Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

Phương pháp Ôn châm cứu theo y học cổ truyền

 Phương pháp Ôn châm cứu vừa đạt được mục đích của lưu kim, vừa có thể dẫn nhiệt thông qua thân kim vào sâu bên trong. Như “Thiên kim dực phương” có nói: “Phàm bệnh đều do khí huyết ủng trệ, không thể tuyên thông, dùng châm để khai đạo, dùng cứu để ôn ấm”, từ đó đạt được hiệu quả điều trị, được ứng dụng vô cùng rộng rãi trên lâm sàng.

Ngải cứu, còn gọi là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải diệp; có tên khoa học Artemisia vulgaris L., thuộc họ Cúc Asteraeae. Thường dùng lá có lẫn ít cành non phơi hay sấy khô của cây hoặc lông của lá ngải cứu làm thuốc. Theo y học cổ truyền, ngải cứu là vị thuốc có tính ôn, vị cay đắng; quy kinh Can, Tỳ, Thận. Dùng làm thuốc ôn khí huyết, ôn kinh chỉ huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai. Thường dùng trong pháp cứu.

Ôn châm cứu?

Theo “Biển Thước tâm thư”, để bổ dương có ba phương pháp lớn: thứ nhất ngải cứu, thứ hai đan dược, thứ ba phụ tử. Tư tưởng này cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị của nó, đặc biệt là pháp cứu, vô cùng thích hợp sử dụng với người hiện đại phần lớn có thể chất dương hư, là phương pháp tốt nhất trong việc điều chỉnh dương khí, bổ túc dương khí một cách nhanh chóng. “Bất kỳ tật bệnh hoặc trạng thái suy lão nào, đều là quá trình khuy tổn, tiêu hao không ngừng dương khí của cơ thể. Nếu như bỏ qua phương pháp trị liệu bồi bộ dương khí toàn thân, khó mà có thể trị khỏi được tật bệnh từ gốc”.

Phương pháp ôn châm cứu

còn gọi là ôn châm, châm bính cứu, thiêu châm bính… Là một phương pháp kết hợp Ngải cứu và châm kim. Tên gọi ôn châm lần đầu tiên xuất hiện trong Thương hàn luận, nhưng không được nêu rõ. Phương pháp này phát triển mạnh vào thời nhà Minh, được ghi chép lại trong “Châm cứu tụ anh” của Cao Vũ và “Châm cứu đại thành” của Dương Tục Châu.

Ôn châm cứu

Phương pháp ôn châm cứu vừa đạt được mục đích của lưu kim, vừa có thể dẫn nhiệt thông qua thân kim vào sâu bên trong. Như “Thiên kim dực phương” có nói: “Phàm bệnh đều do khí huyết ủng trệ, không thể tuyên thông, dùng châm để khai đạo, dùng cứu để ôn ấm”, từ đó đạt được hiệu quả điều trị, được ứng dụng vô cùng rộng rãi trên lâm sàng.

Thao tác Ôn châm cứu

Sau khi châm kim, vê kim để đạt được đắc khí, lưu kim ở độ sâu thích hợp, gắn miếng bìa cứng có lỗ ở giữa vào nhằm bảo vệ vùng da xung quanh huyệt đạo, gắn vào đốc kim mẩu ngải cứu dài 2cm, hoặc ngải nhung được vo lại thành viên chắc nhỏ, đốt cháy ngải. Đợi ngải cháy hết, dùng nhíp nhổ kim ra. Nếu như dùng ngải nhung, có thể cứu 3 - 5 mồi.

Khoảng cách giữa đoạn ngải và da khoảng 2 - 3cm, điều chỉnh sao cho người bệnh cảm thấy độ ấm vừa phải, không nóng rát. Trong quá trình lưu kim đốt ngải, người bệnh không nên di chuyển cơ thể.

Ứng dụng Ôn châm cứu

Ôn châm cứu vừa có tác dụng của châm lẫn cứu, ứng dụng của nó không chỉ còn giới hạn đối với các bệnh phong thấp, các bệnh thiên về tính hàn, mà đã được ứng dụng trị liệu rộng khắp trên nhiều loại bệnh  thuộc hàn chứng, hư chứng, thống chứng như phong hàn thấp tí, đau khớp, đau lưng, vị phúc lãnh thống, di chứng sau tai biến, liệt mặt, các bệnh phụ khoa… Ngoài ra cũng thích hợp dùng để phòng bệnh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Lưu ý Ôn châm cứu : 

ôn châm là một thủ thuật y khoa dành riêng cho các nhân viên y tế được đào tạo cùng ngành, những người không được đào tạo không nên tùy tiện làm. Vì các kỹ thuật, thao tác sai sẽ không mai lại kết quả như mong muốn, thậm chí gây tổn hại sức khỏe cho người bệnh.

Bài điều trị viêm phế quản theo Đông y

 Trong thời tiết mùa đông, nhiệt độ trong ngày chênh lệch lớn, nóng lạnh thay đổi đột ngột khiến mọi người, đặc biệt là trẻ em và người già yếu dễ mắc viêm phế quản. Câu hỏi mà nhiều độc giả quan tâm là điều trị bằng YHCT có mang lại hiệu quả với bệnh viêm phế quản hay không khi mà việc lạm dụng kháng sinh tại nước ta đang gia tăng và nhiều cảnh báo nguy cơ kháng thuốc? Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các phương pháp của YHCT trong điều trị viêm phế quản.

Bệnh viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm cấp hoặc mạn tính niêm mạc đường thở từ thanh quản trở xuống tới nhu mô phổi. Căn nguyên gây viêm phế quản thường là do virut, vi khuẩn. Đây là bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp thường gặp khi thời tiết chuyển mùa.

Viêm phế quản thuộc phạm vi chứng “khái thấu” và “đàm ẩm”. 

Theo YHCT, nguyên nhân gây bệnh bên ngoài chủ yếu do cảm thụ phải tà khí của lục dâm như ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt. Những yếu tố này làm cho phế khí bị ngưng trệ, mất tuyên thông chức năng thăng giáng khí của phế bị rối loạn dẫn đến người bệnh ho, có đờm nhiều. Ngoài ra, vào mùa thu, táo tà thường từ bên ngoài xâm phạm vào phế, làm tổn thương tân dịch của phế, dẫn đến ngứa họng, ho khan. Theo YHCT, các yếu tố gây bệnh bên trong thường do chức năng của 3 tạng phế, tỳ, thận bị suy giảm, hàn thấp làm tổn thương tỳ, thành đàm dẫn đến ho và khạc đờm nhiều hoặc do vị trường tích nhiệt, nhiệt sẽ làm tổn thương phế dẫn đến phế, thận âm hư làm cho khí và tân dịch đều bị tổn thương đưa đến ho và khạc đờm.Viêm phế quản

Viêm phế quản là chứng bệnh hay gặp trong mùa đông.

Viêm phế quản cấp tính: Thường do phong hàn, phong nhiệt và khí táo gây ra.

Viêm phế quản cấp tính do phong hàn:

Triệu chứng Viêm phế quản cấp tính do phong hàn: 

Thường gặp ở giai đoạn đầu của viêm phế quản cấp. Người bệnh ho, đờm trong lỏng, sắc trắng dễ khạc, kèm theo tắc mũi, chảy nước mũi trong. Toàn thân sốt, sợ lạnh, đau đầu, cảm giác đau mỏi người, không ra mồ hôi, khản tiếng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch nhu.

Điều trị Viêm phế quản cấp tính do phong hàn: 

Sơ tán phong hàn, tuyên phế, hóa đàm.

Viêm phế quản cấp tính do phong nhiệt:

Triệu chứng Viêm phế quản cấp tính do phong nhiệt: 

Thường gặp trong viêm phế quản cấp hay đợt cấp của viêm phế quản mạn tính. Người bệnh ho, tiếng ho nặng, khạc đờm đặc hay vàng, miệng khát, họng đau, nước mũi vàng đục. Toàn thân: sốt cao, ra mồ hôi, sợ gió, nhức đầu, toàn thân đau mỏi; rêu lưỡi vàng mỏng, hoặc trắng mỏng, mạch phù sác.

Điều trị Viêm phế quản cấp tính do phong nhiệt: 

Sơ phong thanh nhiệt, tuyên thông phế khí.

Viêm phế quản cấp tính Thể khí táo:

Triệu chứng Viêm phế quản cấp tính Thể khí táo: 

Người bệnh ho khan, ít đờm, họng khô, mũi khô, lưỡi khô. Toàn thân: phát sốt, sợ gió, đau họng, đôi khi ho có lẫn ít đờm, trong có tia máu. Rêu lưỡi vàng, đầu lưỡi đỏ, mạch phù.

Điều trị Viêm phế quản cấp tính Thể khí táo: 

Nhuận táo dưỡng phế. Nếu ôn táo: sơ phong thanh nhiệt. Nếu lương táo: sơ tán phong hàn.

Viêm phế quản mạn tính: 

Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính thường được chữa như viêm phế quản cấp. Nếu không trong đợt cấp thì viêm phế quản mạn tính thường phân chia thành 2 thể lâm sàng: thể đàm thấp và thể thủy ẩm.

Viêm phế quản mạn tính Thể đàm thấp:

Triệu chứng Viêm phế quản mạn tính Thể đàm thấp: 

Người bệnh  ho và khạc đờm nhiều, đờm trắng dính, lỏng hoặc thành cục. Ngực bụng có cảm giác đầy tức, ăn kém, tinh thần mỏi mệt. Rêu lưỡi trắng nhờn, mạch nhu hoạt.

Điều trị Viêm phế quản mạn tính Thể đàm thấp: 

Kiện vận tỳ vị, táo thấp hóa đàm.

Viêm phế quản mạn tính Thể thủy ẩm (hàn ẩm): 

Thường hay gặp ở người bệnh viêm phế quản mạn tính kèm theo giãn phế nang ở người cao tuổi, suy giảm chức năng hô hấp, bệnh tâm phế mạn.

Triệu chứng Viêm phế quản mạn tính Thể thủy ẩm (hàn ẩm): 

Thường ho kéo dài hoặc hay tái phát, khó thở khi trời lạnh thì ho tăng lên khạc ra nhiều đờm lỏng trắng. Khi vận động các triệu chứng trên tăng nặng. Khó thở nhiều thì nằm phải gối đầu cao. Toàn thân: sợ lạnh, rêu lưỡi trắng trơn, mạch tế nhược.

Điều trị Viêm phế quản mạn tính Thể thủy ẩm (hàn ẩm) :

 Ôn phế, hóa đàm.

Bài trị nhức đầu do thận khí suy tổn theo y học cổ truyền

 Đau nhức đầu là một triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh, do tác nhân bên ngoài (ngoại cảm) hay bên trong cơ thể (nội thương).

Đau nhức đầu là một triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh, do tác nhân bên ngoài (ngoại cảm) hay bên trong cơ  thể (nội thương). Theo YHCT, nếu khi đau khi không và đau âm ỉ là do nội thương; nếu kèm theo triệu chứng: xây xẩm, lưng gối đau mỏi hoặc có di tinh, lưỡi đỏ, mạch tế sác là do thận khí suy tổn.

Đau đầu do thận âm hư:

 Người bệnh có biểu hiện đầu đau trống rỗng, ù tai, hoa mắt chóng mặt, lưng gối yếu mỏi, mất ngủ hay quên, di tinh đới hạ, ngũ tâm phiền nhiệt, ngấy sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, người gầy, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác hoặc huyền tế vô lực.

 Phép chữa Đau đầu do thận âm hư:

 tư bổ thận. 

Đau đầu do thận dương hư: 

Người bệnh có biểu hiện đau đầu sợ lạnh, sắc mặt trắng nhợt, lưng gối vô lực, chân tay lạnh, đại tiện lỏng, đái ít, phù thũng, chất lưỡi nhạt bệu, ít rêu, mạch trầm tế nhược, nhất là mạch xích bất túc. 

Phép chữa Đau đầu do thận dương hư:

ôn bổ thận dương. 

Bài trị mẩn ngứa theo đông y

 Mẩn ngứa là hiện tượng rất thường gặp và do nhiều nguyên nhân như viêm da, dị ứng, huyết nhiệt, chức năng gan bị rối loạn… Tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Đông y có những bài thuốc trị ngứa rất hiệu quả, an toàn lại dễ thực hiện. Xin giới thiệu để bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng khi cần.

Ngứa do viêm da:

 Mặt da nổi tịt hoặc sần sùi, chất da xơ cứng, có thể bị phù nhẹ, ngứa nhiều gãi nhiều, tổn thương rải rác ở vùng kín hoặc từng đám trên cẳng tay, trên đùi, mông hoặc ở những nơi có nếp gấp... 

Phép điều trị Ngứa do viêm da:

 chống viêm, chống ngứa, thanh nhiệt.

Ngứa do huyết nhiệt: 

Bên trong thì huyết nhiệt, bên ngoài thì nắng nóng, hai yếu tố hợp lại phát sinh ra ngứa. Huyết nhiệt cho nên việc tiêu độc bị ngưng trệ, thời tiết nóng quá, các mao mạch ngoại vị giãn nở, độc tà thoát ra ngoài gây ngứa.

 Phép điều trị Ngứa do huyết nhiệt

lương huyết giải độc, trừ tà thanh nhiệt. 

Bài trị khản tiếng, mất tiếng mạn tính theo đông y

  Khản tiếng (mất tiếng)

 thuộc phạm vi chứng thất âm, có liên quan đến công năng hoạt động thất thường của 2 tạng...

Khản tiếng (mất tiếng) thuộc phạm vi chứng thất âm, có liên quan đến công năng hoạt động thất thường của 2 tạng: phế và thận. Mất tiếng do phế âm hư và thận âm hư, tân dịch không đầy đủ không khí hóa được gây ra bệnh, gọi là thể hư chứng (mạn tính). 

Mất tiếng thể phế âm hư

Biểu hiện Mất tiếng thể phế âm hư: 

người bệnh gày, họng khô, ho khan nhiều, khản tiếng mất tiếng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác. 

Phương pháp chữa Mất tiếng thể phế âm hư: 

Tư âm dưỡng phế.

Mất tiếng thể thận âm hư

Biểu hiện Mất tiếng thể thận âm hư:

 họng khô, khản tiếng mất tiếng, bứt rứt, đau lưng mỏi gối, ù tai hoa mắt, chóng mặt, mạch tế sác. 

Phương pháp chữa Mất tiếng thể thận âm hư: 

Bổ thận âm, nạp phế khí, tuyên phế. 

Bài trị viêm đường tiết niệu theo đông y

 Viêm đường tiết niệu 

là hiện tượng nhiễm trùng ở hệ thống bài tiết nước tiểu. Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y.

Các triệu chứng của bệnh thường gặp bao gồm đi tiểu gấp, đi tiểu bị đau, đi tiểu ra máu, đau buốt ở vùng sinh dục... Bệnh không chỉ ảnh hưởng xấu đến tâm lý, đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, chức năng sinh sản, thậm chí tính mạng của người bệnh.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của Viêm đường tiết niệu ,

 chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, tình dục không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm nhiệt. 

 Viêm đường tiết niệu do Bàng quang thấp nhiệt

Triệu chứng Viêm đường tiết niệu do Bàng quang thấp nhiệt: 

Đái nhiều lần, cảm giác đái nóng, đau buốt, nhỏ giọt, nước tiểu vàng, đỏ, đục, bụng dưới đau cứng hoặc đau chướng, sốt hoặc ớn lạnh, miệng đắng, đại tiện táo, lưỡi đỏ rêu vàng nhớt, mạch sác.

Pháp điều trị  Viêm đường tiết niệu do Bàng quang thấp nhiệt

Thanh nhiệt tả hỏa, lợi thấp thông lâm.

Viêm đường tiết niệu Can đởm uất nhiệt

Triệu chứng Viêm đường tiết niệu do Can đởm uất nhiệt:

 Đái nhiều lần, cảm giác đau buốt, nước tiểu vàng, đỏ, bụng dưới chướng đau, hàn nhiệt vãng lai, miệng đắng, đại tiện táo, lưỡi đỏ rêu vàng nhớt, mạch huyền sác.

Pháp điều trị Viêm đường tiết niệu do Can đởm uất nhiệt:

 Thanh tả can đởm thấp nhiệt.

 Viêm đường tiết niệu do Tam tiêu thấp nhiệt

Triệu chứng Viêm đường tiết niệu do Tam tiêu thấp nhiệt

Ớn lạnh, sốt, nhiệt độ tăng cao về chiều, thân thể nặng nề, tức ngực, không đói, khô miệng nhưng không muốn uống, bụng đau chướng, tức bụng buồn nôn, nước tiểu đục, lưỡi đỏ rêu vàng dày, mạch nhu sác hoặc huyền sác.

Pháp điều trị Viêm đường tiết niệu do Tam tiêu thấp nhiệt :

 Thanh lợi tam tiêu, thanh nhiệt hóa thấp.


Bài trị nhức đầu do đàm trọc, huyết ứ

 Chứng đau nhức đầu là một triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh, là cảm giác chủ quan chịu ảnh hưởng do tác nhân bên ngoài (ngoại cảm) hay bên trong cơ thể (nội thương). Theo y học cổ truyền, đau đầu gồm nhiều thể: can khí nghịch lên, đàm trọc, huyết ứ, thận khí suy tổn và khí huyết hư... Sau đây là một số bài thuốc trị đau nhức đầu do đàm trọc, huyết ứ.

Đau đầu do đàm trọc uất kết: 

Do tỳ yếu kém ảnh hưởng đến công năng vận hóa của tỳ, làm đàm thấp ứ đọng và không sinh được khí huyết.  Đàm thấp gây trở ngại thăng giáng làm thanh không thăng và trọc không giáng dẫn tới đau đầu.

Biểu hiện Đau đầu do đàm trọc uất kết

 nhức đầu, mặt mày xây xẩm, ngực bụng đầy tức, nôn ra đờm dãi, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch huyền hoạt.

 Phép chữa Đau đầu do đàm trọc uất kết: 

Táo thấp hóa đờm (làm ráo thấp và hết đờm). 

Đau đầu do huyết ứ:

 Tỳ có công năng nhiếp huyết dịch nên tỳ yếu kém gây các bệnh xuất huyết, ứ huyết sinh đau.

Triệu chứng Đau đầu do huyết ứ:

 Đau đầu lâu ngày chữa nhiều không khỏi, đau như dùi châm, chỗ đau cố định, đau tăng khi trời râm hoặc chập tối, có tiền sử ngoại thương phần đầu, sắc mặt ám trệ, chất lưỡi tía tối hoặc có ban ứ, mạch tế hoặc tế sáp.

 Phép chữa Đau đầu do huyết ứ

hoạt huyết hóa ứ.