Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

Bài trị chứng khí bế ở người cao tuổi theo đông y

 Chứng khí bế

 là các chứng trạng nguy cấp, xuất hiện khi tà khí thịnh (trúng phong), làm khí trong cơ thể bị nghịch loạn, âm dương xung đột lẫn nhau, dẫn đến chín khiếu bị bế tắc không thông.

Biểu hiện Chứng khí bế

bệnh nhân đột ngột hôn mê, tai điếc mặt đỏ, thần trí không yên, vật vã, khó thở, cổ họng đờm khò khè, hai hàm răng nghiến chặt, hai tay nắm chặt, đại tiện táo bón, tiểu tiện không thông, rêu lưỡi vàng dày, mạch huyền sác có khi trầm hoạt.

Theo Đông y, khi lâm bệnh huyết với khí đều dồn lên trên là thuộc bệnh đại quyết (xuất huyết não), đây là bệnh thuộc loại trúng phong. Chứng này thường do can khí uất kết làm tắc nghẽn kinh mạch, khí cơ không vào ra thăng giáng được, hoạt động của cơ thể bị bế tắc. Có khi do khí bế kiêm phong chứng nên tay chân co giật có khi tê liệt. Khi điều trị phải khai khiếu khơi thông bế tắc, thông kinh hoạt lạc. Do mắc chứng khí bế mà sinh ra các bệnh như sau:

Chứng khí bế sinh ra trúng phong

Triệu chứng Chứng khí bế sinh ra trúng phong:

 Bệnh nhân đột ngột ngã lăn ra bất tỉnh nhân sự, miệng méo xệch, hai hàm răng cắn chặt, bán thân bất toại, hai tay nắm chặt, tiếng đờm khò khè, vật vã không yên, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch huyền sác.

Điều trị Chứng khí bế sinh ra trúng phong: 

Khai khiếu thông bế trừ phong hóa đờm.

Chứng khí bế sinh chứng long bế (bí đái)

Triệu chứng Khí bế sinh chứng long bế (bí đái): 

Tiểu tiện không ra hoặc ra giỏ từng giọt, bụng dưới căng đầy khó chịu, miệng khát muốn uống nước, có khi sinh ra chứng thở gấp, ho, rêu lưỡi vàng, mạch trầm hoặc sác.

Điều trị Khí bế sinh chứng long bế (bí đái):

Khai phế khí, thông vít lấp, thanh thấp nhiệt, lợi tiểu.

Chứng khí bế sinh chứng tai ù, tai điếc

Triệu chứng Chứng khí bế sinh chứng tai ù, tai điếc:

 Lúc đầu tai ù sau đó điếc dần có khi đau đầu, hoa mắt, miệng đắng tâm phiền, ngực đầy khó chịu, đại tiện táo bón, tiểu tiện vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.

Điều trị Chứng khí bế sinh chứng tai ù, tai điếc : 

Thanh can tiết nhiệt hóa đờm khái bế.

Chứng khí bế sinh chứng đại tiện bí kết

Triệu chứng Chứng khí bế sinh chứng đại tiện bí kết: 

Ợ hơi liên tục, ngực sườn trướng đau, miệng khô bụng trướng đầy, đại tiện bí kết, rêu lưỡi vàng chất lưỡi khô, mạch huyền sác hoặc trầm nhược.

Điều trị Chứng khí bế sinh chứng đại tiện bí kết: 

Sơ can hòa vị lý khí tán kết hành khí thông bế.

Bài trị chóng mặt theo đông y

 Chóng mặt Đông y gọi là chứng huyễn vựng, 

biểu hiện là mắt hoa, đầu váng. Người nhẹ triệu chứng đó đến một lát rồi qua ngay...người bị nặng mọi vật trước mặt quay cuồng có khi đứng không vững, còn kèm theo nôn ọe, vã mồ hôi, chân tay bủn rủn, sắc mặt trắng bệch... Chóng mặt là một bệnh thường gặp và rất dễ sinh ra với người béo phì, người thể chất kém và tuổi già.

Nguyên nhân chóng mặt

là do ngoại cảm tà khí xâm nhập vào các thanh khiếu vùng đầu mặt làm bế tắc vận hành kinh mạch gây huyễn vựng. Do đàm thấp, do can thận âm hư, do tâm huyết và tỳ khí suy yếu lâu ngày, do mệnh môn hỏa suy... các kinh dương không được nuôi dưỡng sinh ra huyễn vựng.

Chóng mặt do đàm thấp:

Biểu hiện Chóng mặt do đàm thấp:

 đầu choáng, mắt hoa, lồng ngực đầy tức, nôn ọe không muốn ăn, người ậm ạch, béo phì, mệt mỏi, ngủ nhiều, rêu lưỡi trắng nhợt. Mạch hoạt.

Điều trị Chóng mặt do đàm thấp:

 Bổ tỳ tiêu đàm thấp.

Chóng mặt do can thận âm hư:

Biểu hiện Chóng mặt do can thận âm hư:

 đau đầu, choáng váng, hoa mắt, căng cắn buốt hai thái dương, lưng đau, ù tai, phiền khát, ít ngủ, ra mồ hôi trộm, miệng đắng. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác.

Điều trị Chóng mặt do can thận âm hư:

 Bình can tiềm dương .

Chóng mặt do tâm huyết và tỳ khí hư:

Biểu hiện Chóng mặt do tâm huyết và tỳ khí hư:

 hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, chân tay bủn rủn, sắc mặt trắng bệnh, môi nhợt, ăn kém, ngại nói, thở ngắn, tim hồi hộp, tiểu tiện sẻn, đại tiện lỏng, nặng thì choáng ngất. Rêu lưỡi trắng, chất lưỡi bệu.

Điều trị Chóng mặt do tâm huyết và tỳ khí hư:

 bổ khí huyết, an thần.

Chóng mặt do mệnh môn hỏa suy:

Biểu hiện Chóng mặt do mệnh môn hỏa suy:

đầu choáng, hoa mắt, đau đầu từng cơn, chân tay lạnh, đầu nóng, mặt nóng bừng bừng, ăn uống kém, sôi bụng. Nặng thì choáng váng có thể ngã ngất kèm theo ngũ canh tiết tả, chất lưỡi bệu. Mạch trầm tế vô lực.

Điều trị Chóng mặt do mệnh môn hỏa suy:

Bổ thận dương dẫn hỏa quy nguyên.

Bài trị chứng mất ngủ theo đông y

 Ðông y cho rằng: “Ngủ là gốc của phần âm do thần làm chủ. Thần yên thì ngủ được, thần không yên thì không ngủ được.

Sỡ dĩ thần không yên là do tà khí (do ăn uống không đúng mức sinh ra đờm hỏa đọng lại trong tim) quấy nhiễu hoặc do dinh khí (dinh khí là khí đi trong huyết quản dẫn huyết đi nuôi cơ thể) không đủ. Những nguyên nhân ấy sinh ra chứng mất ngủ”.

Mất ngủ Do tâm và tỳ hư yếu: 

Lao động mệt nhọc hoặc suy nghĩ quá nhiều, làm tổn thương đến tâm và tỳ, huyết dịch của tâm hao tổn, tâm thần không ổn định nên sinh ra mất ngủ kinh niên.

Triệu chứng Mất ngủ Do tâm và tỳ hư yếu: 

Sắc mặt không tươi, người mệt mỏi, tinh thần uể oải, ăn uống không ngon miệng, hay quên, tim hồi hộp, đêm ngủ lơ mơ hoặc thức trắng đêm không ngủ được, mạch tế hoặc sác.

Phép trị Mất ngủ Do tâm và tỳ hư yếu: 

Bổ dưỡng tâm tỳ.

Mất ngủ Do âm suy hỏa vượng: 

Bắt nguồn từ thận thủy kém, chân âm suy không sinh ra được nhiều huyết đưa lên tâm (tim) tâm thiếu huyết hỏa của tâm cang thịnh, tim phải làm việc nên mất ngủ hoặc trằn trọc không ngủ được. Mặt khác, bản thân tạng thận cũng có thủy hỏa (âm dương) khi âm suy thì dương của thận càng vượng, hỏa bốc lên cũng sinh ra chứng mất ngủ.

Triệu chứng Mất ngủ Do âm suy hỏa vượng: 

Đầu nặng, hay choáng váng, tai ù, tâm phiền, tân dịch ít nên hay khô miệng, đối với tuổi trung niên thường hay mộng tinh, di tinh, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Phép trị Mất ngủ Do âm suy hỏa vượng: 

 Tư âm thanh hỏa.

Mất ngủ Do khí của tâm và đởm (túi mật) hư

Một yếu tố làm cho người ta ngủ tốt là khí của tâm và đởm tốt, làm cho con người điềm tĩnh, ban ngày làm việc tốt, ban đêm ngủ đẫy giấc. Khi khí của tâm và đởm hư suy làm cho con người yếu đuối, hay sợ hãi, đêm ngủ không yên “khi tâm và đởm yếu nên gặp việc khó hay sợ hãi, đêm nằm chiêm bao thường thấy những điều sợ hãi, khi tỉnh dậy thấy khó chịu và không ngủ lại được có khi mất ngủ cả đêm” cũng có trường hợp gặp sự việc bất thường làm hoảng sợ dẫn đến đởm khiếp, tâm khí tổn hao mà sinh chứng mất ngủ.

Triệu chứng Mất ngủ Do khí của tâm và đởm (túi mật) hư

Do đởm khiếp, tâm hoang mang nên gặp việc hay sợ hãi, nằm ngủ hay thấy chiêm bao sợ hãi, khi tỉnh dậy vẫn sợ hãi, mạch huyền tế.

Phép trị Mất ngủ Do khí của tâm và đởm (túi mật) hư

 Bổ tâm khí để định chí.

Mất ngủ Do tỳ vị không điều hòa

Vị (dạ dày) không điều hòa làm thức ăn và đờm hỏa tích lại, tích đầy trong bụng, gây ra chứng mất ngủ.

Triệu chứngMất ngủ Do tỳ vị không điều hòa

Đờm nhiều hay khạc ra đờm, miệng đắng, mắt mờ, buồn bực, trong vùng ngực khó chịu, đại tiện không thư sướng, vùng thượng vị đầy tức do thức ăn lưu lại, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác.

Phép trị Mất ngủ Do tỳ vị không điều hòa

Điều hòa tỳ vị, tiêu thực, hóa đờm.

Mất ngủ Do suy nhược cơ thể: 

Sau khi ốm đã điều trị bệnh khỏi hoặc phụ nữ sau khi sinh hoặc người cao tuổi khí huyết hư yếu, tạng tâm và tỳ hư suy, tâm thần không yên sinh chứng mất ngủ.

Triệu chứng Mất ngủ Do suy nhược cơ thể

Cơ thể gầy còm, sắc mặt trắng bợt, ăn uống kém hay có cơn mệt bất thường, giấc ngủ không sâu, nửa đêm tỉnh dậy rồi không ngủ lại được, lưỡi  nhạt, mạch tế sác.

Phép trị Mất ngủ Do suy nhược cơ thể:

Bổ khí dưỡng huyết bổ tâm an thần.


Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

Bài trị gan nhiễm mỡ bằng y học cổ truyền

 - Y học cổ truyền cho rằng gan nhiễm mỡ thuộc về loại tích tụ và đàm ứ. 

Nguyên nhân gan nhiễm mỡ

phần nhiều do ăn uống không điều độ, tinh thần không thư thái, rượu chè quá mức, sinh ra can khí uất kết, thấp nhiệt đàm ẩm ứ đọng, khí huyết trở trệ dưới mạng sườn.

Gan nhiễm mỡ là một trong những bệnh lý hay gặp trong xã hội hiện đại và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi lượng mỡ ở gan đạt 5% khối lượng cơ thể, bệnh nhân sẽ được đánh giá là mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Để chữa trị, y học cổ truyền chia ra các thể lâm sàng của bệnh gan nhiễm mỡ như sau:

Gan nhiễm mỡ do Can khí uất kết, đàm ứ trở lạc

Triệu chứng Gan nhiễm mỡ do Can khí uất kết, đàm ứ trở lạc

Đau tức vùng hạ sườn phải, tức ngực, khó chịu, mệt mỏi, hay thở dài, chán ăn, buồn nôn, và với những thay đổi về cảm xúc tăng hoặc giảm, gan sưng, to, lưỡi đỏ sẫm, rêu nhờn mỏng, xung mỹ bí ẩn.

Pháp điều trị Gan nhiễm mỡ do Can khí uất kết, đàm ứ trở lạc

Sơ can lý khí hóa đàm.

Gan nhiễm mỡ do Thấp nhiệt trở trệ

Triệu chứng Gan nhiễm mỡ do Thấp nhiệt trở trệ: 

Hạ sườn phải trướng đầy khó chịu, miệng khô họng đắng, da vàng hoặc sạm, mắt khô, nước tiểu vàng, lượng ít, ăn uống kém, tiêu hóa trì trệ,.

Pháp điều trị Gan nhiễm mỡ do Thấp nhiệt trở trệ: 

Thanh nhiệt lợi thấp, nhuận gan giải uất.

Gan nhiễm mỡ do Đàm thấp trở trệ

Triệu chứng Gan nhiễm mỡ do Đàm thấp trở trệ: 

Vùng hạ sườn phải đầy chướng, da sạm, tối, cơ thể nặng nề chậm chạp, đau nhói vùng gan, người mệt mỏi, sờ gan ở bờ sườn phải có thể phát hiện gan to, làm cả vùng bụng căng đầy.

Pháp điều trị Gan nhiễm mỡ do Đàm thấp trở trệ: 

Hóa đàm, hoạt huyết, thông kinh lạc.

  Gan nhiễm mỡ do Tỳ hư thấp trệ

Triệu chứng Gan nhiễm mỡ do Tỳ hư thấp trệ

Thể trạng bệu, hay mệt, đoản khí hay ra mồ hôi, ăn kém, đại tiện nát, chất lưỡi nhợt bệu, mạch hư nhược.

Pháp điều trị Gan nhiễm mỡ do Tỳ hư thấp trệ

Kiện tỳ ích khí, táo thấp hóa trọc.

Gan nhiễm mỡ do Thể can tỳ lưỡng hư

Triệu chứng Gan nhiễm mỡ do Thể can tỳ lưỡng hư: 

Đau âm ỉ ở vùng hạ sườn phải, bụng đầy trướng, đại tiện phân không thành khuôn, người mệt mỏi, váng đầu, bụng lạnh, ăn uống rất kém, chân tay không có lực.

Pháp điều trị Gan nhiễm mỡ do Thể can tỳ lưỡng hư: 

Ôn bổ tỳ dương, dưỡng can lý khí.

Gan nhiễm mỡ do Khí trệ huyết ứ

Triệu chứng Gan nhiễm mỡ do Khí trệ huyết ứ : 

Hay gặp ở những bệnh nhân đái tháo đường, viêm gan mạn tính hoặc có thể chất âm hư hỏa vượng, đau tức hạ sườn, ấn đau, ăn kém mệt mỏi, lưỡi tím kèm ban xuất huyết, rêu trắng mỏng, mạch tế sáp.

Pháp điều trị Gan nhiễm mỡ do Khí trệ huyết ứ: 

Nhu can lý khí, hoạt huyết hóa ứ.

Bài chữa viêm lợi, miệng hôi ở trẻ răng sữa theo đông y

  Đông y gọi viêm lợi, miệng hôi ở trẻ em là cam miệng (nha cam khẩu xú). 

Nguyên nhân viêm lợi, miệng hôi ở trẻ em

 do vị cảm nhiễm nhiệt tà gây ra miệng hôi, lợi sưng thũng;hoặc do nhiệt tà trùng thống xâm nhập gây miệng hôi, chân răng và lợi sưng, lợi vùng chân răng đen hoặc có mủ.

Trẻ có triệu chứng viêm lợi, miệng hô:

chủ yếu là miệng môi lở loét, miệng hôi kèm theo chảy nước dãi; nước mũi chảy nhiều; chân răng chảy máu sau khi ăn, đánh răng, xỉa răng. Bệnh xảy ra thời kỳ răng sữa làm răng mất lớp men trắng, trở thành màu vàng xám hoặc đen, hoặc bị ăn mòn. Trẻ chậm phát triển, ăn uống kém, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn vàng, người mệt mỏi, da khô ráp, mạch tế sác. 

Phương pháp điều trị viêm lợi, miệng hôi ở trẻ em

là thanh vị khu phong, bài trùng.


Bài trị đau đầu khi hành kinh theo Đông y

 Rất nhiều chị em mỗi khi đến kỳ hành kinh hoặc trước hoặc sau kỳ kinh đều thấy đau đầu, đó gọi là chứng bệnh đau đầu khi hành kinh. Cơ lý phát bệnh của nó là khí huyết không đủ, tinh khí hư suy thiếu hụt, hoặc khí trệ đàm che, thanh khí mất dinh dưỡng.

 Chứng bệnh đau đầu khi hành kinh thường thấy trên lâm sàng có 4 nguyên nhân: do huyết hư mất dinh dưỡng, do can dương lên quá cao, do đàm thấp tích tụ, do huyết ứ gây trở ngại đến lạc mạch.

Đau đầu khi hành kinh do huyết hư mất dinh dưỡng

Biểu hiện Đau đầu khi hành kinh do huyết hư mất dinh dưỡng

Mỗi khi hành kinh hoặc sau mỗi lần hành kinh thấy đau đầu chóng mặt, màu kinh huyết đỏ nhạt, lượng kinh huyết càng nhiều thì đầu càng đau. Chất lưỡi trắng nhạt, mạch tế nhược.

Phép trị Đau đầu khi hành kinh do huyết hư mất dinh dưỡng

Bổ ích khí huyết, dưỡng âm trấn thống.

Đau đầu khi hành kinh do can dương lên quá cao

Biểu hiện Đau đầu khi hành kinh do can dương lên quá cao

Do thận âm bất túc, can dương lên cao, mỗi khi hành kinh thì đầu đau dữ dội như muốn vỡ tung ra, như dùi đâm, khó có thể chịu đựng nổi, có trường hợp đau quá phải lấy khăn quấn chặt đầu và trán mới cảm thấy dễ chịu đôi chút, đi đôi với đau thường có hiện tượng huyết áp lên cao, tâm phiền dễ bực tức khó chịu, phần nhiều triệu chứng đó phát ra có tính quy luật hàng tháng mỗi khi hành kinh, chất lưỡi đỏ, mạch huyền tế sác.

Phép trị Đau đầu khi hành kinh do can dương lên quá cao

Tư âm ích huyết, nhuận can tức phong.

Đau đầu khi hành kinh do đàm thấp tích tụ

Biểu hiện Đau đầu khi hành kinh do đàm thấp tích tụ

Mỗi khi hành kinh, đàm thấp lên quấy nhiễu, xuất hiện váng đầu chóng mặt, cảm thấy đầu nặng chình chịch, ngực tức khó thở, ăn uống giảm sút, miệng nhạt và thấy dính nhem nhép, rêu lưỡi trắng, mạch chậm rãi uể oải.

Phép trị Đau đầu khi hành kinh do đàm thấp tích tụ: 

Kiện tỳ táo thấp, hóa đàm giáng nghịch.

Đau đầu khi hành kinh do ứ huyết trở lạc

Biểu hiện Đau đầu khi hành kinh do ứ huyết trở lạc : 

Trước khi hành kinh và trong những ngày hành kinh bị đau đầu, đau như dùi châm, đau không ở vị trí nhất định, hành kinh không thông thoát, lượng kinh huyết ít, màu tím thâm, hoặc có kèm theo cục ứ, bụng dưới đau, lưỡi tím thâm hoặc bên lưỡi có nốt ứ, mạch huyền sáp hoặc tế sáp.

Phép trị Đau đầu khi hành kinh do ứ huyết trở lạc: 

Khai khiếu thông lạc, hoạt huyết hóa ứ.


Bài chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ theo y học cổ truyền

 Tiêu chảy trẻ em còn gọi là chứng rối loạn tiêu hóa, thực tích, tích trệ trẻ em. Bệnh có thể gặp ở thể cấp tính hay thể mạn tính. 

Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ

có thể do ăn uống, bị nhiễm khuẩn hay có trùng tích làm ảnh hưởng đến công năng hoạt động của tỳ vị, gây triệu chứng chủ yếu: nôn, tiêu chảy và gày mòn.

Khi bị tiêu chảy làm mất nước, mất chất điện giải có biến chứng nhiễm độc thần kinh (bệnh tả...) nhất thiết phải đến bệnh viện và phải dùng phương pháp chữa bệnh của y học hiện đại. Y học cổ truyền điều trị hiệu quả đối với thể cấp tính đơn thuần và mạn tính.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ do Tích trệ đồ ăn: 

Trẻ có biểu hiện bụng đầy trướng, bú ít, nôn mửa có mùi chua khai, ngủ không yên giấc, hay khóc, tiêu chảy, phân có mùi chua thối, chậm tiêu hóa nên có khi đi ngoài ra thức ăn; rêu lưỡi mỏng trắng hoặc hơi vàng; mạch hoạt. 

Phương pháp chữa Rối loạn tiêu hóa ở trẻ do Tích trệ đồ ăn:

 tiêu thực đạo trệ.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ do Tích trệ trùng tích (do giun đũa hay giun kim): 

Trẻ có biểu hiện ngứa ngáy, da vàng khô, hay khóc, hay kinh giật, ăn uống thất thường, buồn nôn, đau bụng, bụng trướng, đại tiện lỏng. 

Phương pháp chữa Rối loạn tiêu hóa ở trẻ do Tích trệ trùng tích (do giun đũa hay giun kim)

kiện tỳ, trừ thấp, trừ khuẩn (tẩy giun).

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ do Tích trệ  thấp nhiệt

Tiêu chảy do nhiễm khuẩn trực tiếp ở đường tiêu hóa hay do dị ứng nhiễm khuẩn (thường hay gặp vào mùa hè). Trẻ có biểu hiện tiêu chảy nhiều lần trong ngày (có thể đến 10 lần), sôi bụng, bụng trướng, nôn mửa, có sốt, khát nước, tiểu tiện ít đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc trắng khô, hậu môn đỏ rát. 

Phương pháp chữa Rối loạn tiêu hóa ở trẻ do Tích trệ  thấp nhiệt: 

Thanh nhiệt trừ thấp.