Tiêu chảy trẻ em còn gọi là chứng rối loạn tiêu hóa, thực tích, tích trệ trẻ em. Bệnh có thể gặp ở thể cấp tính hay thể mạn tính.
Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ
có thể do ăn uống, bị nhiễm khuẩn hay có trùng tích làm ảnh hưởng đến công năng hoạt động của tỳ vị, gây triệu chứng chủ yếu: nôn, tiêu chảy và gày mòn.
Khi bị tiêu chảy làm mất nước, mất chất điện giải có biến chứng nhiễm độc thần kinh (bệnh tả...) nhất thiết phải đến bệnh viện và phải dùng phương pháp chữa bệnh của y học hiện đại. Y học cổ truyền điều trị hiệu quả đối với thể cấp tính đơn thuần và mạn tính.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ do Tích trệ đồ ăn:
Trẻ có biểu hiện bụng đầy trướng, bú ít, nôn mửa có mùi chua khai, ngủ không yên giấc, hay khóc, tiêu chảy, phân có mùi chua thối, chậm tiêu hóa nên có khi đi ngoài ra thức ăn; rêu lưỡi mỏng trắng hoặc hơi vàng; mạch hoạt.
Phương pháp chữa Rối loạn tiêu hóa ở trẻ do Tích trệ đồ ăn:
tiêu thực đạo trệ.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ do Tích trệ trùng tích (do giun đũa hay giun kim):
Trẻ có biểu hiện ngứa ngáy, da vàng khô, hay khóc, hay kinh giật, ăn uống thất thường, buồn nôn, đau bụng, bụng trướng, đại tiện lỏng.
Phương pháp chữa Rối loạn tiêu hóa ở trẻ do Tích trệ trùng tích (do giun đũa hay giun kim):
kiện tỳ, trừ thấp, trừ khuẩn (tẩy giun).
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ do Tích trệ thấp nhiệt
Tiêu chảy do nhiễm khuẩn trực tiếp ở đường tiêu hóa hay do dị ứng nhiễm khuẩn (thường hay gặp vào mùa hè). Trẻ có biểu hiện tiêu chảy nhiều lần trong ngày (có thể đến 10 lần), sôi bụng, bụng trướng, nôn mửa, có sốt, khát nước, tiểu tiện ít đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc trắng khô, hậu môn đỏ rát.
Phương pháp chữa Rối loạn tiêu hóa ở trẻ do Tích trệ thấp nhiệt:
Thanh nhiệt trừ thấp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét