Chứng tỳ phế khí hư
thường gặp trong các bệnh: cảm mạo, cảm mạo lưu hành (cúm), viêm họng, ho, suyễn chứng…
là một loại bệnh phức hợp tỳ khí hư đồng thời có cả phế khí hư hoặc do tỳ khí hư từ trước, liên lụy đến phế tạo thành chứng tỳ phế khí cùng hư. Hoặc do phế khí hư từ trước liên lụy đến tỳ mà dẫn đến chứng phế tỳ khí cùng hư.
Bệnh chứng Chứng tỳ phế khí hư gây cảm mạo
chủ yếu là tỳ mất sự kiện vận, phế mất sự tuyên giáng, tân dịch không phân bố được, đờm và thấp ngăn trở mà sinh bệnh. Nhân cơ hội tạng phủ bất túc mà sinh ra hư chứng, bệnh chủ yếu do nội thương gây ra.
Bệnh thường gặp ở người cao tuổi, thể lực hư yếu hoặc ốm lâu ngày, cơ thể suy yếu, phụ nữ sau khi sinh chính khí chưa hồi phục… sinh chứng ngoại cảm phong hàn lưu hành (cảm cúm).
Triệu chứng Chứng tỳ phế khí hư gây cảm mạo:
sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau mình, rêu lưỡi trắng mỏng mạch phù, đoản hơi, mệt mỏi, đàm ẩm, ho ra đờm trắng, mạch hư vô lực.
Phép trị Chứng tỳ phế khí hư gây cảm mạo:
Ích khí giải biểu tuyên phế hóa đàm.
Trên lâm sàng có thể chia ra hai nhóm chứng trạng:
Một là do phế khí hư thì ho kéo dài, đờm trắng loãng, ngực khó chịu đoản hơi, tiếng nói nhỏ, có khi khản tiếng, tinh thần mệt mỏi, tự ra mồ hôi, dễ cảm mạo.
Hai là tỳ khí bất túc thì ăn kém, bụng trướng đầy, đại tiện phân nhão, chân tay nặng nề, mặt và tay chân phù thũng, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch tế nhược.
Do phế khí hư tổn mà sinh ra chứng khái thấu (ho).
Bệnh phát ở phế rồi sau mới truyền sang tỳ.
Triệu chứng Do phế khí hư tổn mà sinh ra chứng khái thấu (ho):
Bệnh nhân ho nhiều, đờm nhiều có màu trắng,bụng đầy, ăn kém, chân tay mỏi mệt, hụt hơi, tự ra mồ hôi, đại tiện phân nhão, rêu lưỡi trắng, mạch hoãn.
Phép trị Do phế khí hư tổn mà sinh ra chứng khái thấu (ho):
Ích khí kiện tỳ hóa đờm chỉ ho.
Do tỳ khí bất túc sinh chứng suyễn
do đờm thấp ủng tắc ở trong, đường thở của phế bị tắc nghẽn, phế khí mất sự hòa giáng mà sinh chứng suyễn.
Triệu chứng Do tỳ khí bất túc sinh chứng suyễn:
Bệnh nhân ho suyễn, nhiều đờm dính, khạc khó ra, mạch hoạt.
Phép trị Do tỳ khí bất túc sinh chứng suyễn:
Bổ tỳ ích khí, tiêu đờm giáng khí bình suyễn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét