu ngày, mất máu, băng huyết làm khí huyết không đầy đủ, không nuôi được não gây đau đầu.

Đau đầu do khí hư:

người bệnh đau đầu lúc đau lúc không, lao động thì đau tăng, sắc mặt trắng, người mệt mỏi, đoản hơi, không muốn nói, đổ mồ hôi, sợ lạnh, miệng nhạt, lưỡi nhợt ít rêu, mạch tế vô lực. 

Phép chữa Đau đầu do khí hư:

 ích khí thăng dương. 

Đau đầu do huyết hư: 

người bệnh đầu đau âm ỉ, ngồi dậy đau tăng, nằm thì giảm đau, xế trưa đau nhiều, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ hay quên, chân tay tê dại, mắt khô, lưỡi nhạt, rêu mỏng, mạch tế.

 Phép chữa Đau đầu do huyết hư:

 tư âm dưỡng huyết. 

Đau đầu do chân đầu thống: 

do nhiễm quá lạnh, khí âm hàn vượt lên trên vị trí của thanh dương, vào tới não tủy. Người bệnh biểu hiện đầu đột nhiên đau nặng, đau dữ dội, đau khắp cả đầu, chân tay rét lạnh, lạnh đến khớp khuỷu tay và khớp gối, đau như gãy xương, chất lưỡi nhạt, mạch vi muốn tuyệt. 

Phép chữa Đau đầu do chân đầu thống:

 ôn thận tán hàn, trấn nghịch cố thoát. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét