Chứng vị âm hư
thường gặp ở những người có cơ thể gầy còm, rất ít khi gặp ở người có cơ thể béo mập. Ở lứa tuổi trung niên...
người có chứng vị âm hư phần nhiều là do bệnh mạn tính: vị quản thống, bệnh tiêu khát...
Biểu hiện chứng vị âm hư
sốt nhẹ, miệng khô, lưỡi ráo về buổi chiều hoặc buổi tối. Bệnh biểu hiện rõ ràng hơn: Khi trời nắng lâu ngày không mưa, khí hậu khô ráo, thì bị táo nhiệt cả trong lẫn ngoài, ăn uống kém, hoặc không muốn ăn, có lúc thấy đói mà vẫn không muốn ăn, miệng khô, họng ráo, đại tiện táo bón, tâm phiền, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.
Vị âm hư thường sinh chứng đại tràng bí kết
Triệu chứng Vị âm hư thường sinh chứng đại tràng bí kết:
Bệnh nhân không thấy đói, kém ăn, ăn uống không thấy ngon miệng, môi miệng khô, đại tiện táo bón, chất lưỡi đỏ ít rêu, mạch hư tế sác.
Điều trị Vị âm hư thường sinh chứng đại tràng bí kết:
Dùng các vị thuốc có vị ngọt, tính mát để dưỡng vị.
Vị âm hư sinh chứng vị quản thống
Triệu chứng Vị âm hư sinh chứng vị quản thống:
Bệnh nhân vị quản đau âm ỉ, ăn kém, thích ăn các loại thức ăn mềm lỏng. Do vị ráo khí nghịch lên mà nôn khan, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.
Điều trị Vị âm hư sinh chứng vị quản thống:
Dưỡng âm hòa vị, giảm đau.
Vị âm hư xuất hiện bệnh tiêu khát (tiểu đường)
Triệu chứng Vị âm hư xuất hiện bệnh tiêu khát (tiểu đường):
miệng khô, lưỡi ráo, khát nước không chịu được, thích uống nhiều nước trong ngày.
Điều trị Vị âm hư xuất hiện bệnh tiêu khát (tiểu đường):
thanh phế vị nhiệt, bổ khí và âm.
Vị âm hư xuất hiện chứng ế cách (nấc cụt)
Biểu hiện Vị âm hư xuất hiện chứng ế cách (nấc cụt):
Thể trạng gầy còm, nôn khan, miệng khô, ăn uống kém, chất lưỡi đỏ xạm.
Điều trị Vị âm hư xuất hiện chứng ế cách (nấc cụt):
Tư nhuận, dưỡng âm vị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét