Thứ Tư, 2 tháng 9, 2020

Bài trị tiêu chảy do thấp nhiệt bằng Đông y

 Tiêu chảy do thấp nhiệt thường xảy ra vào mùa hè.

 Nguyên nhân Tiêu chảy do thấp nhiệt 

do ăn uống phải thức ăn để lâu, bị ôi thiu, nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng gây độc cho đường ruột và cơ thể. 

Người bệnh có triệu chứng Tiêu chảy do thấp nhiệt 

đau bụng, đại tiện lỏng, hậu môn nóng, phân thối màu vàng thâm, sốt, nước tiểu vàng đỏ, vật vã không yên, khát nước, đôi khi nôn mửa.

Khi tiêu chảy nặng (hơn 8 lần trong ngày) làm mất nước, mất chất điện giải, có biến chứng nhiễm độc thần kinh (bệnh tả,...) nhất thiết phải đến bệnh viện và phải chữa trị theo y học hiện đại.

Đông y có thể điều trị tiêu chảy cấp tính đơn thuần và tiêu chảy mạn tính, 

điều trị Tiêu chảy do thấp nhiệt 

là thanh nhiệt lợi thấp, phương hương hóa trọc.

Bài chữa chứng vị âm hư theo đông y

 Chứng vị âm hư 

thường gặp ở những người có cơ thể gầy còm, rất ít khi gặp ở người có cơ thể béo mập. Ở lứa tuổi trung niên...

người có chứng vị âm hư phần nhiều là do bệnh mạn tính: vị quản thống, bệnh tiêu khát... 

Biểu hiện chứng vị âm hư

sốt nhẹ, miệng khô, lưỡi ráo về buổi chiều hoặc buổi tối. Bệnh biểu hiện rõ ràng hơn: Khi trời nắng lâu ngày không mưa, khí hậu khô ráo, thì bị táo nhiệt cả trong lẫn ngoài, ăn uống kém, hoặc không muốn ăn, có lúc thấy đói mà vẫn không muốn ăn, miệng khô, họng ráo, đại tiện táo bón, tâm phiền, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.

Vị âm hư thường sinh chứng đại tràng bí kết

Triệu chứng Vị âm hư thường sinh chứng đại tràng bí kết:

 Bệnh nhân không thấy đói, kém ăn, ăn uống không thấy ngon miệng, môi miệng khô, đại tiện táo bón, chất lưỡi đỏ ít rêu, mạch hư tế sác. 

Điều trị Vị âm hư thường sinh chứng đại tràng bí kết:

 Dùng các vị thuốc có vị ngọt, tính mát để dưỡng vị.

Vị âm hư sinh chứng vị quản thống

Triệu chứng Vị âm hư sinh chứng vị quản thống

Bệnh nhân vị quản đau âm ỉ, ăn kém, thích ăn các loại thức ăn mềm lỏng. Do vị ráo khí nghịch lên mà nôn khan, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Điều trị Vị âm hư sinh chứng vị quản thống: 

Dưỡng âm hòa vị, giảm đau.

Vị âm hư xuất hiện bệnh tiêu khát (tiểu đường)

Triệu chứng Vị âm hư xuất hiện bệnh tiêu khát (tiểu đường): 

miệng khô, lưỡi ráo, khát nước không chịu được, thích uống nhiều nước trong ngày.

Điều trị Vị âm hư xuất hiện bệnh tiêu khát (tiểu đường)

thanh phế vị nhiệt, bổ khí và âm.

Vị âm hư xuất hiện chứng ế cách (nấc cụt)

Biểu hiện Vị âm hư xuất hiện chứng ế cách (nấc cụt): 

Thể trạng gầy còm, nôn khan, miệng khô, ăn uống kém, chất lưỡi đỏ xạm.

Điều trị Vị âm hư xuất hiện chứng ế cách (nấc cụt)

Tư nhuận, dưỡng âm vị.


Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Học thuyết Thủy hỏa theo đông y

 Theo lý luận Đông y: Tạng thận là tạng quan trọng bậc nhất của cơ thể. Tất cả bệnh tật của con người rốt cuộc rồi cũng liên hệ tới thận, thận là nguồn gốc của trăm thứ bệnh.

Xét trăm bệnh gây ra không bệnh nào là không vì hỏa, mà hỏa phát ra không khi nào là không do hư, vì gốc chứng hư không khi nào là không do thận. Thận bao gồm thận thủy (thận âm) và thận hỏa (thận dương). Thủy là “nguồn” của muôn vật, hỏa là “cha” của muôn loài. Hễ thận nguyên đầy đủ thì mọi thể hiện đều yên và bệnh tật không còn nữa. Cho nên cứu âm, cứu dương mà không tìm chủ của nguồn thủy hỏa, bỏ rơi tạng thủy hỏa, bỏ Lục vị, Bát vị thì không tìm thấy cửa, tất không có lối vào.

Mệnh môn hỏa được ví như ngọn lửa trong đèn kéo quân nó nắm giữ sinh mệnh của con người. Lục phủ ngũ tạng xoay quanh nó.

Sách Y quán ví Mệnh môn với với cái đèn kéo quân như sau: "Nào người lạy, nào người múa, nào người đi, nào người chạy, đều chỉ nhờ một ngọn lửa mà thôi. Lửa mạnh thì chuyển động nhanh, lửa yếu thì chuyển động chậm, lửa tắt thì muôn máy đều im lặng."

Người mắc bệnh là vì thủy hỏa không đều gây ra.

 Cái gọi là ‘hỏa có dư', thực sự là ‘chân thủy không đủ', không nên ‘tả’ hỏa, mà chỉ lo bổ thủy để chế hỏa, tức là chủ yếu lo thủy mạnh để chế ngực hỏa. Trái lại, nếu ‘hỏa không đủ' thì làm cho ‘thủy có dư', khi đẩy lùi cũng bất tất ‘tả’ thủy, mà chỉ lo bổ hỏa để hóa thủy, tức là lo tăng nguồn hỏa để triệt tiêu thủy.

Vận dụng của thuyết Thủy hỏa như nào?


Hải Thượng Lãn Ông đã vận dụng phép biến phương vào hai phương lục vị và bát vị để tạo ra tới hơn 50 phương pháp khác nhau loại bỏ được rất nhiều loại bệnh tật trong cơ thể. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác có nói: “Tôi kinh nghiệm chữa bệnh đã lâu, biết rằng sự thần diệu của cổ phương không bài nào bằng các bài Lục vị, Bát vị, thật là thuốc thánh để bảo vệ sinh mạng, nếu mà hiểu sâu được ý nghĩa gặp từng loại bệnh mà suy rộng ra thì càng dùng thấy càng hay, đem chữa bệnh nào mà chẳng được”.


Bài trị chứng đại tràng thấp nhiệt theo đông y

 Chứng đại tràng thấp nhiệt :

thường gặp trong các bệnh như: phúc thống, lỵ tật, thấp ôn, tiết tả, tràng ung, trĩ nội...

 Nguyên nhân Chứng đại tràng thấp nhiệt:

thường do ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, uống nhiều rượu... làm tổn thương tỳ vị.

Biểu hiện Chứng đại tràng thấp nhiệt:

 ợ hăng, nuốt chua, bụng đầy, trướng, đại tiện tiết tả, tay chân nặng nề, ăn kém, hay buồn nôn, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác.

Chứng đại tràng thấp nhiệt uất kết ở đại tràng

Triệu chứng Chứng đại tràng thấp nhiệt uất kết ở đại tràng:

 đau bụng, đau nhiều ở bụng dưới, mót rặn, đại tiện dính trệ, khó chịu, nóng rát ở giang môn, bụng đau nhưng cự án. Không thích chườm nóng,

Phép trị Chứng đại tràng thấp nhiệt uất kết ở đại tràng

 Điều khí, đạo trệ, thanh hóa thấp nhiệt.

Chứng đại tràng do thấp nhiệt dồn xuống sinh ra bệnh tiết tả

Triệu chứng Chứng đại tràng thấp nhiệt sinh ra bệnh tiết tả

Đại tiện ra phân có màu đục như nước gạo hoặc có màu vàng, có mùi hôi khắm, khi đại tiện giang môn có cảm giác nóng rát.

Phép trị Chứng đại tràng thấp nhiệt sinh ra bệnh tiết tả: 

Thăng phát thanh khí của đại tràng, thanh hóa thấp nhiệt.

 Chứng đại tràng  do thấp nhiệt hun đốt làm tổn hại khí huyết sinh ra chứng lỵ tật

Triệu chứng Chứng đại tràng thấp nhiệt sinh ra chứng lỵ tật : 

Đại tiện ra máu mủ, lý cấp hậu trọng, giang môn nóng rát.

Điều trị Chứng đại tràng thấp nhiệt sinh ra chứng lỵ tật: 

Thanh nhiệt, lương huyết, lợi thấp.

Chứng đại tràng do thấp nhiệt làm úng tắc đại tràng sinh ra chứng đại tràng ung (ung nhọt)

Triệu chứng Chứng đại tràng thấp nhiệt  sinh ra chứng đại tràng ung (ung nhọt): 

Phía bên phải bụng dưới của bệnh nhân đau dữ dội, cự án, kèm theo sốt.

Phép trị Chứng đại tràng thấp nhiệt  sinh ra chứng đại tràng ung (ung nhọt): 

Thanh lợi thấp nhiệt, hóa ứ, tiêu ung.

Chứng đại tràng do thấp nhiệt ủng kết ở bên dưới đại tràng sinh ra bệnh trĩ

Triệu chứng Chứng đại tràng thấp nhiệt sinh ra bệnh trĩ

Khi đại tiện thường ra máu tươi, nếu là trĩ ngoại thì sa ra ngoài, đại tiện thì phải rặn, đau tức hậu môn.

Phép trị Chứng đại tràng thấp nhiệt sinh ra bệnh trĩ: 

nhiệt hóa thấp hành khí hoạt huyết.

Chứng đại tràng do thấp ôn sinh ra chứng đại tràng thấp nhiệt

Triệu chứng Chứng đại tràng do thấp ôn sinh ra chứng đại tràng thấp nhiệt

Bệnh nhân sốt dai dẳng, ra nhiều mồ hôi, đại tiện lỏng mà khó đi, bụng trướng đầy, ăn kém có khi không muốn ăn.

Phép trị Chứng đại tràng do thấp ôn sinh ra chứng đại tràng thấp nhiệt

Thanh nhiệt lợi thấp.

Bài trị bệnh nhiễm mỡ xơ mạch theo đông y

 Bệnh nhiễm mỡ xơ mạch 

là một bệnh toàn thân, gây tổn thương bệnh lý động mạch ở nhiều bộ phận và cơ quan khác nhau của cơ thể,

điều trị bằng Đông y hai chứng thường gặp: 

Xơ cứng động mạch não và xơ cứng động mạch vành.

Nhiễm mỡ xơ mạch là một bệnh mạn tính của động mạch kéo dài hàng chục năm, gặp nhiều nhất ở lứa tuổi từ 50 - 70, dưới 20 tuổi cũng có thể bắt đầu phát hiện bệnh và sau 70 tuổi bệnh giảm dần. Bệnh lý chủ yếu là hai quá trình thoái hóa và tăng sinh cùng diễn tiến ở thành mạch, làm cho thành mạch dày lên và xơ cứng, mất tính đàn hồi và hẹp lòng mạch, cản trở tuần hoàn. Nhiễm mỡ và xơ hóa thành mạch bắt nguồn từ sự rối loạn chuyển hóa mà chủ yếu là sự rối loạn chuyển hóa lipid trong cơ thể.

Phòng và điều trị bệnh nhiễm mỡ xơ mạchThành mạch dày lên và xơ cứng, hẹp lòng mạch

Xơ cứng động mạch não

Các thể bệnh thường gặp và điều trị như sau:

Xơ cứng động mạch não do Can thận âm hư, can phong thịnh :

Thường ngày người bệnh cảm thấy chóng mặt, váng đầu, tai ù, họng khô, bứt rứt, ít ngủ hay nằm mộng, lưng gối nhức mỏi, chất lưỡi đỏ khô, mạch huyền tế sác. Trường hợp nặng, chóng mặt gia tăng, đầu đau giật hoặc đau tức khó chịu, chân tay tê hoặc run giật, bước đi không vững có khi ngã quỵ, liệt nửa người, mất tiếng nói…

 Phép chữa Xơ cứng động mạch não do Can thận âm hư, can phong thịnh 

Tư âm tiềm dương, bình can tức phong.

Xơ cứng động mạch não do Đàm trở huyết ứ:

Bệnh nhân váng đầu chóng mặt đau đầu nặng không di chuyển, đầu đau như bị bó chặt, tức ngực buồn nôn, tinh thần lạnh nhạt, tai ù tai điếc có lúc nói khó, nhẹ thì đần độn hay quên, nặng thì trầm cảm ít nói hoặc giận tức thất thường, chất lưỡi xạm rêu trắng nhớt, mạch huyền hoạt. 

Phép chữa Xơ cứng động mạch não do Đàm trở huyết ứ::

 hóa đàm khai khiếu, hoạt huyết hóa ứ.

Xơ cứng động mạch não do Khí huyết lưỡng hư:

Váng đầu, chóng mặt, hồi hộp hay quên, ít ngủ, mộng nhiều, mệt mỏi, hơi thở ngắn, ăn kém, bụng đầy dễ tiêu chảy, chất lưỡi nhạt, mạch trầm tế hoặc tế sáp. 

Phép chữa Xơ cứng động mạch não do Khí huyết lưỡng hư: 

ích khí dưỡng huyết, hoạt huyết thông mạch.

Xơ cứng động mạch não do Thận dương bất túc:

Váng đầu ù tai, chân tay lạnh, sợ lạnh, lưng gối nhức mỏi hoặc mặt và chân tay phù, hay quên, đần độn, tiểu trong, đêm tiểu nhiều, thân lưỡi bệu, mạch trầm trì tế nhược. 

Phép chữa Xơ cứng động mạch não do Thận dương bất túc: 

Ích thận ôn dương.

Xơ cứng động mạch vành

Các thể bệnh thường gặp và điều trị như sau:

Xơ cứng động mạch vành do Tâm khí âm lưỡng hư (thường gặp vào thời kỳ đầu):

Ngực hoặc vùng thượng vị đầy tức, ngắn hơi hồi hộp, mệt mỏi, vận động mệt tăng thêm, mồm khô bứt rứt, chất lưỡi đỏ, rêu mỏng ít tân dịch, mạch huyền tế hoặc tế sác. 

Phương pháp chữa Xơ cứng động mạch vành do Tâm khí âm lưỡng hư

Ích khí dưỡng tâm, bổ tâm hoạt huyết.

Xơ cứng động mạch vành do Huyết ứ đàm trệ:

Nặng ngực đau tức như dao đâm, khó thở, chất lưỡi tím thâm, mạch huyền hoặc kết đại, hoặc rêu lưỡi dày nhớt, mạch hoạt. 

Phương pháp chữa Xơ cứng động mạch vành do Huyết ứ đàm trệ

Lý khí hoạt huyết hóa đàm.

Xơ cứng động mạch vành do Tâm thận dương hư

Đau thắt ngực khó thở, tim hồi hộp, ra mồ hôi trộm, tay chân lạnh, sợ lạnh, thân lưỡi nhạt bệu, mạch trầm tế hoặc kết đại. Nặng có thể hôn mê. 

Phương pháp chữa Xơ cứng động mạch vành do Tâm thận dương hư

Bổ tâm, ôn thận, ích khí, trợ dương.


Bệnh thu táo theo đông y

 Bệnh thu táo

 là bệnh cảm phải khí táo của mùa thu. Táo khí có 2 tính chất: một là thiên về nhiệt, hai là thiên về hàn. Thiên về hàn là lương táo, còn thiên về nhiệt là ôn táo. Bệnh này thuộc tân cảm ôn bệnh; mới đầu bệnh ở phổi, thuộc vệ phận. Nếu không chữa khỏi thì truyền vào khí phận, rồi vào dinh phận, huyết phận.

Chứng lương táo mới đầu thì đau đầu, nóng lạnh, không mồ hôi, ngạt mũi tương tự như cảm phong hàn, chỉ khác là môi khô, họng ráo, đau ngực, khí nghịch đau nhói 2 bên sườn, da dẻ khô đau, rêu lưỡi mỏng trắng khô, tân khí khô ráo. Khí lương táo hóa nhiệt thì xu hướng phát triển của nó giống như ôn táo.

Chứng ôn táo ban đầu thấy đau mình, đau đầu, nóng, ho khan, không có đờm hoặc đờm lỏng mà dính, khí nghịch sinh suyễn, cổ khô, họng đau, mũi khô môi ráo, ngực đầy, sườn đau, tâm phiền, miệng khát, rêu lưỡi mỏng trắng mà ráo, rìa lưỡi và chót lưỡi đỏ. Đó là hỏa nhiệt đốt hại phế kim.

Bệnh thu táo hay làm khô khan tân dịch, khi nó truyền tới dương minh thì khô ruột, táo bón; truyền tới hạ tiêu làm hại phần âm của thận. 

Phép chữa bệnh thu táo :

phải dùng thuốc nhu nhuận.

Bài trị bệnh cước do lạnh theo đông y

 Bệnh Cước:

 là một loại thương tổn da do lạnh, khu trú ở ngón tay, ngón chân.

Biểu hiện của bệnh cước :

 ngón sưng múp, da rộp hoặc nứt, đau. Xảy ra ở người hay bị chứng xanh tím đầu chi, giảm năng các tuyến nội tiết. Ngoài ra, người lao động ở môi trường tiếp xúc  với nước lạnh (đồng ruộng, chế biến thực phẩm đông lạnh mà không dùng găng, ủng).

Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh cước 

là do khí độc ở ngoài xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Các loại khí độc này là hàn (lạnh) và thấp (ẩm ướt) khí. Bệnh nhân sống ở vùng ẩm ướt, hay tiếp xúc với nước, khí hậu lạnh lẽo, hay đi chân đất, nằm ngồi hoặc ngủ dưới đất lâu ngày hàn và thấp khí xâm nhập vào da thịt, gân mạch mà sinh bệnh. Vào mùa mưa hoặc mùa lạnh thì bệnh thường phát nặng hơn (thấp hợp hàn). Bệnh gây sưng đau các ngón tay, chân, gót chân; bắp chân đến đầu gối, khớp đau buốt.

Bệnh này nếu chỉ đau ở tay, chân là chưa nặng lắm. Nếu cảm thấy đau tức ở bụng, da khô rát, nổi vẩy, táo bón là bệnh đã nhập đến can tạng (gan), đã nặng. Nếu cảm thấy ngực đau tức, khó thở, nôn, tim đập mạnh, hay bị hồi hộp, hoảng hốt là bệnh đã nhập đến tâm tạng (tim), Đông y gọi là cước khí xung tâm, rất khó chữa.

Phương pháp chữa Cước :

là trừ thấp tán hàn thông kinh hoạt lạc.