Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu ra ngoài âm đạo có chu kỳ do sự tróc lớp niêm mạc tử cung, là hiện tượng hoạt động của buồng trứng và tử cung. Rối loạn kinh nguyệt có liên quan đến việc hiếm muộn của người phụ nữ. Việc điều trị rối loạn kinh nguyệt giúp phụ nữ dễ có con.
Các rối loạn kinh nguyệt bao gồm: vòng kinh không phóng noãn, có kinh sớm, có kinh muộn, đa kinh, cường kinh, thiểu kinh, rong kinh, rong huyết.
Quan niệm của y học cổ truyền
Phụ nữ bình thường, tuổi bắt đầu có kinh là từ 12 - 16 tuổi, chu kỳ kinh trung bình là 28 ngày, có thể thay đổi từ 21 - 35 ngày. Mỗi kỳ kinh máu ra thường là 3 - 5 ngày, lượng máu trung bình cho mỗi kỳ kinh là 40ml - 100ml. Màu máu của kinh lúc đầu hồng sau sẫm màu dần và cuối cùng nhạt dần. Kinh bình thường không có máu cục, không đặc, không có mùi hôi. Trước khi hành kinh và trong khi hành kinh, có thể thấy bụng dưới căng đầy khó chịu, lưng gối tay chân mỏi, đau đầu, vú căng, kém ăn, tính tình thay đổi.
Nói chung mỗi tháng ra kinh một lần gọi là kinh nguyệt. Song có người 2 tháng mới có kinh một lần gọi là tính nguyệt, còn 3 tháng mới có một lần gọi là cự kinh. Nếu một năm có một lần gọi là tỵ niên, có người không có kinh mà vẫn có con gọi là ám kinh, có người đã mang thai mà dến kỳ vẫn ra ít máu, song thai vẫn phát triển bình thường gọi là kích kinh, những biểu hiện trên đây là khác thường nhưng chưa phải là bệnh lý.
Rối loạn kinh nguyệt gồm các chứng: thống kinh, bế kinh, băng lậu, kinh trở, kinh loạn...
Đối với người phụ nữ thì bào cung là khí quan riêng biệt, chuyên chủ về kinh nguyệt và hệ bào, nơi phát nguồn của mạch xung, mạch nhâm. Mạch xung là bể của huyết, mạch nhâm là chủ về bào thai, cho nên công năng của bào cung cùng với 2 mạch xung, nhâm có quan hệ không thể tách rời.
Khi khí huyết của mạch xung, mạch nhâm bắt đầu đầy đủ diều hòa thì hành kinh đúng chu kỳ mỗi tháng. Đến trên dưới 49 tuổi thì khí huyết mạch xung, mạch nhâm suy yếu dần, thiên quý kiệt, rồi kinh nguyệt ngừng hẳn.
Nguyên nhân: không ngoài nội thương thất tình, ngoại cảm lục dâm, ăn uống ẩm thực... Còn thêm một số nguyên nhân khác như chế độ vệ sinh kinh nguyệt, sinh hoạt phòng dục... cũng gây bệnh lý nghiêm trọng.
Điều trị kinh trước kỳ
Trong bài viết này, chúng tôi tập trung bàn về điều trị kinh trước kỳ, một dạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp. Việc điều trị tùy theo từng thể bệnh.
Điều trị kinh trước kỳ thể Huyết nhiệt:
Triệu chứng kinh trước kỳ thể Huyết nhiệt :
kinh nguyệt ra trước kỳ sắc đỏ tươi, đỏ sẫm, lượng nhiều, không có máu hòn, máu cục, người hay choáng váng, nóng bứt rứt, khát nước, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác.
Kinh trước kỳ thể Can uất:
Triệu chứng kinh trước kỳ thể Can uất:
kinh nguyệt ra trước kỳ, sắc kinh đỏ tươi, đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, lượng nhiều ít không nhất định, ngực sườn đầy tức hay đau hai bên hông sườn, bụng chướng trước khi hành kinh, người hay choáng váng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.
Kinh trước kỳ thể Khí trệ:
Triệu chứng kinh trước kỳ thể Khí trệ:
kinh chậm 6 - 7 ngày sắc kinh đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, lượng ít, lưng đau, bụng chướng, người mệt mỏi. sắc mặt xanh sạm, ấm ách khó chịu; chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch huyền.
Kinh trước kỳ thể Huyết ứ:
Triệu chứng kinh trước kỳ thể Huyết ứ:
kinh nguyệt ra trước kỳ, có khi tháng 2 kỳ, mỗi kỳ ra vài ngày, sắc kinh đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, lượng ít, hay đau bụng dưới trước khi hành kinh, người mệt mỏi, chất lưỡi đỏ, có khi thấy nốt tím trên lưỡi, mạch tế sác.
Kinh trước kỳ thể Đàm trệ:
Triệu chứng kinh trước kỳ thể Đàm trệ:
kinh nguyệt ra sau kỳ, sắc kinh nhợt có khi lẫn máu cục, lượng ít, ngực bụng đầy tức, ậm ạch buồn nôn hoặc nôn mửa ra đàm, ăn uống kém, người mệt mỏi uể oải, khó chịu, thường gặp ở người béo bệu; chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, dính nhớt, mạch hoạt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét