Y học cổ truyền xếp đau vai gáy vào chứng “kiên tý thống”, “tý chứng”.
Đau vùng gáy, bả vai, cánh tay thường gặp nhất là do tổn thương hay thoái hóa đốt sống cổ (gặp nhiều ở độ tuổi 40 - 50); do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ; do vận động sai tư thế hoặc duy trì một tư thế quá lâu khiến cho cơ vùng cổ vai gáy bị căng cứng, máu lưu thông kém và dẫn tới hiện tượng đau mỏi; hoặc do cơ thể bị nhiễm phong hàn (nhiễm lạnh).
Đau vai gáy do phong hàn thấp
Đau do phong hàn thường nhẹ, không kéo dài, tính chất mức độ không kịch liệt, giới hạn hẹp vùng bả vai. Người bệnh có cảm giác căng cứng ở cổ, cơ vùng vai, cảm giác lạnh, sợ lạnh sợ gió, chườm nóng xoa bóp dễ chịu, rêu lưỡi trắng mạch phù.
Nếu do hàn thấp tính chất đau kịch liệt hơn, kéo dài dai dẳng, người bệnh cảm giác trĩu nặng vai, khi vận động đau tăng làm tổn thương chính khí, làm khí hư tự đổ mồ hôi, đoản hơi, mệt nhọc, rêu lưỡi trắng mạch nhược.
Phép trị Đau vai gáy do phong hàn thấp
ôn kinh tán hàn khu phong hoạt huyết.
Đau vai do huyết ứ:
Do chấn thương hay do bệnh kéo dài điều trị không khỏi phần nhiều có kèm theo huyết ứ. Người bệnh có biểu hiện đau nhói, cơ gân vùng vai cứng nhắc và teo cơ, lưỡi tía tối có ban ứ huyết, hạn chế vận đông rõ rệt.
Phép trị Đau vai do huyết ứ:
trừ hàn ôn bổ khí huyết kết hợp với hoạt huyết hóa ứ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét