Phương pháp Ôn châm cứu vừa đạt được mục đích của lưu kim, vừa có thể dẫn nhiệt thông qua thân kim vào sâu bên trong. Như “Thiên kim dực phương” có nói: “Phàm bệnh đều do khí huyết ủng trệ, không thể tuyên thông, dùng châm để khai đạo, dùng cứu để ôn ấm”, từ đó đạt được hiệu quả điều trị, được ứng dụng vô cùng rộng rãi trên lâm sàng.
Ngải cứu, còn gọi là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải diệp; có tên khoa học Artemisia vulgaris L., thuộc họ Cúc Asteraeae. Thường dùng lá có lẫn ít cành non phơi hay sấy khô của cây hoặc lông của lá ngải cứu làm thuốc. Theo y học cổ truyền, ngải cứu là vị thuốc có tính ôn, vị cay đắng; quy kinh Can, Tỳ, Thận. Dùng làm thuốc ôn khí huyết, ôn kinh chỉ huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai. Thường dùng trong pháp cứu.
Ôn châm cứu?
Theo “Biển Thước tâm thư”, để bổ dương có ba phương pháp lớn: thứ nhất ngải cứu, thứ hai đan dược, thứ ba phụ tử. Tư tưởng này cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị của nó, đặc biệt là pháp cứu, vô cùng thích hợp sử dụng với người hiện đại phần lớn có thể chất dương hư, là phương pháp tốt nhất trong việc điều chỉnh dương khí, bổ túc dương khí một cách nhanh chóng. “Bất kỳ tật bệnh hoặc trạng thái suy lão nào, đều là quá trình khuy tổn, tiêu hao không ngừng dương khí của cơ thể. Nếu như bỏ qua phương pháp trị liệu bồi bộ dương khí toàn thân, khó mà có thể trị khỏi được tật bệnh từ gốc”.
Phương pháp ôn châm cứu
còn gọi là ôn châm, châm bính cứu, thiêu châm bính… Là một phương pháp kết hợp Ngải cứu và châm kim. Tên gọi ôn châm lần đầu tiên xuất hiện trong Thương hàn luận, nhưng không được nêu rõ. Phương pháp này phát triển mạnh vào thời nhà Minh, được ghi chép lại trong “Châm cứu tụ anh” của Cao Vũ và “Châm cứu đại thành” của Dương Tục Châu.
Phương pháp ôn châm cứu vừa đạt được mục đích của lưu kim, vừa có thể dẫn nhiệt thông qua thân kim vào sâu bên trong. Như “Thiên kim dực phương” có nói: “Phàm bệnh đều do khí huyết ủng trệ, không thể tuyên thông, dùng châm để khai đạo, dùng cứu để ôn ấm”, từ đó đạt được hiệu quả điều trị, được ứng dụng vô cùng rộng rãi trên lâm sàng.
Thao tác Ôn châm cứu
Sau khi châm kim, vê kim để đạt được đắc khí, lưu kim ở độ sâu thích hợp, gắn miếng bìa cứng có lỗ ở giữa vào nhằm bảo vệ vùng da xung quanh huyệt đạo, gắn vào đốc kim mẩu ngải cứu dài 2cm, hoặc ngải nhung được vo lại thành viên chắc nhỏ, đốt cháy ngải. Đợi ngải cháy hết, dùng nhíp nhổ kim ra. Nếu như dùng ngải nhung, có thể cứu 3 - 5 mồi.
Khoảng cách giữa đoạn ngải và da khoảng 2 - 3cm, điều chỉnh sao cho người bệnh cảm thấy độ ấm vừa phải, không nóng rát. Trong quá trình lưu kim đốt ngải, người bệnh không nên di chuyển cơ thể.
Ứng dụng Ôn châm cứu
Ôn châm cứu vừa có tác dụng của châm lẫn cứu, ứng dụng của nó không chỉ còn giới hạn đối với các bệnh phong thấp, các bệnh thiên về tính hàn, mà đã được ứng dụng trị liệu rộng khắp trên nhiều loại bệnh thuộc hàn chứng, hư chứng, thống chứng như phong hàn thấp tí, đau khớp, đau lưng, vị phúc lãnh thống, di chứng sau tai biến, liệt mặt, các bệnh phụ khoa… Ngoài ra cũng thích hợp dùng để phòng bệnh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Lưu ý Ôn châm cứu :
ôn châm là một thủ thuật y khoa dành riêng cho các nhân viên y tế được đào tạo cùng ngành, những người không được đào tạo không nên tùy tiện làm. Vì các kỹ thuật, thao tác sai sẽ không mai lại kết quả như mong muốn, thậm chí gây tổn hại sức khỏe cho người bệnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét