Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

Bài hen phế quản bằng Đông y

 Hen phế quản (hay còn gọi là hen suyễn, bệnh suyễn, COPD) là tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí (phế quản) gây co thắt và chít hẹp đường thở dẫn tới hiện tượng ho, khó thở, thở khò khè phát ra âm thanh như mèo rên, thậm chí bệnh nhân không thở được gọi là lên cơn hen.

Dấu hiệu của người hen phế quản

- Ho nhiều, ho kéo dài thường xuyên xảy ra khi thay đổi thời tiết

- Khò khè: Tiếng rít thường nghe được khi thở ra hoặc khi ngủ

- Nặng ngực: Cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt

- Khó thở: Thở hụt hơi, thở nhanh ngắn, hít vào không được sâu mà thở ra thì không dễ dàng

- Biểu hiện bị thức giấc do khó thở

Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản

Theo quan điểm đông y về hen phế quản

Theo Đông Y nguyên nhân gây ra hen phế quản là do chức năng nội tạng của cơ thể mất cân bằng mà gây nên bệnh hen, chủ yếu tại 3 tạng Tỳ, Phế, Thận bị suy yếu, không điều hòa gây ra bệnh:

+ Tạng Phế: Phế có công năng chủ xuất nhập khí. Phế rối loạn gây nên khó thở. Vì vậy, trong bệnh hen phế quản, triệu chứng điển hình dễ thấy là khó thở, khó thở có chu kỳ, cơn khó thở bùng phát khi gặp các yếu tố kích thích như gió, ẩm lạnh, bụi, mùi lạ, căng thẳng, mệt nhọc…

+ Tạng Tỳ: Tỳ Có chức năng vận hóa, chuyển biến hóa thức ăn. Khi lo nghĩ quá nhiều làm rối loạn công năng của tỳ. Chức năng chuyển hóa thức ăn của Tỳ bị rối loạn sẽ sinh đờm. Đờm dừng ở phế sẽ làm tắc nghẽn gây khó thở.

+ Tạng Thận: Thận chủ nạp khí. Công năng thận rối loạn dẫn tới cơ thể yếu từ lúc mới sinh; vì thế làm cho Thận không nạp được khí nên khí ngược lên gây khó thở

Ngoài ra bệnh hen còn có tính di truyền; những người bị chàm, nổi mề đay, viêm mũi dị ứng hay mắc các bệnh dị ứng khác có nguy cơ bị hen suyễn

Cách đẩy lùi bệnh hen phế quản

Quan điểm đông y: “Muốn loại bỏ bệnh phải tìm đến nguyên nhân của bệnh” – Những ưu điểm khi loại bỏ bệnh bằng phương pháp Đông y:

- Loại bỏ bệnh từ gốc

- An toàn không tác dụng phụ

- Bồi bổ và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, hết bệnh

Hen không chỉ là vấn đề ở đường hô hấp, nó là bệnh của toàn thân mà những biểu hiện tập trung ở đường hô hấp, đặc trưng bởi sự co thắt phế quản và sự tăng tiết chất nhầy. Mục đích của Đông y là loại bỏ toàn diện, đem lại sự cân bằng cho toàn thân, tăng sức đề kháng của cơ thể, đồng thời quan tâm đến bài trừ nguyên nhân bệnh, vì thế hen mới khỏi được.

Để loại bỏ bệnh hen,theo Đông y: Phải phục hồi chức năng nội tạng mà chủ yếu là Tỳ, Phế, Thận, nhờ đó sức đề kháng của cơ thể tăng lên, các kháng thể tự sinh ra, ức chế các virus, tiêu viêm, khí quản và phế quản trở lại bình thường, đờm được tiêu trừ,không làm bít tắc phế khí, hen không còn nữa.

Như vậy nguyên tắc chung của loại bỏ bệnh hen ở đây là “Bổ chính, khu tà”. Sách Nội Kinh đã chỉ rõ: “Tà chi sở tấu, chính khí bất an”. Sau khi cắt cơn hen, tiếp tục “Bổ chính”, làm cho cơ thể càng khỏe lên, sức đề kháng tăng cao, sau đó dù cho môi trường bất lợi thì hen cũng không thể xảy ra được.

Hen phế quản là bệnh cần loại bỏ sớm để tránh các biến chứng:

- Làm xẹp phổi

- Nhiễm khuẩn phế quản, phổi

- Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất

- Tâm phế mãn, ngừng hô hấp tổn thương não

- Nặng nhất là dẫn tới ngừng hô hấp, suy hô hấp dễ dẫn tới nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào

Bài trị rối loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền

 Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu ra ngoài âm đạo có chu kỳ do sự tróc lớp niêm mạc tử cung, là hiện tượng hoạt động của buồng trứng và tử cung. Rối loạn kinh nguyệt có liên quan đến việc hiếm muộn của người phụ nữ. Việc điều trị rối loạn kinh nguyệt giúp phụ nữ dễ có con.

Các rối loạn kinh nguyệt bao gồm: vòng kinh không phóng noãn, có kinh sớm, có kinh muộn, đa kinh, cường kinh, thiểu kinh, rong kinh, rong huyết.

Quan niệm của y học cổ truyền

Phụ nữ bình thường, tuổi bắt đầu có kinh là từ 12 - 16 tuổi, chu kỳ kinh trung bình là 28 ngày, có thể thay đổi từ 21 - 35 ngày. Mỗi kỳ kinh máu ra thường là 3 - 5 ngày, lượng máu trung bình cho mỗi kỳ kinh là 40ml - 100ml. Màu máu của kinh lúc đầu hồng sau sẫm màu dần và cuối cùng nhạt dần. Kinh bình thường không có máu cục, không đặc, không có mùi hôi. Trước khi hành kinh và trong khi hành kinh, có thể thấy bụng dưới căng đầy khó chịu, lưng gối tay chân mỏi, đau đầu, vú căng, kém ăn, tính tình thay đổi.

Nói chung mỗi tháng ra kinh một lần gọi là kinh nguyệt. Song có người 2 tháng mới có kinh một lần gọi là tính nguyệt, còn 3 tháng mới có một lần gọi là cự kinh. Nếu một năm có một lần gọi là tỵ niên, có người không có kinh mà vẫn có con gọi là ám kinh, có người đã mang thai mà dến kỳ vẫn ra ít máu, song thai vẫn phát triển bình thường gọi là kích kinh, những biểu hiện trên đây là khác thường nhưng chưa phải là bệnh lý.

Rối loạn kinh nguyệt gồm các chứng: thống kinh, bế kinh, băng lậu, kinh trở, kinh loạn...

Đối với người phụ nữ thì bào cung là khí quan riêng biệt, chuyên chủ về kinh nguyệt và hệ bào, nơi phát nguồn  của mạch xung, mạch nhâm. Mạch xung là bể của huyết, mạch nhâm là chủ về bào thai, cho nên công năng của bào cung cùng với  2 mạch xung, nhâm có quan hệ không thể tách rời.

Khi khí huyết của mạch xung, mạch nhâm bắt đầu đầy đủ diều hòa thì hành kinh đúng chu kỳ mỗi tháng. Đến trên dưới 49 tuổi thì khí huyết mạch xung, mạch nhâm suy yếu dần, thiên quý kiệt, rồi kinh nguyệt ngừng hẳn.

Nguyên nhân: không ngoài nội thương thất tình, ngoại cảm lục dâm, ăn uống ẩm thực... Còn thêm một số nguyên nhân khác như chế độ vệ sinh kinh nguyệt, sinh hoạt phòng dục... cũng gây bệnh lý nghiêm trọng.

Điều trị kinh trước kỳ

Trong bài viết này, chúng tôi tập trung bàn về điều trị kinh trước kỳ, một dạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp. Việc điều trị tùy theo từng thể bệnh.

Điều trị kinh trước kỳ thể Huyết nhiệt:

Triệu chứng kinh trước kỳ thể Huyết nhiệt :

 kinh nguyệt ra trước kỳ sắc đỏ tươi, đỏ sẫm, lượng nhiều, không có máu hòn, máu cục, người hay choáng váng, nóng bứt rứt, khát nước, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác.

Kinh trước kỳ thể Can uất:

Triệu chứng kinh trước kỳ thể Can uất:

kinh nguyệt ra trước kỳ, sắc kinh đỏ tươi, đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, lượng nhiều ít không nhất định, ngực sườn đầy tức hay đau hai bên hông sườn, bụng chướng trước khi hành kinh, người hay choáng váng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.

Kinh trước kỳ thể Khí trệ:

Triệu chứng kinh trước kỳ thể Khí trệ: 

kinh chậm 6 - 7 ngày sắc kinh đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, lượng ít, lưng đau, bụng chướng, người mệt mỏi. sắc mặt xanh sạm, ấm ách khó chịu; chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch huyền.

Kinh trước kỳ thể Huyết ứ:

Triệu chứng kinh trước kỳ thể Huyết ứ: 

kinh nguyệt ra trước kỳ, có khi tháng 2 kỳ, mỗi kỳ ra vài ngày, sắc kinh đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, lượng ít, hay đau bụng dưới trước khi hành kinh, người mệt mỏi, chất lưỡi đỏ, có khi thấy nốt tím trên lưỡi, mạch tế sác.

Kinh trước kỳ thể Đàm trệ:

Triệu chứng kinh trước kỳ thể Đàm trệ:

kinh nguyệt ra sau kỳ, sắc kinh nhợt có khi lẫn máu cục, lượng ít, ngực bụng đầy tức, ậm ạch buồn nôn hoặc nôn mửa ra đàm, ăn uống kém, người mệt mỏi uể oải, khó chịu, thường gặp ở người béo bệu; chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, dính nhớt, mạch hoạt.

Bài trị chứng chóng mặt theo y học cổ truyền

 Theo y học cổ truyền, chóng mặt thuộc phạm vi chứng huyễn vựng. 

Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Hải Thượng Lãn Ông cho rằng “huyễn vựng xét chỉ bởi hỏa, vì âm huyết hậu thiên hư yếu thì hỏa động lên, chân thủy tiên thiên hư yếu thì hỏa bốc lên, bệnh nhẹ thì bổ huyết thêm vị mát, bệnh nặng thì bổ thủy nhưng đều thêm vị liễm giáng hỏa”.

Phòng trị chóng mặt chủ yếu bổ âm huyết giáng hỏa, trừ đàm thấp, thông kinh lạc, tăng cường máu nuôi dưỡng lên não. 

Chóng mặt thuộc chứng huyễn vựng của y học cổ truyền. Chứng bệnh này do nhiều nguyên nhân gây ra.
Chóng mặt đau đầu vùng đỉnh, hay tức giận, miệng đắng khát nước, lưỡi đỏ, mạch huyền, do can hỏa vượng.

Phép trị: thanh can, giáng hỏa.

Chóng mặt khi ngồi xuống đứng dậy, nằm nghỉ thấy đỡ, ăn ngủ kém, do khí huyết đều hư.

Phép trị: bổ khí dưỡng huyết kiện tỳ.

Chóng mặt, ù tai, kém trí nhớ, lưng gối yếu do thận tinh bất túc.

Phép trị: thiên về âm hư bổ âm, thiên về dương hư bổ dương.

Chóng mặt ù tai đau lưng chân không ấm do thận dương hư: 

Phép trị : ôn thận tráng dương, bổ tinh huyết. 

Chóng mặt đầu âm u, ngực bụng buồn đầy, người nặng nề do đàm trệ. 

Phép trị: kiện tỳ tiêu đàm…

Trong thực tế, bệnh chứng chóng mặt phần nhiều do phong, hỏa, đàm, và hư chứng. Có khi xuất hiện đơn độc, có khi xuất hiện song trùng. Điều trị trước phải thanh hỏa hóa đàm, khi bệnh lui, nên chữa căn nguyên bổ ích can thận âm giáng hư hỏa, kiện tỳ tiêu đàm mới là trị tận gốc.

Bài trị ứ nước màng tim theo đông y

 Theo Đông y, bệnh nhân mắc chứng “Thủy khí lăng tâm” do tâm (tim) thận dương hư. Chứng tâm thận dương hư trong Đông y phần nhiều do dương khí của tâm kém thủy ẩm nghịch lên, thuộc loại đình ẩm là do nước ứ đọng ở dưới tâm (ngoài màng tim). Tâm vốn chủ hỏa nhưng lại sợ thủy, khi nước ứ đọng ở màng tim, bệnh nhân thấy người nóng khó chịu, tâm hồi hộp, đoản hơi khó thở, mặt tím tái người mệt mỏi, đau tức vùng ngực, xem lưỡi: lưỡi dày đen, có nhiều nốt ứ huyết, mạch trầm tế sác vô lực…

u nuoc mang timHình ảnh tràn dịch màng tim.

 

Điều trị ứ nước màng tim

Ôn dương, lợi thủy, trấn nghịch, trừ hồi hộp.

Bài chữa viêm phế quản cấp theo đông y

 Mùa thu đông, nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm chênh nhau rất nhiều, độ ẩm cũng giảm dần nên dẫn đến khô hanh. Ðây cũng là thời điểm dễ sinh bệnh đường hô hấp , đặc biệt là viêm phế quản . Theo Ðông y, lúc đầu tà vào phần vệ khí sau đó vào phần phế khí. 

Viêm phế quản khi tà vào phần vệ khí

người bệnh hơi sốt, hơi sợ lạnh, nhức đầu, ra mồ hôi ít, ho khan hay ho ít đờm mà dính, mũi khô, họng khô, lưỡi đỏ, khát nước, rêu lưỡi trắng, mạch sác.

 Phép chữa Viêm phế quản khi tà vào phần vệ khí

Tân lương nhuận phế. 

Viêm phế quản khi tà vào phần phế khí

người bệnh sốt, ho nhiều, không đờm, suyễn, mũi họng khô, bực dọc, khát, nhức đầu, rêu lưỡi khô trắng mỏng, cạnh lưỡi và đầu lưỡi đỏ thẫm, mạch phù sác. 

Phép chữa Viêm phế quản khi tà vào phần phế khí: 

Thanh phế nhuận táo chỉ khái.


Bài chữa sỏi thận bằng Đông y

 Sỏi đường tiết niệu nói chung, sỏi thận nói riêng là một bệnh phổ biến ở nước ta. Các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sỏi tiết niệu là uống ít nước, ứ trệ nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi độ pH nước tiểu. Những viên sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu. Những viên sỏi to nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm hủy hoại thận và các chức năng của cơ quan này. Bệnh có đặc điểm chung là thường có biến chứng nhiễm khuẩn, dẫn đến suy thận mạn tính rất nguy hiểm.

Tùy theo thành phần hóa học, người ta thấy loại sỏi có calci (calci phosphat, calci oxalat, loại hỗn hợp cả oxalat và phosphat) và sỏi không có calci như acid uric, systin... Tùy theo vị trí của sỏi có sỏi thận (đài, bể thận), sỏi niệu quản và sỏi bàng quang. Dù loại sỏi nào thì sự hình thành sỏi thận cũng theo 3 giai đoạn: tạo nhân, dính các phân tử vào thượng bì đường niệu và lắng đọng, to dần thành sỏi. Các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sỏi tiết niệu là uống ít nước, ứ trệ nước tiểu, calci niệu tăng, citrat niệu thấp, pH niệu mất bình thường và nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Người bị sỏi tiết niệu có một hoặc nhiều triệu chứng sau đây: 

đau, tức, nặng vùng thắt lưng, cơn đau quặn thận; đái ra máu, đái buốt, đái rắt, đái đục; có thể sốt và nếu để lâu, có thể có các biểu hiện của ứ nước, ứ mủ ở thận, đái ít, vô niệu hoặc suy thận cấp hay mạn tính. Chẩn đoán xác định sỏi tiết niệu chủ yếu dựa vào siêu âm hoặc chụp Xquang.

Theo Đông y, bệnh sỏi tiết niệu :

được gọi là thạch lâm, nguyên nhân hoặc do ngày thường ăn nhiều thức ăn cay nóng, hóa sinh thấp nhiệt, uất kết lâu ngày rồi dồn xuống bàng quang làm cho khí hóa trở trệ không thông; hoặc do phòng sự quá độ, thận âm hao tổn, âm hư hỏa động ảnh hưởng đến tác dụng khí hóa của bàng quang, làm cho tạp chất của nước tiểu kết lại mà thành sỏi.

Với Tây y, sỏi thận có thể được chữa bằng nội khoa, cơ bản là giảm đau, chống nhiễm khuẩn, điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động hợp lý. Nhưng ngày nay sỏi tiết niệu chủ yếu được chữa bằng ngoại khoa với phương pháp khá hiệu quả là tán sỏi hoặc phẫu thuật lấy sỏi. Tuy nhiên, nhược điểm của các phương pháp này là không chữa được tận gốc nên sỏi lại tái phát.

Chữa sỏi thận bằng Đông y

Trong Đông y, tùy thể bệnh thấp nhiệt hay thận hư mà có các phương thuốc khác nhau.

Sỏi thận Thể thấp nhiệt: 

Bệnh nhân có biểu hiện người trì trệ, nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, đau, nặng, tức vùng thắt lưng.

 phép trị Sỏi thận Thể thấp nhiệt: 

thanh nhiệt hóa kiên làm chủ đạo.

Sỏi thận Thể thận hư: 

Ngoài các dấu hiệu nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, còn có biểu hiện người mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, ù tai, trì trệ, ngại vận động, có thể có di tinh, mộng tinh ở nam, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ...

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

Bệnh ở hầu - họng trong đông y

 Theo Đông y, bệnh tai, mũi, họng chia thành ba khoa riêng biệt:

Chứng tai ù, tai điếc thuộc thận và gan, thận khai khiếu ra tai, gan bốc hỏa làm tai ù, bệnh có thể xảy ra quanh năm.

Mũi thuộc chứng bệnh ở phế (phổi) và thận, phế khai khiếu ở mũi, thận âm kém làm tổn thương tân dịch sinh ra chứng ho, hen suyễn...

Yết hầu, họng thuộc phế và hệ tiêu hóa. Các chứng bệnh này thường có nội nhân và ngoại nhân khác nhau. Nội nhân là do tổn thương phủ tạng. Ngoại nhân thường do thời tiết khí hậu, bệnh thường xuất hiện về mùa thu đông, hoặc đông xuân. Trong bài này chúng tôi xin giới thiệu các chứng bệnh thường gặp ở yết hầu - họng và phương pháp điều trị.

Đông y cho rằng yết hầu là cái cửa để thở và ăn uống, là một bộ phận quan trọng trong cơ thể con người. Mục thiên ưu tuệ vô ngôn sách Linh khu nói: “Họng là đường đi của đồ ăn thức uống. Hầu là nơi khí đi lên đi xuống, thở ra hít vào, hội yếm là cái cửa của tiếng nói”. Hầu (khí quản) ở phía trước, họng (thực quản) ở phía sau. Họng là một tổ chức cơ mềm kết thành, có tác dụng co thắt để đưa thức ăn xuống vị (dạ dày). Hầu là một tổ chức sụn kết thành là một thông đạo của khí, có tác dụng đưa khí lên xuống, phát ra tiếng nói nhờ một màng mỏng gọi là hội yếm. Trên họng có một miếng thịt nhỏ thọng xuống gọi là huyền ung, hay đế đỉnh, lưỡi gà, để làm nhiệm vụ đóng mở khi ăn, uống, khi thở, khi nói. Đó là nhận thức của người xưa về yết hầu và họng. Về kinh lạc mà nói: Yết hầu và họng ở vị trí xung yếu trong cơ thể, là nơi hội tụ của các kinh mạch như: Thủ thái âm phế kinh, thủ thái dương tiểu trường kinh, túc thái âm tỳ kinh, túc thiếu âm thận kinh, túc quyết âm can kinh, túc dương minh vị kinh và nhâm mạch.

Nguyên nhân sinh bệnh ở yết hầu, họng: Do cảm nhiễm phong hàn, táo nhiệt, chướng khí, dịch độc (vi khuẩn), do tổn thương âm dịch ở thận, hư hỏa bốc lên làm đau họng khản tiếng, do ăn uống nhiều thức ăn kích thích, chiên xào, rượu bia, cay nóng, hút thuốc... làm cho nhiệt tích lại sinh hỏa, hỏa bốc lên mà sinh bệnh.

Những chứng bệnh thường gặp ở yết hầu, họng

Chứng đau yết hầu, họng: Bệnh nhân thấy khó thở, vùng họng sưng đỏ, hoặc có màu hồng, sốt nhẹ. Bệnh thường do ngoại cảm phong hàn, hoặc do âm hỏa vượng, do nói nhiều, ăn nhiều chất cay nóng.

Chứng mụn nhọt trong họng: Thường mọc bên ngoài cửa họng hoặc một bên cửa họng, sưng đau, sốt, sợ lạnh, mụn nhọt lan tỏa, đau nhức có khi đau lan tỏa lên đầu và tai. Khi mủ vỡ loét, ăn uống khó khăn, người mệt mỏi. Bệnh thường do phong nhiệt, đàm hỏa tích tụ lâu ngày ở phế và vị sinh ra.

Chứng Nhũ nga: Bệnh này thường phát ra ở vùng hạnh nhân (amidan) hai bên họng, sưng lên thành cục hình như con tằm mới có tên gọi Nhũ nga. Nếu sưng một bên gọi là đơn Nhũ nga, nếu mọc cả hai bên gọi là song Nhũ nga. Bệnh mới phát sưng to, chỗ sưng có màu đỏ hồng, sốt, ăn nuốt khó khăn, miệng ráo lưỡi khô, mạch sác hữu lực, nếu bệnh nặng thì sốt cao, nổi hạch ở mang tai, vùng sưng nổi lên màng trắng, nếu vỡ ra gọi là lạn hầu nga. Nếu mọc về bên trái là bệnh từ kinh tâm phát ra, nếu mọc về bên phải là bệnh từ kinh phế phát ra. Khi điều trị cần chú ý điều này. Bệnh phát ra một bên là nhẹ, phát ra cả hai bên là nặng, bệnh có hư chứng và thực chứng.

Chứng Tỏa hầu phong: Họng sưng đỏ, lưỡi gà thọng xuống như bị khóa lại, thức ăn nuốt không xuống, thở khó khăn, đau nhức trong họng, sắc mặt xanh nhợt, khi thở bệnh nhân phải co thắt ngực lại, mồ hôi trán dầm dề, tay chân lạnh. Bệnh sinh ra phần nhiều thuộc người nghiện rượu, nội nhiệt tích lại lâu ngày, làm động hỏa sinh đờm. Bệnh phát sinh đột ngột gọi là cấp tỏa hầu phong thường dễ tử vong. Bệnh phát ra từ từ gọi là mạn tỏa hầu phong có thể chữa được nhưng kết quả tỷ lệ thấp.

Điều trị Bệnh ở hầu - họng như thế nào?

Đau hầu họng do cảm phong hàn

 Ngạt mũi, nặng tiếng, sốt nhẹ, sợ gió, mình rét, không có mồ hôi, đau đầu, mạch phù sác, họng đau, hơi sưng, nuốt khó.

Điều trị: Sơ giải biểu tà.

Kinh dương minh vị (dạ dày) tích nhiệt: 

Cổ họng sưng đỏ, đau nhức, sốt cao, đại tiện táo bón, mạch tả thốn, hữu quan hồng huyền hữu lực.

Điều trị: Tả hỏa thanh vị nhiệt.

Cảm nhiễm thời khí dịch độc (truyền nhiễm) kết hợp với hỏa ở phế (phổi) và vị xông lên:

 Họng ngứa đau, họng khô, sưng đỏ, ăn uống nuốt không được, thích uống nước mát, mạch hồng huyền hữu lực.

Điều trị: Tả hỏa thanh nhiệt giải độc.

Các chứng Hầu ung, Nhũ nga lúc bệnh mới phát.

Điều trị nên dùng phương pháp tân lương sơ tán.

Chứng lạn hầu đan sa:

 Phần nhiều nhiệt tà (vi khuẩn) uất ở phần khí. Khi hỏa đã vào phần dinh (vào huyết).

Điều trị Chứng lạn hầu đan sa

Thanh dinh giải độc.